THẺ TẠI SỞ GIAO DỊCH VIETCOMBANK
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Sở giao dịch.
Viecombank Sở giao dịch nên sớm Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.Đây là yêu cầu mang tính cấp thiết. Một bộ phận chuyên trách, tách biệt khỏi các bộ phận chuyên môn khác sẽ giúp sự chuyên môn hoá trong công việc được nâng lên, và cùng với nó là hiệu quả công việc tăng lên một cách đáng kể.Tuy nhiên, việc có một bộ phận riêng không có nghĩa là các cán bộ làm chuyên môn không có nghĩa vụ và trách nhiệm trong hoạt động quản lý rủi ro chung nữa. Họ vẫn giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý rủi ro, đóng vai trò cung cấp thông tin cũng như là các đánh giá, hỗ trợ cho bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách. Bộ phận Quản lý rủi ro cần được phát triển đến một trình độ chuyên sâu hơn, bao gồm các chức năng nhiệm vụ cụ thể:
• Nghiên cứu xây dựng các quy định, quy trình nghiệp vụ và an ninh trong lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho Ngân hàng.
• Phối hợp với các phòng ban chuyên môn và Phòng Quản lý rủi ro ở Trung Tâm Thẻ nghiên cứu xây dựng quy chế tín dụng riêng cho việc phát hành và thu hồi nợ thẻ tín dụng.
• Xây dựng quy trình đánh giá tín dụng dành cho việc đánh giá các ĐVCNT để loại bỏ những đơn vị có rủi ro cao.
• Liên hệ với Trung Tâm Thẻ để cập nhật các thông tin về quản lý rủi ro (bulletin/ hot cards) để phổ biến cho các cán bộ trong chi nhánh ( bằng cách chuyển
thông tin lên mạng nội bộ).
• Theo dõi các báo cáo giao dịch thanh toán thẻ, sử dụng thẻ trong hệ thống thẻ do Vietcombank Sở giao dịch phát hành để phát hiện sớm các trường hợp có nghi ngờ giả mạo, đề ra các biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời, hạn chế tổn thất cho Ngân hàng.
• Xử lý các trường hợp rủi ro trong thanh toán như tra soát, bồi hoàn.
3.2.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, nâng cao tính bảo mật và an ninh
Để việc phát triển dịch vụ được tiến hành với tốc độ và với nhu cầu, tiềm năng sẵn có, các ngân hàng cần tiếp tục tập trung vào đầu tư kỹ thuật, cả về cơ sở vật chất và
trình độ cán bộ, coi đầu tư cho lĩnh vực công nghệ là đầu tư dài hạn, đem lại hiệu quả
lâu dài, đặc biệt là hiệu quả kinh tế xã hội. Thêm vào đó một ngân hàng có công nghệ
hiện đại không chỉ đem lại hiệu quả và sự nhanh chóng trong hoạt đọng và còn là sự chính xác. Chính điều này giúp ngân hàng tránh những rủi ro do lỗi hệ thống gây nên.
Đồng thời với một hệ thống an ninh bảo mật an toàn và hiệu quả sẽ đảm bảo cho việc
những dữ liệu quan trọng của ngân hàng không bị lấy cắp, rò ra bên ngoài.
Tuy vậy, việc đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại, cũng như là một hệ thống an ninh mạng hiệu quả đại đòi hỏi một khoản vốn lớn nên các ngân hàng cần xác định và thẩm định kỹ càng các dự án đầu tư sao cho hiệu quả, phù hợp với hệ thống của nội bộ từng ngân hàng và có thể tích hợp với toàn bộ hệ thống ngân hàng khi tiến hàng việc liên kết thành một mối. Có thể tham khảo một số định hướng sau:
• Cần tiếp tục ứng dụng những thành tựu công nghệ thẻ tiên tiến trên thế giới trong điều kiện vốn hiện tại, phù hợp với khả năng vận hành, quản lý của cán bộ thẻ ngân hàng và trong điều kiện phát triển của thị trường thẻ Việt Nam. Xây dựng chương trình phân loại nợ tự động đối với các đối tượng khác hàng nhằm hỗ trợ cán bộ nghiệp vụ trong việc hạn chế rủi ro tín dụng trong dịch vụ thẻ.
