nghiệp
Trong suốt quá trình tham gia hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa, một nguồn tài chính ổn định và dồi dào sẽ tạo ra lợi thế lớn cho doanh nghiệp. Nguồn tài chính có thể đến từ nguồn vốn sẵn có của chủ sở hữu và những nguồn vốn huy động. Nhưng đặc điểm chung của các doanh nghiệp hiện nay đó là tình trạng thiếu vốn và khả năng huy động vốn còn gặp nhiều hạn chế.
Các doanh nghiệp luôn tìm cách mở rộng hoạt động và loại hình kinh doanh để tạo
ra nhiều lợi nhuận, nhưng lại không đi cùng với nền tảng tài chính đủ vững mạnh để duy
trì bộ máy doanh nghiệp. Nhu cầu về đẩy mạnh đầu tư sản xuất và lưu thông hàng hóa
khi vượt qua khả năng chi trả của nguồn vốn sẵn có sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn như
một điều tất yếu.
Yêu cầu về bổ sung nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
nâng cao năng lực tài chính, tạo vị thế và sự cạnh tranh trên thị trường là điều mà các
doanh nghiệp đều nhìn thấy, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể huy động
được lượng vốn đủ cho nhu cầu phát triển và tái thiết nếu không có sự cân nhắc kỹ càng
về kế hoạch cân đối sử dụng vốn trong phạm vi ngắn hạn và dài hạn, sao cho vừa đảm
bảo duy trình hoạt động doanh nghiệp, lại vừa sẵn sàng cho các dự án mở rộng kinh doanh. Thị trường hiện nay luôn diễn ra với nhiều biến động, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp
phải có sự thích ứng kịp thời, linh hoạt. Ban lãnh đạo cần cân nhắc về nguồn vốn huy
động cho doanh nghiệp, các yếu tố về vay vốn như hạn mức lãi suất, tài sản thế chấp,
huy động bao nhiêu vốn trong một đơn vị thời gian đủ đáp ứng các kế hoạch tài chính
của doanh nghiệp, một số biện pháp mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để nâng cao
đầu tư.
Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu, vay vốn trực tiếp từ ngân hàng cũng chính là
một biện pháp gần như tất cả các doanh nghiệp đều áp dụng. Hoạt động của các doanh
nghiệp nhìn chung không chỉ dựa vào vốn chủ sở hữu cơ bản, mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng để tăng năng lực tài chính doanh nghiệp. Ngoài hình thức vay vốn trực tiếp là nguồn tiền dựa trên tài sản đảm bảo, các ngân hàng thương mại cũng có thể đầu tư vốn gián tiếp cho các doanh nghiệp thông qua hoạt động bảo lãnh các sản phẩm dịch vụ, cho người tiêu dùng vay tính dụng khi sử dụng các sản phẩm để kích thích gia tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng và giữ gìn mối quan
hệ hợp tác song phương, đôi bên cùng có lợi với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
Biện pháp huy động từ chính sự đầu tư của cán bộ nhân viên trong công ty, dù hạn chế về khối lượng vốn huy động, nhưng cũng là giải pháp vừa cải thiện tình hình tài chính cho doanh nghiệp, lại vừa đem lại sự cam kết trung thành của nhân viên khi gắn quyền lợi trực tiếp của họ với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Các khoản chi phí được cân đối trong kế hoạch tài chính như tiền lương, tiền chi trả cho thuế, trợ cấp, bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa đến kỳ thanh toán cũng có thể được sử
dụng một cách linh hoạt để tập trung năng lực cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nhưng các doanh nghiệp cần có sự cân nhắc cực kỳ chi tiết khi sử dụng nguồn vốn này, để tránh các hoạt động đầu tư không hiệu quả làm gián đoạn quá trình chi trả lương và phụ cấp, ảnh hưởng đến tâm lý, quyền lợi người lao động và uy tín doanh nghiệp, chậm thuế có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý không cần thiết.
Ngoài mối quan hệ với các ngân hàng và tổ chức tín dụng truyền thống, các đơn
vị liên doanh, đối tác, thậm chí là nhà cung cấp cũng có thể là nguồn vốn huy động tiềm năng cho các doanh nghiệp. Điều này thấy rõ nhất với những dự án mở rộng đầu
tư kinh doanh lớn, vượt quá khả năng tài chính của vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp
có thể tiến hành liên doanh trực tiếp để tăng năng lực tài chính thực hiện dự án, thông
qua các hình thức phân chia quyền lợi một cách hợp lý, thậm chí là chiếm dụng vốn, đảm bảo tất cả các bên tham gia đều thu được lợi nhuận.
đảm bảo để thực hiện dự án, thay vì phải đầu tư một lượng vốn lớn vào hạng mục này. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chuyên cho thuê tài sản có thể là những đơn
vị dẫn đầu về công nghệ, giải pháp, giá thành cạnh tranh, đây là những giá trị mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tiết kiệm chi phí đầu tư, duy trì tiến độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Để nguồn vốn huy động từ nhiều cách khác nhau phát huy được tác dụng, cũng như cân đối khả năng chi trả đặc biệt với nguồn vốn vay tín dụng có thế chấp, các doanh nghiệp cần có sự minh bạch trong kể hoạch sử dụng vốn một cách tiết kiệm, hiệu quả thông qua đẩy nhanh quá trình quay vòng vốn. Liên tục có các hoạt động điều chỉnh kế hoạch tài chính, phân tích đánh giá và đưa ra những ứng biến kịp thời trước các biến động của thị trường để sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.
Các doanh nghiệp cần chú trọng đến nghiệp vụ kế toán, hoạch toán thống kê và dự án, quản lý các kế hoạch sử dụng và năng lực tài chính doanh nghiệp, tránh tình trạng nợ xấu có thể dẫn đến vỡ nợ, thâm hụt các chi phí cần thiết chi trả cho người lao động, thất thoát tài sản, lãng phí làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chỉ có nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh, bảo toàn được vốn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới được thực hiện và là điều kiện để có thể phát triển được
một cách bền vững. Do đó, mở rộng nguồn vốn kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả là hai mặt của một vấn đề; luôn hỗ trợ với nhau cùng phát triển.