Kết quả theo dõi trong 6 tháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. (Trang 104 - 108)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. KẾT QUẢ CAN THIỆP CHỖ CHIA NHÁNH ĐỘNG MẠCH

3.3.3. Kết quả theo dõi trong 6 tháng

Bảng 3.34. Kết quả theo dõi trong 1 tháng đầu sau can thiệp

Biến cố Tổng BN n=141 Nhóm 1 n=90 Nhóm 2 n=51 p* Tử vong n (%) 3 (2,13) 3 (3,33) 0 (0,00) > 0,05 Tái NMCT n (%) 2 (1,42) 1 (1,11) 1 (1,96) > 0,05

Tái can thiệp tổn thương đích n (%)

2 (1,42) 1 (1,11) 1 (1,96) > 0,05

Đột quỵ n (%) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00)

Cộng dồn MACE n (%) 5 (3,55) 4 (4,44) 1 (1,96) > 0,05

Huyết khối stent n (%) 2 (1,42) 1 (1,11) 1 (1,96) > 0,05

Nhập viện vì suy tim n (%) 2 (1,42) 2 (2,22) 0 (0,0) > 0,05 Can thiệp ở tổn thương kèm

theo n (%) 16 (11,35) 14 (15,56) 2 (3,92) > 0,05 *: Chi-square test.

Trong 1 tháng đầu tiên, ở Nhóm 1 xảy ra 3 trường hợp tử vong chiếm tỷ lệ 3,33% và khơng có trường hợp nào xảy ra ở Nhóm 2 (p > 0,05). Có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,11% ở Nhóm 1 và 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,96% ở Nhóm 2 xảy ra tình trạng tái NMCT, có tổn thương ở nhánh mạch vành đích và đã được can thiệp. Như vậy kết quả cộng dồn MACE xảy ra ở 4 trường hợp chiếm tỷ lệ 4,44% ở Nhóm 1 và 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,96% ở Nhóm 2, tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Ở Nhóm 1 có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,11% xảy ra biến cố huyết khối stent cấp sau can thiệp 4 ngày, có lẽ nguyên nhân do lóc tách nhỏ sau stent mà

khơng được phát hiện. Ở Nhóm 2 có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,96% xảy ra biến cố huyết khối stent cấp sau khi can thiệp 15 ngày, nguyên nhân do người bệnh tự ý dừng thuốc kháng kết tập tiểu cầu.

Có 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,22% ở Nhóm 1 và khơng có trường hợp nào ở Nhóm 2 phải nhập viện vì suy tim, tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.35. Kết quả theo dõi trong 6 tháng đầu sau can thiệp

Biến cố Tổng BN n=138 Nhóm 1 n=87 Nhóm 2 n=51 p* Tử vong n (%) 4 (2,9) 4 (5,00) 0 (0,00) > 0,05 Tái NMCT n (%) 2 (1,45) 1 (1,15) 1 (1,96) > 0,05

Tái can thiệp tổn thương đích n (%)

3 (2,17) 1 (1,15) 2 (3,92) > 0,05

Đột quỵ n (%) 0 (0,00) 0 (0,00) 0 (0,00)

Cộng dồn MACE n (%) 7 (5,07) 5 (5,75) 2 (3,92) > 0,05

Huyết khối stent n (%) 2 (1,45) 1 (1,15) 1 (1,96) > 0,05 Nhập viện vì suy tim n (%) 9 (6,52) 9 (10,34) 0 (0,00) < 0,05 Can thiệp ở tổn thương kèm theo n

(%) 35 (25,36) 31 (35,63) 4 (7,84) < 0,05

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ Kaplan-Meier liên quan các biến cố tim mạch chính

(Kaplan-Meier event-free survival curves for major adverse cardiac events)

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ Kaplan-Meier liên quan sống còn trong 6 tháng

Sau 6 tháng, có 3 BN ở Nhóm 1 khơng theo dõi được do mất liên lạc. Có 4 trường hợp tử vong chiếm tỷ lệ 5% ở Nhóm 1 và khơng có trường hợp nào xảy ra ở Nhóm 2, tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.

Có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,11% ở Nhóm 1 và 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,96% ở Nhóm 2 xảy ra tình trạng tái NMCT. Có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,11% ở Nhóm 1 và 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,92% ở Nhóm 2 cần can thiệp tổn thương mạch đích. Tuy nhiên khơng có sự khác biệt giữa 2 nhóm can thiệp.

Như vậy kết quả cộng dồn MACE xảy ra 5 trường hợp chiếm tỷ lệ 5,75% ở Nhóm 1 và 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,92% ở Nhóm 2, tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Có 9 trường hợp chiếm tỷ lệ 10,34% ở Nhóm 1 và khơng có trường hợp nào ở Nhóm 2 phải nhập viện vì suy tim trong 6 tháng đầu sau can thiệp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Có 31 trường hợp chiếm tỷ lệ 35,63% ở Nhóm 1 và 4 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,84% ở Nhóm 2 có triệu chứng thiếu máu cơ tim liên quan tổn thương kèm theo, được can thiệp ở nhánh động mạch vành khác khơng phải ở tổn thương đích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w