C HƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI AGRIBANK KIÊN GIANG
2.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng
Có nhiều mục tiêu dẫn tới việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên trong đó cần phải đề cập tới mục tiêu quan trọng bậc nhất đó là lợi nhuận tạo ra trên mỗi đồng thu nhập mang về của chi nhánh.
Do vậy tác giả đã tiến hành so sánh mối liên hệ giữa tỷ lê lợi nhuận trên thu nhập và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nhằm làm rõ thêm ý nghĩa của tăng trưởng tín dụng.
Cụ thể mối liên hệ này được minh họa như hình sau:
Hình 2.6: Mối quan hệ tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lợi nhuận trên thu nhập của Agribank Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2014
Nguồn: Agribank Kiên Giang và tính toán của tác giả Hình vẽ đã minh họa tương đối rõ nét mối quan hệ này, cụ thể là khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng giảm đi từ 2009 đến 2011 thì tương ứng tỷ lệ lợi nhuận trên thu nhâp cũng giảm đi; và khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2012 thì tỷ lệ lệ lợi nhuận trên thu nhâp cũng tăng lên; tiếp đến khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng lại suy giảm từ 2012 tới nay thì tỷ lệ lợi nhuận trên thu nhâp bắt đầu có diễn biến trái ngược chút vào năm 2013 và sau đó lại quay về quỹ đạo đồng pha.
11,557%
10,013%
8,138% 9,244%
12,644% 10,553%
21,252% 20,319%
14,015% 15,659%
13,335%
6,633%
,000%
5,000%
10,000%
15,000%
20,000%
25,000%
2009 2010 2011 2012 2013 2014
LN/ Thu nhập Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
Như vậy xét một cách chung nhất thì giữa tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên Giang và tỷ lệ lệ lợi nhuận trên thu nhập đã có mối liên hệ cùng chiều giảm; và như thế điều này đưa ra một gợi ý muốn tăng lợi nhuận thì nên thúc đẩy tín dụng hơn nữa.
2.3.2. Huy động vốn của chi nhánh và tăng trưởng tín dụng
Để tăng trưởng được tín dụngthì ngân hàng cần chủ động được các nguồn vốn cho vay một cách dồi dàovà trên thực tế đối với Agribank Kiên Giang đã tạo được các kênh huy động vốn như sau: Tiền gửi tiết kiệm; Phát hành giấy tờ có giá; Tiền gửi thanh toán; Vốn điều hòa (khi thiếu vốn); Vốn khác; Tiền gửi thanh toán …với các diễn biến như bảng sau:
Bảng 2.1: Các nguồn vốn huy động và mối liên hệ với tăng trưởng tín dụng
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tiền gửi tiết kiệm 26.04% 18.37% 67.40% 19.54% 19.15% 20.78%
Phát hành GTCG 137.56% 231.51% -65.59% 108.70% -32.11% -99.84%
Tiền gửi thanh toán -27.97% 24.78% -24.18% 24.62% 27.33% -13.14%
Vốn điều hoà 44.31% 8.84% 14.86% 7.67% 11.70% 6.00%
Vốn khác 34.42% 87.06% 46.26% 15.29% -15.70% 12.28%
Tổng nguồn vốn 19.12% 21.79% 15.40% 16.20% 13.26% 6.40%
21,252%
20,319%
14,015% 15,659% 13,335%
6,633%
,000%
5,000%
10,000%
15,000%
20,000%
25,000%
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ tăng trưởng huy động Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả Như vậy các nguồn vốn huy động nhìn chung trong xu hướng giảm và hiện tượng này đã có liên hệ một cách khá tương đồng với tăng trưởng tín dụng; mối liên hệ giữa tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động và tăng trưởng tín dụng là cùng chiều; một khi yếu tố này thay đổi sẽ làm yếu tố kia cũng có sự thay đổi tương ứng theo cùng xu hướng.
2.3.3. Lạm phát và tăng trưởng tín dụng của chi nhánh
Lạm phát chính là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế; nó là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của chúng ta, và thực tiễn giai đoạn 2008 – 2011 đã cho thấy lạm phát cao kìm hãm sự phát triển, làm nghèo đi mỗi cả thể, tổ chức của nền kinh tế. Và để đo lường lạm phát chúng ta thường dùng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để làm đại diện.
Vì thế việc xem xét mối liên hệ giữa CPI và tăng trưởng tín dụng là hết sức có ý nghĩa và được thể hiện như hình bên dưới đây:
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa CPI và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2014
21,25%
20,32%
14,02%
15,66%
13,34%
6,63%
6,52%
11,75%
18,13%
6,81%
6,04%
4,09%
0,00%
5,00%
10,00%
15,00%
20,00%
25,00%
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng CPI
Nguồn: Agribank Kiên Giang và tính toán của tác giả Diễn biến đồ thị cho thấy khi CPI ở mức thấp thì tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao (22.25% năm 2009) và khi CPI tăng vọt lên mức cao 18.31% năm 2011 thì tín dụng lao dốc rất mạnh; và khi CPI có dấu hiện hạ nhiệt suy giảm từ 2012 tới nay thì tăng trưởng tín dụng cũng ở trong xu thế tương tự.
