Ông là nhà chính khách có uy tín, là bậc hiển triết, là người mà vua chúa đương thời phảikinh nể tôn vinh là phu tử, Nhưng điều quan trọng hơn cả, Nguyễn Binh Khiêm còn là một nhà thơ, n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO : TRƯỜNG ĐẠI HOC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA NGU VAN
-Œ%
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
GVHD : PGS- TS ĐOÀN THỊ THU VÂN
SVTH :TRAN THỊ THU HIEN
NGƯỜI PHAN BIEN:
TP.HCM 05- 2003
Trang 2LỜI CẢM ON
Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa ngữ văn cùng
các thầy cô giáo trường ĐHSP Tp.HCM đã cung cấp cho người viết nên tang kiến thức can thiết
Cảm ơn thư viện trường Đại học SP Tp HCM và thư viện tổng
hợp đã tạo điều kiện về mặt tư liệu cho người viết.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS - TS Đoàn Thị Thu Vân
đã tận tình hướng dẫn người viết trong quá trình thực hiện luận vănnày.
Luận văn này vẫn còn không ít sai sót, mong được thầy cô và
các bạn sinh viên nhận xét, góp ý thêm.
Người thực hiện:
Trần Thị Thu Hiên
Trang 4MỤC LỤC
Phan một: DAN NHAP.
1 Lý do chọn để tài và mục đích nghiên cứu .-‹.- |
2 KỊhsÐnghiÊNCỮU:2::i244212:620100624140600.08880538/63/E68Ni08% 2
4 Phương pháp nghiền cỨu :.‹ -se<- -s¿{-<<<<> 4 S: Cilwudio tin viniiceinases cote earn mney eases 4
Phần hai : NỘI DUNG
Chương một : Thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm.
|: Nöãn cành lich 6 1(Nế VỆ XVÌs¿svxvi6i460649200122065010606ã606vxva6 6
2, Nguyễn Binh Khiêm - Thân thế và sự nghiệp - - 9
Chương hai : Khái niệm về giọng điệu nghệ thuật.
}, GligneđiỆU= I0Uôl€0RnBUDvseesssesxaeveveeeeeveereevevaee«¿ 13
2 Khái niệm giọng điệu nghệ thuật : : : :.::.- : l4
3 Khái niệm giọng điệu nghệ thuật trong thơ 19
Chương ba : Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Nom
Nguyễn Binh Khiêm.
2, Giong triết lÍ - - ccccccccŸccccc ee BT
Chương bốn : Vị trí của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tiến trình phát
triển văn học trung đại.
| Tổng quan về văn thơ trung dai trước Nguyễn Binh Khiêm 53
3 Vị trí và đóng góp của thơ Nôm Nguyễn Binh Khiêm 55
Fllffb: KẾT LUẬN on ideeccieEeneiaaotdoaslG0sigL0 0830 63
Trang 5luận Van Tốt Nghệp —-—- STH: Trần Thị Thu Hiển
Phần mot: DAN NHẬP
1 Lý do chọn dé tài và mục đích nghiên cứu.
Nguyễn Binh Khiém(1491 - 1585) là một trong những nhà van hoá lớncủa dân tộc Tài năng và nhân cách của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thế
ký XVI- Thế kỷ lịch sử nước ta có nhiều biến động về chính trị Ông là nhà
chính khách có uy tín, là bậc hiển triết, là người mà vua chúa đương thời phảikinh nể tôn vinh là phu tử, Nhưng điều quan trọng hơn cả, Nguyễn Binh Khiêm
còn là một nhà thơ, người có những đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển của van học trung đại cũng như văn học dân tộc.
Nguyễn Binh Khiêm để lại một khối lượng tác phẩm không nhỏ baogom chủ yếu là thơ Ong sáng tác cd Hán lẫn Nom Nhưng nổi trội hơn cả là
máng thd din tộc — thd Nom.
“Tha của ông như một khu rừng thâm nghiêm linh thiêng thách thức sự
tim kiểm” (1) Ngay từ lúc còn sống cũng như trong suốt quá trình lịch sử sau
này, thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà
khoa học tôn vịnh và đánh giá cao Văn thơ của ông được ban đọc các giới quan
tâm được giảng dạy ở bậc phổ thông và tìm hiểu với pham vi khá sâu rộng
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Binh Khiêm chưa nhiều Đặc biệt, việc nghiên cứu giong điệu nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt dưới góc đô thi pháp vẫn còn là vấn để tương đối mới mẻ, chưa có một văn bản tổng hợp, khái quát.
Giong điệu với tu cách là một yếu tổ hình thức (2), không chỉ thể hiện
bản chất con người mà còn là sự tổng hợp thái đô, tư tưởng, tình cảm và quan
niệm của người nghệ sĩ vào trong tác phẩm văn học Thêm nữa, nói như
(1) Tran Thy Bang Thank, Va Thanh: Nguyễn Bính Khiêm về tác giả và rác phẩm,
VXMGI 3001, trang 5.
tì Theo ti luận van học lên dai thi vều tổ hink thie nào cũng mang tính nội dune Các
vere hink thức càng cao thì tính nội dang củng rõ.
Trang 1
Trang 6luận Van Tot Nghifp SH: Trấn Thị Thu Hiển
Tran Đình Sử: "Mỗi bộ phận déu mang cdi toàn thể và cái todn thể được bộc lộ
ra d những cát bộ phan” (3) Bởi vậy, tìm hiểu giọng điêu nghề thuật trong thơ
Nom Nguyễn Binh Khiêm là cách ta di từ cái bộ phận dé tìm hiểu su đặc sắc
của cái tổng thể — mảng thơ quốc âm của tác giả.
Nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật đặt dưới góc đô thi pháp có thể mở ra
con đường mới để tìm hiểu về một nhà thơ lớn của dân tộc, góp phần trong việc
phan định thơ văn Nguyễn Binh Khiêm với một số tác giả thuộc giai đoạn trước
đó như Nguyễn Trãi, các tác giả thời Hồng Đức Đồng thời việc nghiên cứu này
cũng góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường phổ thông, tạo
cho các em học sinh một góc nhìn mới, cách cảm mới khi tiếp xúc với tác giả
may.
Thơ văn của Nguyễn Binh Khiêm cho đến nay đã được quan tâm nghiên
cứu khá phổ biến Riêng phan thơ Nôm của ông cũng được tìm hiểu dưới nhiều
vóc đô khác nhau Có thể kể đến như:
Hướng đi vào văn bản nhằm tìm kiếm một văn bản đúng về thơ Nom
Nguyễn Bỉnh Khiêm:
- Nguyễn Quân: Bach Vân quốc nga thi tập- Trang Trình Nguyễn Binh Khiêm:
NXB Sống Mới, H, 1974, tái bản 1997.
- Dinh Gia Khanh (cb); Thơ văn Neuyễn Binh Khiêm ; NXB VH, H; 1983; tái
bản 1997 Bao gồm cả phần thơ chữ Hán va chữ Nom
N .ẻ ẻ .
- Nguyễn Trong Khánh, Lê Anh Trà: Nguyễn Binh Khiêm nhà thơ triết li, NXB
Van Hoá — Cục xuất bản bộ văn hoá, 1957.
- Dang Thanh Lê: Từ mét phạm trà triết học và một quan niệm dao đức của nho
via đến cảm hướng nghệ thuật thé sự trong tha Nom Nguyễn Bính Khiêm: Tap chí
Văn học số 4 -1986, trang II].
(3) Trần Đình Sử - Giáo trình thi pháp học - DHSP Tp HCM, 1993
Trang 2
Trang 7Ludn Van Tot Nehigp “"— SVTH: Trần Thị Thu Hiển
- Đào Thin: Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Bình Khiêm trong thơ
Nom; Tạp chi Ngơn ngữ, số | - 1986, trang 50.
Hướng đi vào từng bài cu thể:
- Trần Đình Sử: Bình giảng tác phẩm văn học, NXB GD,H,1995, trang 27-30,
phân tích bài thơ số 94 “Khén dai” của Nguyễn Binh Khiêm.
- Lê Trí Viễn: Đến với những bài thơ hay, NXBGD, 1998, trang 82-88, phân tích
bài thd “Vui nhàn” của Nguyễn Binh Khiêm.
- Hà Như Chi: Việt Nam thi văn giảng luận NXB Tân Việt, H, 1951, trang
119 - 134 Tĩm tắt tiểu sử Chú thích, giải thích và phê bình 4 bài thơ Nơm
Phan lịch sử vấn để trên đây chưa thể kể hết được lịch sử nghiên cứu vé
Nguyễn Bỉnh Khiêm Tuy nhiên người viết nhận thấy các bài nghiên cứu, trừ
các bài khảo luận về văn bản thơ, nhìn chung hầu hết các tác giả thường tập
trung đi vào phân tích, giải thích nhằm lí giải cho con người và cuộc đời Nguyễn
Binh Khiêm hay chỉ trình bày cảm nhân của mình về thơ văn của ơng nĩi chung,
hộc một số bài thơ Nơm tiêu biểu, Như vậy, cho đến nay vẫn chưa cĩ cơngtrình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt giọng điệu nghệ thuật trong phan
thơ din tộc của Nguyễn Binh Khiêm Vấn để đặt ra cho người viết lúc này là
phải tìm hiểu, khảo sát phần thơ Nơm của nhà thơ để tìm ra những yếu tố làm
nên giọng điệu nghệ thuật trong thơ của ơng nhằm khái quát giọng điệu ấy như
là một trong những đặc điểm của phong cách Nguyễn Bỉnh Khiêm
làm van bản chính Mat khác hiên nay việc phân định thơ Nom của Nguyễn
Binh Khiêm và một số tác gid khác chưa thật rõ ràng Bởi vậy, lúc khảo sát,người viết sẽ khơng xét đến một số bài trong phạm vi nghi vấn như: Bài số 6,
51.52.60 77.91 113, LIS 126 128; 129
Trang 3
Trang 8luận Van Tot Nghigp SVTH: Trần Thị Thu Hiến
Về mặt nội dung, do quy mô của một luận van cùng như khả nang còn
han chế, người viết chỉ nghiên cứu trong phạm vi sau:
- Vấn để giong điệu và giọng điệu trong thơ.
