Tăng cường công tác quản lý giá vốn hàng bán, chi phí kinh doanh

Một phần của tài liệu 248 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và cơ khí toàn năng,khoá luận tốt nghiệp (Trang 70 - 72)

Để quản lý được tốt giá vốn hàng bán thì trước tiên công ty cần tìm cho mình nguồn hàng hóa, nguyên liệu đầu vào có mức giá rẻ nhất để tăng lợi nhuận cũng là để

tăng hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp cần tìm hàng hóa có chất lượng tốt nhất trong khả năng và có giá cả cạnh tranh để giảm chi phí đầu vào.

Để đạt được mục tiêu ấy, doanh nghiệp cần có những chính sách ưu đãi cho các đối tác để củng cố mối quan hệ cũng như ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất và một mức giá cạnh tranh.

Doanh nghiệp cũng cần xây dựng được kịch bản nội dung liên quan đến kế hoạch tài chính dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng tiêu chí cụ thể phù

lý tốt chi phí dành cho kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tùy từng thời điểm biến đổi không ngừng của thị trường, doanh nghiệp có thể xác lập nội dung chi phí kinh doanh theo các bước sau:

Đầu tiên phải cung cấp được thông tin mà hoạt động xây dựng cũng như đánh giá chính sách giá cả yêu cầu.

Tính toán chi phí kinh doanh theo loại

Để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp cần phải kết hợp rất nhiều các nguồn lực như con người, tư liệu sản xuất và khoa học công nghệ. Trong quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm sẽ xảy ra hiện tượng hao phí. Mức

độ hao phí các nhân tố dùng để sản xuất nên sản phẩm sẽ phản ánh lên chính giá cả của sản phẩm. Trước hết có là sự mài mòn, khấu hao của thiết bị, máy móc, tư liệu sản xuất như nhà máy, kho bảo quản, thiết bị lắp ráp, công cụ vận chuyển, bảo quản sản phẩm.. .Đó còn là sự hao phí về yếu tố khoa học công nghệ, khi một sản phẩm được sản xuất dựa trên một công nghệ sẽ làm cho công nghệ đó mất dần tính mới và giá trị khai thác thực tế. Cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất chính là sự hao phí trong quá trình lao động sản xuất của người lao động, đó có thể là hao phí về thể chất,

cũng có thể là hao phí về trí lực, hoặc là kết hợp cả hai yếu tố. Đó cũng là sự biến dạng hoặc tiêu phí đi của hàng trăm, hàng nghìn loại nguyên vật liệu khác nhau. Sự hao phí của các nhân tố này gọi chung chính là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất, hay còn được gọi là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh chịu ảnh hưởng của nhiều tác động, do đó tùy từng

giai đoạn của thị trường mà chi phí kinh doanh sẽ có sự thay đổi nhất định không phải

chỉ về hình thức biểu hiện mà cả về quy mô phát sinh, mục đích phát sinh, thời gian ảnh hường tới quá trình sản xuất,...

Việc phân chia chi phí kinh doanh thành các nhân tố nhỏ có tính thống nhất rồi tính toán chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho từng yếu tố ấy chính là bước đầu tiên của quá trình tính chi phí kinh doanh doanh nghiệp. Phương pháp tính toán này sẽ cung cấp cho bộ máy quản lý những thông tin tổng quát để tiếp tục tính toán ở các bước tiếp theo.

Khi tiến hành tính chi phí kinh doanh, doanh nghiệp cần phân loại các yếu tố phát sinh rồi tập hợp lại theo một nguyên tắc chung với những yêu cầu nhất định, việc

phân loại có thể được thực hiện dựa theo các tiêu chuẩn đánh giá, các đặc trưng tiêu biểu, các mặt tác động để phân định chi phí kinh doanh thành từng loại khác nhau.

Ngoài cách phân chia theo loại thì chi phí kinh doanh còn có thể được phân chia

thành chi phí kinh doanh trực tiếp và gián tiếp, cách phân chia theo tính chất này thể hiện đặc trưng của chi phí kinh doanh trực tiếp là xác định được rõ đối tượng tính toán, còn chi phí kinh doanh gián tiếp là những đối tượng không thể đo lường một cách chính xác. Chi phí trực tiếp là chi phí về nguồn nguyên liệu đầu vào, nhân công trực tiếp, những cơ sở thiết bị trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Chi

phí gián tiếp thì bao gồm chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp, trong đó chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong hoạt động thực hiện bán hàng tùy thuộc vào thị trường và khách hàng như quảng cáo, khuyến mại,...Clii phí quản lý doanh nghiệp thì là những chi phí phát sinh trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng

Bước cuối cùng hoàn thành việc tính chi phí kinh doanh đó là gắn chi phí với các đối tượng cụ thể rồi tính toán chi phí cho từng đối tượng cụ thể ấy. Đặc trưng của

giai đoạn này là phải xác định được mục đích phát sinh của chi phí kinh doanh, từ đó sẽ cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm, tính chất và trạng thái của sản phẩm. Thời gian có thể được coi là một đối tượng để tính toán chi phí kinh doanh, các doanh

nghiệp có thể chia chi phí kinh doanh thành các giai đoạn như tháng, quý, năm, có thể gắn với tính chi phí kinh doanh theo loại hoặc theo điểm và giới hạn ở từng thời kì thích hợp. Các doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tính chi phí kinh doanh theo tính

chất và trạng thái của sản phẩm. Tùy vào giá thành sản phẩm, trạng thái sản phẩm đang được hoàn thiện với đối tượng tính toán thường là các sản phẩm hoặc nhóm sản

phẩm.

Tóm lại, Công ty Toàn Năng cần phải xây dựng được một kế hoạch nội dung tình chính, chi phí cho hoạt động sản xuất và kinh doanh một cách hợp lý, thông qua việc phân chia chi phí kinh doanh thành các yếu tố nhỏ và tổng hợp lại để xác lập nội

dung tính chi phí kinh doanh tốt nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 248 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và cơ khí toàn năng,khoá luận tốt nghiệp (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w