• Thói quen sử dụng thẻ trong nền kinh tế của người dân:
Thẻ Ngân hàng là một phuơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, ra đời và phát triển cùng với quá trình hiện đại hoá và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực Ngân hàng. Có thể trong thời gian đầu, chủ thẻ không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ trong việc sử dụng thẻ, không thể ngay lập tức biết cách sử dụng, bảo quản thẻ một cách an toàn. Đôi khi khách hàng không thực sự chú ý đến những huớng dẫn sử dụng ban đầu, những khuyến cáo của Ngân hàng đối với khách hàng khi sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ, và họ chua thể ý thức đuợc tầm quan trọng của việc bảo quản thẻ, nhu chính việc bảo quản tiền của mình. Bên cạnh đó, chủ thẻ, các ĐVCNT và bản thân Ngân hàng thanh toán thẻ, Ngân hàng phát hành
thẻ và các Tổ chức thẻ quốc tế cũng chưa nhận thức được hoàn toàn các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh thẻ. Chỉ có qua thực tế sử dụng, phát hành và thanh toán thẻ thì mới dần dần đúc kết được những kinh nghiệm, những bài học trong quá trình sử dụng thẻ. Ở đây, Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thanh toán giữ vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, khuyến cáo và hướng dẫn cách sử dụng thẻ thanh toán an toàn cho các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh thẻ. Ở các quốc gia phát triển nơi thẻ Ngân hàng đã được sử dụng rộng rãi, rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ sẽ thấp hơn các quốc gia mới bắt đầu làm quen và phát triển phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt này.
Thẻ Ngân hàng chính thức gia nhập vào Việt nam từ đầu những năm 90 nhưng chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong vòng 5 năm trở lại đây. Là nền kinh tế còn ưa chuộng tiền mặt nên giống như các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, thẻ thanh toán mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và giới hạn trong một số tầng lớp dân cư nhất định.Và ngay cả trong số đó không phải tất cả các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ đều có sự hiểu biết về thẻ mà nhiều khi khách hàng sử dụng thẻ, chấp nhận thẻ vì điều kiện bắt buộc. Sinh viên đi du học phải có thẻ tín dụng để chứng minh năng lực tài chính của mình với các tổ chức đào tạo, công nhân các khu công nghiệp, người đi làm cho các doanh nghiệp liên doanh, các công ty nước ngoài được phát hành thẻ để nhận lương hàng tháng. Các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, các nhà cung cấp dịch vụ cho khách quốc tế chấp nhận thanh toán thẻ vì khách hàng của họ không có tiền mặt để thanh toán. Ngay cả bản thân các Ngân hàng, tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ cũng là do chịu sức ép về cạnh tranh, cùng nhau phát hành thẻ, cùng đưa ra những sản phẩm thẻ có sự liên kết thông minh, góp phần đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, và thu hút khách hàng nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, chính những nhận thức chưa chính xác đã làm họ thờ ơ trước những khuyến cáo, quy định trong quá trình sử dụng gây rủi ro cho chính bản thân họ.
• Các chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động
thẻ:
chỉ tác động đến sự phát triển của thị trường thẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật thiết lập duy trì hành lang pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh thẻ. Quy định càng rõ ràng, càng chặt chẽ phù hợp với điều kiện thực tế càng hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh thẻ của ngân hàng. Thị trường thẻ càng phát triển, số lượng chủ thẻ, doanh số sử dụng và thanh toán thẻ tăng cũng đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro tiềm ẩn tăng cao. Như thẻ tín dụng, về bản chất ngân hàng đồng ý phát hành thẻ cho khách hàng tức là ngân hàng đã chấp thuận cho khách hàng vay tiền, nên quá trình thẩm định phát hành thẻ cũng chính là quá trình thẩm định cho vay của Ngân hàng. Một chủ trương tăng trưởng tín dụng, nới lỏng các điều kiện cho vay, mở rộng đối tượng phát hành thẻ trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay cũng đồng nghĩa ngân hàng sẽ phải chấp nhận rủi ro tín dụng cao hơn. Chủ thẻ chi tiêu không thanh toán được nợ gây nên tổn thất cho ngân hàng. Thực tế trong năm 2004, hàng loạt các ngân hàng, tổ chức phát hành thẻ tại Hàn Quốc đã bị phá sản do nền kinh tế Hàn Quốc chịu khủng hoảng, hậu quả của thời kỳ chính phủ khuyến khích cho vay tiêu dùng bằng thẻ tín dụng.
• Sự phát triển của khoa học công nghệ:
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Khoa học càng phát triển tính bảo mật của sản phẩm thẻ càng được nâng cao, thẻ càng khó làm giả hơn. Tuy nhiên khoa học công nghệ phát triển cũng kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương tiện, máy móc, thủ đoạn làm giả, đánh cắp thông tin thẻ hiện đại hơn, tinh vi hơn. Cuộc chiến đấu giữa quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm thẻ mới an toàn hơn với quá trình nghiên cứu làm giả thẻ mới của các tổ chức tội phạm thẻ là cuộc chiến đấu không ngưng nghỉ có tác động rất lớn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng.