1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Đặc điểm nghệ thuật các khúc ngâm cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm nghệ thuật các khúc ngâm cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX
Tác giả Trần Thị Thơm
Người hướng dẫn TS. Lờ Thu Yến
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2001
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 34,34 MB

Nội dung

Có thể nói rằng con người dau kho, con người nổi giận, con người khát khao chính là hình ảnh tập trung nhất trong quan niệm nghệ thuật về con người của các khúc ngâm cuối thế kỷ XVIII đầ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG DAI HOC SU PHAM THÀNH PHO HỒ CHÍ MINH

KHOA : NGU VAN

Trang 2

NHẬN XÉT CUA GIÁO VIÊN HƯỚNG DAN

Pree te te rr rr omomeee

cos a CHỊ 4 BH 0E ĐC HO Ợ pm tron rưm im

LG na mm mm me in iminia

` sa an an eee eee ee ee

re ee mi m+ ee et ee ree ee Pe re ee eee cm re rm E4 ee terete cam terete re re tere ee eters

Pe bi kiểm mr rte hm ete here ee mm in mm

oe ee THỊ HH Bom mm tam tư tàn hư

co mm mực mờ ma tS Steere sree -

eee ee ee PHI TC PHI HH PHI thế HH HH PHI ĐH H4 H1 284 hiện HH HH Hi man meee

2 n na na nan is iniun KG a in in ninininininias in iainananalaanainaaaini

mem cee KT ee eer

NHAN XET CUA GIAO VIEN PHAN BIEN

KG nan na na ni sa oan nisinininisiua

ape ee l4 ew ead sn 8š š dai ñ cóc 8 bệ dt Bi EE8-EE8 SE =6: fEa-led-sá 2-1-8116 88-L8898m0 Pet Lan nan ee na nnlinaun

Arm na an na na an an na an ni an nrianlimiann

SPSS SS H5 dEB bã (5 (H5 BH HÀ l HH HH (N5 BS đả, B:ÀM B ÂM Ú HH HHÔU HH Ả HH HH HH 0 NHIÁ H seep rưm tim im BA Bi ni Bi ni

Trang 3

Soi cim on chin thinh nhat em xin gi đến

gio wién huing din: FF $6 Shu Yen! Cam on có

da ning de bio tan cho em nhiing hinh nghiém, nhiing kién (ức guy git! Cim on có aa tin tinh

giới Te em hoan thanh lil tuận van nay!

Em cling xin gut lei cam on dén táo vién plan

bién, cing quy /% cé “ường LHIP FP He Chi

Minh va'ban be người thin dé tue lip hay gián

lid gưới cho khéa (uậm của em hoàn thinh!

TP H6 Chi Minh thang 5/2001.

ae Sinh viên thực hiện.

TRAN THI THOM.

~v^-vmvav=uv=,

Bye myo yoyoy=e

#} =) #p ) ©) 2) 4) 212121212) 21 2) 2) 2) 2) 2121217112)2121217127171212171712171217ì^)

-.^-^.—v^-v^-.v=.veve¿ a, a er |

Trang 4

MỤC LỤC

: : Trang

PHAN DAN NHAP

! Mục địch-ý nghĩa của đổ tits 2á cs cna

2 Lịch sử vấn đẻ

3, Nhiệm vu luận văn L38WEtbNNg nước

4 Phạm vi để tài và phương pháp nghiên cứu

5%, Kết cầu luận văn s5 222222222222 eeeeseeeee8

PHAN NỘI DUNG

CHƯƠNG GIG THIẾU! CÁC KHUC NGAM

1, Tóm tất tác nhẩm snseesesssennssoassasrssssoaouf

5:1 NC H lÀ Wanner coat aT er ENC aT Cee Te PRR TOT cen re ea een prt 0 agkoet

4 'ThỂ loal c2 222220222222 eeeseeeeesceresereeof

NGAM CUOI THE Ki XVIII ĐẦU THE KỈ XIX

| Quan niệm nghệ thuật vỀ con MBUTL ccs | Í

HT ae nnheeteieiutatieftS20600 0V

Cn nưưồi nỗi giH: s66 ee ia „1

Con người khát khao TA 3

2 Thời gian nghệ thuật- Không ø gian nghệ thuật trong các 'khúc

ngam

Thối.gian hội TƯỜNG: -cssccnonbicbibdadicdagiacaagaaaac„eosatB

THÔI eián l0 CHI eeeieeeerennaeseeeaeeeeeeknansason cian

Không pin TRNỈoeeaieeenaasnesennaaaessaareedesrsiairesaa DU) 3: Ngũn ngữ nghệ thUật s.¡¡i:22-2cis122620 1222222202 le

Se LL B514 FALE Hi srscrscaemsraamnncan qe nsnaisiineaannnrnnnncnacineatieannnaeiremmnenernitl E

Le) Tad Rta (E:ttciccigi0ttAG200001GGHfLLGILIGGABitliittuxkxfRt

PHAN KET LUẬN

bo Ba po

A

Trang 5

Luận vãn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

cal ˆ

PHẦN DẪN NHẬP

1- Mục đích ý nghĩa của dé tài.

1.1-Mục đích.

Lich sử xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thé ki XVIHI đầu thể ki XIX

là thời kì lịch sử day biển động, nhiều nhương, Con người sống wong xã hội phong kiến của thời đại suy đối, thối nát thì lam sao thoát khỏi những chuyện

khổ duu, bất hạnh, làm sao tránh được cảnh éo le, ngang trái Thực tai dau

lòng ấy cứ nhức nhối, dẫn vat, trăn trở trong tim hon những người cắm bút,

Họ viết lên các khúc ngâm bằng tất cả cảm xúc chân thành, bằng tất cả tấm tinh đồng loại, và bằng cả những giot nước mắt thương cảm nuốt vào trong,

Có lẽ chính vì thể mà ngâm khúc gieo vào lòng người đọc những nỗi niềm lắng đọng khôn nguôi Và nỗi niềm ấy cùng hòa tấu thành ban nhạc budn tha thiết, lôi cuốn người ta chìm đắm vào thể giới của những bi kịch tâm trạng,

thế giới của những số phận thảm thương.

Sức lay đông mạnh mẽ của các khúc ngâm được tạo nên bởi nhiều giá trị, trong đó gid trị nội dung và giá tri nghệ thuật là tiền quyết và chủ yếu Tim

hiểu các khúc ngâm thếtkfXVIII dau thế kỉ XIX người viết không khỏi kinh

ngục trước nghệ thuật khôn cùng của nó, Tất cả mọi vẻ dep phát ra từ nghệ

thuật lam cho những kHúé Agim nảy con mãi với thời gian Đặc điểm nghệ

thuật của các khúc ngầm đẩ tao ra rất nhiều phương thức phan ánh biểu hiện

nội dung, là m cho nội dung được sáng rõ, cụ thể và sâu sắc Mọi cung bic tinh

cảm của nhân vật trữ tình được khai thác triệt để thông qua hệ thống hình

tượng nghé thuật Mọi chủ ý tác giả muốn để cập trong nội dung tư tưởng của

các khúc ngâm cũng được bat ra qua các hình thức nghệ thuật, Có thể nói đặc

điểm nghệ thuật là yếu tố quyết định rất lớn sự thành công của các khúc

ngâm Trước tính da đụng và ý nghĩa lớn lao của nghệ thuật ngắm khúc người

viết đã quyết định chọn dé tài này cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2-¥ nghĩa.

Nghệ thuật các khúc nẽgãm cuối thế ki XVIII đầu thé ki XIX góp phẩn

quan trọng trong việc tạo nên cái than, cái hẳn cho ngâm khúc, Đi sâu vào

đặc điểm nghệ thuật của nó, chúng ta sẽ khám phá ra những van để ni me,

độc dio và sức hấp dẫn mạnh mẽ cho thể loại này,

Chính vì vậy, tim hiểu và nghiên cứu đặc điểm nghề thuật các khúc

ngâm là can thiết và rất có ý nghĩa đổi với việc tim hiểu nội dung của nó,

vũng như đối với việc giảng dạy thể loại này ở trường phổ thông

SVTH: Trần Thị Thom

Trang 6

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

2- Lịch sử vấn đề.

Vấn đề "Đặc điểm nghệ thuật các khúc ngâm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉXIX” chưa được nghiên cứu như một đối tượng nghiên cứu chuyên sâu Chưa

có công trình nghiên cứu nào đề cập tới nội dung này một cách hoàn chỉnh.

Có chăng, chỉ là những tìm hiểu trong khuôn khổ của một tác phẩm nhất định

và chỉ giới hạn trong một vài yếu tố nghệ thuật riêng lẻ Hơn nữa những

nghiên cứu it di đó vẫn còn mơ hồ, mờ nhạt, chưa có dấu hiệu nổi bật đặc

điểm nghệ thuật của các khúc ngâm giai đoạn này

Đa xố là sách của các tác giả dịch từ tác phẩm va in lại thành sách như:

Lương Văn Dang (1987), "Những khúc ngâm chọn lọc (tập 1)”, NXB ĐH và

THCN: Lê Trí Viễn (1976), “Lich sử văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XVIII

đầu thế kỉ XIX”, NXB Giáo Dục; Hoàng Xuân Han (1993),“Chinh phụ ngâm

bị khảo",NXB Văn học; Nguyễn Lộc (1986),*Cung oán ngâm khảo đính”,

NXB Văn Học Hà Nội

Bên cạnh đó còn có sách phê bình bình luận liên quan đến nghệ thuậtnhcu3acale khúc ngâm rất mờ nhạt chung chung: Đặng Thanh Lê

(1999),“Van học Việt Nam cuối thế ki XVIII đầu thế kỉ XIX”, NXB Giáo

Dục; Nguyễn Lộc (1978), "Văn học Việt Nam nửa cuối thế ki XVIII nửa đầu

thế ki XIX”, NXB ĐH và THCN; "Thảo luận về cung oán ngâm khúc"

(Thuần Phong - Tạp chí văn học số 3/51), “Tac phẩm văn hoc số7/91 ”

Sự nghiên cứu rải rác và sơ lược trên đây không đủ rút ra đặc điểm nghệ thuật của các khúc ngâm Vì vậy cần phải khảo sát vấn dé này thật cụ thể va

sáng rõ.

3- Nhiệm vụ luận văn.

Nhiệm vụ của luận văn này là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật các khúc

ngâm cuối thế ki XVII đầu thế ki XIX Để thực hiện nhiệm vụ đó, chúng tôi khởi đầu từ việc giới thiệu các khúc ngâm trên cơ sở tóm tắt tác phẩm cụ thể

và trình bày về tác giả, thời đại ra đời của các khúc ngâm giai đoạn này Tiếp

đó là đôi nét về vấn đề thể loại

Cuối cùng chúng tối sẽ đi vào khảo sát cụ thể đặc điểm nghệ thuật của

các khúc ngâm ở hai yếu tố: hình tượng con người nghệ thuật - thời gian nghệ

thuật — không gian nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật.

4- Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

4.1 Pham vi.

Luận văn này sẽ di sâu vào việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của hai

khúc ngâm tiêu biểu: "Chinh phụ ngâm” và "Cung oán ngâm”

te!

SVTH: Trần Thị Thom

Trang 7

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

4.2 Phương pháp nghién cứu.

Luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp lich sử: khi nghiên cứu luận văn luôn đặt vấn dé vào hoàncảnh lịch sử cụ thể

- Phương pháp hệ thống: hệ thống những từ, câu, đoạn được xếp vàotừng yếu tố nghệ thuật, kết hợp phân tích, lí giải các yếu tố này

- Phương pháp thống kê: nhờ phương pháp thống kê mà cúc yeu tò nghe

thuật được phát hiện và khảo sát trong hệ thống ý nghĩa nhất định

- Phương pháp so sánh: so sánh với yếu tố nghệ thuật của một xố tác

phẩm ở các giai đoạn khác nhau nhằm thấy được sự thành công sang tạo vàđóng góp của các tác giả ngâm khúc về phương diện này

5- Kết cấu luận văn

+ Phần dẫn nhập.