-Con người Nguyễn Bình Khiêm và thời đại của ông
-Tim hiểu giọng điệu thơ Nom Nguyễn Binh Khiêm dưới góc độ thi pháp
4 Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận van này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thao tác sau:
-Phương pháp loại hình: Khảo sát thơ trong tương quan với các thể loai khác để
thấy đặc điểm về giọng điệu do đắc trưng của nó chỉ phối
-Phương pháp phân tích, so sánh với các tác giả khác (chủ yếu là với Nguyễn
Trai) để làm nổi bat đặc trưng của giọng điệu nghệ thuật trong thơ chữ Nôm
của Nguyễn Binh Khiêm.
- Thao tác thống kê để tập hợp các yếu tố có tính chất lặp đi lặp lại vào từng
phương diện cụ thể, từ đó khái quát nên giọng điệu
5 Cấu trúc luận văn.
Phần một: DẪN NHẬP.
1 Lý do chọn để tài và mục đích nghiên cứu.
2 Lịch sử nghiên cứu.
3 Pham vi nghiên cứu.
4 Phương pháp nghiên cứu.
5 Câu trúc luận văn.
Phần hai: NỘI DUNG
Chương một: Thời đại Nguyễn Binh Khiêm.
| Hoàn cảnh lịch sử thé kỷ XVI
2 Nguyễn Binh Khiêm - Thân thế và sư nghiệp.
Trang 4
Trang 9Luận Van Tốt Nghiệp —— SVTH; Trần Thị Thu Hiền
Chương hai: Khái niệm về giọng điệu nghệ thuật.
Giong điệu — lời nói con người.
Khái niệm giọng điệu nghệ thuật.
Khái niệm giọng điệu nghệ thuật trong thơ.
Chương bốn: Vị trí của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tiến trình phát
triển văn học trung đại.
| Tổng quan về thơ văn trung dai trước Nguyễn Binh Khiêm.
3 Vị trí và đóng góp của thơ Nôm Nguyễn Binh Khiêm.
Phần ba: KET LUẬN
Thy mục tham khảo
-Nguyên tắc xây dựng thư mục.
- Thư mục.
Trang 5
Trang 10luân Van lô Ngủ SH: Trấn Thị Thu Hiến
Phần hai NOI DUNG
Chương một: THỜI ĐẠI NGUYEN BINH KHIÊM
I Hoàn cảnh lịch sử thế kỷ XVI.
Đầu thế kỷ XVI, nhất là sau khi Lê Hiến Tông mất (1504), xa hội Dai
Việt mất dẫn cảnh thịnh trị, kinh tế sa sút, đời sống nhân dân khổ cực, chế độ
phong kiến nhanh chóng bước vào thời kỳ suy thoái.
Các vua Lê lúc này đi sâu vào con đường xa hoa, dâm dât; Bọn quan lại
mặc sức tung hoành những nhiễu Bon địa chủ ra sức vơ vét của dân bằng
những thủ đoạn trắng trợn
Không còn những *Vưø sáng, tới hiển” của thời đại Hồng Đức, thay vào
đó là những hôn quân bạo chúa, tranh giành ngai vàng nhằm củng cố lợi ích
dòng họ và phục vụ cho sự hưởng lợi của bản thân Sau Hiển Tông “ham nữ
xấc”(4), Lê Uy Mục (1505 - 1509)là một tên vua ngày đêm rượu chè cờ bạc,
thích chém giết Y đã giết không biết bao nhiêu là công thần, tôn thất có ý
không ủng hô minh, tính tình hung han đến nỗi sứ than Trung Quốc phải goi y
là “vua quy"(5S) Tương Duc kế tiếp Uy Mục còn xa xỉ và hoang dâm gấp bội Hắn bat phụ nữ khoả thân chèo thuyén chở mình đi chơi Hồ Tây Thêm nữa, lại
phỏng theo mẫu của Vũ Như Tô bắt dân xây đại điện 100 nóc, xây cửu trùng
đài cao chót vot khiến cho nhiều quân dan phải chết, nước nhà lâm vào tình
trạng Kiệt qué,
Bọn quan lại và địa chủ địa phương mắc sức tung hoành, nhũng nhiễu,
đến nỗi “hé thấy bóng quan thi dân vôi đóng cửa và tìm đường lẫn trốn (6).
Chính sách “quân cấp ruộng đất” ổn định một thời nay trở thành thủ đoạn an
cấp ruông đất trắng trợn của nông dân
Cuộc sống của người dân bị đe doa từ nhiều phía, thêm vào đó là hạn
hán mùa mất, gao đất, đời sống của ho vì thế càng cơ cực Nông dan nổi day
ae 6 89661916 98 39 6c 6 th n t6 n9 6a 6 v1 6 6n gan PS = đẰ 1} “6 196ssec s64 28916 se “6e s66 e==e<
L4),131.(61 Dan theo Tramy Hữu Quynh(cñltronge: Đại Cừng lich sứ Việt Nam, NXBGD, 1999.
tdp L trang 338 - 339,
Trang 6
Trang 11phản ứng mạnh mẽ bằng nhiều cuộc khởi nghĩa từ năm 1511 đến 1522 mới tạm
lắng Các cuộc đấu tranh của nhân dân cho thấy sự khủng hoảng của xã hội
đương thời.
Tình hình nội bộ trong triéu cũng hỗn loạn không kém Nhân các cuộc
nổi dây của nhân dân, những viên tướng có công đàn áp tìm cách lũng đoạn
quyền hành tranh chấp lẫn nhau, đốt phá kinh thành Các cuộc chém giết hỗn
loạn xảy ra liên miên Nhân lúc tình hình như vậy Mac Đăng Dung, một võ
quan nhảy lên vũ đài chính trị, giết Chiêu Tông, rồi giết bù nhìn Cung Hoàng
Để tự xưng vua năm 1527 Nhà Lê đã tỏ rố sự bất lực của mình Đầu năm 1530
Mac Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh còn mình tự xưng là
Thượng Hoàng, đời về sống ở Cổ Trai.
Nhà Mạc trong khi trị vì có đưa ra một số chính sách tiến bộ như: Tổ chức thi, mở rong việc hoc tập, dựng bia tiến si, chiêu mộ hiển tài, củng cố lai
biên chế, đảm bảo an toàn cho nhân dân Nhưng Mac Đăng Dung lại phạm
một tội võ cùng lớn: Đó là tội làm nhục quốc thể bằng việc dau hàng, cắt đất
cho giặc Minh Sự kiện ấy khiến cho nhân dân và nhiều trung thần chán nản, phan nô Nhà Mac rơi dẫn vào thế cô lập Thêm vào đó, từ khi Mac Dang Dung
sodn ngôi nhà Lê, nhiều quan lại ci! da phản ứng kịch liệt, nỗi lên chống lại ở
nhiều nơi, Có thế lực phải kể đến anh em Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên chiếm cứ
cả một vùng Tây Bắc; Nguyễn Kim chiếm cứ từ Thanh Hoá trở vào Nguyễn
Kim được con rể là Trịnh Kiểm giúp đỡ lập nên nhà Lê trung hưng ở Thanh
Hoá( 1532) Về sau các nhà sử gia gọi đây là Nam triểu để đối lập với Bắc triểu của nhà Mạc chiếm cứ ở Thăng Long.
Tuy nhiên không bao lâu sau đó, Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc
đầu độc giết chết, chức Thái Sư được nhà Lê chuyển cho con rể Trinh Kiểm
cùng với quyền lãnh binh Cuộc chiến Nam - bắc triểu lại tiếp diễn, Nội bộ họ Trinh mâu thuần, nhà Lê âm mưu giành lại quyển bính, nhà Mạc liên tiếp mở cúc cuộc tấn công vào vùng Thanh - Nghệ Tình hình đất nước lúc này vô cùng
hon loan Mãi đến năm 1592 Trinh Tùng (con trai Trịnh Kiểm) đem quân vào chiếm cứ Thang Long, nhà Mạc đổ, cuộc chiến tranh mới kết thúc.
Cuốc chiến tranh này kéo dài không chỉ gây ra bao cảnh dau thương,chet choc đẩy hàng chục vạn trai tráng vào cảnh chém giết lẫn nhau mà còn
tàn phá mùa màng, gây nén hàng loạt trận đói, khiến người dân hoảng loạn,
khiếp xơ.
Trang 7
Trang 12Nhưng tai hoa đối với đất nước với nhân dân chưa dừng ở đó Tình trạng
Nam — Bắc triểu chấm dứt chưa được bao lâu thì xảy ra sự phân tranh Trịnh —
Nguyễn gây ra cảnh đất nước bị chia cất thành hai miễn - Dang Ngoài và Dang
Trong.
Đây là cuộc chiến nhằm giành quyển lực giữa hai tập đoàn phong kiến:
Dong dõi Nguyễn Kim và tập đoàn Lê - Trịnh Mam mống của sự phân biệt
Pang Trong - Dang Ngoài bất nguồn từ trong cuộc chiến Nam - Bắc wiéu Từ năm 1545, sau khi Nguyễn Kim chết liên nảy sinh mâu thuẫn giữa Trịnh Kiểm
và con trai của ông Người con lớn là Nguyễn Uông bị ám hai Người con thứ
Nguyễn Hoàng lo lắng bèn kiếm cớ xin vào trấn thủ Thuận Hoá Tương truyền
kế sách này do Nguyễn Binh Khiêm gợi ý cho Nguyễn Hoàng mất, con trai là
Nguyễn Phúc Nguyên lên nối nghiệp cha đã tổ chức lại chính quyền, tách khỏi
sư lệ thuộc vào họ Trịnh, không nộp thuế cho phủ chúa ở Dang Ngoài nữa Ho
Trinh nhân cớ này, dem quân vào Thuận Hoá, gây nên cuộc chiến Dang Trong
- Đàng Ngoài Cuộc chiến này kéo dài hàng nửa thế kỷ sau (thế kỷ XVII)
nhưng vẫn không có kết quả, quân sĩ hao tổn, nhân dân khổ cực, đất nước vẫn
tiếp tục bi chia cất.
Trong giai đoạn này tình hình hai miễn vô cùng rối ren Ở Dang Ngoài,
thực quyền lúc này thuộc về phủ chúa, vua Lê chỉ còn là một thứ bù nhìn, “ Bay giờ quan chức những loạn, phức tap, một lúc cắt nhấc bổ đụng đến hơn 1000
người lam quan cau may, viên chức thừa thai, không còn phân biệt gì cả "(7)
Tình hình ở Dang Trong cũng “dd nát” không kém Lê Quý Đôn Viết :
* Quan liêu ở Dang Trong những lam quá nhiều, hết thay bổng lộc déu lấy vào
của dan, dân không chịu nổi” (8)
Như vay cho đến thời điểm nay, cùng với việc chia cất đất nước, chế độ
phong kiến càng dấn sâu vào con đường suy thoái của nó Giai cấp phong kiến
ngày càng thêm bệ rac, tụt đốc Các tập đoàn phong kiến chi lo tranh giành
ngôi vị, chưa kịp thịnh đã suy Thời thế biến đổi khôn lường, xã hội ở trong tình
trang hỗn loạn Trong tình hình này ting lớp si phu tiến bộ của dân tộc buộc
phải đứng trước nhiều ngã rẽ Chon hướng đi nào cho đúng dao, hợp thời là câu hỏi khiến cho không ít người trăn trở, ban khuăn,
l0 4949024014 6094440444 964960 40696 490600c?ac ch 6960 046900490 6s 6499909090490 9Ó ˆ 40 0 9É
(7) Tatong Hữu Quýnlt ch) sdd trang 346.
(8) Ddn theo Trương liều Quảnh, sdd, trang 351.
Trang 133 Nguyễn Binh Khiêm - Thân thế và sự nghiệp
Nguyễn Binh Khiêm sinh năm 1491 là người làng Trung An, huyện
Vinh Lại tinh Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo - Kiến An ) Ông huý là
Văn Đạt, tự Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
Cha của ông là một nho si bình dân, tự là Văn Dinh, hiệu là Cù Xuyên,
được phong tước Bảo Nghiêm quận công Cha của ông nhờ thông minh, học giỏi
lai có đức tính tốt nên được Thượng Thư Nhữ Văn Lan ga con gái cho Mẹ của
ông là người phụ nữ học rộng, van hay, lai tinh thông tướng số Bà được phong
tước Từ thục phu nhân.
Nguyễn Binh Khiêm, ngay từ nhỏ đã được mẹ mang chính văn, kinhtruyện và thơ quốc âm ra giảng dạy cho Sau lớn lên, nghe tiếng văn chương
của bang nhãn Lương Đắc Bằng (9), ông bèn đến thụ nghiệp.
Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy có tiếng là thông minh và học giỏi, nhưng lớn
lên giữa lúc phong kiến đang đi sâu vào con đường suy thodi,"khdp nơi chỗ nào
cũng máu chảy thành sông,xương chất đây núi ”(10) nên ông không chịu ra thi cử,
làm quan Bất mãn với thời cuộc, ngay từ lúc trẻ ông đã sống như một ẩn sĩ.
Tuy vay, giữa lúc thời thế hỗn loạn, ting lớp sĩ phu đang có nhiều xu hướng
phức tạp lại đối diện với phong trào sĩ phu chống Mac, Nguyễn Binh Khiêm
cũng phải suy nghĩ rất nhiều: Lê là chính thống, Mạc là nguy triểu, là người học dao Khổng Tử há theo Mạc mà phụ Lê chang? Há không nghĩ đến “/é biến
dịch” "nghĩa tày thời” mà quay lưng lai với thời cuộc ? Chính vì ban khuăn như
vay nên đến đời Mạc Đăng Doanh ông mới tham gia khoa cử, Lúc này ông đã
45 tuổi
-Nguyễn Binh Khiêm ra đi thi không phải vì cảnh gia đình nghèo túng,
cũng không phải do nể lời bạn bè, mà lúc này hoàn cảnh thực tế đã thay đổi,
Oe ee 0900 0(cCc lZcCcYYC CC CC SG (I0 0900040ÓÔ04Ó020 4609040 096040409090 90 0ÔÓ246 9096090909090 90 90 901 9Ó t6 9 6
(9) Tương truyền Lương Đắc Bang khi di sứ sang Trung Quốc được người bà con xa truyền
vho hội "Thai dt thin kinh", sau dem day lại cho Nguyễn Hình Khiêm.
(10) Dén theo Dink Gia Khanh, Bat Duy Tân, Ma: Cao Chương: Van học Viet Nam tự đâu thé
Ay X đến dau Thé ky XVIH, NXBDai học va giáo duc chuyên nghiềp, 1992, tap HH,
trang [18.
Trang 14suy nghĩ của ông vì thế mà cũng có khác đi Nhà Mạc sau khi soán ngôi của
nhà Lê, để củng cố uy tín của triểu dai mdi, rất cân sự ủng hộ nhất là của
những sĩ phu có danh tiếng, nên đã mở khoa thi, dựng bia tiến sĩ để thu phục nhân tài Nguyễn Binh Khiêm ở cùng hạt với nhà Mac, lại nổi tiếng hẳn không
tránh khỏi sư gò ép Mặt khác ông là một nhà nho, lại tinh thông lí học tất phải
nhân thấy “ fẽ biến dich, nghĩa tay thời" Là một người “ie thời mẫn thế”, muốn
giúp đời tri loan, ông không thể cứ mãi chấp kinh mà không tong quyền Thêm
vào đó sau những năm hỗn chiến tranh giành ngôi vị, đến lúc này tình hình đất
nước đưới triều nhà Mac có tương đối ổn định cuộc sống nhân dân được đảm
bảo hơn Nguyễn Binh Khiêm vì thế không khỏi kỳ vọng vào một triểu đại mới.
Trong thd chữ Hán ông có viết:
* Vũ thuận cốc đăng kim hitu thuy
Thái bình hitu nhất thê hưu kỳ "
(Mua thuận hoà, thóc lúa được mùa, nay dâng điềm lành ay,
Thái bình lại là một thời kỳ tốt đẹp)
(Thơ chữ Hán: Vũ)
Nguyễn Binh Khiêm ra sức giúp nhà Mạc cũng chỉ nghĩ như Nguyễn
Trải xưa kia, không nhất quyết chỉ thờ một vua mà mục đích chính là giúp đời
trị loạn.
Nguyễn Trãi từ bỏ nhà Tran, nhà Hồ mà theo về với Lê Lợi để làm nên
nghiệp lớn, mang lại thắng lợi vẻ vang cho dân tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm ra với
nhà Mạc cũng chỉ mong quốc thái dân an
Chỉ tiếc rằng, tài nang lớn mà không có đất “dung vở”, qua tám nămlàm việc Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy chính quyền nhà Mạc ngày càng đi
đến chỗ đỗ nát: ông khang khái dang sé đàn hac va xin xử chém mười tám lộng
than, nhưng không có kết quả “Madn cứu nước khỏi nguy nan, then mình không
có tài” (1), ông đành thác bệnh, trả mũ áo quan, xin về trí si Ndm ấy ông 52tuổi (12) Tuy về ở ẩn, Nguyễn Binh Khiêm vẫn được nhà Mac trong dung,
1 |
(10) That cha? Hán: Trưng tan quản nẹu hing ( bai 1), trích ¥
(22) Dow phan the chữ Han của 6ng cũng nh tham khảo Ý kiến của một số nhà nghién cửu ta thần thấy - Thời gian làm quan của ông phát đến ngoài 60 tuổi gẵn 70 tuổi ông mới về È hẳn
Vn dé này ain được khảo sat tim hiếu kỸ lien
Trang ?0
Trang 15thường cho người tới hỏi ý kiến của ông về chính sự Không những họ Mạc mà
cá chúa Trinh, chúa Nguyễn đều đến tham khảo ý kiến của ông về những việc
quan trọng Quanh sự kiện này có nhiều truyền thuyết nói về tài tiên trì của
Ong Hiện thời vẫn chưa thể khẳng định tính chính xác của những lời truyền
tung ấy nhưng dù đó chỉ là những lời bịa đặt của quần chúng thì càng chứng tỏ
Nguyễn Binh Khiêm có uy vọng rất lớn Ông được nhân tôn là bậc thay của các
vua chứa, Ông đứng cao hơn sự tranh giành quyền lợi của các tập đoàn phong
kiến,
Trở về làng Trung An, Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng am Bạch Vân, lấy
hiệu là Bạch Van cư sĩ, lập quán Trung Tân trên bến Tuyết Giang để đón khách
thơ Ong còn mở lớp day học Học trò của ông có nhiều người tài giỏi như:
Phùng Khắc Hoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ lúc nhàn rỗi, ông cùng các su tăng bạn bè dao chơi thắng cảnh Nhà thơ cảnh thôn quê yêwtĩnh, thanh
bạch, Thời gian này ông sáng tác rất nhiều, gần như toàn bộ tác phẩm của ôngđều ở vào giai đoạn này, Nguyễn Binh Khiêm sống nếp sống giản di, gan dân,
hiểu dân và sinh hoat như dân Ông được rất nhiều người yêu mến và kính trọng.