Như vậy chúng ta có thể thấy giữa CPI và Tăng trưởng tín dụng có mối liên hệ với nhau theo cả hai chiều hướng thuận và nghịch; đồng thời cả 2 yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là kết quả ảnh hưởng tới yếu tố còn lại. Do tính chất lưỡng tính này nên việc xem xét mối quan hệ này cần phải xét trong mối liên hệ qua lại giữa chúng; và cần xét trong khoảng diễn biến tăng trưởng; khoảng CPI để có được trạng thái hợp lý cho cả hai yếu tố.
2.3.4. Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng của chi nhánh
Trong một nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định sẽ cần nhiều nguồn lực cho sự phát triển và bản thân sự phát triển sẽ lại tạo ra nguồn lực mới cho nền kinh tế. Và vì thế khi GDP tăng trưởng thì sẽ có xu hướng kích thích việc các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh… và từ đó kích thích tăng trưởng tín dụng; ở chiều ngược lại thì sẽ có xu hướng làm giảm, kìm hãm sự tăng trưởng tín dụng.
Hình 2.8: Mối quan hệ giữa GDP và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2014
21,25% 20,32%
14,02% 15,66%
13,34%
6,63%
5,32% 6,78% 5,89%
5,03% 5,43% 5,98%
0,00%
5,00%
10,00%
15,00%
20,00%
25,00%
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng GDP
Nguồn: Agribank Kiên Giang và tính toán của tác giả Diễn biến thực tiễn tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 cho thấy nền kinh tế đang ở dưới mức tiềm năng, tăng trưởng thấp và kéo dài;
điều này tất yếu dẫn tới tăng trưởng tín dụng suy giảm liên tục. Biểu hiện trên đồ thị cho thấy đường màu xanh (tăng trưởng tín dụng) đi xuống và đường màu đỏ (GDP) có xu hướng đi ngang trong biên độ hẹp. Những diễn biến này cho thấy mối liên hệ giữa GDP và tăng trưởng tín dụng là cùng chiều, khi tăng trưởng suy giảm, tín dụng suy giảm và ngược lại.
2.3.5. Lãi suất cho vay và tăng trưởng tín dụng của chi nhánh
Lãi suất là cái giá phải trả cho việc sử dụng vốn; đối với khách hàng lãi suất cho vay là cái giá phải trả của việc vay tiền, nó là chi phí; đối với ngân hàng thì đó là thu nhập của ngân hàng, là giá bán hàng của ngân hàng (mà hàng hóa ở đây là vốn), là phần bù cho các rủi rotrong việc cho vay mượn. Lãi suất cho vay được tính tóan bằng tỷ lệ giữa số tiền lãi và số tiền cho vay. Cũng chính vì ý nghĩa này mà về mặt lý luận lãi suất và tăng trưởng tín dụng chịu tác động của quy luật cung cầu hàng hóa. Cụ thể diễn biến này tại Agribank Kiên Giang được mô tả như biểu đồ sau:
Hình 2.9: Mối quan hệ giữa lãi suất cho vayvà tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2014
21,25% 20,32%
14,02%
15,66%
13,34%
6,63%
10,31%
15,18%
17,99%
17,69%
13,13%
10,59%
0,00%
5,00%
10,00%
15,00%
20,00%
25,00%
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng Lãi suất cho vay bình quân
Nguồn: Agribank Kiên Giang và tính toán của tác giả Về mặt đồ thị chúng ta có thể thấy lãi suất cho vay bình quân (đường màu đỏ) có dạng parabol úp, nó mô tả diễn biến khi lãi suất cho vay bình quân tăng dần lên từ mức 10.31% năm 2009 tới đỉnh điểm là 17.99% năm 2011; đồng thời sau đó có giảm dần nhưng vẫn duy trì ở mức trên 10%. Tương ứng với diễn biến này chúng ta thấy tăng trưởng tín dụng cứ giảm dần theo thời gian (đường màu xanh nằm dưới đường màu đỏ)
Như vậy thực tiễn Agribank Kiên Giang cho thấy lãi suất cho vay bình quân và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có mối liên hệ nghịch và vì thế nếu muốn thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thì chi nhánh cần phải giảm lãi suất cho vay bình quân xuống, tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ hơn để cho vay rẻ hơn và qua đó hỗ trợ khách hàng.