Rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 69)

2.3.1.1 Rủi ro thẻ bị làm giả

Với việc mở rộng và phát triển hoạt động phát hành thẻ, nhanh chóng hòa mình vào hoạt động thẻ quốc tế của VCB nói chung SGD nói riêng đã phải đối mặt với yếu tố rủi ro thẻ tín dụng do thẻ bị làm giả, rủi ro tín dụng thẻ.

Trong quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tại Vietcombank nói chung và các Phòng giao dịch, chi nhánh chính của Sở giao dịch nói riêng, vẫn có những truờng hợp cán bộ phát hành thẻ thu nhận những bộ hồ sơ với các thông tin giả mạo của khách hàng. Khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng để phát hành thẻ.

Đối với thẻ ghi nợ chủ yếu là khách hàng muợn chứng minh thu hoặc giả mạo chứng minh thu để mở tài khoản giao dịch, họ có tiền bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, nếu là khách hàng mới nguyên nhân chủ yếu là họ muốn có thêm những thông tin tài khoản khác nữa để thực hiện các giao dịch, buôn bán mà không muốn đối tác biết thông tin chính xác về mình. Rủi ro với thẻ ghi nợ chủ yếu xảy ra khi mà khách hàng yêu cầu phát hành thẻ dựa trên tài khoản của chủ thẻ thật, sau khi phát hành thẻ đó xong thì chủ thẻ giả hoàn toàn có thể chi tiêu và sử dụng trên số tiền của chủ thẻ thật, làm cho tiền của chủ tài khoản thật bị thất thoát.

Đối với thẻ tín dụng quốc tế thì thông tin giả mạo chủ yếu là chứng minh về năng lực tài chính nhu: xác nhận thu nhập hàng tháng, xác nhận đơn vị công tác.. .đối với các công ty tu nhân. Việc làm giả con dấu, hồ sơ giấy tờ cùng với khâu thẩm định nhiều khi sơ suất của cán bộ ngân hàng, hoặc là khách hàng cố tình lừa đảo, sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng khi phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng theo hình thức tín chấp. Hiện nay, các công ty TNHH, cty tu nhân đuợc thành lập khá nhiều, các công ty này thanh toán luơng chủ yếu bằng tiền mặt. Chủ tài khoản tự họ có thể xác nhận ( bằng việc ký tên, đóng dấu) xác nhận thu nhập của chính họ hay cho truởng phòng, kế toán truởng.. .trong công ty 1 cách dễ dàng nhằm yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ tín chấp dựa trên mức luơng mà họ đua ra.

Nơi PH lệch %_______ lệch % SGD 230.3 299.3 350.8 69 29.96% 51.5 17.21 % VCB 1110.5 1378 .3 1693.9 267.8 24.12% 315.6 22.90 % Hiện nay, cách thức lấy cắp thông tin thẻ chủ yếu:

• Skimming: Sử dụng thiết bị có thể đọc và lưu trữ thông tin thẻ, giúp tội phạm

có thể lấy được toàn bộ thông tin trong dải băng từ. Có thể thiết bị cầm tay riêng biệt hoặc được gắn với EDC.

• Wire taping; Lấy cắp dữ liệu trên đường truyền.

• Phishing: Tội phạm thẻ mạo danh là các tổ chức phát hành yêu cầu chủ thẻ cung

cấp thông tin để lấy cắp thông tin thẻ. Thông tin sử dụng qua đường email và điện thoại.

Thông tin lấy cắp có thể có cả số PIN nên có thể dẫn đến các giao dịch ATM giả mạo.

• Pharming: Là phương thức xây dựng các Website giả mạo các Website nổi tiếng để lấy cắp dữ liệu thẻ khi chủ thẻ truy cập và nhập thông tin thẻ. Xâm nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu có lưu trữ thông tin thẻ của ĐVCNT, tổ chức xử lý giao dịch hoặc

đối tác thứ ba của các ngân hàng. Việc lưu trữ thông tin không được mã hóa giúp tội phạm dễ dàng lấy được thông tin thẻ.

