Đặc điểm về một số yếu tố nguy cơ tim mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. (Trang 110 - 112)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2.1. Đặc điểm về một số yếu tố nguy cơ tim mạch

THA là một yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập của bệnh lý ĐMV. THA có thể gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan đích như tim, não, mắt, thận và các mạch máu… Những biến chứng của THA có thể rất nặng và xảy ra một cách đột ngột, có thể gây ra tử vong ngay lập tức cho BN [2]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, THA là yếu tố nguy cơ tim mạch gặp nhiều nhất với tỷ lệ là 78,7 % và khơng có sự khác nhau giữa 2 nhóm can thiệp. Kết quả này cũng tương tự như trong các nghiên cứu trước đây trên những BN ACS. Nghiên cứu của tác giả Bùi Long, tỷ lệ THA là 79,29% [99]. Nghiên cứu của tác giả Trịnh Việt Hà, tỷ lệ THA là 73,6% [100]. Còn trong nghiên cứu CARINAX, 330 BN hẹp chỗ chia nhánh ĐMV được can thiệp có sử dụng stent chuyên dụng AXXESS hoặc sử dụng kỹ thuật đặt stent vượt qua SB, tỷ lệ THA ở Nhóm AXXESS là 77% và Nhóm đặt stent vượt qua SB là 81% [82].

Bên cạnh THA, ĐTĐ cũng là yếu tố nguy cơ tim mạch chính và độc lập của bệnh lý ĐMV. ĐTĐ làm tổn thương sớm ở tế bào nội mạc mạch máu gây rối loạn chức năng của tế bào nội mơ, dẫn đến hình thành và tiến triển nhanh mảng xơ vữa động mạch [106], [107]. Theo nghiên cứu Framingham, nguy cơ mắc bệnh ĐMV ở BN ĐTĐ tăng gấp 2 lần ở nam và 3 lần ở nữ so với những

BN không mắc ĐTĐ [102]. ĐTĐ làm tăng tỷ lệ NMCT đe dọa tử vong, đồng thời cũng làm tăng các biến cố sốc tim và tử vong ở các BN NMCT cấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ NMCT thầm lặng cũng thường gặp hơn và tổn thương nhiều nhánh ĐMV cũng thường gặp hơn ở những BN ĐTĐ [29]. Trong nghiên cứu của chúng tơi, tỷ lệ BN ĐTĐ típ 2 là 29,8% cao thứ hai sau THA và khơng có sự khác biệt giữa 2 nhóm trong nghiên cứu. Tỷ lệ BN ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu trên BN ACS được can thiệp đặt stent ĐMV trước đây. Ở nghiên cứu của tác giả Bùi Long trên 227 BN ACS được can thiệp stent có lớp polymer tự tiêu và polymer vĩnh viễn, tỷ lệ BN ĐTĐ là 26,87% [99]. Nghiên cứu của tác giả Trịnh Việt Hà trên 125 BN ACS không ST chênh lên được can thiệp đặt stent ĐMV, tỷ lệ BN ĐTĐ típ 2 là 27,2% [100]. Trong nghiên cứu CARINAX, tỷ lệ BN ĐTĐ týp 2 ở Nhóm AXXESS và Nhóm đặt stent vượt qua SB đều là 30% [82].

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐMV, tác hại của hút thuốc lá có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp lên các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành khác. Hút thuốc làm giảm nồng độ HDL máu, làm suy giảm tính đàn hồi thành mạch, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đơng, bên cạnh đó hút thuốc lá cịn làm tăng hoạt tính của hệ thần kinh giao cảm điều hịa tim và mạch máu [2], [108]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN hút thuốc lá là 24,1%, đứng thứ ba sau THA và ĐTĐ và khơng có sự khác nhau giữa 2 nhóm trong nghiên cứu. Tuy nhiên tỷ lệ BN hút thuốc lá trong các nghiên cứu khác trên thế giới và Việt Nam trước đây có sự khác nhau. Trong nghiên cứu của tác giả Bùi Long trên 227 BN ACS được can thiệp stent, tỷ lệ hút thuốc lá là 35,68% [99]. Nghiên cứu của tác giả Trịnh Việt Hà, tỷ lệ hút thuốc lá ở BN ACS được can thiệp stent ĐMV là 43,2% [100]. Trong nghiên cứu DEFINITION II, tỷ lệ BN hút thuốc lá ở Nhóm Two- stent là 28,4% và ở Nhóm đặt stent vượt qua SB là 30,2% [68]. Ở nghiên cứu CARINAX, tỷ lệ hút thuốc lá ở nhóm AXXESS là 30% và nhóm đặt stent vượt qua SB là 25% [82].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp đặt stent chỗ chia nhánh động mạch vành thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w