I- Mục đích - ý nghĩa của dé tài

2- Lịch sử vấn đề

3- Nhiệm vụ luận văn

4- Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu.

5- Kết cấu luận văn.

2.1 Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm

2.2 Nguyễn Gia Thiéu

3- Thời đại.

4- Thể loại

Chương II: Đặc điểm nghệ thuật các khúc ngâm cuối

thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX

I- Quan niệm nghệ thuật về con người

2- Thời gian nghệ thuật - Không gian nghệ thuật trong các khúc

Trang 8

Luận văn tốt nghiệp ¬ _ GVHD: TS Lê Thu Yến

sàng nhận lệnh quân vương “xép bút nghiên theo việc dao cung” Chang ham

hở lên đường mong lập chiến công dâng tiến “bé rồng” và thỏa chí làm trai

Thời gian thấm thoát thoi đưa: một năm hai năm, rồi ba bốn năm ngườithiếu phụ đợi chờ - trông ngóng mà chồng nàng vẫn bién biệt cách xa Nỗinhớ chồng của người chỉnh phụ cũng từ đó mà nhân lên, mà lan tỏa bao trùmtận nơi chiến địa phương xa Thương chồng, nhớ chồng, lo cho chồng baonhiêu, nàng lại càng buồn cho thân phận mình, càng ai oán, bất bình chiến

tranh bấy nhiêu Trước cuộc sống thực tại khổ đau, cô lẻ nàng nhận ra chân

tướng cái gọi là công danh, là phép công Nàng ân hận vì đã từng tin tưởng hy

vọng vào tước phong mà để chồng đi chỉnh chiến cuối cùng trong niềm khát

khao mãnh liệt, nàng tưởng tượng ra ngày đoàn tụ lứa đôi và thé là nàng đắm

chìm trong hạnh phúc ao tưởng của mình.

1.2 Cung oán ngâm khúc.

Nếu “Chinh phụ ngâm” (Dang Trần Côn - Đoàn Thị Điểm) là lời than

của người chỉnh phụ có chồng đi chỉnh chiến thì *Cung oán ngâm” (NguyễnGia Thiéu) là tiếng kêu xé lòng của người cung nữ dang được vua ngưỡng mo

sing ái bỗng nhiên bị ruồng bỏ Trong một đêm thu lạnh nàng trải lòng mình

ra với những nỗi oán duyên, tủi phận Nàng nghĩ về mình nghĩ về qúa khứ êm

đẹp huy hoàng.

Thuở trước, nàng là một người tài sắc vẹn toàn và nàng cũng tự ý thức

được điều đó Tài sắc của nàng vang lừng trong nước khiến cho bao vương tôn

qúy khách khát khao muốn làm bạn với nàng Vậy mà trong con mắt của mỹ nhân kiêu sa ấy, tất cả chưa xứng đáng để nàng trao thân gửi phận Nàng nhìn cuộc đời day màu sắc bi quan, định đi tu cho trọn kiếp Thế nhưng lửa khát

khuo tinh duyên cứ âm Ï trong con người trẻ đẹp tài hoa cla nàng Nàng đành phó mặc cuộc đời nàng cho ông trời định đoạt Qua là trời kia run rúi khéo xe

duyên mỹ nhân với đấng quân vương Nàng trở thành cung nữ được vua yêu

SVTH: Trần Thị Thơm k

Trang 9

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến dấu, được hạnh phúc trong bể ái nguồn ân, được sống nơi lầu oanh gác phượng

cao sang, đài các Nàng cảm thấy thỏa mãn và kiêu hãnh vô cùng Ngờ đâu,

lòng sting di của vua cứ mỗi ngày một phai nhạt theo thời gian Cung nữ wi

hờn cho mình và oán trách nhà vua, thậm chí có khi nàng uất ức cao độ muốn

đạp tiêu phòng để thoát khỏi nỗi đau bị ruồng bỏ Nàng ân hận thà trước kia

lấy một người chồng quê mùa còn hạnh phúc hơn gấp bội Nhưng cuối cùng

trong tình cảnh ê chế ấy cung nữ vẫn cố gượng dồi phấn xông hương, cố giữ

gìn nhan sắc của mình Bởi vì nàng ảo tưởng rằng: lời oán thán của nàng sẽđộng đến “citu ràng” khiến nhà vua nghĩ lại.

2- Tác giả.

2.1 Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm.

2.1.1 Tác giả Đăng Trần Côn.

Là tác giả của “Chinh phụ ngâm” bằng Hán văn, đồng thời cũng là một

cây viết vững chãi cuối đời Lê Ông quê ở làng Nhân Mục (thường gọi là làng

Mọc) huyện Thanh Trì (phía Tây thành Thăng Long) nay là quận Thanh

Xuân, Hà Nội Ông sống cùng thời với chúa Uy vương Trịnh Giang, tức

khoảng nửa đầu thế ki XVIII nhưng hiện nay chưa biết đích xác ông sinh năm

nào và mất năm nào Theo học giả Hoàng Xuân Han, Dang Trần Côn có thé

sinh vào khoảng 1710 — 1720 và mất vào 1745 |9:8,9|

Đặng Trần Côn là người rất hiếu học Tương truyền lúc bấy giờ TrịnhGiang có lệnh rất ngặt về sự cấm lửa, ban đêm ông đã kiên trì đào hầm để

ngồi đọc sách, làm bài Ông thi đậu hương cống nhưng thi hội hỏng Tính ông

duénh đoàng phóng túng, không muốn “rang buộc về sự thi cứ”, nên ông đành

nhận chức huấn đạo ở trưởng phủ Sau đó chính thức đổi sang làm tri huyện

Thanh Oai Ông mất khi làm đến chức ngự sử đài Chiếu khám.

Ngay từ hồi trẻ, lời thở phú của ông rất trau gidi, bóng bẩy Ông thường

dùng điển cố một cách uyên thâm Thi văn của ông được mọi người truyềntụng, học hỏi Tác phẩm đều bằng chữ Hán Ngoài “Chinh phụ ngâm” còn có

“Truong Hàn tu thuần lô” (Trương Hàn nhớ sau thuần, cá vược), "7rương

Lương bố v” (Trương Lương áo vải), “Khấu môn thanh” (Tiếng gõ cửa) là

những bài phú Về thơ có “Tiêu tương bát cảnh” (Tám cảnh Tiêu Tương) Tất

cả những điều nói ở trên đã chứng minh Dang Trần Côn là người tài cao, họcrộng đáng để người sau khâm phục, kính trọng

2.1.2 Dịch giả Đoàn Thị Điểm

Từ trước tới nay, dịch phẩm “Chinh phụ ngâm” hiện hành van được cor là

của Đoàn Thị Điểm Không ít nhà nghiên cứu chứng minh ban dịch “Chinh

phụ ngâm” đang truyền tụng là của Phan Huy Ích Tuy nhiên, sự thực về nhận

SVTH: Trần Thị Thơm :

Trang 10

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

định này vẫn chưa được khẳng định, vì những bằng chứng đưa ra chưa hoàn

toàn thuyết phục Va lại, dù bản dịch hiện hành đó không phải cua Đoàn Thi

Điểm đi nữa thì bà vẫn là người đầu tiên dịch “Chinh phụ ngâm” và bản dịch

đó có ảnh hưởng thực sự trong sự phát triển của văn học chữ Nôm lúc bấy giờ.

Trên cơ sở đó, tạm thời coi Đoàn Thị Điểm là dịch giả của tác phẩm “Chinh

phụ ngâm” đang được lưu truyền, như từ trước tới nay vẫn thừa nhận

Đoàn Thị Điểm hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, quê làng Hiển Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc Hưng Yên), sinh năm 1705, mất năm 1748 bà

là con Đoàn Doãn Nghi, em Đoàn Doãn Luân, hai người đều đỗ hương cống

nhưng không ra làm quan mà dạy học ở nhà Bản thân Đoàn Thị Điểm là

người phụ nữ nhan sắc đẹp đẽ lại có học vấn cao Nhiều người đã hỏi bà làm

vợ, trong đó có cả những nhà quyền qúy, bà đều từ chối Năm 37 tuổi bà nhận

lời làm vợ Nguyễn Kiểu, một tiến sĩ đã góa vợ Lấy nhau chưa đầy một tháng

thì chồng bà đi sứ Trung Quốc 3 năm Cuộc sống của bà trong thời gian này

không khác gì người chỉnh phụ Nguyễn Kiểu sau khi đi sứ về nước, năm 1748

được cử làm Đốc Đồng trấn Nghệ An Doan Thị Điểm theo chồng vào đó trên

đường đi bà bị bệnh nặng mất ở Nghệ An ngày 11 tháng 9 năm 1748

Ngoài bản dịch “Chinh phụ ngâm” bà còn là tác giả của tập truyện chi

Hán “Truyén kỳ tân pha” và nhiều thơ phú khác

2.2 Nguyễn Gia Thiéu

Nguyễn Gia Thiéu hiệu Hi Tôn Tứ và Như ý Thiền, được phong tước hầu

Ôn Như nên thường gọi là Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiéu Ong sinh năm

1741 trong một gia đình dai qúy tộc Quê ở làng Liễu Ngan, Tổng Liễu Lam,

huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Liễu Ngạn, xã

Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc) Ông thân sinh Nguyễn Gia

Thiéu là Nguyễn Gia Ngô (1714 - 1757), một quan võ được phong tước hầu,gọi là Đạt Vũ hầu Mẹ là quận chúa Quỳnh Liên, con gái An Đô vương Trịnh

Cương Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ

là cậu ruột và là con cô cậu với chúa Trịnh Sâm.

Cuộc sống của Nguyễn Gia Thiều gắn bó mật thiết với họ Trịnh Ngay từ

khi lên 5 tuổi, Nguyễn Gia Thiểu đã được Trịnh Doanh đem vào phủ chúa

nuôi cho ăn học Từ nhỏ đến khi trưởng thành, Nguyễn Gia Thiéu đều sống

trong phủ chúa, được hưởng nhiều ơn của chúa Trịnh, được sống trong công

danh hiển qúy Ông nổi tiếng là người thông minh học rộng văn võ toàn tài.

Không những ông hiểu sâu biết rộng về sử học, văn học, triết học mà còn rấttỉnh thông nhiều bộ môn nghệ thuật: âm nhạc, hội họa, trang trí kiến trúc.chỉ

cần tìm hiểu những sáng tác văn học cla Nguyễn Gia Thiéu ta đã thấy vốn tri

SVTH: Trần Thị Thơm ủ

Trang 11

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến thức nghệ thuật của ông thật tinh tế, sâu rộng Nguyễn Gia Thiéu rất được chúa tin yêu, thường làm quan trong vương phú Năm 18 tuổi ông đã được giữ

chức hiệu úy Năm 26 tuổi, thăng chỉ huy Đồng tri Năm 30 tuổi, thăng tổng

binh đồng tri Thời gian nay ông lập được một số quân công nên được phong

tước hầu, gọi là Ôn Như hầu Năm 1782 ông được cử đi trấn thủ xứ Hưng Hóa.

Nhiều người cho rằng giai đoạn này chúa Trịnh không tin ông như trước nữa

Trong những năm sau đó, ông thường về nghỉ tại nhà riêng cạnh Hồ Tây

"nghiên cứu đạo Tiên đạo Phật, lại cùng với danh sĩ đương thời kết làm bạn thơ, bạn rượu để vui chơi” (Dương Quảng Hàm) Thời gian này ông lấy hiệu

là Hi Tôn Tử và Như Ý Thién Phần lớn sáng tác của Nguyễn Gia Thiéu ra

đời trong giai đoạn này Đến 1786 Tây Sơn kéo quân ra Bắc diệt Trịnh ông trốn lên vùng rừng núi xứ Hưng Hoá Năm 1789 Nguyễn Huệ đại thắng quan Thanh, lập lên triéu đại mới và kêu gọi đám quan lại cựu triều ra cộng tác với

mình Nguyễn Gia Thiéu được mời nhưng ông cáo bệnh từ chối.

Nguyễn Gia Thiéu lui về ở an nơi qué nhà, hang ngày uống rượu tieu

sau, giả ngây giả dại và đến ngày 22 tháng 6 năm 1798 (tức ngày 9 tháng 5

năm Mậu Ngọ) thì qua đời, lúc ấy mới 58 tuổi Ông để lại một sự nghiệp sáng

tác đồ sộ với hàng nghìn bài thơ trong hai tập thơ chữ Hán "Ôn Như thi tập”

(thượng và hạ) Thơ Nôm có “Tây Hồ thi tập” và “Tứ Trai thi tập” Nhưng đáng tiếc là ngoài tác phẩm nổi tiếng “Cung oán ngâm” ra thì chỉ tìm thấy

một vài bài còn sót lại chép trong tập “Tap ky” của Lý Văn Phức.

3- Thời đại.

Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, hoàn cảnh xã hội là một nhân tố quan

trọng quyết định sự nghiệp sáng tác của người nghệ sĩ Để tiếp cận tác phẩm trên nhiều bình diện, trước hết phải tìm hoàn cảnh ra đời, tìm hiểu thời đại

xuất hiện của tác phẩm đó “Chinh phụ ngâm” và “Cung oán ngâm” là hai tác phẩm tiêu biểu nhất cho thể loại ngâm khúc nổi tiếng của giai đoạn nửa cuối

thế ki XVIII nia đầu thế kỉ XIX Thời dai hai khúc ngâm này hình thành là

thời đại đầy biến động Nhà nước phong kiến Việt Nam sau thời kỳ cực thịnh

ở thế ki XV đã dan dan xuống dốc Trải qua các thế ki XVI, XVII, đến giữathế kỉ XVIII thì nhà nước ấy không chỉ suy thoái theo cái nghĩa thông thường

mà nó thực sự trở nên khủng hoảng bế tắc Triều đình thối nát đến cùng cực

Cảnh một nước vừa có vua, vừa có chúa thành ra năm bè bảy mối chỉ lo xâu

xé lẫn nhau để tranh giành quyên lợi, đã gây ra chém giết, nội chiến liên

miên Trước sự suy đổi của nhà nước phong kiến Lê, Trịnh, kẻ khốn khổ nhất chỉ có thể là quần chúng nhân dân Từ lâu bạo động của nhân dân đã nổ ra lẻ

tẻ ở nhiều nơi Đến năm 1737 thì bắt đầu bùng nổ những cuộc khởi nghĩa lớn

SVTH: Trần Thị Thơm i

Trang 12

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

như cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng ở Sơn Tây, Lê Duy Mật ởThanh Hóa Đặc biệt trong những năm từ 1739 đến 1740 khắp vùng đồng

bằng Bắc Bộ, từ Thanh Hóa trở ra không nơi nào không có khởi nghĩa Cuộc

này chưa tàn, cuộc khác đã bùng nổ Mạn đông bắc có khởi nghĩa của Nguyễn

Tuyển, Nguyễn Cờ, Vũ Trác Oánh Mạn đông nam có khởi nghĩa của HoàngCông Chất, Vũ Đình Dung, Đoàn Doanh Chấn, Tú Cao Mạn tây bắc có khởi

nghĩa của Lê Duy Mat Triéu đình phong kiến Lê - Trịnh xoay x6 mọi cách

để đối phó Một mặt chúng tổ chức thêm quân đội, đặt thêm nhiều đồn trại để

canh phòng, một mặt ra lệnh cho các lộ ở Sơn Tây, Thanh Hóa đặt đồn hỏahiệu ở trên núi bắt dân sở tại ngày đêm canh giữ, "nếu có sự nguy cấp thì đốtlửa để thông báo về triều” [43:1683] Các tướng lĩnh được huy động tung di

các nơi để đàn áp phong trào Thậm chí, ngay cả Trịnh Doanh cũng có lần

phải đích thân ra trận Song, nông dân khởi nghĩa liên tiếp tấn công, bủa vây

cả kinh thành của nhà nước phong kiến Kinh thành luôn luôn náo động dữ

dội.

Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết lên từ chínhbiến động lịch sử, chính cuộc chiến tranh phi nghĩa này nhằm lên án tố cáo

chiến tranh.

Trở lai ở trên, chúa Trinh sau thời gian hết sức căng thang vì phải đối

phó với phong trào nông dân khởi nghĩa giữa thế ki XVII, dam ra ăn chơi.

hưởng lạc vô độ Công việc của chúa chỉ là xây dựng đền đài chùa tháp đểhưởng lạc, lại tuyển rất nhiều cung nữ để thỏa mãn cuộc sống dâm dật Thời

chúa Trịnh số cung nữ có tới ba, bốn trăm, đấy là chưa kể ba trăm cung nữ của

vua Lê Ở đàng trong, dưới thời chúa Võ vương cũng có đến ba trăm cung nữ.

Lịch sử còn ghi lại việc Trịnh Giang hoang dâm vô độ nên bị truất khỏi ngôi chúa, Trịnh Sâm cũng hoang dâm nên “rất sợ nắng gió, cứ phải ở luôn trong

Đây là giai đoạn triều đình vua Lê, chúa Trịnh có nhiều biến cố dữ dội,

chứng tỏ sự sa đọa đến cùng cực của tập đoàn phong kiến thống trị đương thời:

Trịnh Cương thì lấn quyền vua Lê, Trịnh Giang giết Lê Duy Phương rồi giết

cả đại thần Nguyễn Công Kháng tham tụng Lê Anh Tuấn và qúy thích

Trương Nhương Chuyện Trịnh Sâm giết em là Trịnh Đệ, Hoàng Ngũ Phúc

giết thái tử Lê Duy Võ Vào cuối đời, Trịnh Sâm mê Đặng Thị Huệ bỏ con

trưởng lập con thứ gây ra bè đáng trong phủ chúa Rồi nạn kiêu bình hoành hành, Nguyễn Huệ cho quân ra diệt sạch Lại đến chuyện Trịnh Lê, Trinh

Bồng tranh ngôi chúa Lê Chiêu Thống dựa thế Nguyễn Hữu Chỉnh đốt sạch

cơ nghiệp nhà chúa Nguyễn Hữu Chính hoành hành bị Nguyễn Huệ hành

hình Lê Chiêu Thống rước quân đội nhà Thanh về dày xéo đất nước bị quản đội Nguyễn Huệ đánh tan Tất cả hiện thực xấu xa của xã hội đương thời

SVTH: Trần Thị Thơm Š

Trang 13

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến phơi bày ra trước mắt con người Là nhân chứng xác thực nhất của cuộc biến động đau lòng đó, Nguyễn Gia Thiều đã viết lên tác phẩm “Cung oán ngâm”

để gửi gắm tâm sự, dé phản ánh thực tại tàn nhẫn của xã hội đương thời.

Vậy, thời đại ra đời của "Chinh phụ ngâm” và “Cung oán ngâm” có thé nói là một giai đoạn lịch sử đầy sự loạn lạc, nhiễu nhương Nắm rõ hoàn cảnh sáng tác của các khúc ngâm cuối thé kỉ XVIII đầu thế ki XIX là một việc quan trọng để có thể nghiên cứu sâu hơn đặc điểm nghệ thuật của những tác

phẩm này

4- Thể loại.

Ngâm khúc là một thể loại văn học trung đại Việt Nam Sự xuất hiện của

ngâm khúc là một sáng tạo thể loại độc đáo của thi ca dân tộc Nội dung thể

loại của thể ngâm là “niềm thương tiếc, đau xót khôn nguôi cho những giá trị

nhân sinh đã mat” [39:183] "Chinh phụ ngâm” là niềm thương tiếc tuổi trẻ

phôi pha “Cung oán ngâm” là nỗi đau xót, oán hận vi tình yêu phai nhạt rẻ

rúng Nội dung đó bắt nguồn từ dé tài bi kịch về tâm trạng của con người: đôi

vợ chẳng trẻ đang hạnh phúc sum vây thì chiến tranh bùng nổ, người chồng xông pha trận mạc, người vợ mong ngóng ở nhà Nỗi nhớ nhung, sầu muộn

ngày một đầy thêm khiến tâm hồn cô đơn của nàng bị dày vò, héo hat (Chinh

phụ ngâm); người cung nữ đang được vua yêu chiều bỗng nhiên bị ruồng bỏ,

lãng quên Trong thâm cung lạnh lẽo nàng nhớ lại thời được vua sủng ái và

oán thin cho số phận bất hạnh của mình (Cung oán ngâm) Ngâm khúc là tácphẩm trữ tình đi sâu vào thế giới tâm trạng, thế giới nội tâm của con người

Nói chung đó là tầm quan trọng buồn và bế tắc: “vao đầu tác phẩm là một lời

than, suốt tác phẩm là một lời than kéo dài và kết thúc lời than ấy vẫn còn ám

ảnh dai đẳng không ngudi” [21:13] Tuy ở cuối tác phẩm còn giữ lại một chút

tin, mong, hi vọng, chờ đợi nhưng cũng chỉ là mong ước thầm kín, là hi vọng

hão huyền

Hình thức của ngâm khúc là song thất lục bát Đây là thể thơ thuần túy

dân tộc bắt nguồn từ ca dao dân ca Đặc điểm cấu tạo của nó như sau: mỗi

khổ gồm có 4 câu, 28 chữ, trong đó có hai câu 7 chữ, một câu 6 chữ và một

câu 8 chữ, cứ thế lặp đi lặp lại và kéo dài không giới hạn Thể song thất lục

bát có hai câu thất bao giờ cũng ngắt nhịp 3 - 4 Ở đây nó khác với thơ thất

ngôn đường luật ngắt nhịp 4 — 3, mặc dù đều là câu bảy chữ Chẳng hạn:

Thể song thất lục bát:

Thud trời đất Í nối cơn gió bụi.

Khách má hồng / nhiều nỗi truân Chuyên.

(Chinh phụ ngâm)

Còn thể thất ngôn Đường luật thì ngất:

SVTH: Trần Thị Thơm l

Trang 14

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

Gió gấp trời cao | vượn ni non.

Bến trong cát trắng / lượn chim cần.

(“Dang Cao” — Đồ Phu)

Riêng câu 6 va câu 8 trong thể song thất luc bát ngắt nhịp tự do Các khổ thơ nối tiếp nhau một cách chu kỳ nên càng kéo dài thì càng dễ có cảm giác đều đều và buồn Đặc điểm này rất thích hợp để diễn tả những tâm trạng

buồn, đứng yên, tĩnh lặng của ngâm khúc.

