CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
1.2. Sự phân bố mảng xơ vữa chỗ chia nhánh động mạch vành
* Nguồn: theo Nakazawa G. và cộng sự. (2010) [36]
Những vùng có ứng suất cắt thấp (theo hình 1.2 là các vùng A, B, C, D), thường gặp mảng xơ vữa, các vùng ứng suất cắt cao (E, F), ít gặp mảng xơ vữa.
Sự phân bố các mảng xơ vữa cũng bị ảnh hưởng bởi góc xuất phát của nhánh bên, mảng xơ vữa hay lắng đọng về phía góc nhọn và cách xa góc tù. Vùng cựa carina chỗ chia nhánh (vùng G, hình 1.2) chịu ứng suất cắt cao và
lưu lượng dịng chảy cao do đó thường ít gặp mảng xơ vữa nặng, tuy nhiên khi góc phân nhánh tăng lên (góc tù) hoặc tăng tỷ lệ kích thước giữa MV và SB hoặc có sự gập góc nhiều thì mảng xơ vữa sẽ xuất hiện ở vùng cựa carina nhiều hơn. Ngược lại, huyết khối stent muộn thường gặp ở những vùng chịu ứng suất cắt cao như vùng cựa carina, nơi hiện tượng tái tạo nội mạc xảy ra kém hơn. [36], [37], [38].
Góc phân nhánh: là góc được tạo ra giữa DMV và SB. Tổn thương chỗ
phân nhánh có dạng chữ Y khi góc phân nhánh < 70° và có dạng chữ T khi góc phân nhánh > 70° [39]. Khi tổn thương có dạng chữ Y, nguy cơ di lệch mảng xơ vữa hoặc di lệch vùng cựa carina chỗ chia nhánh gây ảnh hưởng dịng chảy SB trong q trình đặt stent nhánh chính cao hơn so với tổn thương dạng chữ T (hình 1.3), và sẽ khó về mặt kỹ thuật để bao phủ stent ở chỗ xuất phát của nhánh bên khi sử dụng kỹ thuật đặt stent chữ T ở những tổn thương này. Với tổn thương dạng chữ T, mặc dù nguy cơ tắc nhánh bên thấp nhưng việc đưa dây dẫn vào nhánh bên có thể gặp khó khăn khi gánh nặng xơ vữa lớn ở chỗ xuất phát của nhánh bên.