1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Giáo dục môi trường thông qua một số bài trong chương trình hóa học lớp 10

146 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục môi trường thông qua một số bài trong chương trình hóa học lớp 10
Tác giả Hà Tỳ Võn
Người hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 54,27 MB

Nội dung

Để thực hiện để tài này, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về giáo dục môi trường, tập hợp tài liệu vé các vấn để môi trường có liên quan đến chương trình hóa học lớp 10, sau đó sẽ ứng dụng vào v

Trang 1

BỘ GIAO DỤC & DAO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH

KHOA HÓA

cs @ m

LUẬN VĂN TOT NGHIỆP CỬ NHÂN HOA HOC

CHUYÊN NGÀNH : HOA MOI TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI :

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG

QUA MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG

TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10

GVHD : Thạc si Nguyễn Văn Binh

SVTH : Hà Tú Vân '`Lđp — :Hoá4B

Niên khoá :1999 - 2003

TP.HỒ CHÍ MINH.Tháng 05 - 2003

Trang 2

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

LỜI CẢM ƠW

Em xin chân thành cám ơn thây Nguyễn Văn Bỉnh đã tận tình

hướng dẫn em thực hiện luận văn này Em cũng xin cám ơn các

thầy cô trong khoa Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực

hiện luận văn Xin cám ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong

quá trình thực hiện luận văn Vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế

nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự

thông cảm và đóng góp ý kiến của mọi người.

Tháng 5 năm 2003

Hà Tú Vân

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HOCLGP 10 1

Trang 3

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

MỤC LỤC

PHẦN I : TONG QUAN VE GIÁO DỤC MOI TRƯỜNG

Chương I : GIAO DUC MOI TRƯỜNG

A Môi trường

Is: WeRbeneiiiig Heh? coisa nee en auc eee iwi 1

IL Ônhim môiwư0giỀB? ììooeỲSSŸỶU2E==nsDiiecee Ệ

II Chất thải là gì2 s62 2S s2 xdccCCC+S9222222134E21221<Ef 1:

B Giáo đục môi trường

I, Quan niệm về giáo dục môi trường 9929011111902 I

II Mục đích của giáo dục môi trường - 6 n9 921111 rree 1:

II Chính sách môi trường và chiến lược thực hiện giáo dục môi trường trong

trường phổ thông Việt Naa csoc onnnSnisoondene I!

Chương II : TỔ CHỨC HOAT ĐỘNG GIÁO DUC MOI TRƯỜNG

I = MO hình việc day và học trong giáo dục môi trường -s ««-« x

I Một số nguyên thc thực hiện giáo dục môi trường ‹ -s+++++teesesss+ 2:

Tl Hai kiểu triển khai giáo dục môi tung cccsosssscsessessssssssseesssseevenernncenscenseenee 2

IV Một số hình thức phổ biến các hoạt động giáo dục môi trường - 2I

V Các phương pháp day học giáo dục môi trường -<-ssereer 21

PHAN II : GIÁO DUC MOI TRƯỜNG THONG QUA MỘT SỐ

BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10

A TONG QUAN VE GIÁO DỤC MOI TRƯỜNG THONG QUA

CHƯƠNG TRINH HÓA HỌC LỚP 10

|: Chư#ng tình hỏa bọclópŨ:::42(::24222-222 622222560 22220686262g6=ee 3:

II — Tổng quan về ô nhiễm không KHL cccccscssssesssnererseseseeesessnsseerseensaneseseeases 3

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRINH HOÁ HỌC LỚP 10 2

Trang 4

GVHD : Thạc sĩ Nguyén Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

MỞ ĐẦU

Khi xã hội loài người ngày càng phát triển thì môi trường thế giới, bao

gôm môi trường của các khu vực, cũng ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng bởinhiều nguyên nhân khác nhau Từ những thập niên đầu của thế kỷ 20, các nước

trên thế giới đã bất đầu quan tâm nghiên cứu vé vấn để môi trường và 6 nhiễm môi trường Qua đó, các nước đã thống nhất nhận thức vé vai trò hết sức quan

trọng của việc bảo vệ và phát triển môi trường bến vững, trong đó có vai trò

không thể thiếu của giáo dục môi trường

Việt Nam là một nước đang phát triển nên cùng với sự nghiệp công

nghiệp hóa và hiện đại hóa thì việc bảo vệ môi trường đang trở thành một vấn

để cấp bách Môi trường của đất nước ta đang bị tàn phá và sẽ còn bị tần phánặng nể hơn nữa nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ Một trong

những hành động hết sức quan trọng để bảo vệ môi trường là giáo dục ý thức

bảo vệ môi trường cho mỗi người dân, đặc biệt là cho thế hệ trẻ Nhà nước Việt

Nam đã coi giáo dục môi trường là bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục, là sự

nghiệp của toàn dân nói chung Nhưng cho đến nay Bộ giáo dục và đào tạo vẫn

chưa có quy định chính thức nào vé vấn để giáo dục môi trường, tất cả các dự án

vé giáo dục môi trường đều đang trong giai đoạn thử nghiệm Từ những năm

1986, nước ta đã bất đầu có những công trình nghiên cứu khoa học vé môi trường, bất đầu xuất hiện sách báo, tài liệu và các chương trình phát thanh truyền

hình vé môi trường Thông qua việc thay sách giáo khoa cải cách giáo dục, việc biên soạn các tài liệu chuyên ban thí điểm, các tác giả đã chú trọng đến việc đưa

nội dung giáo dục môi trường vào sách nhưng rất tiếc là còn quá ít Ở các trường

đại học, các vấn để môi trường đã được đưa vào giảng đạy cho sinh viên qua các

giáo trình “Con người và môi trường”, “Dân số, tài nguyên và môi trường”

Nhưng riêng ở các trường sư phạm thì như thế là chưa đủ Vừa qua, ở trường Đại

học Sư Phạm tp.HCM đã diễn ra hội nghị về giáo dục môi trường giữa các khoa,hội nghị đã đi đến kiến nghị là phải đưa thêm chương trình giáo dục môi trường

vào giảng dạy cho sinh viên của tất cả các ngành có liên quan.

Qua trên, ta thấy giáo duc môi trường hiện đang là một vấn dé cấp bách.Nhưng hiện nay tài liệu về giáo duc môi trường còn chưa nhiều và cũng không

có tài liệu nào viết riêng cho từng bộ môn, nên cũng phần nào gây khó khăn cho

giáo viên cũng như sinh viên sư phạm vào trong việc đưa nội dung giáo dục môi

trường vào giảng day.

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚPIO 4

Trang 5

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Van Binh SVTH : Hà Tú Van

Là một sinh viên khoa Hóa của trường Đại học Sư Phạm tp.HCM, với

mong muốn đóng góp phẩn nào đó sự nghiệp giáo dục môi trường, tôi quyết định

thực hiện luận văn tốt nghiệp với để tài : GIAO DUC MOI TRUONG THONG

QuA MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG CHUONG TRINH HÓA HỌC LỚP 10.

Để thực hiện để tài này, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về giáo dục môi trường,

tập hợp tài liệu vé các vấn để môi trường có liên quan đến chương trình hóa học

lớp 10, sau đó sẽ ứng dụng vào việc soạn một vài giáo ấn bộ môn và thiết kế

một số hoạt động có nội dung giáo dục môi trường Tôi hy vọng luận văn văn

của tôi sẽ trở thành tài liệu tham khảo có ích cho giáo viên môn Hóa ở trường

phổ thông cũng như sinh viên khoa Hóa trường đại học sư phạm

LVTN : GDMT THONG QUA CHUONG TRÌNH HOÁ HỌC LỚPI0 s5

Trang 6

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

l PHẦN I

TONG QUAN VE GIÁO

DUC MOI TRUONG

LVTN : GDMT THONG QUA CHUONG TRINH HOÁ HỌC LỚP10 6

Trang 7

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

Chương I: GIAO DUC MOI TRƯỜNG

A MÔI TRƯỜNG

Trước khi vào phan giáo dục môi trường, chúng ta hãy tìm hiểu một số khái

niệm quen thuộc trong khoa học môi trường

MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ ?

Môi trường, trong tiếng Anh là “environment”, tiếng Đức là “unwelt”, tiếng

Trung Quốc là "hoàn cảnh" Người ta định nghĩa vé môi trường theo nhiều cách

khác nhau:

Masn và Langenhim (1957) cho ring: Môi trường là một tập hợp các yếu tố

tổn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật

Joe whiteney (1993) định nghĩa: Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể,

có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tổn tại của con người như : đất,

nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, ting ozon, sự đa dang cấc

loài.

Các tác giả Trung Quốc như Lương Tử Dung, Vũ Trung Giang cho rằng: Môi

trường là hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con n#ười, mà sinh vật và con

người đó không thể tách riêng ra khỏi diéu kiện sống của nó.

Nhà bác học Einstein cho rằng: Môi trường là tất cả những gì ngoài tôi ra

Chương trình môi trường của UNEP định nghĩa: Môi trường là tập hợp tất cả

các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế xã hội tác động lên từng cá thể

hay cả cộng đồng

Tự điển môi trường của Gurdey Rej (1981) định nghĩa: Môi trường là hoàn

cảnh vật lý, hoá học và sinh học bao quanh sinh vật đó, đó gọi là môi trường

bên ngoài Còn các điểu kiện, hoàn cảnh vật lý, hoá học và sinh học bên

trong cơ thể được gọi là môi trường bên trong Dịch bào quanh tế bào, thì dịch bào là môi trường của tế bào cơ thể.

Tự điển bách khoa Larouse: môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta

hoặc sinh vật

Ngày nay, người ta đã thống nhất với nhau về định nghĩa: Môi trường là

các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý hoc, hoá học, sinh học cùng tổn

tại trong không gian bao quanh con người Các yếu tổ đó có quan hệ mật

thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người

để cùng tốn tại và phát triển Tổng hòa các chiều hướng phát triển của

từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật, của

hệ sinh thái và của xã hội con người.

LVTN : GDMT THONG QUA CHUONG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 7

Trang 8

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

ll Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (POLLUTION) LA GÌ?

Là sự làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phan và đặc tính vật

lý học, nhiệt độ, sinh học, chất sinh học, sinh hoá, keo, chất hoà tan, chất phóng

xạ Ở trong bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt

quá mức cho phép đã được xác định Sự gia tăng các chất lạ vào môi trường, sự

thay đổi các yếu tố môi trường này gây tổn hại hoặc có tiểm năng gây tổn hai

đến sức khoẻ, sự an toàn hay sự phát triển của người và sinh vật trong môi

trường đó Những tác nhân gây ô nhiễm được gọi tất là “chất ô nhiễm"

1) Chất 6 nhiễm

Là những chất hoặc những nguyên tố có tác dụng biến môi trường đang

trong lành, sạch đẹp sẽ trở nên độc hại.

Chất 6 nhiễm này có thể là chất rấn (như rác ) hay chất lỏng (như các dung

dịch hoá học, chất thải của ngành dệt nhuộm, sản xuất rượu, chế biến thực

phẩm ), cũng có khi là chất khí (như SO, do núi lửa phun, NO; trong khói xe hơi,

CO trong khói bếp, lò gạch ) Các kim loại nặng như chì, đồng cũng có khi nó

vừa ở thể hơi, vừa ở thể rắn thăng hoa hay ở dạng trung gian.

Một lúc nào đó có thể chỉ có một chất gây 6 nhiễm, ở một dang 6 nhiễm.

Nhưng cũng có thể có hai hay nhiều chất gây ô nhiễm và các chất đó ở cùng các thể khí, rấn, lỏng, tác động gây 6 nhiễm Ví đụ môi trường đất phèn có thể do

các cation AI”, Fe?"; các anion SO,?', Cl’ cùng với các chất khí H,S; các chất

này đồng thời tác động vào cây trồng, cá, tôm gây chết cho chúng Không khí đô thị thường vừa bị tiếng ổn quá cỡ, độ rung quá mức cho phép, rồi mùi hôi thối từ

các kênh rach, các cống rác tác động lên con người làm hại sức khoẻ, thậm chíchết người

2) Chất độc hại và ngộ độc

Một chất gây ô nhiễm có mặt trong môi trường đến một hàm lượng nào đó

thì trở nên độc Từ tác nhân gây 6 nhiễm đã trở thành tác nhân độc (toxic

elemet) và làm ngộ độc sinh vật (poisoning) Chất độc trong môi trường có thể

chia thành 2 dang:

Dạng thứ nhất : chất độc bản chất (hay chất độc tự nhiên)

Dạng này gồm những chất mà dù một lượng rất nhỏ cũng gây độc cho cơ

thể sinh vật ở bất cứ đâu và độc với hấu hết các sinh vật Ví dụ nếu thuỷ ngân

(Hg) vượt quá 0.5 microgram/m” không khí đã gây độc Thuỷ ngân có nhiều trong

nước biển bị ô nhiễm, cá ăn phải tích luỹ trong cơ thể sau đó người ta ăn cá sẽ bị

ngộ độc Hiện tượng này đã xẩy ra ở vịnh Tokyo (Nhật Bản) làm ít nhất 50 người

chết và hàng trăm người nhiễm độc

, Dạng thứ hai: chất độc không bản chất

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP10 8

Trang 9

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

Trong tự nhiên chỉ trở thành độc khi nổng độ chúng tăng cao trong môi trường Dạng này trong điểu kiện bình thường ở nồng độ thấp thì không độc,

thậm chí còn là dinh dưỡng can thiết cho thực động vật và con người, nhưng khi

có néng độ cao trong dung dịch, trong môi trường vượt quá giới hạn an toàn,chúng trở nên độc Ví dụ trong dung dịch đất (soilsolution) NH,” là chất dinh

dưỡng của thực vật va vi sinh vật khi ở nổng độ thấp Nhưng khi vượt quá 1/500

về trọng lượng là độc Cũng như vậy với Zn, bình thường là vi lượng cẩn thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng khi vượt quá 0.78 % thì rất độc Hay sắt là

nguyên tố rất cần cho thực vật và động vật nhưng khi Fe** trong dung địch vượt

quá 500 ppm đã gây chết cho lúa Fe trong nước nếu vượt quá 0.3 ppm là ảnh

hưởng đến sức khoẻ con người.

Khả năng gây độc còn phụ thuộc vào từng loại chất độc Có chất gây độckhông những phụ thuộc vào bản chất của chất đó mà còn phụ thuộc dang tổn tại

của nó (tan, hợp chất, khí, lỏng, vô cơ, hữu cơ) Ví dụ nhôm ở dang tan Al’* thì

có thể xâm nhập từ môi trường vào tế bào rễ một cách thụ động, phá vỡ các

vách ngăn tế bào, phá vỡ các hệ thống enzim peroxydaza trong rễ và enzime

catalaza, phosphataza trong rễ, thân, lá, gây hại cho cây Nó còn gây bệnh lão

hoá ở người, bệnh nổ mắt ở cá Với chi (Pb), chỉ cần một lượng nhỏ 0.5 ppm

trong máu nó ức chế hệ enzime ngăn tổng hợp hemoglobine trong máu Thuỷ

ngân (Hg) gây ảnh hưởng mạnh đến thần kinh trí não Thuỷ ngân độc hơn chì

gấp 5 lần, nhất là thuỷ ngân đạng HgCI bay hơi thì rất độc, gây tổn thương ruột,

thận Tetra Ethyl chi độc gấp 100 lẫn so với chì nguyên chất, nó ở lại trong mỡ

và tế bào thần kinh Với một lượng 20-40 ppm nó sẽ phá vỡ toàn bộ hệ thin

kinh.

Một chất trở thành độc không chỉ phụ thuộc vào néng độ, liều lượng của nó

trong môi trường mà còn phụ thuộc vào đối tượng sinh vật chịu tác động của chất

đó Tác dụng ngộ độc (poisoned) đối với mỗi đối tượng động vật và người sẽ

khác nhau Thậm chí, nó không những phụ thuộc vào từng bộ, loài, giống sinh

vật mà còn phụ thuộc vào giống di truyén gen và sức khoẻ hiện thời của từng cá

thể đó Hơn thế nữa, nó còn phụ thuộc cả giới tính Ví dụ, một trường hợp cả nhà

ăn khoai mì (manihot - sắn) luộc có rễ tranh xuyên vào củ khoai, nấu chưa kỹ,

khoai không ngâm trước khi luộc, luộc không mở vung, ăn khi đang đói, mấy đứatrẻ bị ngộ độc đầu tiên, sau đó là bà vợ và cuối cùng là ông chồng Trong khoai

mì, nhất là đầu chóp củ, cuống, vỏ hoặc chỗ rễ tranh xuyên vào chứa rất nhiều

chất acid xyanyua (HCN), một chất độc nguy hiểm.

3) Nhiễm bẩn (dirty):

Trong khái niệm ô nhiễm cũng phân biệt nhiễm bẩn và ô nhiễm Một môi

trường có thể bị nhiểm bẩn, sau đó là bị ô nhiễm Nhưng cũng có thể một môi

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP10 9

Trang 10

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Van Binh SVTH : Hà Tú Vân

trường bị nhiễm bẩn nhưng chưa bị 6 nhiễm Vậy thì 6 nhiễm bao hàm cả nhiễm bẩn những nhiễm bẩn thì chưa chấc là ô nhiễm Ví dụ ở vùng than bùn thuộc địa phân xã Biển Bạch, U Minh Thượng, nước ở đây bị nhiễm bẩn than nên có màu

đen, nhưng người dân vẫn lấy nước để nấu ăn và tấm giặt Con người không bị

ngộ độc, cây cối vẫn xanh tưới Như vậy, môi trường nước ở đây có nhiễm bẩn

nhưng chưa bị ô nhiễm.

Một môi trường có bị nhiễm bẩn nhưng chưa phải là ô nhiễm, hơn thế nữa,

môi trường đó có thể bj ô nhiễm nhưng chưa gây độc cho sinh vat, hoặc là chưa

đến mức gây độc, hoặc là chưa có mặt đối tượng sinh vật để gây độc Mặt khác,

cũng có thể có chất gây độc nhưng sinh vật chưa bị nhiễm độc hoặc chưa đủ mức

nhiễm độc

4) Nguồn gây ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau Nguồn gây 6 nhiễm

là nguồn thải ra các chất gây 6 nhiễm người ta có thể có nhiều cách chia nguồn

gây ô nhiễm theo tính chất hoạt động, theo khoảng cách không gian, theo nguồn

gốc phát sinh.

- Chia theo tính chất hoạt động thang 4 nhóm:

+ Do quá trình sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp).

+ Do quá trình giao thông vận tải.

+ Do sinh hoạt

+ Do tự nhiên

- Chia theo phân bố không gian có 3 nhóm:

+ Điểm 6 nhiễm cố định, ví dụ ống khói nhà máy gây 6 nhiễm cố định

+ Đường ô nhiễm di động, ví dụ xe cộ gây ô nhiễm trên đường

+ Vùng ô nhiễm lan toả, như vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và lan tod trong thành phố đến vùng nông thôn.

- Chia theo nguồn phát sinh:

+ Nguồn sơ cấp, là 6 nhiễm từ nguồn, thải trực tiếp vào môi trường

+ Nguồn thứ cấp, chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến đổi

qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.

4) Mức độ ô nhiễm

Mỗi một môi trường sinh thái đều có mức độ khác nhau để được gọi là bị

6 nhiễm Để đảm bảo môi trường trong lành sạch đẹp, các tổ chức quốc tế và các

chính phủ đã xây dựng các tiểu chuẩn chất lượng môi trường Tiêu chuẩn chất

lượng môi trường không giống nhau ở các nước khác nhau và mục đích khác nhau.

Ví du cũng là môi trường nước, nhưng nước uống (drinking water) có tiêu chuẩn

khác với nước tắm giặt, nước sông hồ Vì vậy khi một bình nước để uống có thể

LVTN : GDMT THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 10

Trang 11

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

goi là ô nhiễm nhưng không phải là ô nhiễm khi dùng để tắm giặt hoặc tưới cây.

Một đồng kênh có thể gọi là ô nhiễm nếu dùng để tắm, nhưng lại tốt cho thuỷ

lợi, tưới cây, chống hạn Danh từ “6 nhiễm " ta thường dùng trong giao tiếp là nơi

ô nhiễm đối với sức khoẻ con người

6) Sự lan truyền và tác động của chất ô nhiễm

Chất ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm, trung tâm ô nhiễm lan truyền trong môi trường sinh thái Chất ô nhiễm này có thể tác động lên môi trường vật lý như

đất, nước, không khí; có thể nằm yên tại chỗ đó một thời gian; cũng có thể biếnđổi ở đó để rồi sau đó tác động lên động, thực vật và con người Một bộ phận

khác từ nguồn ô nhiễm trực tiếp tác động lên sinh vật

Chất ô nhiễm qua giai đoạn đầu lan truyền qua môi trường trung gian (hay

môi trường bên ngoài - môi trường vật lý) 3 đó các chất này chịu các tác động

cơ học, lý học Nhiệt độ cao, ánh sáng, năng lượng mặt trời, dòng chảy, độ hoà

tan và phân tán các chất ô nhiễm có thể làm gia tăng tác nhân gây nhiễm độc

mà cũng có thể làm kết tủa, giảm tính độc Sau đó chúng đi vào cơ thể sinh vật

tức là chúng đã đi vào môi trường bên trong Ở đó tuỳ theo cơ thể, tuỳ theo từng

nhóm độc mà chúng tác động lên hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh, hệ tuầnhoàn hay di truyền gen, hoặc tác động lên cơ chế trao đổi chất, lên quá trình trao

đổi nước của thực vật Tuy nhiên một phần chất độc này bị khống chế bởi cơ thể sinh vật, chúng bị đào thải qua con đường bài tiết, nếu như chúng chưa đủ hàm

lượng gây độc Ngược lại, các chất có him lượng đủ lớn cũng sẽ gây ngộ độc cho

sinh vật Sau đó là các yếu tố bệnh lý cơ thể sẽ xuất hiện hoặc tử vong

7) Ảnh hưởng của trường vật lý đến chất 6 nhiễm

Trong môi trường bên ngoài, các chất ô nhiễm có thể ở trong môi trường

đất, môi trường nước, không khí Vì hầu hết các chất độc đó mang tính hoá chấthay hod sinh nên chúng bị ảnh hưởng mạnh bởi các nhân tố trong môi trường đó.

