Tiết kiệm những chi phí không thật sự cần thiết cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch tài chính thông qua hoạt động phân tích, đánh giá dự toán chi phí ngắn hạn và dài hạn, nhằm nắm bắt được những biến động của chi phí liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất, các yếu tố tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động tình chính của doanh nghiệp, từ đó thực hiện cắt giảm, hạn chế một phần những chi phí không cần thiết. Bản thân ban lãnh đạo cần
quán triệt rõ về ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm và bảo vệ tài sản doanh nghiệp
đối với người lao động.
Cải thiện trình độ chuyên môn của nhân viên
Con người chính là nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng những yêu cầu phát triển trong tương lai. Đây cũng là lực lượng
chính thực hiện các chiến lược phát triển để xây dựng vị thế cho doanh nghiệp và tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn kỹ năng chuyên môn, các chương
trình định hướng kiến thức về thị trường và văn hóa tổ chức.
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật hiện đại
Chuyển đổi số trong giai đoạn khoa học công nghệ đang phát triển không ngừng
hiện nay là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp, khi mà thị trường truyền thống dần nhường chỗ cho các thị trường thay thế với yếu tố công nghệ được áp dụng triệt để, việc đẩy mạnh đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc sẽ giúp cho doanh nghiệp theo kịp xu thế của thị trường. Để hoạt động đổi mới diễn ra một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần đổi mới một cách đồng bộ từ hệ thống trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu đầu vào, cho đến việc chú trọng đào tạo trình độ người lao động để có thể làm chủ các công nghệ mới,
áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động sản xuất và vận hành doanh nghiệp. Giải pháp chuyển đổi số cần được thực hiện một cách có trình độ phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp: bắt đầu với các trang thiết bị thiết yếu cho hoạt động sản xuất. Đầu tư hệ thống thiết bị máy móc hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường trên cơ sở cân đối giữa yếu tố kỹ thuật và năng lực làm chủ kỹ thuật đó. Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức trả góp, trả thành từng đợt khi thanh toán các khoản chi phí đầu tư vào công nghệ, song song với việc thường xuyên tiến hành bảo trì, bảo dưỡng đến giảm tỷ lệ khấu hao trong quá trình sử dụng thiết bị máy móc vào sản xuất hàng hóa, tận dụng những trang thiết bị sẵn có và còn đáp ứng được hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh việc sử hữu và sử dụng công nghệ, doanh nghiệp cũng cần đi sâu và công tác nghiên cứu cải tiến, phát triển công nghệ theo hướng từng
bước hiện đại hóa và khai thác được hết nguồn lực, thông qua mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, hoạt động chuyển giao công nghệ với các công ty trong và ngoài nước. Doanh nghiệp cần có sự phân tích, đánh giá đúng nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống trang thi ết bị hiện đại tương thích với nhu cầu
ấy để đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất, tránh tình trạng đầu tư lãng phí.
Đa dạng hóa thị trường kinh doanh thông qua cải thiện uy tín doanh nghiệp
Để có thể tạo được chỗ đứng trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện
nay, doanh nghiệp cần phải có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác. Một chỗ đứng vững chắc sẽ tạo tiền đề cho doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh. Doanh nghiệp cần xây dựng và định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp với từng đối tượng khách hàng khách nhau. Các chính sách tri ân, khuyến mãi có thể trở thành công cụ để xây dựng mối quan hệ với các khách hàng thân thiết, đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường sản xuất và kinh doanh trên cơ sở từng bước gây dựng niềm tin vào uy tín doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức khi mở rộng thị trường, đòi hỏi sự kiên trì quyết tâm và tính nhất quán trong các quyết
định quan trọng.
Xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý, giảm thời gian vốn bị chiếm dụng trong hoạt động thanh toán.
Cấp tín dụng cho khách hàng không phải là một phương pháp mới được áp dụng
khi một doanh nghiệp muốn đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm trong một đơn vị thời gian nhất định. Doanh thu sẽ tăng mạnh nhưng đồng nghĩa với đó là thách thức từ việc quản lý các khoản phải thu cũng tăng lên, đòi hòi các doanh nghiệp phải cân đối trong việc đảm bảo quyền lời khách hàng, kích cầu và đẩy mạnh tốc độ lưu thông
sản phẩm, nhưng vẫn rút ngắn được thời gian khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Điều này có thể được quản lý thông qua hoạt động phân tích và đánh giá khả năng tín dụng của từng nhóm đối tượng khách hàng.
Doanh nghiệp cần xây dựng những quy chuẩn và hướng dẫn điều kiện tín dụng cụ thể, để từ đó quyết định những khách hàng nào được cấp tín dụng và những khách
hàng nào phải thanh toán trước hoặc sau khi bàn giao công trình, nhằm tạo ra mức lợi
nhuận tối đa đi kèm với tính rủi ro nằm trong điều kiện cho phép, trên cơ sở đánh đổi
giữa lợi nhận và rủi ro. Doanh nghiệp cần thương thảo và quy định rõ về các điều khoản
thanh toán như thời hạn thanh toán, tỷ lệ thanh toán trả góp, hình thức thanh toán, hạn
mức quyết toán hợp đồng, và đặc biệt là đề ra lãi suất phạt khi vượt quá thời hạn thanh
toán, mức phạt trả quá hạn này phải cao hơn lãi suất ngân hàng nhằm ràng buộc khách
hàng thanh toán hợp đồng đúng hạn. Doanh nghiệp cần chủ động trong việc chuẩn bị thủ tục hành chính, chứng từ thanh toán, thực hiện các thủ tục thanh toán một cách chủ
động và tinh gọn. Đối với các trường hợp khách hàng chậm thanh toán vượt quá nhiều
so với hạn mức, hoặc khách hàng từ chối thanh toán theo thỏa thuận, doanh nghiệp có
thể thu hồi bằng cách gửi giấy yêu cầu thanh toán nợ, cử cán bộ trưc tiếp gặp khách hàng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán..