1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi kết thúc học phần môn kinh doanh ngoại hối và Đáp Án

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 56,11 KB

Nội dung

YÊU CẦU Câu 1: Bạn hãy cho biết, hiện nay, giới hạn trạng thái ngoại tệ đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối được quy định tại văn bản luật

Trang 1

Họ và tên sinh viên:

MSSV: Lớp học phần:

THÔNG TIN BÀI THI

Bài thi có: (bằng số): …4… trang

(bằng chữ): …bốn… tra

1

I Ố

I H Ạ KINH DOANH NGO :

Môn thi

N Ầ

C PH Ọ

T THÚC H Ế

THI K BÀI

CHÍ MINH Ồ

C NGÂN HÀNG TP H Ọ

I H Ạ

NG Đ Ờ TRƯ

Trang 2

YÊU CẦU

Câu 1: Bạn hãy cho biết, hiện nay, giới hạn trạng thái ngoại tệ đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối được quy định tại văn bản luật nào? Nêu rõ điều khoản, nội dung về nguyên tắc tính và giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ có liên quan?

Câu 2: Bạn hãy so sánh cách thức sử dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khoản tiền sẽ thu/phải trả của doanh nghiệp xuất/nhập khẩu bằng một tình huống minh hoạ (phân tích tình huống theo các nội dung: rủi ro tỷ giá, sử dụng hợp đồng để bảo hiểm rủi ro, tổng chi phí/tổng số tiền thu về khi

sử dụng hợp đồng bảo hiểm)?

2

Trang 3

BÀI LÀM

Câu 1: Trên thế giới hiện nay, chính sách mở cửa của các quốc gia đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, theo đó các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa diễn ra sôi nổi

3

Trang 4

Vì có hoạt động giao thương giữa các nước, dẫn đến nhu cầu trao đổi tiền tệ là điều tất yếu, do đó mà hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng

là một nghành nghề kinh doanh đang phát triển theo nhu cầu của thị trường, hấp dẫn các nhà kinh doanh, là cầu nối cho các bên tham gia trên thị trường mua bán các đồng tệ với nhau, nhưng đồng thời kinh doanh ngoại tệ lại tồn tại nhiều rủi ro Chính vì vậy cần có sự vào cuộc của nhà nước để điều tiết hoạt động ngoại hối Vào những cuối năm của thế kỷ 20, nhà nước Việt Nam đã thi hành chính sách mở, và bắt đầu ra các bộ Luật đầu tiên về ngoại hối, theo thời gian, để bắt kịp với nhịp độ của thị trường trên thế giới, Việt Nam đã lần lượt ra đời các nghị định, thông tư ban hành các điều khoản sửa đổi, bổ sung và theo

đó lần sửa đổi mới nhất quy định về nguyên tắc tính trạng thái ngoại

tệ, giới hạn trạng thái ngoại hối đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối, được quy định tại Thông tư số 07/2012-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực thi hành

4

Trang 5

kể từ ngày 02/05/2012, áp dụng cho đối tượng là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại việt Nam được phép hoạt động ngoại hối, tại Điều 3 và Khoản 1, 2,

3, 5 – Điều 4 Nội dung được quy định như sau:

- Điều 3 Nguyên tắc tính trạng thái ngoại tệ:

“1 Trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định vào thời điểm cuối ngày làm việc

2.Trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ được tính trên cơ sở số dư các tài khoản có liên quan theo quy định tại Phụ lục đính kèm Thông tư này

3.Quy đổi trạng thái nguyên tệ của từng ngoại tệ sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái

4.Cộng các trạng thái ngoại tệ dương với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ dương

5

Trang 6

Cộng các trạng thái ngoại tệ âm với nhau để tính tổng trạng thái

ngoại tệ âm.” - Điều 4 Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ:

“1 Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ được tính bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm chia cho vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Vốn tự có để tính giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là vốn tự có của tháng liền kề trước kỳ báo cáo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

2. Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá 20% vốn

tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

3. Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

6

Trang 7

5 Trường hợp cần thiết, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được duy trì trạng thái ngoại tệ vượt giới hạn quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.”