Ví dụ như các nhân tố sau đây:

- pH môi trường: phản ứng kiểm, acid, trung tính là tác nhân đầu tiên ảnh

hưởng đến độ tan, độ pha loãng hoạt tính của chất độc.

- EC: độ dẫn điện, nhất là những chất độc mang tính điện giải

- Các chất cặn: ví dụ trong môi trường đất phèn quá nhiều hạt lơ lửng huyền

phù của keo sét thi các tác nhân độc AI** dễ bị kết tủa và sẽ kết hợp với những

hạt keo sét mang điện âm Và như vậy, Al’’ đã mất độc tính.

- Nhiệt độ: thuốc DDT và các chất diệt rẩy thường được nâng cao độc tính

khi nhiệt độ cao, hay là Clo thuỷ ngân ở nhiệt độ cao sẽ tác dụng nhanh gấp 2,3

lắn so với nhiệt độ thấp

- Điện tích mặt thoáng: diện tích mặt thoáng ảnh hưởng trực tiếp và gián

tiếp đến sự phân bố và tác động của chất độc.

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 11

Trang 12

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

- Các chất đối kháng hoặc chất xúc tác: trong môi trường bên ngoài, nếu có

các chất xúc tác thì độc tính sẽ cao lên Ngược lại, có xuất hiện các chất đối kháng thì có thể triệt tiêu hoặc giảm tính độc.

- Ngoài ra, độ ẩm, tốc độ gió, sự lan truyền sóng, tốc độ dòng chảy, hạ lưu

và ánh sáng cũng gây tác động không nhỏ đến hoạt tính các độc chất.

8) Sự xâm nhập của chất ô nhiễm trong cơ thể người

Chất độc xâm nhập vào cơ thể con người theo các con đường sau:

Đường hô hấp :

Hệ hô hấp cuả con người gồm một ống dẫn khí và hai lá phổi Hệ thống

ống dẫn khí gồm mũi, hầu, thanh quản, khí quản và các phế nang Diện tích phế

nang rất rộng (90m”), ở đó các mao mạch phổi hầu như tiếp xúc trực tiếp với

không khí Tất cả chất độc trong không khí có thể được hấp thụ qua đường hô hấp, vào máu và theo máu đến thẳng các cơ quan quan trọng như não, thận trước

khi qua gan Chúng có thể theo hệ tuần hoàn di khấp cơ thể chỉ trong vòng 23

giây Trong sản xuất công nghiệp, nhiễm độc qua đường hô hấp chiếm tới 95%

trường hợp.

2 Đường da :

Tuỳ theo tính chất của hoá chất, có chất tác dụng mạnh mẽ tại chỗ da tiếp

xúc gây hư hại da, gây kích ứng hoặc hoại tử, đặc biệt có thể phá huỷ ngay lập

tức như axit sunfuric Nhiéu hoá chất lại có thể vượt qua lớp da đi vào máu gây

nhiễm độc toàn thân

* — Dung tiéu hoá:

Các chất độc trong không khí có thể trực tiếp đi vào miệng hoặc gián tiếp

do ăn uống, hút thuốc, tay bị đính vô tình đưa vào miệng Các chất độc theo

đường tiêu hoá đi tới gan trước Ở đó, nó sẽ bị chuyển hoá thành chất không độc,

nhưng cũng có trường hợp lại chuyển thành chất còn độc hơn.

" Đường mất :

Các chất độc trong môi trường có thể gây tổn thương cục bộ cho mắt hoặc

qua mắt vào cơ thể gây nhiễm độc toàn thân hoặc gây bệnh cho mắt Nói chung

các chất độc trong không khí đưới dang khí, hơi, khí dung, bụi có thể tiếp xúc

với mất, gây hư hại cho mất, đặt biệt sự tiếp xúc với các chất lỏng lại cằng nguy

hiểm cho mắt nói riêng và cho cơ thể nói chung.

Khả nang tổn trữ chất độc trong cơ thể phụ thuộc vào tính chất hoá học,

vật lý, cấu trúc phân tử và hoạt tính của nó cũng như sự để kháng của cơ thể Các chất kháng sinh tích luy trong phổi, các chất điện giải như canxi tích luỹ

trong thân Nếu như ở trong tự nhiên, môi trường có khả năng tự làm sạch thìtrong sinh vật có khả năng để kháng Vì vậy bất kỳ một cơ thể sinh vật nào dù ít

hay nhiều đều có khả năng bài tiết loại thải độc

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 12

Trang 13

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

9) Chất ô nhiễm, chất độc lan truyền theo dây chuyển thực phẩm

Dây chuyển thực phẩm (goods chain) được định nghĩa như một con đường

cung cấp thực phẩm cho nhau giữa các sinh vật trong một hệ sinh thái môi trường Vì vậy, nếu trong thực phẩm, nếu trong thực phẩm 1 cho động vật 4, ăn

bị nhiễm độc thì động vat đ; an cũng có nguy cơ trúng độc Ví dụ, thuốc trừ sâu

có gốc Cl đã thấm vào rau, cỏ Bò, lợn ăn rau cỏ đó bị nhiễm độc, sau đó người

ta ăn thịt bò, lợn cũng bị nhiễm độc luôn Vụ cá biển ăn phải rong rêu, phiêu

sinh nhiễm Hg ở vịnh Tokyo (Nhật Bản), cá sẽ bị nhiễm độc Hg; đến lượt con

người ăn cá này cũng bị nhiễm độc luôn là điển hình của dây chuyển thực phẩm

bị 6 nhiễm

HI CHẤT THẢI LÀ GÌ?

1) — Chất thải (waste):

Là những vật chất, trong quá trình sản xuất nào đó, nó không có khả năng

sử dụng được nữa (giá trị sử dụng bằng không), nó bị loại ra khỏi quá trình sản

xuất đó Chất thải có thể sinh ra từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động du lịch, giao thông vận tải, từ sinh hoạt đời sống, từ khu dân cư và kể cả

các hoạt động du hành vũ trụ cũng déu là chất thải Chất thải của một quá trình

sản xuất này chưa hẳn là chất thải của quá trình sản xuất khác, thậm chí còn là

nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo Chất thải có thể ở dạng khí, lỏng,

hoặc rấn Chất thải rấn (solid waste) thường được gọi là rác Ngay trong vũ trụ

cũng có chất thải gọi là rác vũ trụ Đó là những mãnh vỡ của các vệ tỉnh, các

mảnh tên lửa bị loại bỏ.

Rác và chất thải bản chất đầu tiên của nó có thể chưa 6 nhiễm hoặc mới ở

mức làm bẩn môi trường Nhưng qua tác động của các yếu tố môi trường, qua

phân giải, hoạt hoá mà chất bẩn mới trở nên ô nhiễm và gây độc Rác hữu cơ thì

bị lên men gây thối và độc Nước thải chứa hoá chất làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước mặt, nước ngắm Chất thải phóng xạ gây 6 nhiễm phóng xạ Hẳu hết ở đâu

có sinh vật sống là ở đấy có chất thải ở dạng này hay dạng khác Vì vậy, chỗ nàocàng tập trung sinh vật, con người và hoạt động của họ càng cao thì chất thải

càng nhiều.

2) — Xử lý chất thải (treatment)

Là một quá trình sử dụng công nghệ, kỹ thuật để biến đổi chất thải làm

cho chúng mất đi hoặc biến đổi sang một dạng khác không gây 6 nhiễm, thậm

chí còn có lợi cho môi trường và kinh tế xã hội

Xử lý chất thải có thể bing phương pháp hoá học, lý học, hoá lý hay sinh

học Có khi quá trình xử lý chất thải rất đơn giản nhưng cũng có khi phải dùng

đến cả một đây chuyển công nghệ Trong một số trường hợp, khái niệm xử lý

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 13

Trang 14

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

chất thải và xử lý ô nhiễm là đồng nghĩa với nhau, nhưng giữa chúng có sự khác

nhau nhỏ.

Xử lý chất thải rấn được gọi là xử lý rác Xử lý rác bao gồm phân loại, thu

gom, vận chuyển và chế biến rác Xử lý chất thải lỏng có thể là xử lý nước tùy

theo chất 6 nhiễm, mức độ 6 nhiễm mà có những công nghệ khác nhau

B GIÁO DỤC MOI TRƯỜNG

I QUAN NIỆM VE GIÁO DỤC MOI TRƯỜNG (GDMT)

Có nhiéu định nghĩa vể GDMT Tuy nhiên, trong phẩn lớn các tài liệu

hiện nay, rất hiếm thấy một nỗ lực nhằm định nghĩa GDMT theo kiểu “GDMT

là ” Điều này cho thấy rằng GDMT không nhất thiết là môn học chứa đựngcác hệ thống khái niệm khoa học GDMT mang đặc tính của một trương trình

hành động Vì điểu đó, mà ngay trong các tài liệu quốc tế giờ đây đã trở nên

kinh điển ở mọi quốc gia như “Chương trình 21", “Cứu lấy trái đất”, “Chiến lược

cho cuộc sống bén ving”, GDMT được tiếp cận theo hướng thực tiễn Theo đó,người ta quan tâm đến mục tiêu, các chính sách và chiến lược thực tiễn trong nhà

trường, các chương trình hành động, các sản phẩm giáo dục, đánh giá các tác

động, các sin phẩm giáo dục, xây đựng các nguồn lực

Dưới đây là một số quan niệm về GDMT:

“GDMT giúp con người hiểu biết về | Mục tiêu mà việc giáo dục hướng đến:

thế giới tự nhiên và biết sống hoà hợp | + hiểu biết thế giới tự nhiên.

với thiên nhiên” (Cứu lấy Trái đất) + sống hoà hợp với thiên nhiên

GDMT cố gắng:

© Thúc đẩy nhận thức rd rằng và

quan tâm đối với mối quan hệ phụ

thuộc giữa kinh tế, chính trị, văn

hoá và xã hội trong các vùng đô thị

và nông thôn.

¢ Mang lại cho mọi người cơ hội đạt

được tri thức, các giá trị, thái độ,

cam kết và kỹ năng cẩn thiết để

bảo vệ và cải thiện môi trường

e Tao ra những mẫu mực mới trong

hành vi của các cá nhân, nhóm và

Tiêu chí mà hành động giáo dục đưa

ra:

+ thúc đẩy nhận thức và quan tâm.

+ tạo cơ hội phát triển nhân cách môi

trường.