Năm 1585, Nguyễn Binh Khiêm ốm nang, biết khó sống ông thảo sở
ding vua Mạc trong đó có đoạn: “Thdn suy tính độ vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đã đến hỗi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo Song thiên giả có thé hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính lấy dân làm gốc, lấy
nước làm trọng, trong sửa sang vấn trị, ngoài chuyên võ công, may ra giữ được
cơ nghiệp tổ tiên, thì than chết căng được thod lòng" (13) Mac Mâu Hợp sai sứ
về thăm bênh, có hỏi ông về việc nước, ông nói: “ sau này nếu có biến cố thì đất Cao Bằng đà nhỏ cũng hường phúc được vài đời " Thực tế đã chứng minh được lời nói của ông, vì thế người đời càng truyền tụng ông là bậc tiên trí.
Tháng 11 năm ấy ông mất, hưởng tho 95 tuổi, học trò truy tôn ông là “TuyétGiang phu tứ" (Bac thay ở sông Tuyết ).
Nguyễn Binh Khiêm để lại một khối lượng tác phẩm *không nhỏ, bao gốm chủ yếu là thơ Thơ chữ Hán có Bạch Vân Am thi tap gồm khoảng 1000 bài Hiện nay chỉ còn lại hai phan ba số thơ ấy, một bài tựa, môt bài * Trung
tán Quản bi Ký ` một bài “Thạch Khánh ký” và một số bài văn tế Thơ Nôm
của Ong có Bach Van quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân thi
(18) Bio Van Nuuyên — LS VH VN — tạpH - NXB GD - 1978, trang 118.
Trang 16Luận Văn Tất Nghệp STH: Trấn Thị Thư Hiến
tập) có khoảng 170 bài làm theo thể Đường luật và thất ngôn xen lan lục ngôn,
không có để mục cụ thể chỉ từng bài, cũng không phân từng môn loại như thơ
Nôm Nguyễn Trải và các tấc giả thời Hồng Đức Bạch Vân quốc ngữ thi tập,
hiện chỉ còn khoảng 144 bài, trong đó có một số bài chưa xác định rõ của
Nguyễn Binh Khiêm hay Nguyễn Trải vì tâm trạng của hai ông nhiều lúc rất giống nhau và chữ nôm ở thế ky XVI và thế kỷ XV cũng chưa khác nhau là
mấy.
Sáng tác của Nguyễn Binh Khiêm là tiếng nói chung của cả một tang
lớp trí thức dân tộc sống trong buổi suy vi của chế độ phong kiến, tiếng nói này thể hiện đâm nét qua phần thơ quốc âm của ông bằng giọng điệu đặc biệt.
Trang 12
Trang 17Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trén Thị Thu Hiến
Chương hai — KHÁI NIỆM GIỌNG DIEU NGHỆ THUAT
1 Khái niêm giọng điêu - giọng điệu trong đời sống,
Nếu như các sinh vật trao đổi với nhau bằng các “ky ñiệ¿", thì con người
dùng ngôn ngữ để trao đổi bày tỏ ý nghĩ thái đô Khi con người đứng thẳng
trên đôi chân của mình, dùng công cu để cải tạo thế giới, dùng ngôn ngữ để giao tiếp cũng là lúc con người vĩnh viễn giã từ quá khứ mông muội để bước
vào thời dai văn minh, Vai trò của ngôn ngữ trong đời sống rất to lớn.
Ngôn ngữ là sản phẩm kết tinh trong quá trình giao tiếp Nó vừa giữ chức năng truyền tin vừa có kha năng lưu giữ thông tin nên tao được cầu nối
giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, khi đó ngôn ngữ thực
hiện chức nang là công cu giao tiếp Nhưng mat khác ngôn ngữ còn là phương
tiên biểu hiện tình cảm Khi cất lên tiếng nói, người nói bao giờ cũng muốn
biểu thị một cảm xúc, một ý nghĩa nào đó
Ngoài mặt ý nghĩa, khi giao tiếp ngôn ngữ còn được thể hiện qua âm
thanh, giọng nói Giọng nói con người không chỉ tổn tại như một âm thanh, mà
hàm chứa trong đó thái độ của người nói Chính ở đấy, người ta để cập đến
giọng điệu Vậy giọng điệu là gì? Từ điển Văn học do Viện Ngôn ngữ biên
soạn (XB năm 2000) cho rằng giọng điệu là “giọng nói, tối nói biểu thị một thái
độ nhất định” ý nghĩa của từ là quy ước chung, còn giọng điệu là yếu tố mang
tính cá thể do cá nhân tạo ra và sử dụng có chủ định Qua giọng điệu ta nhận
biết được thái độ cũng như bản chất của con người.
Ca duo có câu:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dang dé nghe
Trên cơ sở đó cha ông ta lại rút ra những kết luận mang tính bản chất:
Đất tốt trắng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra diu đàng,
Đất xấu trong cây khẳng khiuNhững người thô tực nói điều phàm phụ.
Trang 13
Trang 18Lj vi ‘OEN
Qua đúng là người thé nào thi phát ra giọng điệu thé ấy Trong khi giao
tiếp các yếu tố ngôn ngữ nếu xét vé mát ý nghĩa có thể làm mờ đi bản chất của
con người, nhưng giọng điệu lại giúp ta nhận diện ra nó Hãy thử nghe giọng
cua Chí phèo:
“- Bấm, không a, bẩm thật là không say Con đến xin cụ cho con di ở tù
mà nếu không được thì thì _ thưa cụ
-“Vang, bẩm cụ, không được thì con phải đâm chết dam ba thằng, rỗi cụ
bất con giải huyện".
Hắn “bẩm” hắn “xin”, rồi hắn “vâng” rất lễ phép nhưng kỳ thực qua
giọng điệu của hắn ta vẫn nhận thấy cái bản chất “Chí Phéo”, liều lĩnh bất cẩn
đời của một anh Chí nát rượu và không ngai đổ máu.
Giọng điệu trong giao tiếp luôn giừ vai trò đặc biệt quan trọng Tuy nhiên trong cuộc sống, giọng điệu thường mang tính nhất thời Nó có thể thay
đổi tùy vào đối tượng, tâm trạng Vì vậy mới có câu:
Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Lưa lời ở đây không đơn giản là chọn lựa từ ngữ, mà còn là sự chọn lựa
giọng điệu thích hợp với nội dung cần thể hiện Cùng một nội dung nhưng chọn
được giong điệu phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong khi giao tiếp.
Như vay, ta nói cái gì không quan trọng bằng việc ta nói như thế nào.Nói như thế nào tức là thể hiện khả năng lựa chọn giọng điệu của mỗi người
2 Khái niệm giọng điệu nghệ thuật.
Khi để cập đến giọng điệu nghệ thuật trong văn hoc, trước hết phải
khẳng định “văn học là nghệ thuật ngôn từ” Nhà văn sáng tác bày tỏ tư tưởng,
tình cảm của mình bằng chất liêu là ngôn ngữ của con người Văn học xét đến cùng là tiếng nói của nhà văn về cuộc sống Tác phẩm chứa tiếng nói ấy nên
nhất định phải có giọng riêng Mỗi tác giả, đặc biệt là người có tài năng, khi
sing tác bao gid cùng xác định giong điệu nghệ thuật cho mình.
Vậy thì nên hiểu nghệ thuật giọng điệu là gì và việc xác định rõ khái niệm ấy nhằm hướng đến điều gì ?
Trung 1 4
Trang 19Luận Vận Tốt Nghiệp STH: Trắn Thị Thu Hiến
Trước hết, do luận văn đang nghiên cứu giọng điệu dat dưới góc độ thi pháp nên phải khẳng định: giọng điệu là một khái niệm thuộc thi pháp học.
Đối tượng của ngành khoa học này là thi pháp Tức là hệ thống các phương tiện
biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tấc văn học Giọng
điệu là một bộ phân thuộc thi pháp, nên tất nhiên nó thuộc phạm vi nghiên cứu
của thi pháp học.
Giọng điệu nghệ thuật là một trong những yếu tố có ý nghĩa nhất định
của thi pháp tuy nhiên rất khó xác định nó về mặt lý thuyết.
Từ trước (trong văn học cổ) giọng điệu được xem như là van khí hơi văn,
điệu văn là yếu tố không thể thiếu để đoán nhận dung mao, khí chất của người
viết: “van thâm hậu thì con người của nó trầm mà tĩnh; văn ôn nhu thì con người
của nó khiêm mà hoà; văn cao khiết thì con người của nó đạm mà giản: văn hàng hon thì con người của nó cương mà nhanh; văn uyên sâu thì con người của nó
thuần tuý mà đứng đắn” (14), Văn thở xưa rất xem trọng khẩu khí của tác phẩm.
Và giong điều chính là sư thể hiện ra ngoài của cái tâm con người Vì khi cái
tam đã day ý thì tư nó phải bộc lô ra ngoài Đó cũng là lúc văn chương đạt đến
cái "thắn", bộc lộ được cốt cách của người viết
Ngày nay, khoa học nghiên cứu về văn chương đã có bề dày, giọng điệu
nghệ thuật tiếp tục được các nhà lý luận nghiên cứu thấu đáo Thi pháp học
hiện đại xác định “Giong điệu trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật toát
ra từ bản thân tác phẩm và mang một nội hàm tứ tưởng thẩm mĩ Giọng điệu là
biểu hiện của thải độ, cảm xúc của chủ thể đối với đời sống" (13)
Chung qui lại, chúng ta có thể xác nhận giọng điệu là cái thể hiện ra nôi
lực, bản chất cũng như quan niệm của người sáng tác đốt với cuộc sống Giọng
điệu mang tính phức hợp, đồng thời cũng là yếu tố riêng không lắn được của
mỗi người nghệ sĩ.
Do mang những đặc điểm nêu trên, nên giọng điệu được xem như là yếu
tô chính giúp ta định hình phong cách tác giả “Van” có được là do hợp các yếu
tố từ trong con người: “Tam 0 lính hoạt, cốt cách cao kỳ ý chí như vàng ngọc,
thanh điệu nhu nhạc ca, sóng từ kết lại, phát ra thành văn” (16).
A nh.