Mặt khác, “tinh nhiều van của khuôn thơ song thất lục bát làm cho tình

cảm nhớ tiếc lại được thể hiện nổi bật” [19:183] Trong thể thơ song thất lục

bát, vần chân của câu 8 chữ hiệp với van lưng của câu 7 chữ tiếp giáp với nó Chính vì thế mà chúng ta liên kết các khổ thơ lại với nhau khiến cho nhịp điệu

thơ réo rắt lạ thường Ví dụ:

Hoa đèn kia với bóng người khá thương

Gà eo óc gáy sương năm trống

(Chinh phụ ngâm)

„Gối ru tiên hãy rành ranh song song

Bây giờ đã ra lòng rẻ rung

(Cung oán ngâm)

Rõ ràng “nhiều vần lưng, vần chân ôm nhau xoắn xuýt không dứt ra

được” [39:183] của thể thơ song thất lục bát đã trở thành hình thức tối ưu cho

sự biểu hiện nội dung “ngâm”

Lối kết cấu của thể ngâm là hình thức kết cấu đăng đối trùng điệp Hai

câu thất có thể đối nhau Câu lục và câu bát còn tồn tại khả năng tiểu đối Ví

dụ:

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu

Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô

Giọt sương phủ bụi chim gu

Sâu tường kêu vang chuông chùa nén khơi

(Chinh phụ ngâm)

Sdn đào lý rêu phong man mác

Nền đỉnh chung, nguyệt gác mơ màngCánh buôm bểhoạn mênh mang

Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh.

(Cung oán ngâm)

Ở hai ví dụ trên, những câu thất đối nhau thành một cặp cân xứng:

"§wơng như búa, - tuyết dường cưa, bổ mòn — xẻ héo, gốc liễu - cành ngô".

Hay: “Sdn đào lý — Nền đỉnh chung; rêu phong — nguyệt gác; man mác - mdmàng” Nó làm cho câu thơ có sự cân đối, hài hòa Trong “Chinh phụ ngâm

và "Cung oán ngâm” còn có hiện tượng từ thuần Việt đối với từ thuần Việt, từ

SVTH: Trần Thị Thơm — IŨ

Trang 15

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

Hán Việt đối với từ Hán Việt, từ loại nào đối với từ loại ấy, khổ trước đối với

khổ sau Sự sáng tạo của các nhà thơ đã làm cho hình thức ngâm khúc không

bị nặng né gò bó trong thể thơ song thất lục bát, đồng thời tạo ra những nét

riêng của thể loại ngâm khúc này.

Nhìn chung thể loại ngâm khúc xuất hiện đã đánh dấu nhu cầu sáng tao

một nội dung biểu đạt mới của nền văn học đương thời Với những đặc điểm

thể loại cơ bản ở trên, khúc ngâm qủa là một lâu đài nghệ thuật qúy giá thu

hút sự ham muốn khám phá, chinh phục của người đọc trong mọi thời đại

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CÁC KHÚC NGÂM

CUỐI THẾ Ki XVIII ĐẦU THE KỈ XIX.

1- Quan niệm nghệ thuật về con người.

Văn học nhận thức đời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật Hình tượng quan trọng nhất, chỉ phối nhiều nhất trong tác

phẩm văn học là hình tượng con người, tức là hình tượng nhân vật Chính vì

thế hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm bao giờ cũng thể hiện quan niệm.

nhận thức của bản thân chủ thể sáng tạo ra nó, tức là tác giá là nhà văn, là

người nghệ sĩ.

Nghiên cứu hình tượng nghệ thuật về con người trong các khúc ngâm nửa

cuối thể kỷ XVII, đầu thế kỷ XIX là chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu quan

niệm của các tác giả thông qua các nhân vật trong các khúc ngâm ấy.

Lịch sử xã hội thời kỳ này có nhiều biến động phức tạp làm thay đổi diện mạo văn học Từ đó, quan niệm nghệ thuật về con người cũng mang những

nét mới có tính đặc trưng của giai đoạn văn học đó Khác với con người vũ trụ, con người duy lý “nặng mùi đạo mà nhẹ mùi đời” trong giai đoạn trước,

giờ đây con người trần tục với tất cả những lo toan đời thường, những khổ đau

din vặt, những hy vọng, khát khao trong cuộc sống đã xuất hiện Con người lúc này đã nảy sinh sự tự ý thức : ý thức những gì thuộc về cá nhân, về con

người và về thế giới xung quanh Khi ý thức cá nhân con người phát triển thì

họ nhận thấy mình đang bị giam hãm trong bể khổ cuộc đời, nhận thấy sự phi

lý của thực tại đối với họ Họ muốn phủ nhận, muốn thoát khỏi nó Tất ca

những gì để cập trong cuộc sống, trong tâm hồn cá nhân của họ đều phản ánh

những ước mơ thầm kín mà mãnh liệt vô biên Có thể nói rằng con người dau kho, con người nổi giận, con người khát khao chính là hình ảnh tập trung nhất trong quan niệm nghệ thuật về con người của các khúc ngâm cuối thế kỷ

XVIII đầu thế kỷ XIX

SVTH: Trần Thị Thơm IM

Trang 16

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến `

1.1 Con người đau khổ.

Lịch sử ra đời của các khúc ngâm là thời kỳ lịch sử day biến động Ý

thức cú nhân phát triển mạnh mẽ không ngừng Nó thôi thúc con người tìm hiểu, nhận thức về chính bản thân mình và thế giới xung quanh Hơn bao giờ hết, ý thức về số phận con người được nêu cao Bức màn bấy lâu che đậy,

trùm lấp, đè nén con người giờ đây bị xé toạc Số phận mỏng manh trôi nổi

nghiệt ngã được con người nhận thức một cách rõ nét Họ nhận ra rằng số phân đau khổ không chỉ định sẵn cho một lớp người nào đó mà cho mọi kiếp người, mọi hoàn cảnh Đâu đâu cũng thấy nỗi tang thương, dâu bể, đâu đâu cũng rên xiết những tiếng kêu xé lòng Lẽ dĩ nhiên con người không thể dứt

bỏ, không thể phủ nhận mà ngược lại nó luôn ám ảnh, dày vò luôn hiện hữu

trớ trêu trong sâu thẳm cuộc đời họ Họ là hiện thân của sự đau khổ, là hình

tượng con người đau khổ Họ là ai? Là “khách má đào”, “thân phù thế”, là "kẻ

phòng không”, "khách tiêu phòng”, là “ké na dòng” là "người vị vong”, là

"kiếp đoạn trường”, "người mệnh bạc”, là "thân câu chố” Nói một cách cụ

thể thì hình tượng con người đau khổ ở đây không ai khác chính là những

người phụ nữ tài hoa bạc mệnh :

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hông nhiều nỗi truân chuyên

(Chinh phụ ngâm)

Oán chỉ những khách tiêu phòng

Mà xui phận bạc nằm trong má đào

(Cung oán ngâm)

Quan niệm nghệ thuật về con người của Đặng Trần Côn đã gặp gỡ quan

niệm của Nguyễn Gia Thiéu Nguyễn Gia Thiéu nhận ra mệnh bạc của con

người trước số phận hẩm hiu của người cung nữ Đặng Trần Côn nhìn thấy vận

mạng trở trêu của bao kiếp người trước nỗi truân chuyên của người chính phu

Họ đều là những người phụ nữ tốt đẹp Đẹp cả trong tâm hồn và đẹp cả hình

thức bẻ ngoài Người chỉnh phụ với nhan sắc “duong chừng hoa nở”, với phẩm

hạnh dịu dàng đảm đang của người vợ không những làm tròn bổn phận mà

vượt quá bổn phận : “day con đèn sách”, “lam phụ thân”, "một thân nuôi già

dạy trẻ” Còn người cung nữ quả là một mỹ nhân tuyệt thế Nhan sắc củanàng khiến cho “cá lặn nhạn sa”, làm người đẹp Tây Thi cũng phải "mấtvia”, tiên nữ Hằng Nga cũng phải giật mình Sắc đẹp của nàng thậm chí cònrung động đến cả loài cây cỏ : "Có cây cũng muốn nổi tình mây mưa” Sắc da

đến thế còn tài thì nổi tiếng không ai sánh nổi với đủ các món cầm, kỳ thi.

hou Đúng là con người tài sắc vẹn toàn :

Tài sắc đã vang lừng trong nước

Bướm ong còn xao vác ngoài hiện

SVTH: Trần Thị Thom 2

Trang 17

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

(Cung oán ngắm)

Lai thêm phẩm hạnh quý giá, thanh cao :

- Vườn vuân butdm hay còn rào

Thấy hoa mà chẳng lối vào tìm hương

-Gan chẳng đá khôn đường khá chuyển

Rõ ràng hình ảnh những người phụ nữ trong "Chỉnh phụ ngâm” và "Cung

oán ngâm” là những con người rất mực tài hoa Họ có nhan sắc, có trí tuệ, tài

nang, có một tâm hồn cao cả, có một tình yêu mãnh liệt vô biên Những thứ

ấy tưởng chừng sẽ mang lại vinh quang hạnh phúc cho con người thì ngược lại

nó dan đến bi kịch và sự hủy diệt, chỉ đem lại cho con người một cuộc đời khổ đau dâu bể Người chỉnh phụ thì sống mãi trong sự đợi chờ vô vọng khi

chồng nàng vẫn chẳng thấy trở về sau bao năm xa cách Người cung nữ vẫn

đau đớn nhìn tuổi trẻ qua đi mà bước chân nhà vua chưa đến để sưởi ấm căn

phòng lạnh lẽo của nàng Có thể nói hình ảnh người phụ nữ trong các khúcngâm này đều rất giống nhau đó là những con người tài hoa bạc mệnh, hồng

nhan da truần.

Con người đau khổ trong các khúc ngâm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ

XIX còn là những bóng hình thấp thỏm vì đợi chờ, mòn mỏi vì trông ngóng.Khi người ta mất một thứ gì quý giá thì người ta không thể không tiếc nuối,xót xa Và một khi cái mất đi lại là vinh quang hạnh phúc là tình yêu tuổi trẻ

thì họ trở nên đau khổ tột cùng Trong nỗi khổ đau ấy, con người cố níu kéo,

bấu víu hòng lấy lại, tìm lại những gì đã mất trong sự chờ đợi, khắc khoải thật

đáng thương :

Trời hôm tựa bóng ngẩn ngơ

Trăng khuya nương gốt bơ pho tóc mai

Con người như kẻ yếu đuối vô hồn không còn sinh khí:

Lâu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ

Gace thừa lương thức ngủ thu phong

Phòng tiêu lạnh ngắt như đồngGương loan bẻ nứa, dai đồng xé đôiChiêu dột giấc mai khuya sớm

Vẻ bang khuân hồn bướm vấn vơ

(Cung oán ngâm)

Đau khổ vì đợi chờ mà vẫn vô vọng Con người chìm sâu trong nỗi cô

SVTH: Trần Thị Thom 13

Trang 18

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

đơn lạnh giá Họ bi bủa vây bởi bốn bức tường khắc nghiệt bởi lầu hồng, gác

tia, bởi gối loan, chăn cù bởi hoa đèn, vách quế vô hồn vô cắm bởi màn đêm

thâm u tàn nhẫn, thê lương :

Hoa đèn kia với bóng người khá thương

Gà eo óc gáy sương năm trống

Hoe phat pho rủ bong bon bên

(Chinh phụ ngắm!