+ hình thành được nhân cách mới thể

hiện hành vi môi trường.

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 14

Trang 15

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

"GDMT là một quá trình suốt đời " Triết lý của công việc giáo dục.

Hội nghị Tbilisi, 1978

Không nhất thiết phải kết luận rằng quan niệm nào là đúng hay sai Mỗi

nên văn hóa và thể chế xã hội có quyển xác định cho mình một hướng tiếp cận

tối ưu, cùng với sự tiếp thu thế mạnh của các khuynh hướng khác nhau

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của việc GDMT thông qua các môn học ở nhà trường có thể hiểu GDMT theo định nghĩa là một quá trình tạo dựng cho con

người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn dé môi

trường GDMT gắn lién với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái

độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra

giải pháp cho những vấn dé môi trường hiện tại và ngăn chặn những vấn dé mới

có thể xẩy ra trong tương lai.

II MỤC ĐÍCH CỦA GDMT

1) GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người

học được trang bị:

- _ Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bén vững của Trái đất

- - Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường

- _ Một nhân cách được khắc sâu bởi nén ting đạo lý môi trường

Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, GDMT mang lại

cơ hội cho người học khám phá môi trường và hiểu biết vể các quyết định của con người liên quan đến môi trường GDMT cũng tạo cơ hội để hình thành, sử dụng các kỹ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của người học.

Tất cả điểu này cho ta niém hy vọng người học có nhiều ý tưởng sáng tạo và

tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh.

2) — Năm mục tiêu có quan hệ tương hỗ trong GDMT

Tại hội nghị Liên chính phủ về GDMT do UNESCO và UNEP tổ chức

tháng 10/1977 đã để ra những mục tiêu cụ thể của GDMT như sau:

* Nhận thức: Giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân đạt được một nhậnthức và sự nhạy cảm với môi trường và những vấn để liên quan

* Kiến thức: Giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân tích luỹ được nhiều kinh nghiệm khác nhau và có được sự hiểu biết cơ bản vé môi trường và những vấn

để có liên quan.

* Thái độ: Giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân hình thành được những giá

trị và ý thức quan tâm vì môi trường, cũng như động cơ thúc đẩy trong việc tham

gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường.

LVTN : GDMT THONG QUA CHUGNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 15

Trang 16

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

* KY năng: Giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân có được những kỹ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn để môi trường.

* Tham gia: Tạo các đoàn thé xã hội và cá nhân tham gia một cách tích cực

ở mọi cấp trong việc giải quyết các vấn để môi trường

3) GDMT mong hình thành điều gi trong học sinh phổ thông

a) Về kiến thức và hiểu biết

Các hoạt động GDMT sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh

làm quen với các khái niệm sau đây:

- _ Bảo vệ va bảo tổn

- _ Giảm tiêu thụ, tái sử dụng và tái chế

- _ Các chu trình sản xuất khép kin

- _ Cái cần có và cái muốn có

- Sy phụ thuộc lẫn nhau

- Chi phí và lợi ích thu được

- Tăng trưởng và suy thoái

- _ Kiểm toán về tác động và sử dụng các nguồn cung cấp

- - Hình thành và duy trì quan hệ đối tác

- _ Các kiểu liên kết: nguyên nhân- hậu quả, chuỗi mạng

- _ Tư duy một cách toàn cầu và hành động một cách cục bộ

Trong thực tiễn sư phạm, mỗi ngôi trường cụ thể thuộc về một vùng địa lý

cụ thể, nằm trong một bối cảnh văn hoá cụ thé, sẽ có một nhu cầu GDMT cụ thể.

Điều này quyết định việc lựa chọn những nội dung và phương thức thực hiện phù

hợp Việc xác định và lựa chọn đúng những vấn để môi trường có liên quan trực

tiếp học sinh sẽ giúp thu hút các em tham gia một tự nhiên vào quá trình giải

quyết các vấn để bằng một thái độ tự nguyện và bằng những hành động có trách

nhiệm.

b) Về kỹ năng

Các hoạt động GDMT sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh

sử dung những kỹ năng đã có, hình thành và vận dung các kỹ nang mới Các kỹ

năng có thể sắp xếp theo các nhóm chủ yếu sau:

- Ki năng giao tiếp

~ Kỹ năng tính toán

- Ky năng nghiên cứu

Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn để

Kỹ nang cá nhân và xã hội

- KY năng công nghệ thông tin.

c) Về thái độ và hành vi

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 16

Trang 17

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

Các hoạt động GDMT sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh

biết được giá trị của môi trường và vai trò cá nhân của mình trong việc gìn giữ

môi trường cho hôm nay và ngày mai Điều này khích lệ một thái độ và hành vi

tích cực đối với môi trường, có thể nhìn thấy qua các biểu hiện dưới đây:

- Biét đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời sống của các sinh

vật.

- _ Tôn trọng niém tin và quan điểm của người khác

- - Khoan dung và cởi mở

- _ Biết tôn trọng những luận chứng và luận cứ đúng đấn

Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng đắn về môi trường

- Có mong muốn tham gia vào việc giải quyết các vấn để môi trường, các hoạt

động cải thiện môi trường và truyền bá các ý tưởng tốt đẹp trong cộng đồng

Việc thay đổi thái độ của học sinh trước các vấn để môi trường là một dấu

hiệu mấu chốt cho phép đánh giá mức độ thành công của các chương trình

GDMT Các chương trình này không những chỉ đạt mục đích cung cấp các kiến

thức, kỹ năng hiểu biết vé môi trường, mà còn phải dấn bước vào “lãnh dia” đạo

đức, nơi mà các giá trị đạo lý môi trường có trong học sinh phải được bộc lộ ra

bên ngoài bằng thái độ, tình cảm, hành vi cụ thể Quan sát thói quen của nhiều học sinh khác nhau có thể phân biệt được nhân cách môi trường giữa chúng Mà

thói quen là do sự lặp đi lặp lại (bằng cơ bấp) nhiều lần một công việc; do đó,

việc học sinh có được một kiến thức hiểu biết nào đó vé môi trường chưa hẳn là

học sinh đó đã có được một hành vi tương xứng Ví dy: một học sinh đã có hiểu

biết về lợi ích của việc giảm tiêu thụ năng lượng, nhưng chưa chắc học sing đó

biết tất điện khi ra khỏi phòng Điều nay giải thích vì sao xu hướng GDMT luôn nghiêng về các hình thức hoạt động và thực hành.

Mặc dù có sự quan hệ mật thiết giữ các vấn để vé môi trường toàn cầu và

địa phương, nhưng các hoạt động GDMT nên xuất phát từ các tình huống tại chỗ,

nơi mà học sinh đã từng trải nghiệm trong quá trình trưởng thành của mình.

Trong hoàn cảnh đó, những quan tâm và thái độ của các em đối với vấn để môi

trường có cơ hội bộc lộ một cách thành thực; và từ đó, nhu cẩu cải thiện hiện

trạng sẽ nẩy sinh một cách tự nhiên.

4) GDMT mong hình thành điều gì cho giáo viên phổ thông?

Ý tưởng lớn nhất của sự thành thục tay nghề của giáo viên là họ có sử

dụng thành thạo các phương pháp lấy trẻ em làm trung tâm hay không? Trong

trường hợp này, giáo viên là người hướng dẫn các hoạt động giáo dục, nghĩa là:

- Biết phát huy kiến thức và kinh | - Không áp đặt kiến thức

nghiệm sẵn có của sinh

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRINH HOÁ HỌC LỚP 10 17

Trang 18

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Van

- Dẫn dất đến các khái niệm đúng - Không thuyết giảng những khái niệm mới

- Điểu chỉnh các khái niệm lệch lạc, | - Không độc đoán đưa ra quan niêm đúng

khuôn sáo

- Khuyến khích, giúp đỡ và tạo điểu - Không gạt bỏ một thông tin hoặc ý kiến

Khi trẻ em là nhân vật trung tâm của nhà trường thì toàn bộ cơ cấu, cơ chế của trường học trở thành một môi trường nâng đỡ Các hoạt động của nhà trường

được thiết kế thành một quy trình, sao cho khi học sinh tiếp cận với các nhiệm vụ

học tập sẽ thể hiện được phản ứng của mình trung thành với chính nó Cho dù

các phản ứng đó đúng hay không, thì giáo viên cũng chỉ làm công việc (nhiệm

vụ) hướng dẫn cho quyết định chọn lựa cuối của học sinh một cách khoa học

Theo nghĩa này, sự thành thục nghiệp vụ sư phạm của giáo viên còn được đánh

giá qua:

- _ Hiểu rõ tâm lý lứa tuổi học sinh mà mình day

- Nấm vững những kỹ thuật dạy học ở mức có khả năng triển khai thành

qui trình

- Lường trước được những phản ứng cơ bản của từng đối tượng học sinh

để có chiến lược ứng xử phù hợp

- _ Kiên nhẫn lấng nghe sự trình bay của từng học sinh

- Tao được không khí thảo luận dân chủ trong mọi tình huống

- Quan sát và xử lý kịp thời, đẩy đủ các thông tin phản hồi từ phía học

sinh

- Có một kỹ năng đánh giá thích hợp trước những ý kiến đúng hay sai

của học sinh.

5) _ Sự thành thục nghiệp vụ của giáo viên trong lĩnh vực môi trường

Người giáo viên được lĩnh hội một nghiệp vụ GDMT nên có khả năng:

- Ap dụng hiểu biết vé triết lý giáo dục để chọn lựa hoặc xây dung các

chương trình giảng dạy hoặc chiến lược nhằm đạt được cả hai mục tiêu: mục tiêu

Trang 19

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

- Áp dụng lý thuyết về việc chuyển hoá trong học tập để chọn lựa và việc

ta quyết định của người học liên quan đến lối sống và hành động

- Thực hiện có hiệu quả những biện pháp dưới đây nhằm đạt các mục tiêu

giáo dục môi trường:

+ Liên kết giữa các môn học

+ Giáo dục ngoài trời và thực địa

+ Suy nghĩ có phê phán và học tập dựa trên nhu cầu tìm hiểu

+ Giáo dục các giá trị + Các trò chơi và sự mô phỏng

+ Các cách tiếp cận dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình

+ Học tập dựa trên cơ sở liên hệ với cộng đồng+ Điều tra các vấn để môi trường của địa phương

+ Đánh giá và hành động trong việc giải quyết các vấn để môi trường.