(14) Nguyễn Đức Đạt - Từ trong di sàn - NXBTP Mới, 1978 trang 189
(13) Tran Dinh Sd — Thi phap truyền Kiêu — NXBGD, 2002 trang 238.
(16) Lẻ Dink Ky - Dén theo Bai Hữu Bich - Trên Đường văn học - NXB VH 1995, trang 35.
Trang Is
Trang 20luận Van lô Nghigp SH: Trấn Thị Thu Hiển
Nghiên cứu để tìm ra đặc điểm phong cách của tác giả, bên cạnh giọng
điệu còn cần phải quan tâm đến một số khái niệm khác như: dé tài, tư tưởng,
không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật Tuy nhiên giọng điệu vẫn là khái
niềm giữ vị trí đặc biệt Bởi vì " giọng điệu là một khái niệm tổng hoà cả nộidung và hình tức nghệ thuật, nó vừa là tứ tưởng tình cảm, đông thời được vật chất
hoá bằng nuôn ngữ, âm thanh sinh động cụ thé” (17)
Nhà lý luận nổi tiếng người Nga Khrapchenkô khi bàn về phong cách nhà van cũng nhấn mạnh đến vai trò của giọng điệu Ong viết: “Trong khi xem
vét những vấn dé phong cách trước hết cẩn phải chú ý tới sự tổng hợp của niuền phương tiện giọng điệu Dé tai, tự tưởng, hình tượng chỉ được trong môi
trường giong điệu nhất định, trong phạm vì của một thải độ cằm xúc nhất định”
(/#) Khrapchenko còn nhấn thêm: “Những người sành sỏi về văn học có thể căn
cứ vào những đặc điểm về giọng điệu của một đoạn văn tự sự hoặc mấy dòng của
một bài thơ để xác định tác giả của những tác phẩm ấy" (19).
Một vài nhận định của các nhà lí luận càng góp phần khẳng định vai trò
của giong điệu trong việc xác định phong cách của các tác giả Đồng thời từ đó
giong điêu cũng là cơ sở, là tiền dé để xác định tài năng của người cầm bút
Tughênev nói rằng: “Cái quan trong trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất cứ tài năng nào, là cái mà tôi gọi là tiếng nói
của mình Đáng thé cái quan trọng là cát giọng riêng biệt của chính mình
không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác" (20) Nhà văn
có thực tài phải là người có “cd họng” riêng phát ra thứ giọng không lấp lại
của người khác Sêkhốp cũng đã từng khẳng định: muốn đánh giá một nhà văn
hãy xem giong điều văn chương của anh ta Chon được mét giọng điệu thích
hợp là bước quan trọng bậc nhất làm nên giá trị tác phẩm Vì giọng điệu tựa
như chất phù sa tạo nên văn mạch không ngừng chảy trong những liên tưởng,
những xúc cảm mà thiếu nó không thể có sáng tạo nghệ thuật Không ít nhà
(17) Lam Vinh = bài gidng về phong cách trong sáng tác vấn học ( tài liệu roneo).
tIN) M.B Khrapchenké - cá tink sảng tạo của nhà vấn và sự phát triển của văn học —
NXBTP Moi, Hà Nội 1978, trang 167.
“ay M.B Khrapchenké ~ sdd - trang 171
(20), M.B &hrapchenké ~ dan theo lời Tughénev - sdd trang 90
Trang 16
Trang 21: SVTH: Trần Thị Tân HH
văn trong quá trình sáng tao đã tâm sự: Dù đã tập hợp đủ tài liệu, đã phác thảo
được cốt truyện, nhưng chưa bắt được giọng điệu phù hợp thì vẫn chưa thànhvan (ví dụ trường hợp của L Tônxtôi khi viết truyện “Khaki - Môrát")
Vậy thì hoá ra giọng kể còn quan trọng hơn câu chuyện được kể rất
nhiều Ta có thể trích ra đây ý kiến của Phong Lê như là lời khẳng định về tầm
quan trọng của giọng điệu trong việc xác định tài nang của các tác giả: “Giọng
điệu riêng là mục tiêu, là kết quả được tạo nên bởi cả quá trình phấn đấu toàn diện, đồng bộ mọi mat tích lay Đó là sự huy động tống lực mọi thứ vốn của
người viết, trong đó dứt khoát phải có tai năng” (21).
Đối với người đọc, giọng điệu có tác động mạnh mẽ trong quá trình lĩnh
hôi tác phẩm Am hưởng của tác phẩm là một phương diện quan trọng, nó kích
thích ở người đọc những ấn tượng, cảm xúc mạnh mẽ Qua giọng điệu ta nắm
được cái hồn của tác phẩm văn chương Theo Hoàng Ngoc Hiến: “ Câu văn có
hồn là câu văn có giọng”, * sự phong phú, tính da nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn
trước hết là ở giọng” (22).
Nắm được giọng điệu là mở ra con đường thâm nhập vào tác phẩm, rút
ngắn con đường đến với tác giả.
Giọng điệu trong tác phẩm văn chương được biểu hiện rất đa dạng Nó
“vita biếu hiện ở phương điện ngữ âm; trdm, bổng, duc, trong vừa được biểuhién ở phương điện phong cách; nóng, lạnh, nha, cương ” (23) Các yếu tố ngônngữ( ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tiết tấu) cũng có vai trò lớn trong việc tạo ra
giong của tác phẩm, "Giong điệu còn được bộc lộ qua cách miêu tả các hiệntương, các tính cách hoàn cảnh Giọng có thể thể hiện trực tiếp trong ngôn ngữ,
có giong nằm đằng sau các chữ, trong cd những chỗ phi ngôn nẹữ như các dấucâu, những chỗ ngắt doanTM(24),
(3l) Phong Lê - Trên hành trình 40 năm van vuôi, ngôn ngữ và giọng điệu ~ Tạp chỉ Vh số
$⁄}0A5
(32) Hoàng Ngọc Hiển — Van học va Học van - Trường CĐSP TpHCM và trường viễt văn Veuven Da, Hà Nói 1990, trang 64
(23) Nguyễn Thị Du Khánh - Phan tích tắc phẩm từ gúc độ thi phán - NXB GD, trang 52
(34) Lẻ Ngoc TRa = lí luận từ trăn học - NXB Trẻ, 1990 trưng 153
Trang 17
Trang 22Giọng điệu xuất phat từ tình cảm, cảm hứng nên nhà nghiên cứu Hoàng
Ngọc Hiến trong bài viết “Giọng điệu trong văn chương” đã lí giải: " cảm hứngnào, giọng điệu ấy nhưng cũng có thể ngược lại giọng điệu định hướng hình
thành cảm hứng”.
Tuy nhiên, khi xem xét giọng điệu chúng ta cắn lưu ý: Giọng điệu là một
trong những hình thức bộc lộ nội dung tác phẩm Bởi vay giọng điệu không tồn
tai thành những biểu hiện hình thức riêng lẻ, mà chúng phối hợp nhịp nhàng với
nhau tạo thành “su tổng hợp thái độ, tình cam, nt tưởng, đạo đức và quan niệm
thấm mĩ của nhà văn",
Giọng của tác phẩm, ở một mức độ nào đó, phụ thuộc vào bản thân của các hiện tượng được để cập đến,nhưng về cơ bản, giọng điệu vẫn là hình thức
bộc 16 chủ quan của nhà văn trong tác phẩm văn học
"Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường rất đa dạng, có nhiễu sắc
thái trên một giong điệu cơ ban chứ không đơn điệu ”(25) Giọng cơ bin tạo âm
hưởng chính, sắc thái chung cho cả tác phẩm và thường gắn với những ong
văn mở đầu Các giong phụ tạo tính phức điệu, đa thanh về giọng của tác phẩm
và thể hiện được tình cảm, thái độ đa dạng của tác giả đối với cuộc sống
Hình thức phân chia loại giọng điệu cũng rất phong phú Gắn với dấu
hiệu thể loại có: Giọng bi (bi kịch), giong hài (hài kịch), giọng kể (tự sự) Dựa
trên sắc thái tình cảm ta có: giọng trang trọng, giọng thân mat, giọng gay gắt Theo tình cảm ta lại có: Giọng trữ tình, giọng châm biếm Cũng có giọng gọi
theo cảm hứng, phong cách tác giả: Giọng triết li, giọng thế sự Các giọng này
dan xen, kết hợp với nhau rất phức tạp, nhưng có ý nghĩa cho việc tạo nên sự
phong phú cho màu sắc tình cảm của tác phẩm,
Một số quan niệm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy chưa that đấy đủ nhưng phan nào đã giúp cho chúng ta hình dung được giọng điệu
nghệ thuật trên cơ sở khái quát Từ đó một mặt soi sáng thêm bản chất của văn
học, mặt khác mở ra một cách tiếp cận mới, cho chúng ta có cái nhìn thấu đáo
mat chủ quan trong nội dung nghệ thuật, tránh sự phiến diện khi xem xét tác
phẩm chỉ dựa trên bình diện tư tưởng.
CC HCl 9 0 901400096004090904Ô090904990 0604990 900ÓÔÓ00ÔÓÓ0900090906 9099990949099 0996099969909 3Ó090 3Ó ÓSỆ
(23) Lé Ba Han, Trần Đình Sè Nguyên Khác Phi — Từ Điển thuật nẹữ van học - NXB
DHQG Ha Nói, 99, trang 113
Trang 233; hai niém giong diéu nghé th
Là một loại thể văn học, the tất có những thuộc tinh chung của văn học,
nhưng cũng mang đặc trưng riêng của nó Những đặc trưng nay chi phối đến tất
cả các yếu tố khác trong tác phẩm Bởi vậy khi nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật trong thơ, trước hết cần xem xét những đặc trưng thơ chỉ phối đến nó.
3.1 Đôi nét về đặc trưng của thơ.