-Léu Tan chiều lạt vẻ thu

Gối loan tuyết đóng chăn cù giá dingNgày sáu khắc tin mong nhan láng

Đêm năm canh tiếng lắng chuông rên

Lạnh lùng thay giấc cô niên

Mùi hương tịch mich bóng đèn thâm u

-Đêm năm canh lần nương vách quế

(Cung oán ngâm)

Hình tượng con người đau khổ trong "Chính phụ ngâm” và "Cung odn ngâm" còn là chân dung của những con người lo âu - sầu tủi Họ không lo vì miếng cơm manh áo thì họ lo về địa vị — công danh Họ không lo về sự sống

và cái chết thì họ lo về hạnh phúc - tuổi trẻ Cứ thế biết bao nỗi lo âu muộn phiền dồn nén, đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của con người Họ đâu biết rằng

vinh hoa phú qúy cũng chỉ là “mdi” là “bd” hòng lừa, hòng dif người ta tước

phong cũng chỉ là ảo giác xa vời và vô nghĩa để con người chạy theo nó như một trò đuổi bắt Họ đâu biết rằng cuộc đời vinh hoa là giả dối và ngắn ngủi

như giấc mộng Họ lo lắng khi thấy :

Cánh buôm bể hoạn mênh mông

Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh

(Cung oán ngâm)

Và đau đớn mà nhận ra rằng :

Giấc nam khá khéo bất tình

Bừng con mắt dậy thấy mình tay không

(Cung oán ngâm)

Rồi cuối cùng là tiếc nuối hối hận:

Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu

Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong

(Chinh phụ ngâm)

Nhung tất cả đều đã muộn Vinh hoa phú quý — danh lựi tước phong se

mai mãi là nỗi lo của nhân thé, sẽ mãi mãi là niềm đau của cả kiếp người Số

pain của con người không được như loài vật:

„Liễu sen là thức cỏ cây

SVTH: Trần Thị Thơm 14

Trang 19

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

Đôi hoa cùng sánh đôi đây cùng liên

Ấy loài vật tình duyên còn thế

Sao kiếp người nỡ để đấy đây

(Chính phụ ngâm)

Họ cũng chẳng được như Ngưu Lang - Chức Nữ, cho dù một năm chỉ gặp nhau có một lần Họ chỉ là những con người cô đơn, lẻ bạn, họ chỉ là một “ké phòng không", “phan buồng không” mà thôi Đến ước mong được như loài sâu

bọ cỏ cây cũng không có được, đến khát thèm như a Chức chàng Ngưu dù

một năm chỉ gặp nhau một lần cũng chang xong, e đó là nỗi duu đớn đáng sử

nhất của con người Trước muôn vàn nỗi đau, cả vô hình và hữu hình ấy, con người trong các khúc ngâm cuối thế kỷ XVIIFđầu thế kỷ XIX cố tìm moi cách

để vẫy vùng, giải thoát Song họ càng vùng vay bao nhiêu thì họ càng bị lún sâu, càng bị thít chặt vào nỗi đau khổ bấy nhiêu Họ tìm đến vị cay của rượu,

vé đẹp của hoa Họ tìm đến cung dan lời ca, tiếng hát, điệu cười Nhưng than

ôi, tất cả đều trở nên vô nghĩa :

Mượn hoa, mượn rượu giải buồn

Sầu làm rượu nhạt, muộn dồn hoa ôi

(Chỉnh phu ngâm)

-Gõ sênh ngọc mấy hôi không tiếng

Ôm đàn tranh mấy phím rời tay -Muốn đem ca tiếu giải phiền

Cười lên tiếng khóc hát lên giọng sâu

(Cung oán ngâm)

Bao nhiêu lần đau khổ là bấy nhiêu lần giọt lệ trào dâng Ta không thể

đếm được bao nhiêu lần con người trong "Chinh phu ngâm” và "Cung oán

ngâm" đã khóc cũng như không sao đếm được nỗi đau của họ Họ “khóc vi nói

thiết tha sự thế” (Cung oán ngâm) nhưng có khi chỉ cần tiếng hót của chim quyên cũng đã làm nước mắt dâng đầy “Ca quyên gheo làm rơi nước mắt” (Chinh phụ ngâm) thậm chí nước mắt trở thành “gior hồng băng" (Cung oán ngâm) Đứng trước bể khổ ấy,con người bàng hoàng đến ngẩn ngơ, thơ than, Nếu còn khóc được nghĩa là con người còn vơi đi nỗi sầu bi ai oán như một

nhac si nào đã viết “Sao em không khóc cho lòng nhẹ nhàng hon” The nhưng

khi người ta không khóc được thì đó là lúc người ta đau khổ tột cùng Người cung nữ trong “Cung oán ngâm” thi *znột mình đứng tải ngồi sầu còn người chính phụ trong “Chinh phụ ngâm” thi "sâu ôm nặng hãy chồng làm gối: Muôn chất day hãy thổi làm cơm” Thế cho nên xuất hiện không ít những bước

đi ngẩn ngơ, những ánh nhìn, những niềm đau than thờ của hai người phụ nữ ở

hai hoàn cảnh khác nhau nhưng lại giống nhau vì họ đều là những người bất

hạnh, những khốn khổ:

SVTH: Trần Thị Thơm IS

Trang 20

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

-Budn mọi nổi lòng đà khắc khoáiNgán trăm chiêu bước lại ngấn ngơ

-Tình rau ri làm ngây nhĩ mục

(Cung oán ngâm)

-Chân di một bước trăm tình ngấn ngơ-Nương song luống ngẩn ngơ lòng

Trời hôm tựa bóng ngấn ngơ Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai

-Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà

-Bỗng thơ thơ than thấn như không

-Stta xiêm dạo bước tiền đường

Ngửa trông xem vẻ thiên chương than thờ

(Chinh phụ ngâm)

Có thể nói hình tượng con người đau khổ là hình ảnh của những con

người bế tắc, những tâm hồn khủng hoảng bất lực đến cùng cực Cuộc đời cứ

trớ trêu, tạo hoá mãi vô tình gây nên nỗi khổ cho con người Nỗi đau khổ càng

ngày càng nhiều, càng chồng chất lên những linh hồn bé nhỏ, bất hạnh Sức

chịu đựng của con người thì có hạn mà bể khổ thì cứ mênh mông Nó đày đọa

con người tới đỉnh điểm, tới tột cùng của nỗi đớn đau Sự khổ hạnh đã đẩy

than phận mỏng manh của con người tới mức bất thường Nó làm đảo lộn cuộc

xống, làm thay đổi cõi lòng, biến hoá thói quen vốn có của con người Nó làmcho con người trở nên vô hồn, vô cảm Phụ nữ ai chẳng có thói quen làm đẹp

ai chẳng có niềm vui điểm trang vậy mà người chỉnh phụ trong "Chinh phụ

ngâm” lại cảm thấy phải gượng:

Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại chứa chan

Cũng như uống trà xông hương là thú vui của những người phụ nữ nơi lầu

son gúc tia thì người cung nữ trong “Cung oán ngâm” lại chẳng mang, lại thấy

VÔ VỊ:

Lại buồn đến cảnh con con

Trà chuyên nước nhất hương mòn khói đôi

Và cao hơn nữa là họ như những con người mất cảm giác quên thói quen

-Tranh biếng ngắm trong đồ tổ nữMắt buồn trông trên cửa nghiêm lâu

(Cung oán ngâm)

-Biếng cdm kim biếng dua thoi

Oanh đôi then dệt bướm đổi ngại thùa

SVTH: Trần Thị Thom l6

Trang 21

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

-Mat biếng tô, miệng càng biếng nói

-Biếng trang điểm lòng người sâu túi

(Chinh phụ ngâm)

Tham chí con người bế tắc đến tuyệt vọng Tâm hồn dường hoá đá mot

nỗi dau trên cả tột cùng :

Lòng này hoá đá cũng nên

E không lệ ngọc mà lên trông lau

(Chinh phụ ngâm)

Bất lực, thất vọng, con người đau khổ tìm đến mộng, tìm về quá khứ huy

hoàng của mình Nhưng thực tại phũ phàng lại bật ra ngay sau đó:

-Xưa sao hình ảnh chẳng rời

Bây giờ nỡ để cách vời Sâm Thương-Khi mơ những tiếc khi tàn

Tình trong giấc mông muôn vàn cũng không

(Chinh phụ ngâm)

Bừng con mắt dậy thấy mình tay không

(Cung óan ngâm)

Thì ra mộng chỉ là mộng, qúa khứ cũng chỉ là qúa khứ Thực tại khố đau chồng chất của con người vẫn cứ hiển hiện trớ trêu.

Con người dau khổ còn là hình ảnh những tâm hồn lặng câm, những trái

tim cô độc Đó không phải là sự lặng câm, cô độc ngẫu nhiên xuất phát từ bản

tính của con người mà đó là sự lặng câm cô độc lắng đọng, cô đúc từ biết bao nỗi niềm đắng cay, sầu tủi Nó kết lại thành một khối đau không thốt lên lời:

Buôn râu, nói chẳng nên lời

Vì thế con người ở đây chỉ là những "chiếc bóng” âm thầm lặng lẽ, chỉ là

những thân phận lẻ loi cô độc, chỉ là những hình ảnh “vd vàng” sớm khuya

một mình:

-Trời hôm tựa bóng ngdn ngơ

-Võ vàng đối khác dung nhan

-Khiến người thôi sớm thôi hôm những sâu

Trang 22

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

Con người một mình đối diện với chính minh để càng thấm thía hon, tái

te hơn :

Nghĩ mình mình lại thêm thương nỗi mình

(Cung oán ngâm)

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

(Chinh phụ ngầm!

Hình ảnh con người lặng câm với nỗi cô đơn - cô độc cứ trở đi trở lại

trong khúc ngâm như ám ảnh người ta về một cõi đơn côi của kiếp người Nơi

đó là những tâm hồn vò võ những bước chân "thẩm gieo” "lần" lối những

nỗi lòng "đứng tủi - ngồi sau” đáng thương:

Dao hiên vắng thẩm gieo từng bước

(Chinh phụ ngâm)

-Đêm năm canh lần nương vách qué

-Một mình đứng tui ngồi sầu

Những than với nguyệt lại sâu với hoa

(Cung oán ngắm)

Con người liệu có “than ",có “sdu” được không hay lại càng nặng trìu

những nỗi khổ, niềm đau ? Thực tế đã trả lời: cảnh chỉ làm tăng thêm nỗi

buỏn, cảnh chỉ trở nên “vd duyén” trước tâm trạng đớn dau của con người :

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Canh cây sương đượm tiếng tring mưa phun

(Chinh phụ ngâm)

Tình buồn cảnh lại vô duyên

Tình trong cảnh ấy, cảnh bên tình này

(Cung oán ngâm)

Như vậy hình ảnh con người dau khé xuyên suốt trong các khúc ngâm

cuối thế kỉ XVIII đầu thế ki XIX Sống trong thời đại mục ruỗng với chiến

tranh loạn lạc tang thương, với kẻ cầm quyền suy đổi trụy lạc thì những con

người như cung nữ, chỉnh phụ làm sao không rơi vào cảnh khổ đau dâu bể? Ho

đại diện cho cả một thời đại, một kiếp người với bao nỗi đắng cay - chua xót,Một thời đại chỉ toàn những tiếng rên la, những điều oán thán cũng là mộtthời dai dang trong nỗi dau trở dạ, chuyển mình và sẽ sản sinh ra con ngườinổi giận

1.2 Con người nổi giận.

Quả thực đây là thời kỳ con người với ý thức cá nhân đang trỗi dậy và

phát triển mạnh mẽ Trong qúa trình vươn lên để tự khẳng định, để tìm chỗ

đứng cho mình, con người đã trải qua qúa nhiều những bước đi đầy thách thức.

Có khổ đau, có hy vọng, có thất bại, có thành công, nhưng đau khổ và thất

SVTH: Trần Thị Thơm a

Trang 23

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

vọng vẫn nhiều hơn cả Con người cố vươn lên thì lại bi dim xuống sâu hơn.Con người tỏ ra chán ngán số phận, chán ngán cho chính mình Trong "Cung

oán ngâm" có đến 5 lần con người trực tiếp nói lên nỗi ngán ngẩm của mình:

-Ngan thay cái én ba nghìn.

-Ngán trăm chiêu bước lại ngẩn ngơ

-Nghĩ mình lại ngán cho mình.

-Lòng ngán ngấm buồn tênh mọi nổi.

-Cảnh tiêu điều ngao ngắn dường bao.