Như vậy, theo Điều 3 và Điều 4 nêu trên, giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại tệ dương (âm) chia cho vốn tự có của các ngân hàng thương mại không vượt quá 20% vốn tự có, trường hợp cần thiết vượt mức giới hạn quy định phải được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Câu 2: Tình huống và giải thích cách thức sử dụng hợp đồng kỳ hạn

và hợp đồng quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá

 Tình huống minh họa:

Vào ngày 9/7/2021, Công ty Legamex có một hợp đồng xuất khẩu sản phẩm giày da sang Hoa Kỳ với trị giá USD5,000,000 Hai bên thỏa thuận xuất khẩu và thanh toán giá trị lô hàng sau 3 tháng Trên thị trường OTC hiện nay có thông tin như sau:

7

Trang 8

- Spot : 22,910 23,110 VND/USD Forward 3T : 22,950 -23,160 VND/USD

- Quyền chọn mua USD, thanh toán bằng VND, kỳ hạn 3 tháng, kiểu Châu Âu, tỷ giá quyền chọn E = 22,890 VND/USD, phí quyền chọn là π = 50 VND/USD

- Quyền chọn bán USD, thanh toán bằng VND, kỳ hạn 3 tháng, kiểu Châu Âu, tỷ giá quyền chọn E = 23,000 VND/USD, phí quyền chọn là π = 50 VND/USD

- Giả sử tỷ giá giao ngay vào 3T :a) 22,900 - 23,100 VND/USD

b) 23,010 – 23,150 VND/USD

 Phân tích tình huống trên:

- Theo như tình huống trên, công ty Legamex sẽ có một khoản phải thu bằng ngoại tệ sau 3 tháng là 5,000,000 USD, do vậy công ty này lo ngại tỷ giá giảm sau 3 tháng, USD giảm giá so với VND, S(VND/USD) giảm, chi phí USD tăng

8

Trang 9

- Do vậy, để bảo hiểm rủi ro tỷ giá khoản phải thu xuất khẩu, Công ty Legamex có thể lựa chọn 1 trong 2 hợp đồng sau:

1 Hợp đồng kỳ hạn: Công ty sẽ ký một hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng, bán 5,000,000 USD, kỳ hạn 3 tháng tại tỷ giá mua kỳ hạn là 22,950 VND/USD

Nếu công ty sử dụng hợp đồng kỳ hạn trên, vào 3 tháng sau (11/10/2021), công ty sẽ phải thực hiện bán 5,000,000 USD với tỷ giá mua kỳ hạn đã ký là 22,950 VND/USD

Số tiền nhận được = 5,000,000*22,950 = 114,750,000,000 VND

Giả sử 3 tháng sau, nếu:

a) S3T = 22,900 - 23,100 VND/USD

Do Sb-3T = 22,900 < F3T = 22,950 VND/USD Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng hiệu quả và công ty có một khoản lời = 5,000,000*(22,950 – 22,900) = 250,000,000 VND b) S3T = 23,010 – 23,150 VND/USD

9

Trang 10

Do Sb-3T = 23,010 > F3T = 22,950 VND/USD Hợp đồng kỳ hạn được

sử dụng không hiệu quả và công ty có một khoản lỗ = 5,000,000*(23,010 – 22,950) = 300,000,000 VND

2 Hợp đồng quyền chọn: Công ty sẽ mua hợp quyền chọn bán 5,000,000 USD, kỳ hạn 3 tháng, kiểu Châu Âu, với tỷ giá quyền chọn bán là E = 23,000 VND/USD và phải trả phí mua quyền chọn bán là 50 VND/USD

Giả sử 3 tháng sau, nếu :

a) S3T = 22,900 - 23,100 VND/USD

=> Công ty Legamex sẽ thực hiện quyền chọn bán 5,000,000 USD với

tỷ giá E = 23,000 VND/USD

Khi đó số tiền công ty nhận được = 5,000,000*(23,000 – 50) = 114,750,000,000 VND

10

Trang 11

Tỷ giá thực tế = 114,750,000,000/5,000,000 = 22,950

VND/USD b) S3T = 23,010 – 23,150 VND/USD

- Sb-3T = 23,010 VND/USD > E =23,000 VND/USD

=> Công ty Legamex sẽ không sử dụng quyền chọn bán 5,000,000 USD với tỷ giá E = 23,000 VND/USD mà lựa chọn bán 5,000,000 USD trên thị trường giao ngay sau 3 tháng tại tỷ giá 23,010 VND/USD

Khi đó số tiền công ty nhận được = 5,000,000*(23,010 – 50) = 114,800,000,000 VND

Tỷ giá thực tế = 114,800,000,000/5,000,000 = 22,960 VND/USD

 Như vậy, để bảo hiểm rủi ro tỷ giá công ty nên sử dụng hợp đồng quyền chọn sẽ tốt hơn so với sử dụng hợp đồng kỳ hạn, do doanh nghiệp sẽ linh hoạt hơn về tỷ giá, nếu lỗ thì tối đa là khoản phí = 5,000,000*50 = 250,000,000 VND

11

Ngày đăng: 20/03/2025, 19:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w