'Thơ là tiếng nói tình cảm mãnh liệt và tư tưởng phong phú Đây là đặc
trưng đầu tiên, đồng thời là đặc trưng rất quan trọng của thơ
Nói như vay, không có nghĩa là ở các thể loại khác không chứa yếu tố
tình cảm Sáng tác nghệ thuật nào cũng đều là biểu hiện tư tưởng, tình cảm,
tưởng tượng của người nghệ sĩ Tuy nhiên riêng thd “bao giờ cũng tập trung tình
cảm dam đặc nhất, cô đúc nhất, không có tình (khô khan, lạnh làng) thì đó là
một thứ khác không phải là thơ".(26) Để sáng tác nhà thơ không chỉ cẩn hiểu
biết mà quan trọng là phải có xúc cảm mãnh liệt.
Nhấn manh vai trò của tình cảm trong thơ, chúng ta không đem tư tưởng
đối lập với tình cảm Tác phẩm có tư tưởng có thể không mang sắc thái tình
cảm, nhưng tình cảm tất phải mang một nội dung tư tưởng nhất định.
Ở các thể loại khác (truyện, tiểu thuyết, kịch) các tác giả chú trọng xây
dung bức tranh vé cuộc sống, trong đó các nhân vật có đường đi và số phận
riêng Qua việc miêu tả nhân vật (ngoại hình, tính cách hành động) và chuỗi
cúc su kiến ta rút ra được tư tưởng của nhà văn Từ tư tưởng đó, người đọc cảm
nhân được tình cảm của tác giả Trong thơ, ngược lại, thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trang, ý nghĩa được trình bày trực tiếp Đọc thơ, trước hết
là nhân thấy tình cảm sau đó là ghi nhớ hình ảnh và cuối cùng mới thấu hiểu
dan tư tưởng.
Ngay cả trong thơ tự sự, nhiều khi kể về một câu chuyện nào đó có nhân
vật, quan hệ xã hội, nhưng đều xuất phát từ tình cảm nồng nhiệt, thể hiện mối
đồng cảm với nhân vật (như *Truyện Kiều” Nguyễn Du: “ Ti Bà Hành”
-Trang 19
Trang 24Bach Cư Dị ), tình cảm của nhà thơ vẫn bộc lộ trực tiếp trong văn bản, chúng ta
sé nhìn thấy ngay khi thâm nhập tác phẩm.
Chúng ta có thể tiểu kết đặc trưng thứ nhất của thơ bằng ý kiến sau đây:
"Đặc điểm cơ bản của tác phẩm trữ tình là sự thể lộ ý nghĩa, cảm xúc trước thế
giới, trong đó tình cảm là mạch phát triển then chất của tác phẩm" (27).
Đặc trưng thứ hai của thơ là trong tác phẩm hầu như không có nhân vật Nhà thơ là chủ thể trữ tình và thường bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình Nhân
vắt trong thơ nếu có chínhlà nhân vật trữ tình Đó là nguồn cảm xúc của tác giả
(như chị Tran Thi Lý, Anh Nguyễn Văn Trdi trong thơ Tố Hữu) hoặc là đối
tương để tác giả gửi gdm tâm sự (nhân vật Anh và Em trong “Thơ Duyên”
-Xuân Diệu) Nhân vật trữ tình trong thơ vì thế thường là hiện thân mặt chủ quan
của tác giả,
Khi nhân vật trong thơ nhiều hơn một và phân chia thành những hệ
thống riêng biệt thì bản chất trữ tình của thơ bị phá vỡ tính tự sự xen vào tắc
phẩm Điều này lý giải tại sao những tác phẩm như “Lục Vân Tiên - NguyễnDinh Chiểu *”, “ Truyện Kiểu - Nguyễn Du” , được xếp vào thể loại truyệnthơ.
Nhân vật trữ tình trong thơ không có diện mạo, hành động cụ thể, tính
cách đa dang như nhân vật tự sự và kịch Nhân vật trong thơ chỉ được khai thác
ở một vài đặc điểm có tính chất tiêu biểu cho tư tưởng mà tác giả đại diện,
thong qua đó bày tỏ xúc cảm, tinh cảm của mình.
Thơ là tiếng nói tình cảm, đồng thời phải tái hiện miêu tả cuộc sống bằng hệ thống hình ảnh, qua đó cho thấy rõ hơn lối cảm, lối nghĩ của người
xáng tác Nhưng dùng hình ảnh không thôi thì chưa đủ, các tác giả còn vận dụng
hệ thống từ ngữ và âm thanh để diễn đạt cảm xúc Có khi các nhà thơ còn chú ý
đặc biệt đến vị trí các từ, cách ngất nhịp, sắp xếp câu
Nhìn chung, ngôn ngữ thơ được nhiều nhà lý luận khái quát lại bằng các
đặc điểm: thể hiện tình cảm mãnh liệt, gợi tưởng tương phong phú, phản ánh
ee %6 9996969090969 0909609609099649 9669 4©606 66 số 9 e0 9€ ese6966666e°06662°
27) Phương Liu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam Lí luận van học « NXB GD 1997,
trang 362
Trang 20
Trang 25Ludn Van TétNghigp SH: Trần Thị Thu Hiển
tắp trung cô đọng đời sống, giàu hình ảnh và có âm thanh nhịp, điệu rõ rệt Đây
là đặc trưng bản chất cuối cùng của thơ ta cẩn quan tâm đến.
Những đặc trưng nêu trên đây cho thấy bản chất của thơ, đồng tời chi
phối rất lớn đến yếu tố giọng điệu trong thơ mà ta sẽ xét đến tiếp sau đây.
32 Giong điệu nghệ thuật trong thơ:
Giong điệu nghệ thuật như đã nói, tựa như là cái hồn của tác phẩm Nó
là phương diện quan trọng để đưa người đọc đến với tác phẩm, cảm thụ được
cúi hay của áng văn chương nói chung Riêng trong thơ, giọng có vai trò đặc
biết quan trong.
Xét về dung lượng, một bai thơ trữ tình không thể quá dài Dung lượng
của nó kém xa các thể loại khác (trừ truyện ngắn mini) Tuy nhiên, tác phẩmthơ cùng như truyện, tiểu thuyết, kịch vẫn phải biểu đạt được tư tưởng, tình cảm,
quan điểm sống của tác giả Thêm nữa, thơ cũng là thể loại có qui định chat
chè nhất về luật Chính vì thế, giọng điệu trở thành hình thức bộc lộ chủ quan
quan trọng đối với nhà thơ Đồng thời cũng là con đường ngắn nhất để đến được
với cái thần của tác phẩm.
Giong trong thơ thường là giọng đơn Tho hau như không có nhân vật,
nên trong tác phẩm thường chỉ có giọng duy nhất của chủ thể trữ tình “ Khi mot
giong khác lạ tham gia vào trò chơi biểu tượng, lập tức bình diện thi ca bị phá
huy và chuyển sang bình điện văn xuôi” (28) Trong tác phẩm thơ còn chứa yếu
16 giong điệu thời đại, nhưng giọng điệu chủ quan của nha thơ bao giờ cũng
chiếm vị trí đặc biệt nhất, chỉ phối đến việc hình thành các yếu tố khác
Thơ là tiếng nói tình cảm mãnh liệt, nên các tiểu từ tình thái, các dạng
cảm hứng cũng góp phan đắc lực trong việc thể hiện giọng điệu Chúng tao
thành tình điệu nói, mở cửa cho giong điệu hiện ra một cách trực tiếp.
Trong tác phẩm thơ, cảnh thường dùng để miêu tả tình, nên hình ủnh
nghệ thuật trong thơ rất quan trọng Các môtíp hình ảnh, hình tượng trong tác
phẩm cũng có thể là yếu tố làm nén giong Sự xuất hiện của chúng trong tác phẩm không hé là sự xuất hiện ngẫu nhiên mà gắn với cảm quan nghệ thuật
(28) Dang Anh Dao = Túi nàng và ngườt thitding thuức - NXB Hội nhà vàn 1994
Trang 26lận Van TotNghigp — SVTH: Trển Thị Thu Hiển
của tác giả để làm nên gam màu xúc cảm của chủ thể thể hiện cái nhìn của
người nghệ si đối với cuộc sống.
Ngoài ra với những qui định chat chẽ của thơ, cùng với dung lượng han
chế thì cách sử dụng từ ngữ , cách tạo câu ngất nhịp là phương tiên quan trọng
bắc nhất để hình thành giọng điệu Với thơ, từ ngữ là chỗ dựa của cảm xúc Mỗi
nhà thơ thường có khuynh hướng sử dụng một trường từ riêng Nếu ta thay
trường từ ấy bằng những từ ngữ khác thì sẽ hoặc là lạc giọng, hoặc là đổi giọng
Tom lại, là một hiện tượng nghé thuật, giong điệu nhà thơ thực sự là sản
phẩm của quá trình sáng tạo, tự nó là một hệ thống trong một hệ thống lớn hơn Các yếu tố trong hệ thống ấy tác động qua lại mật thiết với nhau nhằm bộc lộ
chiều sâu của cái nhìn và thái độ chủ thể sáng tạo đối với thế giới Để khámphá, tìm hiểu về thơ ca của một tác giả, trước hết ta phải mở được cánh cửa -
đó là giong điệu.
Trang 22
Trang 27Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Thị Thu Hiến
Chương ba:
GIỌNG DIEU NGHỆ THUAT TRONG THO NOM
NGUYEN BINH KHIEM.