+ Truyền tải một cách có hiệu qủa phương pháp và tài liệu GDMT vàomôn học mà giáo viên đang được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ

+ Xây dựng và sử dụng hiệu quả các phương tiện lập kế hoạch cho việc

hướng dẫn

+ Đánh giá một cách có hiệu quả các kết quả của phương pháp và giáo

trình GDMT ở cả hai lĩnh vực nhận thức và tình cảm

II CHÍNH SÁCH MOI TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC THUC HIỆN

GDMT TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM

1) Chính sách

GDMT được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Nhà nước Việt Nam coi GDMT là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp

giáo dục của toàn dân nói chung Để thực hiện GDMT, nhà nước có hệ thống tổ

chức từ trung ương đến địa phương và đến cơ sở giáo dục, thông qua quản lý nhà

nước của bộ giáo dục và đào tạo

- GDMT được thực hiện vì môi trường, vé môi trường và trong môi trường,trong đó hiệu quả cao nhất sẽ đạt được khi tạo ra được thái độ và tình cảm vì môi

trường :

+ Giáo dục về môi trường cung cấp những kiến thức thực tế vé môi trường

và kiến thức về ảnh hưởng của con người lên môi trường

+ Giáo dục vì môi trường khêu gợi sự quan tâm thực sự đối với chất lượng

môi trường chúng ta đang sống và thừa nhận trách nhiệm con người phải chăm

sóc môi trường

+ Giáo dục trong môi trường sử dụng môi trường như một nguồn lực cho dạy học, một phòng thí nghiệm tự nhiên cung cấp những kiến thức, kỹ năng sốt

dẻo về bảo vệ và giữ gìn môi trường

LVTN : GDMT THONG QUA CHUONG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 19

Trang 20

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Van Binh SVTH : Hà Tú Vân

- GDMT là một thành phần bất buộc trong chương trình giáo dục đào tạo

và phải được thực hiện trong kế hoạch giáo dục hiện hành Tạo ra cơ hội bình

đẳng về GDMT cho mọi người học, mọi cấp bậc học từ dưới lên trên Tại những

cấp bậc dudi của hệ thống giáo dục quốc dân, GDMT được kết hợp vào nhữngnơi thích hợp của chương trình hiện hành Những vấn để về môi trường được dạythông qua nhiều môn học

- Đưa GDMT vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với môi trường

của trường học Nhưng vấn dé trọng tâm của GDMT phải liên quan trực tiếp đến

môi trường của địa bàn nhà trường

- Làm cho người học và người dạy nhận thấy giá trị của môi trường đốivới chất lượng của cuộc sống, sức khoẻ và hạnh phúc của con người Làm cho

mọi người hiểu rằng trong những quyển cơ bản của con người có quyển được

sống trong môi trường lành mạnh, có nước sạch để dùng và không khí để thở

- Triển khai GDMT bằng các hoạt động mà học sinh là người thực hiện,

học sinh bằng những hoạt động của chính mình mà thu được những hiệu quả thực

tiển Thấy giáo là người tổ chức các hoạt động GDMT dựa trên chương trình quy

định và tìm cách vận dụng phù hợp với địa phương

GDMT được thực hiện bằng các biện pháp chủ yếu sau:

- Đưa GDMT vào tất cả các cấp bậc học: mắm non, tiểu học, trung học cơ

- Các trường tổ chức và tích cực tham gia cùng với cộng đồng trong các

hoạt động bảo vệ môi trường trong và ngoài nhà trường

- Luôn chú ý tạo ra thái độ đúng đắn và tinh thin trách nhiệm cao đối với

việc bảo vệ môi trường

- GDMT không chỉ cung cấp những hiểu biết vé môi trường mà còn được

thực hiện trong môi trường, với thái độ va tình cảm vì môi trường

- Trong GDMT hiện nay dành ưu tiên cho đào tạo giáo viên và các bậc

tiểu học, trung học

2) — Chiến lược thực hiện

Phương thức và phạm vi tác động của chiến lược GDMT

Muốn tạo được những kết quả nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao,

GDMT phải tìm cách tác động từ trên xuống và nhân các điển hình tốt Trong hệ

thống giáo dục quốc dân, có thể thu được qua những khâu sau:

- _ Các cấp ra quyết định và quản lý giáo dục

LVTN : GDMT THONG QUA CHUONG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 20

Trang 21

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

- - Đào tạo giáo viên mới và béi dưỡng giáo viên đang làm việc

- Biên soạn chương trình cho nhà trường phổ thông và cho đào tạo, bồi

dưỡng giáo viên

- _ Biên soạn tài liệu day học

- Kiểm tra đánh giá

- Nghiên cứu khoa học về GDMT

- _ Liên kết nhà trường với cộng đồng

Những điều kiện để thực hiện GDMT trong trường phổ thông Việt Nam

Trang 22

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

DỤC MÔI TRƯỜNG

I MÔ HÌNH CUA VIỆC DẠY VÀ HỌC TRONG GIÁO DUC MOI

TRƯỜNG

Việc dạy và học trong giáo dục môi trường đang diễn ra trên toàn cầu theo

mô hình như sau:

Trong mô hình đó, 3 khía cạnh giáo dục môi trường luôn luôn tổn tại song

- Chi trọng đến thông tin, dữ liệu, sự kiện và hoạt động thực tế nhằm

thu hoạch tri thức và trau déi kỹ năng

se Giáo dục vì môi trường gồm: + Phan xét

+ Thái độ hành vi + Giá trị

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 22

Trang 23

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh §VTH : Hà Tú Vân

- Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe, nói, doc , viết có sự phán xét.

Nhân tố này hỗ trợ cho quá trình hình thành hành vi tốt

- Hình thành thái độ quan tâm đến môi trường, khuyến khích sử dụng

hợp lý môi trường hôm nay và ngày mai.

- Hinh thành khả năng đánh giá, ra quyết định trước những vấn để môi

trường Phát triển khả năng lựa chọn những giải pháp có tính bén vững.

- _ Thiết lập những giá trị đạo lý môi trường căn bản mà các cá nhân phấn

đấu thực hiện suốt đời

* Giáo dục trong môi trường gồm : + Phát huy tiểm năng

+ Kinh nghiệm

+ Sự tham gia

- Mở ra nhiều cơ hội giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm nhờ giáo

dục trực tiếp trong môi trường gần gũi như trường học, cộng đồng địa

phương, hoặc ở những địa bàn khác xa hơn.

- _ Để cao quyển công dân của học sinh đối với việc bày tổ các quan tâm

chung vé môi trường Quá trình tham gia trực tiếp các hoạt động giáo

dục thông qua môi trường sẽ phát huy tiểm năng của mỗi học sinh bao

gồm việc củng cố, phát huy tri thức, kỹ năng nghiên cứu tích cực

- Đối với việc học: kích thích hứng thú và có sáng tạo nhờ tiếp xúc trực

tiếp với môi trường phong phú đa dạng Đối với việc dạy: môi trường

cung cấp một nguồn tư liệu và công cụ sư phạm vô tận.

I MỘT SỐ NGUYÊN TAC THỰC HIỆN GIÁO DỤC MOI

TRƯỜNG

1) Mười hai nguyên tắc chung đối với giáo dục môi trường (Agenda XXI)

- Xem xét môi trường trong tổng thể của nó_— môi trường tự nhiên và nhân

tạo, môi trường công nghệ và xã hội ( kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa, đạo

đức, thẩm mỹ).

- Là một quá trình liên tục suốt đời, bất đầu từ bậc mắm non và tiếp tục qua

các giai đoạn tiếp theo cho dd chính quy hay không

- Mang tính liên thông giữa các môn học trong mọi cách tiếp cận, rút ra nội

dung cụ thể ở từng môn học để làm cho các xu hướng hài hòa và cân bằng trở

nên hiện thực.

- Xem xét những ví dụ môi trường theo các quan điểm quốc tế, khu vực, quốc

gia và địa phương sao cho học sinh có được sự thấu hiểu sâu sắc những điều kiện môi trường trong các diéu kiện địa lý khác nhau.

- Nhằm vào những tình huống môi trường tiểm tàng hiện nay, đồng thời tính

đến một viễn cảnh có tính chất lịch sử

LVTN : GDMT THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 23

Trang 24

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Van

- Phát huy các giá trị và sự cần thiết của quá trình hợp tác quốc tế, quốc gia

và địa phương trong việc ngăn chặn và tìm giải pháp đối với các sự cố môi

trường

Xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh môi trường trong từng kế hoạch tăng

trưởng và phát triển.

- Tạo điều kiện cho người học có một vai trò trong việc lập kế hoạch để rút ra

những kinh nghiệm học tập và tạo cơ hội cho việc quyết định cũng như biết chịu

trách nhiệm.

- Nên gắn sự nhạy cảm, nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn để và các giá trị

môi trường với từng độ tuổi, nhưng trong những năm đẩu tiên, nên nhấn mạnh

đến sự nhạy cảm môi trường trong nhóm riêng của người học

- Giúp người học phát hiện những dấu hiệu và nguyên nhân thực sự của cácvấn để môi trường

- Nhấn mạnh sự phức tạp của các vấn để dụ môi trường và do vậy cẩn hình

thành một lối suy nghĩ biết phán xét và các kỹ năng giải quyết ví dụ

- Tận dụng các môi trường học tập đa dạng và một mảng rộng lớn các cách

tiếp cận giáo dục đối với việc dạy và học vé môi trường và thông qua môi

trường, trong đó, nhấn mạnh đến các hoạt động thực tế và những kinh nhiệm trực

tiếp

2) Năm nguyên tắc thực hành giáo dục môi trường dành cho giáo viên

- Nên dựa trên những dữ liệu chấc chấn.

- Nên dùng phương pháp huy động nhiều người tham gia và có tính thực tế.

- Nên dựa trên sự phân tích, đồi hỏi óc pán xét

- Nên dựa trên nền tang đời sống cộng đồng ở địa phương.

- Nên dựa trên tinh thần hợp tác.

II HAI KIỂU TRIỂN KHAI GIÁO DỤC MOI TRƯỜNG

1) Kiểu 1 : Giáo dục môi trường thông qua chương trình giảng dạy của

môn học trong nhà trường

Cơ hội giáo dục môi trường trong chương trình dạy học ở nhà trường thể

hiện ở chỗ trong chương trình có chứa đựng những nội dung của giáo dục môi trường dưới hai dạng chủ yếu:

® Dạng |: Một số nội dung của bài học hay một số phan nhất định của

môn học có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục môi trường

e Dang 2: Nội dung chủ yếu của bài học, hay một số phẩn nội dung môn

học có sự tràng hợp với nội dung môi trường

Vì thế, người ta thường để cập đến 2 phương thức đưa giáo dục môi trường

vào từng môn học như sau:

LVTN : GDMT THONG QUA CHUONG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 24

Trang 25

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

se Tích hợp : kết hợp một cách hệ thống kiến thức của môn học với kiến

thức giáo dục môi trường, làm cho chúng nhào quyện với nhau thành một thể

thống nhất Ví dụ, trong chương trình hoá học lớp 10, bài CLO có giới thiệu về

độc tính của clo Nhưng sách giáo khoa giới thiệu rất vấn tất, vì thế giáo viên có thể nói kỹ cho học sinh biết về những tác hại to lớn của clo, nhằm giáo dục cho

học sinh rằng việc thải khí clo ra môi trường dù lượng nhỏ hay lớn cũng gây tác

hại hết sức nghiêm trọng Hoặc qua phần ứng dụng của clo, giáo viên chỉ ra cho

học sinh thấy những nguồn gây nhiễm khí clo thường gặp, trong đó có cả lí do

chúng ta đốt nhựa PVC

se Léng ghép : lắp ghép vào nội dung bài học một đoạn, một mục hoặcmột số câu hỏi có nội dung giáo dục môi trường Cũng trong ví dụ bài CLO nói

trên, trong phan hoá tính có giới thiệu clo tan vào nước sẽ tạo axit HC] và HCIO,

trên cơ sở đó giáo viên ghép thêm vào bài hoc cách xử lý khí clo, đó dùng các

chất kiểm để hấp thụ clo, cụ thể trong công nghiệp người ta thường dùng vôi sữa Ca(OH); Đến cuối bài, giáo viên ghép thêm một số câu hỏi để kiểm tra ý thức

của các em như “Nếu sau này làm giám đốc một cơ sở có thải khí clo, em sẽ làm

gi?” “Nếu gặp nạn nhân bị ngộ độc khí clo, em sẽ làm gì ?”

