Phân tích thực trạng tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 46 - 52)

C HƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI AGRIBANK KIÊN GIANG

2.2. Phân tích thực trạng tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên

2.2.1. Diễn biến tăng trưởng tín dụng của Agribank chi nhánh Kiên Giang trong giai đoạn 2009 - 2014

Diễn biến tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên Giang trong giai đoạn 2009 – 2014 , được mô tả như sau:

Nhìn chung về mặt quy mô tuyệt đối tín dụng của Agribank Kiên Giang tăng dần qua các năm từ mức 4,145,551 triệu đồng 2009 lên tới 7,949,073 triệu đồng 2014 và vấn đề này là hoàn toàn hợp lý xét theo góc độ tăng trưởng theo thời gian vi các nhu cầu về vốn bao giờ cũng ngày càng lớn lên. Tuy nhiên quy mô tuyệt đối không cho biết chính xác liệu chi nhánh có tăng trưởng tốt không, do vậy việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng tín dụng sẽ sát tình hình hơn. Số liệu phân tích đã cho thấy xét theo xu

hướng thì tăng trưởng tín dụng đang có dấu hiệu giảm dần từ mức tăng trưởng 20.32%

năm 2010 xuống còn 6.63% năm 2014.Nguyên nhân của hiện tượng tăng trưởng giảm dần là do giai đoạn 2009 – 2012 nền kinh tê Việt Nam đang trên quá trình từ đỉnh đi xuống (suy thoái), cộng với các chính sách thắt chặn tiền tệ, và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu kém … dẫn tới việc gia tăng tín dụng khà khó khăn và suy giảm.

2009 2010 2011 2012 2013 2014

CN Kiên Giang 21.252% 20.32% 14.02% 15.66% 13.34% 6.63%

Agribank 20.161% 17.12% 4.16% 11.21% 10.44% 14.08%

Tỷ trọng tín dụng CN Kiên Giang so Agribank

1.17% 1.20% 1.32% 1.37% 1.40% 1.31%

Hình 2.3: Diễn biến tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên Giang trong giai đoạn 2009 – 2014

Nguồn: Agribank Kiên Giang và tính toán của tác giả Ngoài ra, nếu so sánh với toàn hệ thống Agribank thì mức tăng trưởng tín dụng của chi nhánh Kiên Giang vẫn đang có mức tăng mạnh hơn ở giai đoạn từ 2009 đến 2013, đặc biệt năm 2011 tăng mạnh gấp hơn 3 lần so với hệ thống; tuy nhiên năm 2014 thì chi nhánh lại có mức tăng trưởng chỉ bằng gần nửa so với toàn hệ thống. Vấn

4.145.551

4.987.897

5.686.959

6.577.478 7.454.609 7.949.073

- 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 8.000.000 9.000.000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

CN Kiên Giang -tr đồng

đề này cho thấy về mặt xu hướng tăng trưởng tín dụng thì giữa chi nhánh và hệ thống là có sự tương đồng; do chi nhánh chịu sự chỉ đạo chung về mặt định hướng.

Tuy nhiên về diễn biến chi tiết thì có sự lệch pha và độ trễ; khi chi nhánh tăng mạnh thì hệ thống tăng yếu hơn và khi hệ thống đã phục hồi mức tăngtín dụng (2014) thì chi nhánh lại đang trong quá trình suy giảm và tìm kiếm sự phục hồi tăng trưởng tín dụng; nguyên nhân là do sự đặc thù của từng địa phương, chi nhánh cũng như do vấn đề quản lý, điều hành của từng đơn vị. Ngoài ra sau một quá trình tăng trưởng vượt hệ thống thì chi nhánh cũng không thể thúc đẩy việc gia tăng tín dụng mãi được mà cần có “khoảng lắng” để tìm hướng phát triển tín dụng bền vững, tối ưu.