Những địa điểm là điểm nóng hay bị đánh cắp thông tin thẻ: Khu vực Đông Nam Á được xem là một điểm nóng trong việc lấy cắp thông tin thẻ. Giai đoạn năm 2003 - 2007, xảy ra wire taping ồ ạt tại Malaysia; từ năm 2007 đến nay, tình trạng này ở Thái Lan đã giảm nhiều nhưng vẫn còn hiện tượng lấy cắp thông tin tại các điểm chấp nhận thẻ. Theo thông tin từ các TCTDQT, hiện nay xu hướng mất cắp dữ liệu đang có chiều hướng gia tăng tại thị trường Anh và Mỹ.

Hiện nay, thẻ tín dụng giả vẫn là loại hình giả mạo chính đối với các giao dịch POS. Hơn nữa việc ngày càng phát triển mạnh loại hình giao dịch trực tuyến cũng như việc lấy cắp thông tin thẻ khá dễ dàng nên loại hình giả mạo này gia tăng rất nhanh. Ngoài ra còn có các ĐVCNT giả mạo, sau khi đăng kí với ngân hàng, chấp nhận thanh toán nhiều thẻ giả rồi biến mất.

Chủ thẻ lợi dụng: Lợi dụng sự chênh lệch tỷ giá trong hoạt động thẻ để lợi dụng

tham gia của hầu hết các ngân hàng trên thị trường Việt Nam, cùng với chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, Nhưng ý thức sử dụng thẻ của chủ thẻ còn chưa thực sự cao, Có nhiều loại hình tội phạm về thẻ còn mới với cơ quan pháp luật, nền tảng công nghệ còn chưa phát triển, các ngân hàng cạnh tranh mạnh và thiếu sự hợp tác với nhau trong việc phòng ngừa rủi ro thì việc đánh cắp dữ liệu thẻ tại thị trường VN sẽ còn phải chú trọng hợn nữa trong thời gian tới.

Ngay từ những năm đầu phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, TCTQT đã có khuyến cáo nạn thẻ giả mạo thông qua việc đánh cắp dữ liệu thẻ (skimming) và từ đó

đến nay tình trạng rủi ro từ các giao dịch từ thẻ giả đang có chiều hướng tăng lên tại Việt Nam làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.

Bảng 2.5: Thống kê tổn thất do thẻ của Sở giao dịch và Vietcombank bị làm giả

Loại thẻ lệch %_______ lệch % Visa______ 93 .3 119 138 25 .7 27.55% 19 15.97 % Master 86 .7 ________ 113 10 .4 12.00% 15.9 16.37 % Amex 50 .3 83.2 99.8 32 .9 65.41% 16.6 19.95 %

Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổn thất do thẻ bị làm giả tại Vietcombank Sở giao dịch có tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng này đã giảm đi rất đáng kể, năm 2013 tăng 29.96%, đến năm 2014 tỷ lệ tăng này đã giảm đi chỉ còn 17.21 % . Các giao dịch bị giả mạo chủ yếu là do chủ thẻ bị Skimming khi sử dụng thẻ tại thị truờng Thái Lan. Thị truờng Thái Lan là nơi tội phạm thẻ phát triển, tỷ lệ Skimming chiếm tỷ trọng cao. Thông tin thẻ tín dụng sau khi bị đánh cắp sẽ đuợc các tổ chức tội phạm thẻ sử dụng để làm thẻ giả và đem chi tiêu mua sắm hàng hóa dịch vụ có khả năng chuyển đổi cao.

Ve loại hình giả mạo, giả mạo trong hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng là do

thẻ giả và giả mạo trong các giao dịch thực hiện qua mail, fax, internet nơi không có sự

xuất trình thẻ trong quá trình thanh toán. Đã có một khoảng thời gian rất dài, cách đây

khoảng 1 thập kỷ ( vào cuối năm 2003 và đầu năm 2004) thẻ VCB nói riêng cũng nhu

thẻ của các ngân hàng trong nuớc nói chung bị từ chối khi thực hiện các giao dịch trên

Internet. Vào thời điểm đó tình trạng ăn cắp thông tin và lợi dụng tài khoản thẻ của nguời khác để sử dụng trên Internet ở Việt Nam xảy ra rất thuờng xuyên. Đieu này gây

ảnh huởng đến uy tín các ngân hàng phát hành thẻ trong nuớc cũng nhu gây khó khăn

cho những chủ thẻ có nhu cầu sử dụng thực sự.

