Các nguồn thu hút ngoại tệ chủ yếu của Ngân hàng TMCP Ngoại tệ Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT

2.2.1.3. Các nguồn thu hút ngoại tệ chủ yếu của Ngân hàng TMCP Ngoại tệ Việt Nam

Thu hút thông qua hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu

Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà VCB luôn duy trì vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu quaVCB. Cho đến nay Ngân hàng đã triển khai hết các nghiệp vụ cơ bản của TTQT như mở L/C, thanh toán L/C, thanh toán nhờ thu, bao thanh toán, chuyển tiền bằng điện...

Hình 2.2: DTXK của VCB từ năm 2004-2008

6.967

9.375

15.265 12.7 14.163

0 5 10 15 20

2004 2005 2006 2007 2008

Tỷ USD

Nguồn: Website Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng DTXK và tốc độ tăng thị phần so với toàn ngành của VCB từ năm 2004-2008

22.4 34 35

11.5 7.8 28.9

26.3

32

29.3 25.8

0 20 40 60 80

2004 2005 2006 2007 2008

%

Tốc độ tăng thị phần Tốc độ tăng DTXK

Nguồn: Website Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Nhìn vào 2 hình trên ta thấy, DTXK của VCB qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng thì có sự thay đổi, từ năm 2004 đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng DTXK tăng, năm 2007-2008, tốc độ giảm xuống một cách đáng kể, đặc biệt là năm 2007, tốc độ tăng trưởng giảm 2,7%.

Trong giai đoạn 2004 -2006, hoạt động thanh toán xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng ổn định, VCB duy trì tỷ trọng 30,5% tổng kim ngạch thanh toán xuất khẩu của cả nước với mức tăng trưởng bình quân 29,1%/năm.

Trong năm 2006, hoạt động thanh toán quốc tế của VCB qua mạng SWIFT đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc chính thức khai trương chương trình chuyển tiền đi theo mô hình xử lý tập trung tại trung ương bắt đầu từ tháng 10 năm 2004 đã tạo điều kiện xử lý các giao dịch chuyển tiền đi một cách nhanh chóng và h iệu quả hơn, nhằm giảm thiểu khối lượng công việc đối chiếu và lưu giữ chứng từ.

Năm 2007, trong bối cảnh có nhiều ngân hàng tham gia với các chính sách cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, doanh số thanh toán xuất khẩu qua VCB vẫn tăng và duy trì ở mức cao nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể và kéo theo đó là thị phần so với kim ngạch thanh toán xuất khẩu của cả nước cũng giảm mạnh. Đặc biệt năm 2007 là một năm mà tốc độ tăng trưởng kinh tế

của cả nước tăng cao, đạt 8,44%, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,85 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 25%. Điều đó cho thấy VCB đang đứng trước sự cạnh tranh rất lớn từ các NHTM khác trong hoạt động thanh toán thanh toán quốc tế nói chung là hoạt động thanh toán xuất khẩu nói riêng.

Năm 2008, do ảnh hưởng của cơn bão tài chính Mỹ, hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do nhu cầu giảm và khách hàng không có khả năng thanh toán, nhiều đơn hàng xuất khẩu vào Mỹ, EU, Nhật, như: dệt may, hạt tiêu, hạt điều, đồ gỗ,... đều giảm 20-30%. Không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại:

Lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm

Hình 2.4: Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2003-2007

22.1 25 22.5

27.9 31.4

20.1 23 15.7

20.6

26.6

0 10 20 30 40 50 60 70

2003 2004 2005 2006 2007

%

Export Growth Import Growth

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Thu hút thông qua hoạt động tiền gửi, tiết kiệm bằng ngoại tệ từ các tổ chức và từ dân cư

Nguồn ngoại tệ nằm trong dân, đặc biệt là với những nước có tình trạng đô la hóa thì ngoại tệ được tự do lưu thông, được người dân lưu giữ là khá lớn, với các hình thức thu hút tiền gửi tiết kiệm, các NHTM bằng các hình thức kinh

doanh của mình tập trung các nguồn vốn ngoại tệ không không chỉ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình mà còn là trách nhiệm của mỗi ngân hàng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, đặc biệt là chính sách quản lý ngoại hối góp phần thúc đẩy nền kinh tế.

Nguồn vốn huy động bằng vốn ngoại tệ tại VCB được biết đến như một thế mạnh từ trước đến nay. Tỷ lệ nguồn vốn tiết kiệm ngoại tệ so với VNĐ vẫn luôn ở mức cao (năm 2008, tỷ lệ này là 48/12).

Trong giai đoạn từ năm 2004 – 2005 tốc độ tăng trưởng vốn ngoại tệ có chậm lại, năm 2006 tình hình có vẻ sáng sủa hơn với mức tăng trưởng 23,8%. Tuy nhiên, so với tăng trưởng của toàn ngành (41,1%) thì có thể nói VCB đã gặp phải những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn này.

Hinh 2.5: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bằng tiền gửi tiết kiệm ngoại

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w