• Việc đầu tư xây dựng một hệ thống kỹ thuật mang tính đồng bộ bao gồm việc trang bị các thiết bị đọc thẻ điện tử EDC, thiết bị POS, hệ thống máy rút tiền, gửi tiền tự động ATM phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, không những chống được
thẻ giả mà còn giúp thực hiện quá trình cấp phép tự động, đặc biệt là phải phù hợp với loại thẻ thanh toán đang được sử dụng phổ biến là thẻ từ cũng như thẻ sẽ phát triển trong tương lai là thẻ chíp.
• Thực hiện hợp tác chặt chẽ với đơn vị cung ứng dịch vụ truyền số liệu là Tổng công ty bưu chính Viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ khác có liên quan để hoàn thiện hệ thống thông tin và xử lý số liệu, thiết lập hệ thống dự phòng, back- up dữ liệu (phần cứng và phần mềm) để hạn chế tình trạng nghẽn mạch thường xuyên xảy ra, giảm bớt các trục trặc kỹ thuật đồng thời giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và phát hành thẻ. Nâng cao chất lượng và thời gian xử lý giao dịch quốc tế của thẻ tín dụng và thẻ nghi nợ quốc tế.
3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ
Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh thẻ nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về thẻ. Có được nguồn nhân lực lớn mạnh, việc phát triển một ngành kinh doanh thẻ với sự đa dạng và rộng lớn của đối tượng sử dụng thẻ mà vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ là hoàn toàn có thể.
• Tổ chức tuyển dụng, chọn lọc có chất lượng các cán bộ tác nghiệp thẻ, đảm bảo đúng chuyên ngành đã được đào tạo.
• Mở các lớp tập huấn hàng năm để nâng cao trình độ cho các cán bộ thẻ, có các khoá đào tạo về chuyên môn thẻ (mời các chuyên gia nước ngoài) cung cấp đầy đủ văn bản, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ thẻ, cập nhật thông tin, chính sách phát triển dịch vụ thẻ, về cách thức phòng ngừa và quản lý rủi ro. Ngoài ra còn cần tổ chức các buổi tập huấn về văn minh ngân hàng cũng như phong cách phục vụ khách hàng nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên hiểu biết, có thái độ làm việc hiện đại mà nhiệt tình, niềm nở và chu đáo khi tiếp xúc với khách hàng.
• Tăng cường đào tạo cán bộ marketing thẻ sao cho có tính chuyên nghiệp trong công tác marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường, đảm bảo truyền tải đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến dịch vụ thẻ đồng thời thu hút ngày càng đông người quan tâm và sử dụng thẻ của ngân hàng.
• Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về tin học và công nghệ thông tin không chỉ
đối với cán bộ quản lý (quản trị, kiểm soát hệ thống) mà còn cho các cán bộ nghiệp vụ (vận hàng, sử dụng và bảo quản các thiết bị chuyên dụng).
• Có chế độ về lương, thưởng hợp lý đối với các cán bộ, đặc biệt là các cán bộ làm việc theo ca trực, quản lý hệ thống máy móc vào các ngày nghỉ.
• Tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo và trao đổi nghiệp vụ tín dụng đối với cán bộ nghiệp vụ thẻ tín dụng.
• Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và trao đổi nghiệp vụ chuyên sâu về: phát hiện ngăn ngừa thẻ giả mạo, giao dịch giả mạo, giao dịch trực tuyến, xử lý giao dịch tại POS, các chức năng đặc biệt POS.Đây được xem là yếu tố nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về xử lý các vấn đề (về thẻ tín dụng) so với các đối thủ khác cũng ngành.
• Thực hiện tổ chức đào tạo và đào tạo liên tục, cập nhật những kiến thức về quy trình tác nghiệp và xử lý công việc cũng như các kiến thức mới nhất để nhận biết, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro thẻ có thể xảy ra trong quá trình phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ.
• Tạo lập Forum để các cán bộ nghiệp vụ thẻ có thể thảo luận, trao đổi văn bản cũng như kỹ năng xử lý công việc hàng ngày: Đây là một số biện pháp cơ bản nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên thẻ có đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết cho việc phát triển mạnh dịch vụ thẻ. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà mỗi ngân hàng có thể tham khảo áp dụng linh hoạt cho phù hợp với tình hình và chiến lược phát triển của ngân hàng mình.