Bên cạnh việc xem xét diễn biến tăng trưởng tín dụng chung của chi nhánh, với số liệu có được tác giả đã tiến hành xem xét việc tăng trưởng tín dụng theo 2 nhóm:

(1) Ngắn hạn và (2) Dài hạn. Cụ thể diễn biến như sau:

Hình 2.4: Diễn biến tăng trưởng tín dụng ngắn và dài hạn của Agribank Kiên Giang trong giai đoạn 2009 – 2014

Nguồn: Agribank Kiên Giang và tính toán của tác giả

21,25%

20,32%

14,02%

15,66%

13,34%

6,63%

27,65%

18,71% 16,86% 18,61%

15,38%

5,15%

6,93%

24,63%

6,78%

7,45%

7,05%

11,56%

0,00%

5,00%

10,00%

15,00%

20,00%

25,00%

30,00%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tăng trưởng tín dụng của chi nhánh Tăng trưởng tín dụng ngắn hạn Tăng trưởng tín dụng dài hạn Tăng trưởng của cả hệ thống

Diễn biến cho thấy tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn sau khi tạo đỉnh năm 2009 với mức tăng 27.65% đã suy giảm liên tục, rất mạnh cho tới nay chỉ còn 5.15%

(biểu thị trên đồ thị là đường màu đỏ và giai đoạn 2009 – 2012 rất sát diễn biến tăng trưởng tín dụng chung, giai đoạn 2012 – 2014 thì ngược lại). Ngoài các nguyên nhân chung như với tổng dư nợ đã đề cập ở trên, việc nợ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm mạnh còn do tính định hướng và tái cơ cấu tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank Kiên Giang nói riêng.

Trái ngược với diễn biến tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn, thì phần tăng trưởng dư nợ dài hạn (biểu thị đường có mầu xanh rêu, và khá tương đồng diễn biến tăng trưởng tín dụng chung vào giai đoạn 2012 - 2014) lại có xuất phát điểm tăng trưởng rất thấp (6.93% năm 2009), năm 2010 tăng vọt lên mức24.63% do chính sách tăng cường cho vay trung và dài hạn của NHNN và siết các nguồn vốn ngắn hạn; sau đó cùng với bối cảnh suy thoái của nền kinh tế dư nợ tín dụng dài hạn đã giảm vào năm 2011 còn 6.78% và từ đó dần dần phục hồi cho tới nay lên mức 11.56% (cao hơn nợ ngắn hạn).

Nhìn chung dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao với mức bình quân là 74.36% trong tổng dư nợ; đồng thời biến động tăng trưởng của dư nợ tín dụng dài hạn khá bất ổn và trái với biến tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn.

2.2.2. Thực trạng tăng trưởng tín dụng của Agribank chi nhánh Kiên Giang trong giai đoạn 2009 - 2014

Bên cạnh việc xem xét diễn biến tăng trưởng tín dụng nói chung, tín dụng ngăn hạn, tín dụng trung và dài hạn của Agribank Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2014, tác giả còn tập chung vào phân tích thực trạng chất lượng tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong khoảng thời gian này. Và để đánh giá thực trạngtăng trưởng chất lượng tín dụng, tác giả xem xét diễn biến các nhóm nợP1F2P: nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn – trích lập dự phòng 25%), nhóm 4 (nghi ngờ – trích lập dự phòng 50%) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao – trích lập dự phòng 100%) và xem xét diễn biến tỷ lệ nợ xấu để hiểu rõ hơn hiện trạng tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên Giang. Cụ thể như sau:

2Thông tư số: 15/2010/TT-NHNN về Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

2009 3,833,527 264,292 19,091 15,154 13,487

2010 4,776,656 169,747 13,239 18,769 9,486

2011 5,517,071 59,723 39,873 18,638 51,653

2012 6,464,153 63,544 16,136 16,725 16,921

2013 7,244,149 131,014 15,492 22,135 41,820

2014 7,585,865 214,756 24,079 60,084 64,289

trọng Tỷ BQ

96.02% 2.71% 0.36% 0.39% 0.51%

Hình 2.5: Diễn biến tỷ trong dư nợ nhóm 3,4,5 trong tổng dư nợ của Agribank Kiên Giang trong giai đoạn 2009 – 2014

Nguồn: Agribank Kiên Giang và tính toán của tác giả Về mặt giá trị tuyệt đối thì chúng ta có thể thấy nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ cao trong tổng dư nợ với mức bình quân là 96.02%; tiếp đến là nợ nhóm 2 với mức bình quân là 2.71%, nợ nhóm 5 là 0.51%, nợ nhóm 4 là 0.39%, nợ nhóm 3 là 0.36%.