Nguyên nhân chính dẫn đến thẻ VCB phát hành bị làm giả là do thẻ VCB bị Skimming trong quá trình chủ thẻ chi tiêu. Cho tới nay chua phát hiện truờng hợp nào chủ thẻ VCB bị Skimming khi thanh toán tại thị truờng Việt Nam mà tất cả đều phát sinh khi chủ thẻ chi tiêu tại nuớc ngoài. Khi đời sống kinh tế phát triển, thu nhập nguời dân tăng lên cùng với sự giảm giá của các tour du lịch quốc tế dẫn đến số luợng khách du lịch quốc tế tăng vọt đặc biệt là khách du lịch đến các nuớc trong khu vực Đông Nam Á nhu Thái Lan, Malayxia, Singapore. Đây là nơi tội phạm thẻ hoạt động mạnh, là nơi các ĐVCNT sẵn sàng thông đồng với tội phạm thẻ tiến hành đánh cắp thông tin của khách hàng thanh toán thẻ. Bên cạnh đó do thẻ thanh toán còn tuơng đối mới với chủ thẻ Việt nam nên chủ thẻ không phát hiện đuợc thủ đoạn Skimming thẻ, do đó hoàn toàn không nghi ngờ ĐVCNT. Thông thuờng sau khi đánh cắp đuợc thông tin thẻ, các tổ chức tội phạm thẻ sẽ

tiến hành làm thẻ giả và đem thanh toán, chủ yếu tại thị trường Mỹ, Nhật Bản và các thị trường thẻ mới phát triển, là nơi tập trung tội phạm thẻ hoạt động có tổ chức, có hệ thống bán hàng tự động phát triển hoặc hoạt động quản lý thanh toán thẻ còn lỏng lẻo.

VCB có giá trị mất mát do thẻ giả cao so với các ngân hàng trong cả nước , nguyên nhân là do thị phần phát hành thẻ của VCB nói chung và thẻ tín dụng của VCB nói riêng chiếm phần lớn (VCB chiếm gần 30 % thị phần phát hành thẻ tín dụng trong cả nước) nhưng lại chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống thẻ giả mạo. Trong các loại thẻ, rủi ro do thẻ Visa và Master xảy ra tương đối thường xuyên đặc biệt là thẻ Visa bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn

Ta có bảng cơ cấu thiệt hại do thẻ giả mạo chi tiết theo từng loại thẻ tại VCB sở giao dịch:

Bảng 2.6: Tổn thất theo cơ cấu từng loại thẻ

Trong 3 loại thẻ VCB phát hành thì giả mạo thẻ Visa luôn chiếm giá trị lớn nhất do VCB có số lượng thẻ Visa phát hành nhiều nhất và có doanh số sử dụng thẻ cao nhất trong 3 loại thẻ ngân hàng phát hành. Nhìn chung qua các năm thì tổn thất do thẻ bị giả mạo có tăng lên đối với từng loại thẻ. Tuy nhiên tốc độ tăng là thấp và có xu hướng giảm đáng kể. Đây là một tín hiệu rất tốt trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ của Sở giao dịch Vietcombank.

Năm 2014 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế thế giới và trong nước, kèm theo đó là hiện tượng thông tin thẻ tín dụng bị lấy cắp gia tăng. Điều này đã làm cho tổn thất do thẻ tín dụng bị làm giả tăng lên so với năm 2013. Từ năm 2013, đã xuất

hiện tổn thất do thẻ Amex bị làm giả. Mặc dù thẻ American Express là loại thẻ VIP dành cho những người thành đạt, có địa vị trong xã hội. ĐVCNT chủ thẻ American Express lựa chọn thanh toán thường là các Merchant lớn có uy tín nên tình trạng thẻ bị

Skimming cũng như ĐVCNT gian lận trong thanh toán hầu như không xảy ra và hiện

nay chưa áp dụng chuẩn EMV cho loại thẻ này. Giai đoạn 2013-2016, VCB và tổ chức thẻ Amex đang nỗ lực mở rộng và phát triển thị phần thẻ Amex Việt Nam và khu

vực châu Á, sự phát triển về thị phần này giúp cho thẻ Amex trở nên phổ biến với công

chúng, đồng nghĩa với nó là khả năng bị làm giả dễ dàng hơn.