Ngoài ra, ở một số phẩn nội dung môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập,

bài làm được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các ví dụ môi

trường.

Quá trình khai thác các cơ hội giáo dục môi trường cẩn phải đảm bảo 3

nguyên tắc cơ bản:

+ Không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn

thành bài giáo dục môi trường

+ Khai thác nội dung có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục

nhất định, không tran lan tùy tiện

+ Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các

kinh nghiệm thực tế của các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để cho học

sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường

Không nhất thiết phải tăng thêm ( một cách số học ) thời lượng của

chương trình hiện hành để tiến hành giáo dục môi trường Điểm mấu chốt là tăng

cường năng lực giáo dục môi trường cho giáo viên thông qua các kỳ béi dưỡng,tập huấn hay hội thảo chuyên môn Cùng với sự hỗ trợ công tác quản lý chuyênmôn và các tài liệu hướng dẫn, giáo viên sẽ tự mình xác định cơ hội thực hiện

giáo dục môi trường ngay trong chương trình bộ môn của mình một cách tự nhiên

và tùy vào tình huống cụ thể của lớp học để xác định phương án kết hợp Khi

phát hiện được cơ hội giáo đục môi trường trong một tiết học cu thể, giáo ấn của

giáo viên có thể hình dung như sau:

LVTN : GDMT THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 25

Trang 26

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

Trường: Tên bài học: .Ngày tháng năm

3 Giáo dục đạo đức tư tưởng

II Kiến thức trong tâm :

HI Phương pháp dạy học :

IV Hoat đông lên lớp:

1, Chuẩn bị trước khi lên lớp

2 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.

3 Giảng bài mới

® Mục tiêu :Hoạt động này được thiết kế nhầm giúp học sinh:

s “Thực hiện nhiệm vụ : Hoạt động này được thực hiện theo trình tự sau:

1) Học sinh nghe giáo viên:

a) Nêu mục đích và mô tả toàn bộ hoạt động sẽ diễn ra

b) Giao nhiệm vụ cụ thể ( cho cá nhân hoặc nhóm)

c) Hướng dẫn cách thực hiện

2) Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo từng bước

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 26

Trang 27

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

3) Học sinh kiểm tra và điều chỉnh liên tục trong suốt quá trình thực hiện

nhiệm vụ

4) Học sinh tuyên bố hoàn thành nhiện vụ

© Các sản phẩm đạt được:

1) Học sinh đối chiếu kết quả công việc với nhiệm vụ được giao lúc đầu

2) Học sinh trình bày kết qua công việc cho toàn nhóm nghe ( hoặc đại

diện nhóm trình bày trước lớp).

4) Các học sinh khác hoặc nhóm khác đánh giá.

5) Giáo viên giúp học sinh tổng kết chung.

Sau khi đã xác định rõ những vấn để trên, giáo viên thiết kế hoạt động theo

mẫu sau :

TÊN HOẠT ĐỘNG

Chủ để môi trường: ( 6 nhiễm nước? Da dang sinh học?

« Hinh thức hoạt động: (Câu lạc bộ? Thi tái ché? )

Thiết kế hoạt động:

- _ Chương trình kế hoạch chi tiết.

Các bước thực hiện.

Cách thực hiện.

Nhân sự ( chỉ định nhóm công tác, phân công trách nhiệm)

Chuẩn bị phương tiện thực hiện.

Xác định thời gian, địa điểm sự cho phép (nếu cần).

Báo cáo kiến nghị

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 27

Trang 28

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

IV MỘT SỐ HÌNH THỨC PHỔ BIẾN TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG:

1) Hoạt động ở trên lớp : Thông qua môn học trong chính khoá, có các

biện pháp sau:

- Phân tích những vấn để môi trường trong môn học

- Khai thác thực trạng môi trường đất, nước, làm nguyên liệu để xây dựng bài

học giáo dục môi trường

- Xây dung bài tập xuất phát từ kiến thức môn học, nhưng gn liển với thực tế

địa phương

- Sử dụng các phương tiện day học làm nguồn tri thức được vật chất hoá, như

là điểm tựa, cơ sở để học sinh phân tích, tìm tòi, khám phá các kiến thức cẩn

thiết vé môi trường

- Sử dụng các tài liệu tham khảo (các bài báo, các đoạn trích trong các sách

phổ biến khoa học, các tư liệu, các số liệu mới điều tra, các ảnh chụp mới nhất )

- Thực hiện tiết học có nội dung gắn gũi với môi trường ở ngay chính trong

một địa điểm thích hợp của môi trường như sân vườn, vườn trường, đồng ruộng, điểm tập trung dân cư

2) Hoạt động ở ngoài lớp

- Nghe báo cáo các chuyên để về bảo vệ môi trường do các nhà khoa học,

các kỹ thuật viên hay giáo viên chuyên về môi trường trình bay

- Thực địa tìm hiểu vấn để bảo vệ môi trường ở địa phương

- Tham gia tuyên truyền, vận động thực hiện bảo vệ môi trường

- Tham gia các chiến dịch xanh hoá trường học : trồng cây, quản ly và phân

loại rác thải

- Theo đõi diến biến môi trường tại địa phương

- Tổ chức câu lạc bộ, thành lập các nhóm hoạt động môi trường

- Tổ chức các cuộc thi kể chuyện, ngâm thơ, hát, làm báo tường có nội dung

giáo dục môi trường

- Tổ chức thi tái chế, sử dụng

- Tổ chức triển lim, biểu điễn văn nghệ

- Xây dựng dự án và thực hiện

- Hoạt động phối hợp với gia đình, cộng đồng và hội cha mẹ học sinh

V CÁC PHƯƠNG PHAP DAY HỌC GIÁO DỤC MOI TRƯỜNG

-NỘI DUNG CUA PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THỰC HIEN:

1) — Nghiên cứu (tìm tòi, khám phá hay giải quyết vấn để)

Đây là phương pháp hướng các em làm quen với quá trình tìm tòi, sáng tạo

dưới dang các bài tập Có nhiều dạng bài tập khác nhau đối với học sinh : bài tập

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOA HỌC LỚP 10 28

Trang 29

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

giải quyết nhanh ở lớp, bài tập đòi hỏi có thời gian dài (trong | tiết, | tuần hay

một tháng ở nhà) Các bài tập ở nhà phải được tính toán sao cho các tài liệu có liên quan mà học sinh sử dụng không được chứa đựng những lời giải sẵn, trựctiếp cho các bài tập

Phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:

1 Đặt vấn để

2 Tìm các giả thuyết giải quyết vấn để

3 Thu thập các số liệu thống kê và tài liệu liên quan, xử lý số liệu, tài liệu

và xác minh các giả thuyết

Trong thảo luận nhóm cẩn chú ý:

- Vai trò của nhóm trưởng cẩn được xác định rõ

- Giáo viên cẩn chuẩn bị chu đáo nội dung (hệ thống câu hỏi) cũng như

tiến trình

- _ Nếu thấy hoc sinh thảo luận đi xa vấn để thi cn uốn nấn ngay

- _ Cần khuyến khích các em tranh luận :

- Hinh dung trước những ý kiến và thái độ của học sinh để khi tổng kết,

học sinh nào cũng thấy mình có phẩn đóng góp vào những ý kiến thão

luận của lớp, của nhóm.

Phương pháp làm việc nhóm được tiến hành theo 4 bước: chuẩn bị ~ giao

nhiệm vụ - tiến hành thảo luận nhóm - tổng kết (đại điện các nhóm trình bày

kết quả)

3) Đóng vai:

Đây là phương pháp đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả định,

mà trong đó, các tình huống của thực tế cuộc sống được thể hiện tức thời thành

những hành động có tính kịch Trong các vở kịch này, các vai khác nhau do chính

học sinh đóng và trình diễn Các hành động kịch được xuất phát từ chính sự hiểu

biết, óc tưởng tưởng và trí sáng tạo của học sinh, không cẩn phải qua tập đượt

hay đàn dựng công phu; vì đây là một quá trình thông tin với đặc điểm cơ bản là

trình diễn tức thời

Phương pháp đóng vai được tiến hành qua các bước sau:

- Bước 1: tạo không khí để đóng vai Việc đóng vai không phải bao gid cũng

được tất cả học sinh chấp nhận, vì vậy bước này rất quan trọng Giáo viên cẩn

LVTN : GDMT THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 29

Trang 30

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

cho học sinh nhận thức được rằng bất kỳ con người nào trong cuộc sống cũng có

thể gặp các tình huống cụ thể khác nhau.

- Bước 2 : lựa chọn vai Giáo viên có thể phân vai phù hợp với từng học sinh hoặc để học sinh tự nguyện nhận các vai trong vở kịch Các học sinh khác còn lại

đóng vai khán giả quan sát Người quan sát cẩn phải chú ý xem diễn viên nhập

vai như thế nào, tự đặt mình vào vai dién và hình dung về tinh phù hợp với thực

tế của diễn viên và cách giải quyết vin dé, suy nghĩ xem có cách nào khác giảiquyết vấn để không

- Bước 3 : theo dai vở kịch Nếu giáo viên thấy ý định của mình đã được thực

hiện thì có thể cho ngừng diễn Sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận về cách giải

quyết vấn để của vai diễn và đánh giá vở kịch

- Bước 4 : có thể yêu cầu các diễn viên khác trình bày vở kịch theo cách khác, với cách giải quyết vấn để khác

- Bước 5: hướng dẫn học sinh trao đổi kinh nghiệm và rút ra các kết luận cần

thiết về các vấn để mà vở kịch nêu lên

Phương pháp này có nhiều ưu điểm trong việc nêu lên các vấn để của môi

trường dễ bị tổn thương Chúng giúp cho học sinh có định hướng tích cực về hiểu

biết, thái độ và hành vi môi trường

4) Quan sát, phỏng vấn:

Là phương pháp thường dùng, có mục đích thu thập các thông tin vé một vấn

để nào đó Hoạt động cơ bản là quan sát và phỏng vấn.