Về mặt xu hướng diễn biến, số liệu nghiên cứu cho thấy các nhóm nợ 3, 4, 5 đều có những biến động mạnh tăng trong giai đoạn 2009 -2011, giảm 2011 – 2012 và tăng lại từ 2012 tới nay. Trong đó từ năm 2010 diễn biến nợ nhóm 5 luôn duy trì tỷ trọng trong tổng dư nợ ở mức cao hơn so với nợ nhóm 3 và 4; đồng thời lại có xu hướng tăng theo thời gian. Nợ nhóm 4 cũng có diễn biến tương tự nợ nhóm 5 nhưng ở mức thấp hơn; tuy nhiên lại cao hơn nợ nhóm 3.

0,46%

0,27%

0,70%

0,21%

0,30%

0,37% 0,38%

0,33%

0,25%

0,30%

0,76%

0,33%

0,19%

0,91%

0,56%

0,81%

0,00%

0,10%

0,20%

0,30%

0,40%

0,50%

0,60%

0,70%

0,80%

0,90%

1,00%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng cùng với việc gia tăng về quy mô tuyệt đối của dư nợ tín dụng và việc đang trong xu hướng giảm tăng trưởng tín dụng; thì các nhóm nợ lại có xu hướng dịch chuyển về mặt cơ cấu theo hướng các nhóm 3,4,5 tăng lên và nhóm 1, 2 giảm đi. Vấn đề này phản ánh hiện tượng, dấu hiệu chất lượng tín dụng là đang đi xuống và chi nhánh đang đối mặt với vấn đề tăng trưởng tín dụng giảm dần và chất lượng tín dụng cũng giảm đi, nợ xấu tăng dần lêntheo thời gian.

Để thấy rõ hơn vấn đề, chúng ta tiếp tục xem xét thêm về xu hướng nợ xấu của chi nhánh Kiên Giang bằng đồ thị sau.

Hình 2.5: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu Agribank Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2014 Nguồn: Agribank Kiên Giang và tính toán của tác giả Từ đồ thị trên, chúng ta có thể nhận thấy mặc dù về cơ cấu các nhóm nợ 3, 4, 5 của Agribank Kiên Giang đang có xu hướng tăng lên và cho thấy chất lượng nợ xấu đi.

Tuy nhiên nếu so sánh chung với toàn ngành ngân hàng và so với toàn hệ thống Agribank thì mức nợ xấu của chi nhánh Kiên Giang là thấp và vẫn trong mức độ chấp nhận được. Trên đồ thị đường màu xanh lam (nợ xấu chi nhánh) luôn ở dưới các đường màu xanh rêu (toàn ngành ngân hàng) và thấp hơn đường màu đỏ (toàn hệ thống Agribank) rất nhiều. Ngoài ra nợ ngắn hạn luôn tạo ra mức nợ xấu chiếm xấp xỉ 54% trong tổng số nợ xấu; phần còn lại 46% là do nợ dài hạn.

1,15% 0,83% 1,94% 0,76% 1,07% 1,87%

2,60% 3,04%

6,67% 5,80%

8,16%

15,86%

2,20% 2,60% 3,10%

4,08% 3,79% 3,70%

0,00%

2,00%

4,00%

6,00%

8,00%

10,00%

12,00%

14,00%

16,00%

18,00%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nợ xấu chi nhánh Nợ xấu Agribank Nợ xấu toàn ngành

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)