2.3.1.2. Rủi ro tín dụng thẻ

Rủi ro tín dụng : Chủ thẻ không trả được các khoản đã chỉ tiêu, rủi ro tín dụng thẻ chỉ xảy ra với thẻ tín dụng quốc tế. Loại rủi ro này phát sinh khi chủ thẻ mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Bản chất của thẻ tín dụng là ngân hàng cung cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng dựa trên hình thức tín chấp (hoặc thế chấp) khách hàng được quyền sử dụng để chi trả cho các nhu cầu chi tiêu và có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Rủi ro tín dụng thẻ mà SGD đang phải đối mặt lại có nguyên nhân từ việc nới lỏng điều kiện phát hành thẻ ( chuyển từ phát hành thẻ tín dụng có tài sản đảm bảo sang hình thức tín chấp ngày càng nhiều).

Vào những năm đầu thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng VCB nói chung cũng như SGD nói riêng phần lớn phát hành thẻ trên cơ sở khách hàng có tài sản đảm bảo (chủ yếu là sổ tiết kiệm hay phong toả tài khoản mở tại VCB) từ

đó cấp hạn mức tín dụng thẻ cho chủ thẻ trên cơ sở này, điều này đã hạn chế sự phát triển của việc sử dụng thẻ tín dụng, làm cho số lượng khách hàng sử dụng thẻ rất hạn chế. Việc phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở có thế chấp là an toàn nhưng lại không phù hợp với thông lệ quốc tế, không đúng với tính chất của thẻ tín dụng và gây nhiều bất tiện cho khách hàng vì khách hàng vừa phải có khoản tiền thế chấp vừa phải có tiền để thanh toán các khoản chi tiêu từ thẻ (loại thẻ này là chi tiêu trước trả tiền sau) do đó không phát triển được số lượng khách hàng sử dụng thẻ. Trước tình hình đó những năm gần đây SGD chủ trương mở rộng phát hành thẻ trên cơ sở tín chấp và đã thu được kết quả khả quan về doanh số phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Điều này góp phần giữ vững và phát triển được thi phần trong hoạt động phát hành thẻ, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những rủi ro tín dụng do khách hàng không có khả năng thanh toán nợ.

Nếu những năm trước SGD hoàn toàn không phải quan tâm đến vấn đề này thì trong thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng chủ thẻ nợ lâu (Nhiều hơn 3 kỳ trả nợ cho ngân hàng) đã chiếm khoảng 3% trên tổng dư nợ tín dụng thẻ tín dụng của SGD (theo quan sát số liệu dư nợ thẻ tín dụng những tháng đầu năm 2013) . Nếu để xẩy ra rủi ro do hoạt động phát hành thẻ tín dụng tín chấp sẽ trực tiếp gây thất thoát đến vốn

của ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của SGD như những loại

hình tín dụng thông thường khác.

Nhằm mực tiêu giữ vững vị thế dẫn đầu về thẻ và yêu cầu từ các tổ chức thẻ quốc tế hiện nay SGD mạnh dạn phát triển hình thức phát hành thẻ theo hình thức tín

chấp nhằm tăng doanh số phát hành và thanh toán thẻ tín dụng. Khi doanh số thanh toán thẻ tín dụng tín chấp tăng lên, đồng nghĩa với khả năng thu hồi nợ thẻ của SGD sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thẻ chủ yếu từ chất lượng thẩm định khách hàng chưa tốt của cán bộ thẻ. Tuy nhiên, hiện nay Vietcombank cũng đã có chương trình xếp hạng tín dụng đối với khách hàng phát hành thẻ tín dụng thế chấp, sau khi cán bộ thẩm định hồ sơ và nhập trên hệ thống, thì hệ thống sẽ chấm điểm cho khách hàng, và đưa ra hạn mức tối đa mà khách hàng có thể được cấp hạn mức. Tuy nhiên cần căn cứ thông tin về CIC để kiểm tra tình hình

dư nợ vay và hạn mức thẻ tín dụng tại các ngân hàng khác mà chủ thẻ đang có quan hệ tín dụng để đưa ra hạn mức tốt nhất cho khách hàng và an toàn nhất đối với VCB.

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w