Nhà thơ nào, có vai trò ít nhiều quan trong cũng đều là người làm chứng,
người giải đáp cho một thời đại Nhưng ít ai như Nguyễn Binh Khiêm có cuộc đời dài đến 95 năm, làm cây dai thụ rợp bóng cả một thế kỷ, một thế kỷ có lim biến cố chính trị nhất trong lịch sử dân tộc Từ trên đỉnh cao huy hoàng là triểu
đại Lê Thánh Tông nước nhà bổng rơi tụt vào một thời kỳ loạn li, đen tối: chiến tranh giành quyền lực, đất nước bị chia cắt, cảnh sống nhân dân cực khổ,
cảnh nhiều nhương lan tràn khắp mọi ngóc ngách của xã hội Hoàn cảnh lịch sử
ấy tác động đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, để rồi vang lại cuộc đời qua thơ ông bằng
thứ tiếng nói riêng thể hiện thái đô, quan điểm, bản chất của người sáng tạo
Theo từ điển Hán — Việt (Thiểu Chửu - NXB Văn Hoá Thông Tin 1999):
Thế có nghĩa là "đời", “cdi đời; sự là * việc” Vậy thì thế sự chính là những sự việc diễn ra trong cuộc đời, trong cuộc sống của con người Chất “ thế su” ít có
trong những câu thơ đơn thuần về tả cảnh thiên nhiên như:
Có xanh như khói bến xuân tươi,
Lại có mua xuân nước vỗ trời.
(Nguyễn Trãi - Bến đò xuân đầu trai)
Long lanh day nước in trời,
Thành xây khỏi biéc non phơi bóng vàng.
(Nguyễn Du - Truyện Kiểu)
càng không có trong những vin thơ thoát ly cõi tục hướng đến cdi tiền
như:
Trang 23
Trang 28Em như lọt tiếng tơ tình,
Đẹp như ngọc nữ uốn mình trong không.
Thiên thai gió thoảng mơ màng,
Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng xa bay
(Thế Lữ - Tiếng sáo thiên thai)
Chất thế sự chỉ tổn tại trong thơ cảm thán về thời cuộc về nhân tình thế thái, Đó là lúc nhà thơ trực tiếp miêu tả về cuộc sống của bản thân, về cuộc đời;
để cập các mối quan hệ trong xã hội: Làng xóm, bè ban, thay trò ; Thể hiệnchủ để giàu/ nghèo, hay đưa ra những lời giới khuyến nhằm cải tạo cuộc đời
Giọng điệu thế sự chỉ xuất hiện khi nhà thơ quan tâm, nói nhiều đến
những nỗi dung này Giọng thế sư là giọng thơ mang “âm hưởng” của cuộc
sống, để cập nhiều đến cuộc sống với thứ ngôn ngữ gần gũi, giản dị và lối nói
đơn giản, châm rai.
Không phải chỉ đến Nguyễn Binh Khiêm, chất “thé sư” này mới xuất
hiện Tuy chưa nhiều, nhưng cũng đã thấy ở Nguyễn Trãi khi ông nói về “ lòngngười cực hiểm thay” , khi ông trách những kẻ hậu sinh không biết xem trọngcác bac tiền bối ( Biên xanh nd phụ người đầu bạc - đầu bạc xưa ray có thudxanh) Có điều, ở Nguyễn Trãi chất thế sự ấy chưa đâm, nó như là một yếu
16 mà tác giả mượn để bày tỏ tâm trạng, hướng đến mục đích chủ yếu là thểhiện tinh cảm Còn ở Nguyễn Binh Khiêm đặc biệt là trong thơ Nom, chất
“thé sự” ấy tổn tại hấu như trong mọi tác phẩm, quy tụ lại và phát ra thành
giọng riêng của tác giả.
Vay thì giọng thế sự trong thơ Nôm Nguyễn Binh Khiêm có gì đặc biệt
và nó được thể hiện ra nơi tác phẩm như thế nào?
Nhà lí luận Hoàng Ngọc Hiến khẳng định: “cdm hứng nào giọng điệu
ấy”, Cảm hứng mang lại cho tác phẩm không khí xúc cảm nhất định, nhờ đó
người nghệ si khẳng định được nguyên tắc về thế giới quan của mình trong tắc
phẩm để từ đó chọn được cách nói hiéu quả phù hợp nhất Chất thế sự tronggiong thé Nom Nguyễn Binh Khiêm, vì vậy được tạo nên trước hết ở cảm hứng
thể sự xuyên suốt các tác phẩm của ông Đó là những nôi dung mà tác giả hay
đẻ cap đến - những su việc gan gũi, dé bắt gap trong cuộc đời.
Trang 24
Trang 29Luận Văn Tết Nghị : Trần Thi Thu Hiền
Thơ Nôm Nguyễn Binh Khiêm trước hết có thể xem như là bản tự thuật.
tâm sự về cuộc số ng thanh ban của nhà nho.
Cuộc sống “nhất biểu ẩm, nhất dan tự” (cơm một gid, nước một bầu) của
Nhan Uyên - người học trò ưu tú, sống thanh ban nhưng học giỏi - đã được Khong Tử khẳng định từ thời Xuân thu Nay được Nguyễn Binh Khiêm nhắc lại
với cảm hứng không kém phần sâu sắc:
Kia ai đúng đỉnh trong làng hạnh,
Cơm một ndi, nước một bầu
(Thơ Nôm, bài 95)
Nhưng ông không chỉ dừng lại ở một nhân vat lich sử, ở khái quát hình
tượng cuộc sống tiêu biểu mà đi đến tám sự vẻ cuộc sống sinh động khi ở ẩn
của bản thân:
Sách có hai pho rồi lại đọc,
Cơm vàng hai bữa đói thì ăn.
(Thơ Nôm, bài 20)
Hình tượng Nguyễn Binh Khiêm trong thơ Nôm là người sống hoà nhập vào thiên nhiên Ông bầu bạn cùng với gió trăng, vui cùng trà rượu:
Bến nguyệt thuyén kê hai bai mia,
Am mây, cửa khép một can pheo.
(Thơ Nôm., bai 35) Huy:
Trăng thanh, gió mát là tương thức,
Nước biếc non xanh ấy cế tri.
(Thơ Nôm, bài 84)
Tất cả cái thi vị trong cuộc sống của tác giả “Bach Vân quốc ngữ thi tap”
là sư đơn giản, bình dị:
Bếp trà hâm đã, xôi măng trúc,
Nương cỏ cày thôi, vai hạt mudng.
Cửa vắng ngựa xe không quýt rin.
Cơm no tâm cá kéo thèm thung.
Sơn tăng trêu khách xui người bẩy,
Trang 25
Trang 30Luận Van Tốt Nghiệp 0 SVTH: Trấn Thị Thu Hiến
Sơ nguyệt kinh kình đã gióng chuông.
(Thơ Nôm, bài 38)
Công danh phú quý chỉ là những giấc mơ đen tối, những ám ảnh vật chat
đã được gạt bỏ, những âm thanh rộn ràng của xã hội quay cuồng chỉ còn là
những tiếng xôn xao không làm bận trí nhà nho ẩn dat Trong lòng nhà thơ này
chỉ thấp thom một nỗi là sơ vẻ đẹp của thiên nhiên dé vỡ dé tan:
Nưưng song, ngày tiếc mài hương lot, Nối chén, đêm âu bóng quế tan.
(Thơ Nôm bài 23)
Cuộc sống của Nguyễn Binh Khiêm đạm bạc đơn sơ, tâm hồn của ông
thanh cao vì vậy đó cũng chính là cuộc sống của tang lớp trí thức thanh ban
Việt Nam nói chung:
Giàu cơm thịt, khó com rau,
(Thơ Ném, bài 3)
Cơm ăn chẳng quản dua muối,
Áo mặc nai chi gam thêu?
(Thơ Nôm, bài 67)
Thu ăn măng tric, đông ăn giá,
Xuân tắm hẳ sen, hạ tắm ao
(Thơ Ném, bài 73)
Sống thanh bẩn nhưng thanh cao là mục đích cao nhất mà các nho sĩ
hướng tới.
Đọc những câu thd này, tưởng chừng Nguyễn Binh Khiêm hoàn toàn
quay lưng với cuộc đời, hoặc gid phải như Nguyễn Công Trứ tự giành lấy cho
mình những giây phút phóng túng nhất, để dù đi chùa lễ phật, cũng vẫn “heo chân ching đính một đôi di” Nhưng không, không giống các ẩn sĩ khác, Nguyễn
Binh Khiêm trong những tháng ngày này lại quan tâm hơn bao giờ hết đến cuộc
xống, đến thói đời và những biến động của lòng người.
Sau ban tư thuật vẻ cuộc sống thanh ban, mdi quan hệ giàu sang - nghèo
hèn được Nguyễn Binh Khiêm dé cập đến trong thơ Nôm giống như bức tranh
; Trang 26
Trang 31Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Trần Thị Thu Hiển
tư sự về thể thái nhân tình.
Có thể nói đây là chủ để làm nổi bật nhiều nhất giọng thế sư trong thơ
của ông.
Bằng sư cảm nhận nhay bén và óc quan sắt tỉnh tế, Nguyễn Binh Khiêm
đã dưng lên trong thơ một xã hội chân thực qua cắp phạm trù giàu - nghèo.
Thơ của ông làm nổi bật lên hai loại người với hai tư thế khác nhau:
Giàu chĩnh chện, khó lai dai.
(Thơ Nôm bài 2)
Bên kia dương dương tự đắc, bên này lôi thôi mặc cảm Hai loại người
tao nên hai thế lực đối lập, dựa trên hai điểm tựa khác nhau Giàu sang thì hội
đủ địa vị, của cải, ruộng vườn, xe cộ và cả sự vồ vập, ninh hót của người đời
Cơ sở của người nghèo là "xôi măng trúc đắng thèm thay thịt - Đắp áo sô to
lạnh kẻo chiên” bởi vay họ không được “thdt hỏi”, không được quan tâm.
Nguyễn Binh Khiêm khi miêu tả cuộc sống của tang lớp giàu sang đã cho thấy
ưu thế của họ đối với xã hội, đồng thời cũng cho thấy sự thắng thế của đồng
-2
ticn:
Giàu sang: người trọng, khó: ai nhìn?
Mấy da yêu vì kẻ 18 hèn,Thưở khó, dẫu chào, chào cũng lặng,
Khi giàu, chẳng hỏi, hỏi thì quen.
Quen, hiểm dan diu điều làm bạn,
Ling, kéo lân la nỗi bạ men.