3.2.4. Hạn chế giả mạo trong hoạt động kinh doanh thẻ
Thẻ bị giả mạo chủ yếu là thẻ tín dụng, Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đánh giá về năng lực pháp lý và năng lực tài chính của chủ thẻ, trừ những trường hợp đặc biệt khách hàng không thể chứng minh được năng lực tài chính mà vẫn có nhu cầu sử dụng thẻ thi Ngân hàng mới yêu cầu tài sản thế chấp để phát hành. Đối với thẻ tín dụng phát hành tại Vietcombank phát hành dưới dạng thế chấp thì rủi ro do chủ thẻ không thanh toán được sao kê hầu như không có. Tuy nhiên
điều đó cũng đã hạn chế số lượng khách hàng đến phát hành thẻ. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường, Hiện nay VCB đã mở rộng phát hành thẻ tín chấp đối với các cá nhân công tác ở cơ quan nhà nước theo hình thức tín chấp bằng lương. Hiện tại VCB Sở giao dịch cũng đã có hệ thống xếp hạng tín dụng để chấm điểm khách hàng phát hành thẻ tín dụng, tuy nhiên hệ thống mới nên cần được hoàn thiện hơn nữa để đảm bảo thẩm định chính xác một khách hàng, lựa chọn được cho mình những khách hàng tốt. Hệ thống chấm điểm này cần có tính thống nhất tập trung trong toàn hệ thống, đảm bảo toàn bộ cán bộ thẻ các chi nhánh có thể truy cập nhập thông tin và hệ thống sẽ tự chấm điểm để đưa ra hạng và điểm, khả năng trả nợ và hạn mức khách hàng có thể được cấp. Góp phần ra quyết định về hạn mức tín dụng cho khách hàng chính xác hơn.
Không chỉ thẩm định và phân loại khách hàng phát hành thẻ, Ngân hàng cũng cần nâng cao chất lượng thẩm định ĐVCNT. Đối với các cơ sở kinh doanh muốn ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ ngoài giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập
doanh nghiệp ... Ngân hàng cũng cần xem xét các báo cáo tài chính của đơn vị để đánh
giá kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Hiện nay cán bộ thẻ chưa được
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tín dụng nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định năng lực tài chính của ĐVCNT. Để giải quyết vấn đề này trước mắt phòng thẻ tại
Sở giao dịch có thể phối hợp với phòng tín dụng để thẩm định Đơn vị chấp nhận thẻ. Trong tương lai có thể tiếp tục áp dụng mô hình này hoặc tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định tài chính cho cán bộ thẻ làm công tác Marketing thẻ.
3.2.5. Thường xuyên theo dõi các báo cáo hoạt động thẻ và chương trình quản lý rủi ro toàn cầu của các TCTQT
Càng phát hiện được sớm các hành vi gian lận thẻ, Ngân hàng càng hạn chế được tổn thất xảy ra. Bên cạnh các biện pháp hướng dẫn khách hàng sử dụng và chấp nhận thẻ Ngân hàng, hàng ngày Bộ phận Quản lý rủi ro cần tiến hành theo dõi các báo cáo về tình hình hoạt động thẻ trong hệ thống để phát hiện kịp thời các giao dịch giả mạo trong hệ thống thẻ của Ngân hàng. Trên cơ sở các báo cáo về tình hình sử dụng thẻ do chi nhánh Ngân hàng phát hành, báo cáo về hoạt động chấp nhận
thanh toán thẻ của các ĐVCNT trong hệ thống, cán bộ rủi ro phân loại theo các nhóm giao dịch có dấu hiệu nghi ngờ giả mạo nhu: giao dịch với số tiền lớn, các giao dịch đuợc thực hiện liên tục trong một thời gian ngắn từ cùng một số thẻ, các giao dịch thực hiện tại các ĐVCNT, tại các thị truờng có mức độ rủi ro cao. Trên cơ sở phân loại, cán bộ quản lý rủi ro tiến hành xác minh để phát hiện các giao dịch giả mạo từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh việc theo dõi báo cáo sử dụng và thanh toán thẻ của Ngân hàng, cán bộ quản lý rủi ro cần xem các báo cáo về giả mạo thẻ của các Tổ chức thẻ quốc tế để nắm đuợc tình hình, diễn biến, xu huớng giả mạo trong hoạt động thẻ trên thế giới, trong khu vực cũng nhu của Ngân hàng mình. Trên cơ sở các thông tin thu đuợc, căn cứ vào thực tế hoạt động thẻ của Ngân hàng mà đề xuất các giải pháp ngăn chặn giao dịch giả mạo có thể xảy ra đối với hoạt động thẻ của Vietcombank.