Để tiến hành phương pháp này, việc quan sát clin phải có định hướng về các

vấn để môi trường Trong khi quan sát cẩn phải chú ý nhiều hơn đến những dấu

hiệu nổi bật bên ngoài để từ đó đi sâu tìm tdi, khám phá Quan sát phải có ghi chép chính xác địa điểm, thời gian, các tình trạng sự vật vào thời điểm quan sát.

Phỏng vấn là giai đoạn tiếp theo của sự quan sát được thực hiện với cha mẹ,

nhân din địa phương, cán bộ khoa hoc Trong phỏng vấn, nội dung và cách đặt

câu hỏi cần rõ rang, cụ thể và thể hiện sự tôn trọng cao, lắng nghe cặn kẽ ý kiến

của người được hỏi Trong nhiều trường hợp cẩn phải hỏi một cách gián tiếp,

hoặc nêu ý kiến ngược để lấy được ý kiến khách quan, cin có cách tránh trường

hợp người được hỏi phản ánh sai sự thật.

5) Tranh biện: thực hiện qua các bước sau

- Chia toàn thể số người ra thành 2 bên Mỗi bên cử 3 đến 5 người làm đại

diện Cuộc tranh biện sẽ diễn ra giữa 2 nhóm Số người còn lại làm cử toạ và cổđộng cho nhóm mình Cần có một trọng tài công bằng

- Người diéu khiển đưa ra một ý kiến (dưới dang một mệnh để), viết hẳn lên

bảng, ví dụ :"“Không cẩn tiết kiệm năng lượng, vì con người còn có rất nhiềunguồn năng lượng thay thế khác”

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 30

Trang 31

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

- Bốc thăm để phân công “nhóm ủng hộ” và "nhóm chống đối” Mỗi nhóm

có 10° hội ý để thống nhất ý kiến và đưa ra những lý lẽ chính của nhóm mình.

- Tranh biện giữa 2 nhóm.

- Vai trò của trọng tài là giữ cho cuộc tranh biện xảy ra đúng luật Vai trò của

cử toa là quan sát, bình chọn đội nào có lý lẽ vững vàng và có sức thuyết phục

Nếu cuộc tranh biện quá sôi nổi, rất có thể xảy ra nguy cơ một nhóm nào đó lên

"cướp diễn dan” một cách thiếu lich sự, còn cử toa thì nhảy lên diễn đàn để cãi

6) — Thuyết trình:

La phương pháp mà trong đó học sinh thu thập tài liệu qua báo chí và các

phương tiện truyền thông khác, xây dựng thành một báo cáo và trình bầy trước

tập thể lớp.

Đây là phương pháp dành cho học sinh các lớp lớn, thể hiện sự vận dụng

tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau (khám phá, điều tra,thực địa,

quansát-phỏng v4n ) Sử dụng được phương pháp này có nghĩa là học sinh đã đặt mình

vào vị trí của một người vừa có hiểu biết tích cực vé môi trường, vừa thông tin, lý

giải và lôi cuốn mọi người quan tâm đến môi trường

Hiệu quả của phương pháp nim ở các khâu của nó:

- Xác định chủ để cho buổi thuyết trình

- Chuẩn bị để cương tóm tắt cho buổi thuyết trình

- Thu thập thông tin, tư liệu có liên quan

- Chuẩn bị các phương tiện : photocopy các tờ rời để phát cho người nghe

khi cắn Chuẩn bị các sơ đổ, biểu bằng, đèn chiếu phim 4m bản (projector), máy

chiếu qua đầu (overhead), âm thanh, ánh sáng.

- Xác định kỹ thuật trình bày: nói cho ai nghe? Trình độ người nghe? Người

nghe cẩn gì? Làm sao để nắm được ý kiến phản hồi từ cử toa? Dự tính trước việc

sử dụng các phương tiện nghe nhìn.

- Thuyết trình : diễn giả tự giới thiệu - nêu mục đích và chủ để của buổi giới

thiệu - nêu bố cục trình bày và thời gian phân bố cho mỗi phẩn - nêu một số

quy ước giao tiếp giữa diễn giả và cử toạ - tiến hành thuyết trình từng điểm một

- Thảo luận: thảo luận tự do hay thảo luận các vấn để mà diễn giả chuẩn bị trước? Thảo luận từng phần thyết trình hay sau khi kết thúc toàn bộ phẩn trình

bày? Dụng ý của phương án mà diễn giả chọn lựa?

- Giao tiếp với cử toạ: làm sao để xoá bỏ khoảng cách giữa diễn giả và cử toạ cũng như những người tham gia? Ngôn ngữ cơ thể được tính toán có chủ định như thế nào? Biểu hiện nhudn nhuyễn sự rạch ròi giữa thái độ tôn trọng người

nghe và tính quyết đoán khi điểu khiển buổi thuyết trình.

- Phần kết luận: tóm tắt lại những điểm đã trình bày Mở rộng mục tiêu của

buổi thuyết trình, ví dụ đối chiếu vấn để trình bày với thực trạng môi trường địa

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 31

Trang 32

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

phương, yêu cầu cử toa nêu những yêu cầu mới nảy sinh Thống nhất một số ý

kiến và cam kết hành động

7) Tham quan, cắm trại, trò chơi:

Rất thuận lợi để phối hợp nhiều hoạt động giáo dục môi trường có quan hệ liên kết với nhau Chỉ nên chọn tối đa 2 đến 3 chủ để để thiết kế toàn bộ chương trình hoạt động Như vậy, có thể hình dung chương trình cho một ngày tham quan

hoặc cho 3 ngày cấm trại Mỗi hoạt động trong chương trình nên soạn thảo

thành từng tờ rời, đánh số thứ tự để ghi nhớ.

8) Lập dựán:

Là phương pháp mà trong đó cá nhân hay nhóm học sinh thử thiết lập một dự

án có nội dung môi trường và thực hiện nó Phương pháp này tao cho học sinh

thói quen đặt mình vào vị trí của những người luôn quan tâm và có hành động

hợp lý đối với môi trường, mang lại sự thay đổi cho môi trường ở địa phương hay

trường học Trong thực tế, hình thức hoạt động rất phong phú Ví dụ : xây dựng và

thực hiện dự án xử lý nước thải sinh hoạt của gia đình học sinh.

Phương pháp này hướng học sinh vào các hoạt động cụ thể vì môi trường, có nhiều tác dụng với học sinh các lớp lớn trong việc thực hiện mô hình “về môi

trường, vì môi trường và trong môi trường” Những kết quả thu được từ việc thực

hiện đự án sẽ khích lệ các em tự thực hiện các hoạt động khác vì môi trường.

Mục tiêu lâu dài của dự án

Các mục tiêu trước mắt của dự án

Trang 33

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

2 Các chương trình đào tạo và vấn dé nghiệp vụ

3 Các thiết bị và cơ sở vật chất

4 Các chuyên gia, cố vấn

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 33

Trang 34

GVHD : Thạc sĩ Nguyén Van Binh SVTH : Ha Tú Vân

PHẦN II

GIAO DỤC MOI TRƯỜNG

THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI

TRONG CHƯƠNG TRÌNH

HOA HỌC LOP 10

LVTN : GDMT THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 34

Trang 35

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Van

A TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC MÔI

TRƯỜNG THÔNG QUA CHƯƠNG

TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10

IL CHƯƠNG TRÌNH HOA HOC LGP 10:

Chương | - CẤU TAO NGUYÊN TU

Bài | : Thanh phẩn khối lượng nguyên tử Kích thước khối lượng nguyên tử

Bài 2 : Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hoá học - Đồng vị

Bài 3 : Vỏ nguyên tử

Bài 4 : Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Đọc thêm : Sự phóng xạ và sự biến đổi các nguyên tố hoá học

Chương II - LIÊN KẾT HOÁ HỌC ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

MENĐÊLÊEP

Bài 1 : Liên kết cộng hoá trị

Bài 2 : Liên kết ionBài 3 : Hoá trị các nguyên tố

Bài 4 : Các tinh thể

Bài 5 : Mol

Bài 6 : Ti khối các chất khí

Bài 7 : Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học

Bài 8 : Vị trí của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn và tính chất hoá

học của chúng

Bài 9 : Định luật tuần hoàn Mendéléep

Đọc thêm : Vài nét về quá trình xây dựng định luật tuần hoàn và hệ thống

Bài 4: Axit clohidric và muối cloruaBài 5 : Một số hợp chất chứa oxi của clo

Bài 6 : Brom và iod

Bài 7 : Flo

LVTN : GDMT THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 35

Trang 36

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

Chương V - OXI - LƯU HUỲNH LÍ THUYẾT VỀ PHAN UNG

HOÁ HỌC.

Bài | : Phân nhóm chính nhóm VI Bài 2 : Oxi

Bài 3 : Lưu huỳnh Bài 4 : Hidro sunfua

Bài § : Các oxit lưu huỳnh Bài 6 : Axit sunfuric

Bài 7 : Hiệu ứng nhiệt phản ứng

Bài 8 : Tốc đô phản ứng hoá học

Bài 9 : Cân bằng hoá học

Bài 10 : Sản xuất axit sunfuric

Trong chương trình hoá học lớp 10 nêu trên, thì những phẩn có khả năng

giáo dục môi trường cho học sinh là chương I, chương IV và chương V (những bai

được in đậm) Chương I gấn lién với phẩn 6 nhiễm phóng xạ Chương IV và

chương V gấn lién với những chất 6 nhiễm không khí như các halogen, ozon và các hợp chất của lưu huỳnh Chúng là những chất độc công nghiệp, có thể gây ra những vụ nhiễm độc cho công nhân Đồng thời, chúng ảnh hưởng đến khí hậu và thời tiết toàn cầu qua các hiện tượng suy giảm ting ozon, hiện tượng sa lắng axit

và sương mù giết người.

II TONG QUAN VỀ Ô NHIEM KHONG KHÍ:

Như đã nói ở trên, các chất gây 6 nhiễm mà học sinh được học trong chương

trình lớp 10 chủ yếu là những chất gây 6 nhiễm không khí như Cl;, HCl, Brạ, F;,

O¿, H;S, SO2, SO3 Vì vậy, trước khi đi vào từng bài cụ thể, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến ô nhiễm không khí

1) Thành phần hoá học, cấu trúc và vai trò của khí quyển

a) Thành phần khí quyển :

Khí quyển là lớp không khí bao bọc quanh trái đất Nếu như không khí khô,

không bj 6 nhiễm thì nó gồm các thành phần như sau : nitơ 78,90%; oxi 20,94%

và một số chất khác như khí hiếm, hidro, NO,, CO, Nhưng môi trường không

khí bao quanh con người thường là không khí ẩm và bị 6 nhiễm.

b) Cấu trúc của khí quyển : Khí quyển được chia làm nhiều ting, nhưng ta xét 4 ting chính dựa vào sự

khác nhau về chiéu cao và nhiệt độ

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 36

Trang 37

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Vân

2 Tang bình lưu

Ting đối lưu : chứa 70% khối lượng khí quyển Giới on trên của tầng đối

lưu có thể thay đổi trong khoảng một vài km, tuỳ thuộc vào nhiệt độ và bản chất

bể mặt trái đất Tầng đối lưu là tầng hỗn loạn do dòng năng lượng toàn cẩu, nó

xuất hiện do sự mất cân bằng giữa tốc độ làm nóng và làm lạnh giữa vùng xíchđạo và các cực Nhiệt độ tầng đối lưu giảm dẩn theo chiều cao Không khí gắnmặt đất bị đốt nóng bởi bức xạ từ trái đất Lớp lạnh ở phan trên gọi là lớp dừng

(-56°C), ở đó nhiệt độ đổi từ đương sang âm.