(Thơ Nom, bài 5)
Hay:
Người, của lấy cân ta thử nhắc.
Mới hay rằng của nặng hơn người
(Thơ Nom, bài 74)
Đồng tiền lần đầu tiên tạo nên tiếng reo khả ố:
Đạo nọ, nghĩa này, trăm tiếng bướm, Nghe thôi thinh thỉnh lai đẳng tiễn.
(Thơ Nôm, bài 5)
Trang 27
Trang 32dn Ví
Nhung đã là tiếng reo day quyền luc Nó tượng trưng cho cả dia vi xãhôi cao sang và quyền lực kinh tế đổi dao Nó đánh vào lương tâm, chỉ phối các
môi quan hệ xã hôi:
Của khỏi làng nên quý giá,
Người lìa quê tổ lấy làm phiêu
(Thơ Nôm, bài 58)
Hoặc là:
Trước đến tay không nào thốt hỏi.
Sau vào gdanh năng, lại vui cười.
(Thơ Nôm bài 74)
Hoặc là:
Vàng ròng bạc chảy, tưng bừng đến Nhà khó tay không, linh kính di.
(Thơ Nôm, bài 102)
Xã hội hỗn loạn, con người chen đua lợi danh, bon chen, rối rít, xúm xítquanh kể có tiền Giọng điệu của Nguyễn Binh Khiêm ở đấy có chút gì đó mia
mai, nhưng sự mia mai rất kín đáo Chất "thế sự” càng hiện ra rõ nét ở đây Ta
cảm tưởng, các hiên tượng xã hội này như tự bản thân nó trình bày tiếng nói,
không cẩn đến một sự gia công nào của tác giả
Cũng bức tranh xã hội tương tự như vậy, con người tương tự như vậy về
sau được Nguyễn Công Trứ nhắc lai trong thơ của minh, nhưng bằng giong điệu
khác:
Thể thai nhân tình gớm ghiéc thay,
Nhat nông trông chiếc túi voi đầy
Hé không điều lợi khôn thành dại
Đã có đồng tiền dở cũng hay
(Vinh thé thái nhân tình)
Khon khéo chẳng qua thằng có của
Yêu vì đâu đến đứa không nhà.
(Thể tình với cảnh nghèo}
Trang 28
Trang 33n Văn Nghỉ Vi
Giong của Nguyễn Công Trứ gay gắt hơn, mạnh bao hơn Chất trào
phúng, mỉa mai trong thơ của tác giả này vì thế manh mẽ hơn rất nhiều Cũng
dé hiểu bởi tính cách ngang tàng phóng túng của Nguyễn Công Trứ khác xa
cái chất thâm trầm, uyên nho của Nguyễn Binh Khiêm Từ giọng điêu như vậy,
phin nào lý giải được tại sao thơ của Uy Viễn tướng công sau này không dé cập
nhiều đến chủ để rin day, khuyên bảo người đời Trong thơ Nôm của NguyễnBinh Khiêm thì ngược lai, chủ để đó chiếm một mảng khá dày trong nội dung
thơ của ông.
Phát hiện ra bao nhiêu thói xấu ngự trị trong con người, làm cho con
người như mất hết tất cả vẻ đẹp hén hậu, nhưng Nguyễn Binh Khiêm vẫnkhông tỏ ra ghét bỏ mà càng quan tâm nhiều hơn đến họ Tan đáy lòng, ông
vẫn tin cái phần tốt dep, cái "bản thiện” sin có trong mỗi con người Vì vậy ma
trong thơ Nôm, ông đưa ra rất nhiều lời răn dạy giúp con người gạt bỏ những thói xấu tăng thêm những nết tốt Hàng loạt những bài Giới, Khuyến (Ran,
Khuyên) của ông đều hướng tới mục đích ấy
Trong xã hôi hén loạn, người đời hèn hạ, Nguyễn Binh Khiêm khuyên ta
phải giữ được phẩm cách thanh cao:
Có chẳng giữ giàng, không chẳng luy,
Được chăng hảo hức, mất chăng âu.
Anh hùng, người lấy tài làm trong,
An dat ta hay thi có mẫu.
Gdm ấy ai pho vac Hán,Đông giang rủ một cần câu
(Thơ Nôm, bài 28)
Muốn vậy, phải trọng danh dự như Sào Phủ, không hám của giống
Thach Sing, đừng vong ấn bội nghĩa như Dương Thị cũng đừng nối gót bội bac
clu Bái Công ( Thơ Nôm, bài 68) Bởi cái đáng quý nhất lưu lai mãi mãi theo Nguyễn Binh Khiêm là:
Miệng để danh truyền là sự ích,Còn thì muôn sự dy như không.
(Thơ Nôm, bài 68)
Mỗi mot người phải lấy lòng nhân mà đối đãi với đồng loại, không nên
giành giát dua tranh:
Trang 34Ở thế đừng tranh đấng trương phu,
Làm chỉ cho có sự đôi ca?
Đây cậy đây khôn, đây chẳng chịu,
Đấy rằng đấy phải, đấy không thua
Duật nọ mựa còn đua với bạng,
Lươn kia hẳu dễ kém chỉ co?
(Thơ Nôm bài 72)Bởi vì người “vô sự” là người hanh phúc nhất:
Hễ kẻ trêu người, kẻ phải lo
Chẳng bằng vô sự ngáy pho pho
(Thơ Nôm, bài 75)
Cũng chớ cậy tài mà coi thường kẻ khác Trong cuộc sống không dễ
phan biết hơn thua:
Mua chê người văn, cậy ta dai
Da kém dù hơn ai mặc ai
Vi no có bùi không có ngọt
Thức kia chây thắm lại chây phai
(Tho Nôm, bài 39)
Và cuối cùng với tư cách là một bậc thay, một nho sĩ, Nguyễn Binh
Khiêm khuyến khích mọi người hãy sống đúng với chức phận của mình, phảigiữ vững kỷ cương dao lí, sống đúng với đạo “ tam cương, ngũ thường” mà cha
ông đã để ra: Con phải hiếu thuận với cha mẹ ( Bài 147), Anh em phải nhường
nhìn lẫn nhau ( Bài 148), chồng phải đối tốt với vợ (Bài 149), nàng dâu phải
phụng dưỡng cha mẹ chồng ( Bài 150) Thơ Nôm của ông còn hàng loạt bài
Giới răn dạy kẻ ham cờ bạc, mê sắc đẹp, tính kiêu ngạo, kẻ không có lòngnhân.
Ta nhân thấy Nguyễn Binh Khiêm ran day, khuyên nhủ người đời rấtnghiệm trang, hồn hậu, không một chút tự đắc Giọng thơ ông ở đây không phải
là miong kể lể, cham biếm mia mai, mà là nói chuyện cuộc đời như là lời tâm sự,
trao truyền kinh nghiệm Nhà thơ chiêm nghiệm cuộc xống, từ tiếng vọng cuộc
ống nổi bát lên thành thơ.
Trang 30
Trang 35n Văn Tốt Nghỉ : i I
Thế giới hình tượng sinh động với những ngôn ngữ va cử chỉ như: “chen
chân đến”, “ngodnh mặt di”, “ nào thốt hỏi” “lai vui cười” cùng với những
noi dung vừa dé cập đến ở trên chỉ có thể cảm nhận được từ không gian - lịch
sử Việt Nam, thời gian - thế kỷ XVI Nguyễn Binh Khiêm đóng vai trò là
một chứng nhân lịch sử không lạnh lùng không đi ngoài lễ cuộc sống.
Nội dung thd Nôm của Nguyễn Binh Khiêm là sự that từ cuộc sống, thế
giới hình tượng trong thơ ông nhằm phản ánh cuộc sống nên tác phẩm của ông
mang đầm chất thế sự Nguyễn Đặng Điệp cho rằng: “miêu tả và tái hiện đốt
tương nào giọng điệu phải phù hợp với đối tượng ấy” (29) Vậy thì chính cảm
hứng thế sự đã tao nên giọng điệu tương ứng trong thơ Nôm Nguyễn Binh Khiêm Hay nói khác đi tác giả đã "giấu" giọng của mình rất nghệ thuật trong
cảm hứng sing tao,
Tuy nhiên xét đến giọng điệu của một tác giả, chúng ta không thể chỉ bó
hẹp ở cảm hứng chủ dao mà tác giả ấy xuất phát để sáng tác Bởi vì trong văn
học theo Lê Ngọc Trà, giọng điệu * Vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau,
làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh
hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tự lại và
định hình, thống nhất với nhau theo một quy định nào đó”(30) Li luận văn học
hiện đại khẳng định: Một quan điểm nghệ thuật bao giờ cũng đồi hỏi những
biện pháp nghệ thuật tương ứng với nó Như vậy, giọng điệu không chỉ thể hiện
ra qua cảm hứng mà còn chỉ phối đến phương diện hình thức của tác phẩm.
Mỗi giong điệu phù hợp với hình thức biểu hiện nhất định Đây không phải là
thứ hình thức đơn thuần mà hình thức gắn với nôi dung, biểu hiện quan điểm
nào đó Trong thơ, ngôn ngữ nhịp điệu tiết tấu của thơ là những yếu tố
quan trong thể hiện giọng điệu của tác giả.
Đọc thơ Nom của Nguyễn Binh Khiêm ta dé nhân thấy các câu thơ có
tiết tấu rất chậm Tiết tấu này phù hợp tính chất tâm sư của giọng điệu tác giả, đồng thời tạo nơi người đọc sự quan tim, chú ý.
ee ee ee số 6 cố 6 n6 n6 hố cố n6 6 6 6 ốc 6 6 6 6 6 6 6n 6 6 6 6 ốc 6 6 6 6 sốc.
(29) Nguyễn Đăng Điệp ~ giong điêu trong thơ trữ tình - NXB VH 2002 trang&8.
(400 Lê Neoe Trà - lí luận và văn học- NXB Trẻ, 1990 trang 152
Trang 3]