Để phòng chống giả mạo và lừa đảo trong hoạt động thanh toán thẻ các TCTQT đều xây dựng các chuơng trình hỗ trợ các thành viên trong việc phát hiện giả mạo và quản lý rủi ro. Các chuơng trình này đã đuợc sử dụng rất thành công tại rất nhiều thị truờng trên thế giới nên Vietcombank cần phối hợp và khai thác tối đa chức năng của các dịch vụ sau:
• Dịch vụ cảnh báo về ĐVCNT quốc gia (National Merchant Alert Service - NMAS): NMAS luu trữ thông tin về những ĐVCNT đã từng bị chấm dứt hợp động do có những hành vi liên quan đến giả mạo, có mức đòi bồi hoàn cao hoặc đã từng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng chấp nhận thẻ. Khi Ngân hàng thẩm định, chuẩn bị ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với một đơn vị mới, Ngân hàng có thể cập nhật cơ sở dữ liệu của NMAS và xác định xem ĐVCNT đó có nằm trong danh sách các ĐVCNT có độ rủi ro cao hay không. Đồng thời NMAS cũng có chế độ tự động thông báo cho Ngân hàng thanh toán nếu có một ĐVCNT đuợc đua lên danh sách cảnh báo trong vòng 180 ngày sau khi Ngân hàng có đua ra yêu cầu đuợc biết thông tin về ĐVCNT đó.
• Dịch vụ phát hiện rủi ro (Risk Identification Service - RIS): RIS hỗ trợ các Ngân hàng thanh toán trong việc theo dõi các hoạt động liên quan đến giá mạo tại
các ĐVCNT. RIS thu thập thông tin về các hoạt động của các ĐVCNT như doanh số giao dịch, yêu cầu tra soát, bồi hoàn, số giao dịch giả mạo. Một chương trình đánh giá rủi ro sẽ sử dụng các thông số để đánh giá hoạt động của các ĐVCNT và khi các thông số đến một ngưỡng nào đó RIS sẽ gửi một bản báo cáo về ĐVCNT đến Ngân hàng thanh toán thông qua hệ thống quản lý phân phối báo cáo. Trong báo cáo sẽ có các thông tin về hoạt động của các ĐVCNT và 6 mức cảnh báo dựa trên các thông tin đó.
• Dịch vụ thông tin giả mạo toàn cầu (Global Fraud Information Service - GFIS): dịch vụ này làm nhiệm vụ kết nối và lưu chuyển các thông tin về giả mạo, lừa đảo trong hoạt động thẻ giữa các tổ chức thành viên trên toàn cầu thông qua thư điện tử. Ngoài ra GFIS còn cung cấp các công cụ khác như: diễn đàn nơi các thành viên có thể trao đổi thông tin về điều tra và phòng chống giả mạo, số liệu thống kê định kỳ hàng tháng và quý về giả mạo thẻ, những thông tin cập nhật về luật pháp liên quan đến giả mạo thẻ tại các nước.
3.2.6. Phát hành thẻ chip thay thế thẻ mã hoá bằng băng từ
Hiện nay trên thế giới các Ngân hàng đã bắt đầu sử dụng thẻ chip thay thế cho thẻ từ. Hiện tại để phục vụ cho việc thanh toán thực hiện được trên thẻ chip ngoài chip mã hoá thông tin vẫn sử dụng băng từ để mã hoá đảm bảo thẻ có thể thanh toán được cả trên các máy chấp nhận thanh toán thẻ chip và thẻ từ. Thẻ chip được mã hoá bằng thuật toán khó phát hiện hơn và sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay ngăn ngừa việc tổ chức tội phạm thẻ sử dụng thiết bị để đọc trộm thông tin mã hoá trong thẻ. Trước tình trạng các thiết bị ăn cắp thông tin được mã hoá trên