Tầng bình lưu : Ting này không khí chuyển động theo chiểu ngang, nhiệt

độ tăng theo chiều cao Ozon ở tầng này hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời

bảo vệ sự sống trên trái đất Ở tầng này do có ít sự khuấy trộn nên nếu chất 6

nhiễm lên tới ting này thì thì thời gian tổn tại và tác hại của nó sẽ lâu hơn nhiều

so với ở tầng đối lưu.

Tang trung lưu : ting này nhiệt độ giảm theo chiểu cao O; và NO, ở đây

phải hấp thụ những bức xạ mặt trời ở vùng tử ngoại xa nên chịu sự ion hoá và

phân li thành nguyên tử.

Tang nhiệt : ð tag này không khí cực loãng và nhiệt độ ting mãi theo

chiéu cao Tiếp theo đến ting ngoài rồi đến khoảng không vũ trụ

3) Sự ô nhiễm không khí :

Ô nhiễm không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành

phẩn và tính chất do bất cứ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây hại đến sức khoẻ

con người và giới động thực vật.

Có hai nguồn phát sinh ô nhiễm là nguồn thiên nhiên và nguồn nhân tạo.

® Nguồn thiên nhiên gdm :

+ Núi lửa phun : núi lửa phun ra nham thạch nóng và khói bụi gidu sunfua,

ngoài ra còn có metan và một số khí khác Bụi được phun rất cao và lan toả đi rất

xa

+ Cháy rừng : các đám cháy này thường lan truyền nhanh, rộng, thải nhiều

bụi và khí

+ Bão bụi : mưa bào mòn đất, gió tung chúng lên thành bụi

+ Ngoài ra, sóng biển cũng tung bot mang theo bụi muối biển lan truyền

theo không khí, các quá trình thối rữa động thực vật cũng thải ra nhiều khí độc

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 37

Trang 38

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH : Hà Tú Van

* Nguồn nhân tạo: nguồn 6 nhiễm nhân tạo rất đa dang nhưng chủ yếu dohoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, đốt nhiên liệu hoá thạch, hoạt động

nông nghiệp và các hoạt động khác.

Số lượng các tác nhân gây ô nhiễm không khí trên toàn thế giới năm 1992

_ Nguồngâyônhiễm |CO; | Bui |SO,| Hidroeaebon | NO, | L1 Giao thông vận tải |581 | 12 |08| Ist | 73 _

2 Đốt nhiênlệu — | 17 |81|222| 07 | 88 |

|3 sản xuất công nghiệp | 88 | 68 |66| 42 | 02 |

|4 Xử lý chất thải ấn | 71 |10|01| lý | 05 —_ L5 Các hoạt động khá | 02 |01| 0 | 01 | 0 —_

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 38

Trang 39

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Văn Binh SVTH : Hà Tú Vân

B NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

TRONG MỘT SỐ BÀI CỦA CHƯƠNG

TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10

VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM PHÓNG XẠ

Ở chương này, học sinh sẽ được học về cấu tạo của nguyên tử bao gồm hạt

nhân và lớp vỏ electron, các loại hạt cơ bản trong nguyên tử, cấu tạo lớp vỏelectron và ảnh hưởng của nó đến tính chất hoá hoc của nguyên tố Trong lịch

sử, quá trình tìm ra cấu tạo nguyên tử gấn liển với việc phát minh ra chất phóng

xạ và các ứng dụng của nó Mà ô nhiễm phóng xạ hiện nay là một vấn để toàn

cầu, là thảm hoạ của toàn nhân loại Với kiến thức đã có sau khi học chương

này, học sinh có thể hiểu được về các loại tia phóng xạ và các phản ứng hạt nhân Từ đó giáo viên có thể tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khoá hay hình thức khác để giáo dục vấn để 6 nhiễm phóng xạ cho học sinh; giúp các em hiểu

biết về những ứng dụng to lớn của các chất phóng xạ cùng những tác hại khônlường của chúng, hình thành cho các em một thái độ đúng đắn đối với việc sử

dụng và xử lý các chất phóng xạ

1) Thuyết nguyên tử của John Dalton :

Từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, triết gia vĩ đại Democritus đã tin

rằng tất cả vật chất đều được cấu tạo bởi những hạt rất nhỏ bé gọi là “nguyên

tử” (atomos — nghĩa là không thể phân chia được nữa) Ý tưởng đó đã bị những

nhà tư tưởng cùng thời như Plato va Aristotle phản bác Nhưng sau này, khi khoa

học bất đầu phát triển , người ta bắt đầu biết về những chất khác nhau, biết về

những phản ứng như phân huỷ, kết hợp thì người ta lại thấy rằng ý tưởng vềnguyên tử là đúng đắn Năm 1808, một nhà khoa học người Anh và cũng là mộtgiáo viên, ngài John Dalton đã là người đầu tiên đưa ra thuyết nguyên tử với 3

luận điểm chính như sau:

LVTN : GDMT THONG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 39

Trang 40

GVHD : Thạc sĩ Nguyễn Van Binh SVTH : Ha Tu Van

* Nguyên tố bao gồm những hạt rất nhỏ gọi là nguyên tử Tất cd cácnguyên tử của cùng một nguyên 16 đều giống nhau về kích thước, khối lượng va

tính chất hoá học Nguyên tử của nguyên tố này thì khác với nguyên tử củanguyên tố khác

* Hợp chất thì bao gồm các nguyên tử của nhiều nguyên tố khác nhau (hơn

một nguyên tố)

* Phản ứng hoá học chính là sự chia cắt, kết hợp và thay đổi trật tự sắp xếp các nguyên tử trong phân tử, mà không làm thay đổi cấu trúc của nguyên

tỬ,

Rõ rằng, thuyết nguyên tử của Dalton là sự kế thừa và phát triển tư tưởng

của Democritus Nhưng có một vấn để là Dalton không hể mô tả cấu trúc của

nguyên tử và thật ra là ông cũng chẳng biết nguyên tử nó như thế nào, Đơn giản

Ông thấy rằng, sự khác nhau của các nguyên tố chỉ có thể giải thích bằng sự

khác nhau của các nguyên tử của nguyên tố đó Chẳng hạn như vàng khác với

chì bởi vì nguyên tử vàng thì khác nguyên tử chì Hay khi ta đốt nóng hợp chất

có màu đỏ (HgO) thì thấy sinh ra thuỷ ngân kim loại màu trắng bạc (Hg), nhưvậy chất màu đỏ đó chính là hợp chất của thủy ngân với một nguyên tố khác

?) Cấutrúc nguyên tử:

Trên cơ sở thuyết nguyên tử của Dalton, chúng ta có thể định nghĩa rằng :

nguyên tử là đơn vị cơ bản của nguyên tố mà nó có thể tham gia vào các phần

ứng hoá học Tuy nhiên, những khám phá mới từ những năm 1850 đến đầu thế

kỷ 20 đã cho chúng ta thấy rằng nguyên tử có cấu tạo phức tạp hơn nhiều

° Sy khám phá ra electron

Đâu tiên là sự khám phá ra hat electron Vào năm 1986, nhà bác hoc

người Đức Hitlop đã tìm ra hiện tượng phóng điện qua khí kém Lấy một ống thuỷ tỉnh kín đã được rút gần hết không khí, ở hai đầu có gấn hai điện cực bằng

kim loại, nối hai điện cực với mạch ngoài, cho dòng điện chạy qua thì thấy có

một tia nào đó được phát ra từ cực âm Tia này mắt thường không nhìn thấyđược, nhưng khi va đập vào thành ống thuỷ tỉnh có phủ một lớp huỳnh quang thì

nó phát ra tia sáng mau xanh, nếu ta đặt vào trong ống một cái chong chóng nhỏ

thì tia này đập vào cánh chong chóng làm cho chong chóng quay Nó được gọi

là tia âm cực.

LVTN : GDMT THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 4o

Ngày đăng: 20/01/2025, 03:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
19. Phạm Ngọc Đăng — Môi trường không khí -NXB Khoa học kỹ thuật -1991 Khác
20. Nguyễn Kim Hồng (chủ biên) — Giáo dục môi trường -NXB Giáo dục -2001 Khác
21. Hoàng Hưng - Ô nhiễm không khí - NXB Khoa học kỹ thuật Khác
22. Ts Nguyễn Khương (chủ biên) - Giáo trình hoá được -Đại học y dượcTPHCM (tài liệu lưu hành nội bộ) Khác
23. Phạm Văn Lim - Hoá chất nông nghiệp với môi trường - NXB Nôngnghiệp — 1997 Khác
24. GsTs Nguyễn Mạnh Liên (chủ biên) -Y học môi trường và lao động - Trung tâm đào tạo bổi dưỡng cán bộ y tế TPHCM (tài liệu lưu hành nội bộ) Khác
25. Nguyễn Văn Mậu (dịch) - Khoa học môi trường - NXB Văn hoá thông tin~ 2001 Khác
26. Thế Nghĩa - Kỹ thuật an toàn trong sản xuất va sử dụng hoá chất - NXBKhoa học kỹ thuật - 2001 Khác
27. Hoàng Nhâm - Hoá vô cơ - NXB Giáo dục - 2001 Hoàng Đức Nhuận,Nguyễn Văn Khang - Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường —NXB Giáo dục - 1999 Khác
28. Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang - Một số phương pháp tiếp cậngiáo dục môi trường - NXB Giáo dục - 1999 Khác
29. Nguyễn Trần Oánh — Hoá học bảo vệ thực vật - NXB Nông nghiệp - 1997 30. Nguyễn Hữu Phú - Cơ sở lý thuyết và công nghệ xử lý nước tự nhiên —NXB Khoa học va kỹ thuật — 2001 Khác
31. Nguyễn Văn Phước - Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp - Trường đạihọc bách khoa TP.HCM Khác
32. Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Kim Đô (dịch) - Bách khoa toàn thư tuổi trẻ :Thiên nhiên và môi trường - NXB Phụ Nữ - 2002 Khác
33. Nguyễn Thi Thìn (dich) - Chất độc trong công nghiệp thực phẩm — NXBKhoa học kỹ thuật - 2001 Khác
34. Hoàng Như Tố - Những điều cần biết về chiến tranh hoá học - NXB Khoahọc — 1965 Khác
35. Nguyễn Phước Tương - Tiếng kêu cứu của trái đất -NXB Giáo dục - 1999 Khác
36. Phan Văn Tường - Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất - NXBGiáo dục — 1984 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN