Thứ nhất, Công ty Toàn Năng nắm được quy trình xây dựng một hoạt động phân
tích hiệu quả kinh doanh thường được sử dụng ở hầu hết các doanh nghiệp đó là: Lên nội dung chi tiết kế hoạch tiến hành phân tích.
Thực hiện hoạt động phân tích với các phương tiện và cách thức đã được chuẩn bị từ trước.
Lập báo cáo đánh giá kết quả mà phân tích thu được.
Hoàn thiện công việc phân tích và lưu trữ dữ liệu phục vụ cho các đợt phân tích
sau hoặc cho các quyết định của doanh nghiệp.
Thứ hai, việc thực hiện đánh giá hoạt động kinh doanh không thể chỉ dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, mà còn phải có sự liên hệ với hoạt động của các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước, từ đó có thể định hình được vị trí của doanh nghiệp, những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải so với thị trường
chung.
Thứ ba, Công ty Toàn Năng cần sử dụng các công cụ đánh giá phân tích hoạt động kinh doanh một cách chuyên ngành, đã được sử dụng rộng rãi, kết hợp giữa các
phương pháp khác nhau để thu được kết quả khách quan, đa chiều nhất. Các công cụ doanh nghiệp có thể sử dụng như công cụ phân tích SWOT, phân tích Dupont, phương
pháp phân tích loại trừ,...
Thứ tư, bên cạnh việc phân tích hoạt động kinh doanh đơn thuần, doanh nghiệp cũng cần tiến hành đánh giá về tình hình lợi nhuận, khả năng thu hồi vốn và sinh lời của hoạt động đầu tư được phân tích, tìm ra được nguồn gốc của các biến động trong tình hình đó.
3.2.5. Giải pháp tăng ROA - tỷ số lợi nhuận tính trên tổng giá trị tài sản củadoanh nghiệp doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp luôn được hoạt động theo mô hình tối ưu mối quan hệ giữa nguồn vốn mà chủ sở hữu bỏ ra, cũng như các nguồn vốn huy động được của doanh nghiệp và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi khấu trừ các khoản thuế. Bài toán đặt ra là khi lấy lợi nhuận ròng, tức lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu được sau
thuế trong một đơn vị thời gian, thường là tháng, quý, năm, chia cho tổng tài sản bình
quân mà doanh nghiệp bỏ ra trong cùng một khoảng thời gian tương ứng phải đạt được giá trị cao nhất, đó chính là tỷ suất phát sinh ra lợi nhuận tính trên tổng tài sản doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thu được kết quả này càng cao, chứng tỏ hoạt động sản xuất, kinh doanh đang diễn ra một cách hiệu quả, ngược lại, nếu như khoản lợi nhuận khấu trừ thuế không đủ để bù đắp cho khối lượng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra, thì tức là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang thua lỗ.
Với một khoản lợi nhuận khấu trừ thuế không đổi và thường khó để có thể tăng trong một thời gian ngắn, giải pháp hữu hiệu nhất thường được các doanh nghiệp áp dụng đó là tinh gọn bộ máy quản lý, xây dựng hệ thống quản lý tài chính một cách hiệu quả. Cần phải giảm tối đa chi phí vận hành doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh sản xuất và cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận thu được, đồng thời giảm nguồn vốn chủ sở hữu phải bỏ ra để đem về khoản lợi nhuận ấy, từ đó góp phần
nâng qua chất lượng hiệu quả kinh doanh, nâng cao tỷ suất sinh ra lợi nhuận tính trên
tổng tải sản của doanh nghiệp.
Bên cạnh nỗ lực giảm chi phí vận hành, giảm nguồn vốn chủ sở hữu phải bỏ ra cho một đơn vị lợi nhuận, việc tăng năng suất lao động từ đó tăng khối lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường, thay đổi các mô hình tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiêu thụ và kênh thanh toán mới, cải thiện chất lượng đồng thời giảm giá của
sản phẩm, cũng là một trong các phương pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn: Đầu tiên, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng chính
là yếu tố then chốt quyết định đến sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp luôn đầu tư cải thiện năng lực dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm, từ đó tạo ra cho mình một tệp khách hàng trung thành cố định đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng, cải tiến công năng sản phẩm còn giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm ở một định mức cao hơn, với giá cao đi kèm cùng khả năng sinh lời lớn hơn so với việc đẩy mạnh bán các sản phẩm đại trà.
Bên cạnh đó, việc thay đổi mô hình lưu thông hàng hóa truyền thống sang các mô hình linh hoạt như chiết khấu đối với những đơn hàng có giá trị cao, kích cầu thông qua các chương trình khuyến mại để tăng doanh số bán hàng, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa được bán ra trên thị trường, đồng thời xây dựng được một tâm lý
tiêu dùng cho khách hàng để đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, thay vì tự mình thực hiện các giao dịch lưu thông hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là những giao dịch với khối lượng sản phẩm lớn đòi hỏi chi phí đầu tư cho hoạt động quảng cáo và bán hàng cao, các doanh nghiệp có thể sử dụng các đối tác trong kinh doanh, đối tác trong thanh toán để mở rộng cơ hội và thị trường tiềm năng, xây dựng được số lượng khách hàng trung thành lớn.