Còn "Chinh phụ ngâm” thì lại day ray nỗi buồn chán ngán ngâm với

“sau ôm nặng”, "muộn chất đẩy" để "chồng làm gối” và để "thối làm

cơm ` Tất cả nỗi ngán ngẩm, chán chường ấy cô đúc lại để rồi con người cất

lên những lời than tiếng trách, những cơn giận hờn, bất bình, phán kháng Đó

là su phát triển tất yếu của quan niệm nghệ thuật về con người Nét biểu hiện đầu tiên của con người nổi giận là sự tức tối ngấm ngầm, là sự trách móc nhẹ

nhàng kín đáo với một loạt từ ngữ như: đành, nỡ, nd nao, cớ sao, há vì đầu.

vì iti,

-Cớ sao cách trở nước non.

-N@ nào đôi lứa thiếu niên.

Qoan sơn để cách hàn huyện bao dành.

-Đành muôn kiếp chữ tình là vậy.

-Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai.

-Chua cay này há có vì ai.

(Chinh phụ ngâm)

-Duyên đã may cớ sao lại rúi.

-Hoa này bướm nở thờ ở.

-Ai bày trò bãi bế nương dâu.

-Ai đem nhân ảnh nhuốm mùi tà dương

-Phận ham hiu nhường ấy vì đâu

(Cung oán ngâm)

Hàng loạt từ phiếm chi: “ai”, câu hỏi phiếm chỉ “vi ai” cứ day di day lại:

Vì ai mà chỉnh phụ phải nếm mùi chua cay, dau khổ cũng như vì ai mà cúng

nữ chiu phận hẩm hiu, xấu số? Những lời oún giận những cau trách móckhong rõ đối tượng ấy tưởng chừng như vu vớ mà lại hoá ra sâu sắc Nó làhình hài đầu tiên của con người nổi giận, là sự tức tối ngấm ngầm của nỗi bất

hình dữ dội về sau

Thật vay, con người nổi giận còn là con người của sự bat bình trước thực

tại trước cuộc sống nhiễu nhương của xã hội đương thời Triều đình phongkiến Lé Trinh thối nát suy đổi khiến lòng đân nơi nơi phẫn uất Kỷ cương xã

hội phong kiến không đủ sức thổi tá saan nỗi bat bình của con

19

SVTH: Trần Thị Thom

Trang 24

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

người Thực tế lịch sử đã đi vào văn học đặc biệt là chuyển hóa một cách

nghệ thuật vào các khúc ngâm trong giai đoạn này Những nhân vật trong tác

phẩm đã thể hiện rõ sự bất bình của họ đối với thực tại Với thực tại ấy bao

nhiêu kiếp người đã chịu cảnh oan uổng, khổ đau như chế độ cung nữ tàn bạo,

nhắn tâm:

Oán chỉ những khách tiêu phon

Mà xui phận bạc nằm trong má đào

(Cung oán ngâm)

Với thực tại ấy, hàng vạn con người chịu cảnh biệt ly xa cách như nỗi

truần chuyên của người chỉnh phụ do chiến tranh phi nghĩa gây nên:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

(Chinh phụ ngâm)

Trong thời điểm này, khi mà ý thức cá nhân đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thì con người lại càng ý thức rõ, nhận thức rõ về sự đau khổ

phi ly minh dang mang vác Như một điều tất yếu, khi nhận thức càng sâu sắc

bao nhiêu thì con người càng trào dâng nỗi bất bình bấy nhiêu Con người bất hinh bắt đầu bằng sự mia mai, giận dữ với một dang được gọi bằng những cái

tên: trời, con tạo, hóa công, nguyệt lão, tay tạo hóa, trăng già, xanh kía, Họ

không rõ ai đã gây nên nỗi bất hạnh của họ nhưng họ bất bình mà lên tiếng

hỏi:

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này

(Chinh phụ ngâm)

Không giải thích được nỗi bất bình, hờn căm con người đều đổ lên đầu

những đấng tưởng như vô hình ấy Đơn giản vì họ chưa tìm ra thủ phạm chính

gây nỗi oan khiên cho mình Họ trút nỗi bất bình lên *trời”:

Trách trời sao để nhỡ nhàng

(Chinh phụ ngâm) -Suy di đâu biết cơ trời

Bỗng không mà hóa ra người vị vong

-Hóa công sao khéo trêu ngươi

Bóng đèn tà nguyệt té mùi ký sinh.

-Nào hay con tạo trêu người

Hang sâu chút hé mặt trời lai ram.

(Cung oán ngâm)

Con người bất bình dám trách cả trời - đấng tối cao, là đấng thiêng liêng

hình thành trong tâm linh con người bấy lâu Phải chăng sự hoài nghỉ đã bắt

đầu nhen nhóm trong họ về đấng tối cao ấy, về số phận mà đấng này sắp đặt

SVTH: Trần Thị Thơm 7

Trang 25

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

chu con người? Sự thật về điều đó thì chưa khẳng định được nhưng có thể chắc chin mà nói rằng: con người của ngâm khúc dang bất bình Họ không còn trân

trọng mà gọi “tdi”, “tao hóa” là dang nữa mà họ gọi bang “tay ngưyệt lao”

“tay tao hóa”, "trăng già ”rồi lôi những “ray”, những "đo" ấy ra mà chỉ chiết, mà kể tội:

-Tay nguyệt lão khéo xe chằng chờ

Xe thé này có dé dang không.

-Tay tạo hóa cớ sao mà độc

Buộc người vào kim ốc mà chơi.

-Trêu ngươi chỉ bấy trăng già

Trao con chỉ thắm mà ra tơ mành

(Cung oán ngâm)

Thậm chí con người nổi giận tới mức gọi đấng tạo hóa là "Trẻ tao hóa".

Dé hiểu thôi vì tạo hóa quá đành hanh, quá cay nghiệt với con người:

Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán

Chết đuối người trên cạn mà chơi

Lò cit nung nấu sự đờiBức tranh vân cấu vẽ người tang thương

(Cung oán ngâm)

Từ sự tức tối ngấm ngầm, từ những lời trách móc nhẹ nhàng kín đáo, con

người đã tiến thêm trở thành con người bất bình Nỗi bất bình đổ lên đấng vô hình: trời tạo hóa một cách đây dụng ý Cũng có thể con người chưa tìm ra nguyên nhân, nhưng cũng có thể đó là một cách nói khác khi họ chưa dám lên

tiếng đối với đối tượng gây khổ dau cho họ? Rồi tiến tới một bước nữa, ho

càng ngày càng nhận thức sâu sắc về mình, về cuộc sống của mình cũng như

của những người xung qúanh minh hơn Có nghĩa là họ đã "bdr tận tay, day tậnmat" thủ phạm và chỉ từng tên, vạch từng tội của han:

-Đuốc vương giả chí công là thế

Chẳng soi cho đến khóe âm nhai

-Ngán thay cái én ba nghìn

Một thân cù mộc biết chen cành nào

(Cung oán ngâm)

Trên trướng gam thấu hay chăng nhé

Mặt chỉnh phu ai vẽ cho nên

(Chinh phụ ngâm)

Lúc này con người không còn e dè trách móc một cách nhẹ nhàng kín

đáo nữa mà họ đã gọi rõ tên “dude vương giả", "Trên trướng gdm" đó là tên

của người có quyền lực tối cao, tên của nguyên nhân gây ra nổi oán giận, bất

bình cho con người: nhà vua - triéu đình phong kiến Những bậc đó "Chí công

x

SVTH: Tran Thi Thom

Trang 26

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

là thé”, thấu hiểu mọi lẽ là thế mà giờ đây lại chẳng đem lại hạnh phúc cho

người cung nữ, chẳng dem lại bình yên cho chính phụ - chính phụ cho đất

nước nhân dân Hóa ra ho chẳng chí công, chang thấu hiểu nỗi lòng của con

người dù chỉ là một cái gì thật ít di "khoé âm nhai" Điều đó làm cho con người

trong các khúc ngâm thật sự bất bình Họ thốt lên những lời đay nghiến oán

hận suc xôi - căm phan:

Trên chín bệ có hay chăng nhẽ

Khách quần thoa chỉ để lạnh ling

Thù nhau chỉ hdi đồng phong

Góc vườn giải nắng cdm bông hoa đào

(Cung oán ngâm) Người chính phụ trong “Chính phụ ngâm” mặc dù không mạnh mẻ dữ

dội như người cung nữ, nhưng trước thân phận của kẻ sớm xa chồng nàng

cũng muốn thét lên vì nỗi bất bình, vì nỗi trái ngang của kiếp sống như nàng.của kiếp người như xã hội đương thời kiếp người không bằng loài vật:

Liễu sen là thite có cay

Đôi hoa cùng sánh, đội đây cùng liên

Ấy loài vật tình duyên còn thế

Sao kiếp người nở để đấy đây

(Chinh phụ ngâm)

Càng hiện hữu ở cái xã hội mục rudng ấy bao nhiêu con người càng

chứng kiến tội ác, càng chứng kiến bộ mặt giả dối đê tiện của nó bấy nhiều

Họ muốn chửi rủa, muốn trút tất cả nỗi hờn căm vào hành động xấu xa, bi Oicủa những dang gọi là "trên chín bệ", gọi là "lượng thánh", là "chúa xuân” ấy:

Khoảnh làm chỉ bấy chúa xuânChơi hoa cho rita nhị dan lại thôi

(Cung oán ngâm)

Con người bất bình giờ đây đã nhận ra bản chất xấu xa của đấng vươnggid chi công kia Các nhà thơ của thời kỳ này đã phó mặc thậm chí ngấm

ngảm giúp nhân vật của mình có những hành động thể hiện sự bất bình của

họ Nai bất bình của họ không hề ngẫu nhiên, vô cớ mà dựa trên thực tế, dựatrên những chứng cứ cụ thể:

Nào lối dạo vườn hoa năm ngoáiĐóa hồng đào hái buối còn xanh

SVTH: Trần Thị Thơm ~

Trang 27

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

Trên gác phượng dưới lầu oanh

Gốt du tiên hãy rành rành, song song

Bay giờ đã ra lòng rẻ rúng

Để thần này tóc mỏng tơ mành

Đông xuân sao khéo bất tình

Cành hoa tàn nguyệt bực mình hoài xuân

(Cung oán ngâm)

L.ai thêm:

Nào lúc tựa lầu Tan hôm nọ

Cành liễu mâm bẻ thuở đương tơ

Khi trướng ngọc lúc rèm ngà

Manh xuân y hãy sờ sờ dấu in

Bây giờ đã nhường bên rudng rẫy

Để thân nay nước chảy hoa trôi

(Cung oán ngâm)

Sự đối lập giữa quá khứ với hiện tại: quá khứ hạnh phúc huy hoàng

-hiện tui phũ phàng đau xót đã khiến người cung nữ như "cành hoa tàn nguyệt”

mà "bực mình hoài xuân" Xưa là đóa hồng đào còn xanh, là cành liễu mam

đương tơ trắng trong, tỉnh khiết làm "ngon mắt cửu tràng”, vậy mà nay hoá ra

tóc mảnh, tơ manh; nước chảy, hoa trôi Số phận đau khổ vô cớ của con người

that đáng thương Họ không khác gì những nàng tiên xinh đẹp đang hạnh

phúc, sung sướng ở chốn thiên đường bỗng dung bi day xuống cdi tran phàm

tục mà không hiểu tại sao Họ tức tối - bất bình chì chiết:

Khéo vô duyên mấy cửu trùng

Son nào nhuộm được má hồng cho tươi

(Cung oán ngâm)

Không cần tôn trọng cực điểm với cách gọi "trên trướng gấm chí tôn vời

voi", hay "quân vương" nữa mà giờ đây lòng căn tức nhà vua của cung nữ đã

làm mất đi sự tôn kính bấy lâu của nàng Nàng giận dữ gọi đích danh việc làm

đổi bại, vô nhân đạo của đấng bậc tối cao kia, đấng "cửu trùng" kia là "khéo

vô duyên" Khéo vô duyên để cướp đi nhan sắc người đẹp, khéo vô duyên dé

dang tay "giết" mĩ nhân khi đã chán chê, thỏa mãn Kiểu "giết" đó là kiểu giết người về mặt tỉnh thần, giết người bằng những vết thương, bằng những vũ khí vô hình mà hiểm độc:

Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái sâu độc chưa

(Cung oán ngâm!

Con người bất bình ấy đã tỏ tõ sự coi thường của mình đối với tên vua phụ bac Nỗi uất ức của nàng lên tới đính điểm để rồi nàng không sơ khi dám

SVTH: Trần Thị Thơm 23

Trang 28

luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

ví vua là "cá no mồi", thậm chí nàng còn nguyén rủa nhà vua khi nói mình là

“ke vi vong” - kẻ có chồng bị chết:

Vốn đã biết cái thân câu chõ

Cá no môi cũng khó nhứ lên

(Cung oán ngâm)

Suy di đâu biết cơ trời Béng không mà hóa ra người vị vong

(Cung oán ngâm)

Nhẹ nhàng hơn con người nổi giận của “Cung oán ngâm”, người chỉnh

phu trong "Chinh phụ ngâm” dù rất bất bình trước sự thay đổi giữa xưa và

nay trước sự đổi thay từ hạnh phúc bên chồng sang bất hạnh vì xa chồngnhưng nàng cũng chỉ lên tiếng bất bình rất tế nhị:

Xưa sao hình ảnh chẳng rời

Bây giờ nd để cách vời Sâm Thương Song dù dưới hình thức nào, thái độ nào đi chăng nữa ta cũng nhìn thấy duve hình ảnh của con người bất binh trước thực tại Người cung nữ bất bình

vì bị nhà vua ruồng bỏ khi đã thụ hưởng chán chê Người chỉnh phụ bất bình vì

chiến tranh loạn lạc, lại là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà chồng nàng phải dãidầu nơi chiến trường, mặc cho nỗi cô đơn đau khổ dần vặt trái tim khát khao

hạnh phúc của nàng Nỗi bất bình càng ngày càng lớn khi đau khổ, oan trái

càng ngày càng tăng Sức chịu dung của con người là có hạn “Con giun xéo

lắm cũng quàn" huống chỉ con người Đến khi họ không đủ sức chịu nổi cuộc

xống bất công trong xã hội thực tại, không còn bình tĩnh để nỉ non với nó thì

họ nổi giận di đội: họ phản kháng Va con người nổi giận chính là con người

của sư phản kháng Họ phản kháng với đủ cách, nhiều kiểu Bắt đầu là sự

phủ định thực tại, phủ định công danh - thứ mà họ từng khát khao mo ước.

từng do tưởng, hy vọng ở nó Tất cả đều là giả dối - phù phiếm, đều là khổ

đau — đau khổ:

Gót danh lợi bùn pha sắc xám

Mặt phong trần nắng rám mii dâuNghĩ thân phù thế mà đau

Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê

(Cung oán ngâm) Con người ghê tởm nó:

Miếng cao lương phong lưu nhưng lam Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon

(Cung oán ngâm)

Thực tại ấy là sự bất công Vua chúa nêu cao chữ “rrung”, đòi hỏi người

ta phải “trung “ với mình còn đối với dân thì chúng lại bỏ rơi phó mặc Nỗi

SVTH: Trần Thị Thơm =

Trang 29

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

đau khổ của cung nữ chẳng làm chúng động lòng Tình cảnh dang thương khi

xa chống của chính phụ cũng chang khiến chúng bận tâm cho dù tất cả những nổi dau ấy chính chúng là nguyên nhân gây nên Khi chính phụ dong ruồi trên

chiến trường để bảo vệ quyền lực địa vị cho chúng thì chúng cứ nhớn nhớ xạ

hou, hưởng lạc, mặc cho:

Odn sâu nhiều nội tơi bời

Voc bồ liễu dé ép nai chiêu vuẫn

Mặc cho:

Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ dòng

(Chính phụ nưàm!

Dan Ong là trụ cột trong gia đình, vậy mà thực tại lat đảo ngược Người

phu nữ một mình gánh vác, cơ cực tram bề:

Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam Day con đèn sách, thiếp làm phu thân

Nay một thân nuôi già dạy trẻ

Nỗi quan hoài mang mể biết bao

Lòng này gởi gió Đông có tiện

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên

Non Yên dù chẳng tới miễn

Nhớ chàng đằng đăng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn khẩu

Tiếng nói tố cáo, tiếng nói phản kháng phủ nhận thực tại thật nhẹ nhàng

mà sâu cay, thâm thúy Sống trong thực tại đen tối, con người nổi giận không ngai ngần khi vạch trần bộ mặt giả dối của nó, vô nghĩa của nó:

Giác Nam Kha khéo bất bình.

Bừng con mắt dậy thấy minh tay không

(Cung oán ngâm)

Liất han, bất bình, con người càng phản kháng mạnh mẽ Ho dám lên

tiếng phú nhận hoàn toàn thực tại thông qua hình ảnh “nấm cổ khâu” của mọi

kiếp người:

Trăm năm còn có gì đâu

Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh ri

(Cung oán ngắm)

Y thức cá nhân con người càng trỗi dậy thì họ càng phản kháng Họ phản

SVTH: Trần Thị Thom 3

Trang 30

luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

khang bằng lý lẽ, bằng lời tố cáo và cao hơn hết là bằng hành động Họ muốnkhang định minh, khẳng định cá nhân con người Họ luôn luôn “vat ray” nghĩsuy để tìm cách giải thoát mình ra khỏi nỗi khổ đau ngay từ khi chưa nếm mùiđau khổ:

Vắt tay nằm nghĩ cơ trần

Nước dương muốn rấy nguội dân lửa duyên

(Cung oán ngâm)Muốn chống đối thực tại, muốn bứt ra khỏi khổ đau, con người toan tìm

đến cửa Phật:

Thời mượn thú tiêu dao cứa Phat

Mối thất tình quyết dứt cho xong

Da mang chỉ nữa đèo bong

Vui gì thế sự mà mong nhân tình

(Cung oán ngâm)

Hiện thực xấu xa, nhàm chán không níu giữ được con người Họ cảm thấy

"thế sư ` chẳng “vui gì” và “quyết dứt” hết mọi thứ vô nghĩa ấy Cho nên ho

cho rằng:

Thoát trần một gót thiên nhiên

Cái thân ngoại vật là tiên trong đời

(Cung oán ngâm)

Con người trong các khúc ngâm phản kháng thực tại bằng cách muốn chay trốn nó, muốn giải thoát nó để rồi đưa mình vào một thế giới khác thế

giới thoát tục Đó không phải là một giải pháp đúng nhất, hay nhất ma dos

khi còn nặng mùi bi quan yếm thế Song cũng có lúc ta lại thấy một con người khic khi họ không đủ sức chống chọi lại bất công phi lý mà họ gọi là “con

tac” thì họ “ngodnh mặt làm thỉnh” có vẻ như thách thức:

Thôi thôi ngoánh mặt làm thinh Thử xem con tạo in mình nơi nao?

(Cung oán ngâm)

Cũng có khi họ dám đối đầu với nó:

Đành muôn kiếp chữ tình là vậy

Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau

(Chinh phụ ngâm)

Họ tìm ra hướng đi riêng cho bản thân mình:

Thiếp chẳng dại như người Tô phụ Chàng chắc không như li Lạc dương

Khi về đeo qúa ấn vàng Trên khung cứi dám day duồng làm sao

(Chinh phụ ngâm)

— —

SVTH: Trần Thị Thơm =

Trang 31

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

——

Vậy là con người ở đây đã không tin vào cái gọi là ki cương, gọi là

truyền thống nữa mà họ đã tìm đến một cách giải quyết, một hướng đi cho

mình Những khuôn phép vô lý, vô nhân đạo của xã hội đương thời không thể

trót buộc được tư tưởng muốn giải thoát, tư tưởng muốn vươn lên của con

người Đó là sự bất bình, là hành động nổi giận sáng suốt của con người trong

các khúc ngâm Họ “chẳng dai” vùi mình trong vũng lầy đen tối, họ chẳng muốn bị giam hãm bởi bốn bức tường lạnh lẽo cô đơn, họ chẳng cam chịu bó

bude bởi rường cột xã hội phong kiến tàn nhẫn, bất nhân Họ muốn “đứt “, muốn “dup” tung tất cả những thứ bất công đó bằng hành động mạnh mẽ, dữ

dội hơn bao giờ hết:

Đang tay muốn dứt tơ hồng

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra

(Cung oán ngâm)

Con người giờ đây đã mạnh dạn phan kháng, phan kháng một cách quyết

liệt dữ dội Họ muốn phá tan những gi đã làm họ khổ đau Họ muốn dứt bd những gì giam hãm họ để cất cánh tung bay trên bầu trời rực rỡ ánh vàng hạnh phúc Hình ảnh con người phan kháng này cũng thể hiện một quan niệm

rất mới của các nhà văn — nhà thơ về con người trong giai đoạn cuối thế kỉ

XVIII đầu thế kỉ XIX Có thể nói tất cả mọi nỗi bất bình, phản kháng của con người trong tác phẩm đều có dấu ấn, dù ít dù nhiều, của chính tác giả sáng tạo

ra nó Tu như bắt gặp nỗi uất hận đỉnh điểm của Nguyễn Gia Thiéu trong sự nổi giũn của người cung nữ:

Ngọn tâm hỏa, đốt dàu nét liễu

Giọt hồng băng thấm ráo làm son

(Cung oán ngâm )

Cũng như ta từng thấy sự oán han, chán ghét chiến tranh của Dang TrầnCôn trong mỗi câu hỏi đầy vẻ tức tối ngấm ngầm của người chinh phụ:

Trên trướng gdm thấu hay chăng nhé

Mặt chỉnh phu ai vẽ cho nên

(Chinh phụ ngâm)

Tất cả nỗi căm hờn, oán hận đó cứ mỗi ngày mỗi lớn Các tác giả cũng

để con người trong tác phẩm của mình cứ thế mà nổi giận phản kháng Sự

phán kháng ấy muốn kêu lên thành tiếng, muốn hét lên thành lời cho "kéo

căm”

Chống tay ngôi ngẫm sự đời

Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm

(Cung oán ngâm)

Đó là đỉnh điểm, là tột cùng của sự phản kháng trong con người nối giận

Ta như thấy đâu đây sự đồng vọng của Kiều khi nàng lên tiếng chửi:

SVTH: Trần Thị Thơm Sài

Trang 32

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

Chém cha cái số hoa đào

(Truyện Kiều -Nguyễn Du)

Của một Hồ Xuân Hương đầy nỗi trái ngang:

Chém cha cái kiếp lấy chong chung

(Làm lẻ)

Tiếng chửi ấy sẽ còn kéo dài cho đến khi nào con người được sống trong

hd bình hạnh phúc, trong lẽ công bằng, trong sự tự do Con người nổi giận vẫn “chống tay” thách thức như Hồ Xuân Hương thách thức: “Than này dau

đã chịu già tom” (Tự tình I) nếu như còn những nỗi đau khổ bất công, phi lý,

nếu như còn một thực tại vô nhân dao doa day bao kiếp người tài hoa Nó đã

làm mất lòng tin của con người, thậm chí khiến người ta hối hận vì đã nhìn

lầm bó mặt xấu xa được che bởi lớp vỏ tốt đẹp của nó:

-Ví sớm biết lòng trời đeo đẳng

Dẫu thuê tiền cũng chẳng mang tinh

-Ví sớm biết phận mình ra thếDải kết điều oẻ oe làm chỉ

(Cung oán ngầm)

Lúc ngoảnh lại ngắm mau dương liễu

Tha khuyên chàng đừng chịu tước phong

(Chinh phụ ngâm)

Có thể nói hình ảnh con người nổi giận là một hình ảnh đậm nét trong

lòng người đọc Dường như mỗi người chúng ta đều tìm thấy một cái gì đó của

chính mình trong con người nổi giận Ta hài lòng khi con người nổi giận day

nghiến, nguyễn rủa kẻ cầm quyền vô lương tâm Ta mừng thầm khi con người

nổi giận bất bình, phản kháng lại thực tại, nhạo báng sự giả dối của thực tại

dy Chỉ tiếc rằng hoàn cảnh chưa cho phép họ nổi dậy, nhưng sự nổi giận của

con người cũng sẽ là một hình ảnh còn mãi trong lòng người đọc.

1.3 Con người khát khao.

Nhà nghiên cứu A Gurêvích người Nga đã khẳng định “trở về thời

trung dai, trước hết cần thấy rằng chính trong thời đại này khái niệm cá nhân

đước hình thành một cách trọn vẹn” [1:321] Đây là thời kỳ ý thức của con

người cá nhân đã trỗi dậy mạnh mẽ chống lại con người quần thể phong kiến

và Nho giáo Con người luôn luôn khao khát vươn lên để khẳng định chính

mình, khẳng định cuộc sống của mình cũng như thế giới xung quanh Con

người giờ đây không chịu giam cầm trong đạo lý, trong ý tưởng siêu thoát mà

họ muốn tung bay trong tình đời với bao khát vọng về cuộc sống trần tục.Chính vì thế, con người nổi giận đã phát triển lên thành con người khát khao

Hình anh con người khát khao xuất hiện trong khắp mọi thể loại, trong đó có

SVTH: Trần Thị Thom 28

Trang 33

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

“Chinh phụ ngâm" và “Cung oán ngâm" - hai tác phẩm ngâm khúc bất hu của giai đoạn văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế ki XIX.

Con người khát khao trong các khúc ngâm trước hết là con người của sự

tự ý thức Ý thức về hạnh phúc, ý thức về tuổi trẻ của chính mình Trong

“Chính phụ ngâm” đó là ý thức chia biệt:

Chàng thì di cối xa mua gió

Thiếp thì về buông cũ chiếu chữn

Và giữa họ là khoảng không gian mênh mông, khoảng thời gian vô tận:

Khắc giờ đằng đăng như niên

Mối sâu dang dặc tựa miễn biển xa

(Chinh phụ ngam)

Đêm năm canh trông ngóng lần lần

Ngày sáu khắc tin mong nhạn lang

Đêm năm canh trống lắng chuông rên

(Cung oán ngâm)

Ngày tháng cứ lặng lẽ trôi qua một cách vô tình Con người cứ đợi chờ,

hy vọng trong vô vọng Chinh phụ đã chứng kiến bao mùa đổi thay, hết xuân qua, hạ đến rồi lại thu sang đông tàn Vậy mà vẫn không thấy bóng dáng chong nàng trở về Người cung nữ thấp thom hy vọng - đợi chờ mà cuối cùng

cũng vẫn chịu cảnh “năm năm chic phận buồng không “ Cả người chính phụ

và người cung nữ đều có ý niệm về thời gian Tuổi trẻ đi liền với hạnh phúc

"Tuổi trẻ qua rồi hạnh phúc có bù đắp được không khi:

Bỗng không mà hóa ra người vị vong.

(Cung oán ngâm)

Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ dòng

(Chinh phụ ngâm)

Có chăng cũng chỉ là sự muộn màng mà lại mong manh, bé nhỏ như

chiếc là vàng còn sót lại giữa mùa thu Cho nên người chỉnh phụ lo sợ tuổi trẻ

của mình vì chính chiến mà tàn tạ, người cung nữ lo sợ tuổi trẻ của mình vì sự

rung rẫy, bỏ rơi của “đấng guân vương” mà nhạt phai theo tháng năm Đó

vũng là mot khát vọng, một nhu cầu, một nỗi lo tất yếu của con người nói chung Khi sự hy vọng yếu ớt vừa chợt hé cũng là khi con người lo sợ nhất Người chỉnh phụ ao ước chồng về nhưng lại sợ tuổi xuân của minh và chồng

khong còn nữa như:

Kìa Văn Quân mỹ miều thuở trước

E đến khi đầu bạc mà thương

Mặt hoa nọ gã Phan Lang

Sợ khi mái tác điểm sương cũng ngừng

(Chinh phụ ngâm)

SVTH: Trần Thi Thom 29

Trang 34

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

Người cung nữ mong mỏi “đưốc vương giá" của nhà vua sẽ sưởi ấm con

um lạnh giá bấy lâu của nàng nhưng nàng lại sợ nhan sắc không trở về với

nàng :

-Son nào nhuộm được má hông cho tươi

-Phòng khi động đến cửu trùng

Giữ sao cho được má hồng như xưa

(Cung oán ngâm)

Y thức được giá trị của tuổi trẻ, con người của khúc ngâm luôn mong có được tuổi trẻ vĩnh hằng Đó là sự mong muốn phi thực tế, trái quy luật song nó

that đám đà tính nhân văn Nó chứng tỏ con người khát khao là con người của

su tự ý thức, con người của sự ham muốn vươn tới đỉnh cao hạnh phúc tình

yêu.

Người doc dé dàng chấp nhận sự vô lý khi chỉnh phụ trong “Chinh phụ

ngàm” nguyện cau:

Thiếp xin chàng chớ bạc đầu

Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung

Vì đó là lời nguyện cầu của một tâm hồn rất thật, một khát khao tuổi trẻ

chay bỏng khôn nguôi Và có lẽ người đọc cũng dé dàng đồng cảm, xót xa

cho hành động tội nghiệp của cung nữ :

Nghiêng bình phấn mốc mà déi má deo

(Cung oán ngâm)

Vì đó là hành động của một con người đang cố níu kéo tuổi trẻ, cố tìm lại

nhan xắc dù đó là sự giả tạo, là lớp vỏ tạm bợ khoả lấp dấu hiệu của sự tàn

tạ, héo hon Một sự cố gắng đáng thương lắm thay !

Như vậy sự tự ý thức về tuổi trẻ, luôn ước ao tuổi trẻ chính là biểu tượng

của con người khát khao trong các khúc ngâm cuối thế ki XVIII đầu thế ki XIX Nó cứ trở đi trở lại để rồi trở thành một sự hiện hữu, một chỗ đứng trong

lòng người đọc cho tới tận bây giờ.

Con người khát khao còn là con người của sự khẳng định như cầu sống tư

nhiền cla minh Con người khát khao ấy chính là bức chân dung về con người

trần tục, nhục cảm, con người của cuộc sống vật chất, thế giới vật chất Họ luén luôn mong muốn có được quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc tran thể

một cách đích thực Đầu đâu ta cũng thấy bóng dáng của con người khát khao

Nó xuất phát từ trong sâu thẳm của nỗi đau tâm hồn, nỗi đau thể xác của con

người bị rơi vào một hoàn cảnh khiến người ta phải trăn trở về cái nhu cầu

xống tự nhiên của mình Con người trong “Chính phụ ngâm” làm sao không

nghĩ vẻ điều đó khi họ rơi vào cảnh ngộ bất công, phi lý do chiến tranh gay

nên :

Trang phong litu đương chừng niên thiếu

SVTH: Trần Thị Thơm a

Trang 35

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

Sánh nhau cùng dan diu chữ duyên

Nở nào đôi lứa thiếu niên Quan sơn để cách hàn huyện cho đành

(Chỉnh phụ ngâm)

Hạnh phúc đang nở hoa, lửa tinh dang kết trái, tuổi trẻ đang xanh tươi

vậy mà cách trở chia lìa Con người làm sao có thể lập tức dập tắt khát vọng

yéu đương đang rực cháy trong minh? Con người làm sao có thể phủ nhận nhu

cau sông tư nhiên đang thôi thúc con tim? Cũng như chỉnh phụ, người cung nữ với nhan sắc khiến “cổ cây cũng muốn nổi tình mây mua” kia liệu có chấp

nhan làm bông hoa rữa nhị dan bi chúa xuân vứt bỏ? Chắc chắn là không! Nỗi

niềm khao khát sống, khao khát được hưởng hạnh phúc của con người trong

“Chinh phu ngâm” và "Cung oán ngâm” sẽ không bao giờ bị thui chột bởi

hoan cảnh bất công, ngang trái đến phi phàng Trái lại, hoàn cảnh càng đau

đớn, tin nhẫn bao nhiêu thì ý thức khẳng định nhu cầu sống tự nhiên của con

người càng mãnh liệt bấy nhiêu Sống cô đơn, lẻ loi trong lầu Tần, gác

phướng người cung nữ trong “Cung oán ngâm” như bị giam cầm trong thâm

cung Thể nhưng cũng từ nơi đó nỗi niềm khao khát hạnh phúc ái ân lại muốn

ào at dâng trào khi nàng nhìn cảnh vật với tiếng gió lọt vào cửa châu, với

xướng reo nơi rèm ngà trong thâm khuê vắng ngắt :

Thâm khuê vắng ngắt như tờ

Cửa Châu gió lọt rèm ngà sương gieo

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc

Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiện

Không biết “gió thốc ngoài hiên” hay tâm hồn nàng đang khát khao cháy

bỏng Ngoại cảnh thật khéo chiều lòng người hay người đã mượn cảnh để bộc

lộ tầm tinh, bộc lộ niềm khát khao tinh yêu đôi lứa? Rõ ràng, hoàn cảnh đã

khiến người ta phải nghĩ suy về quyền tự nhiên của con người, quyền mà ai

cũng đáng được hưởng Vay thì có gì là đáng lên án khi người cung nữ của

Nguyễn Gia Thiéu đã hồi tưởng lai những tháng ngày được vua sting ái day ấp

khát thèm, rao rực với hình ảnh: Bóng dương long bóng trà mi trap trừng (Cung

oán ngâm) trong nỗi đớn đau tột độ vì bị vua ruồng ray, bỏ rơi Con người như

đấm chìm trong bể ái nguồn ân Tất cả đều ngập tràn cảm giác đê mê ngây

ngất với hành động tình tứ "cợt đào gheo mai”, với xiém nghề tả tới với áo

Trang 36

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến:

vũ lấp ló trong trăng, với sênh ca vàng lừng, với mùi sa sue nức Con người

khỏng dấu nổi sự thoả mãn đang trào dâng lan toa trong tâm hồn mình :

Càng đàn càng địch càng mê Càng day dứt điệu càng tê tát lòng

(Cung oán ngâm)

Đồng cảm với khao khát của con người, Nguyễn Gia Thiều đã sử dụngthành công nghệ thuật biểu hiện bằng cắm giác để biểu hiện nỗi niềm ước

vọng thầm kín riêng tư của con người Nói như thế có nghĩa là ông để con người khát khao của mình mặc sức buông thả Đôi khi họ phải cô quên, cô

kìm nen niềm mong mỏi của mình khi :

Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ

Mắt buồn trông trên cửa nghiêm lâu

(Cung oán ngâm)

Biếng ngắm vì nàng sợ quá khứ ấm êm hạnh phúc lại ùa về đốt cháy tâm

can minh, qúa khứ của tình vợ chồng âu yếm nhau cùng xem "ranh tị duc”,

“di liên chi” :

Tranh ti duc nhin ua chim no

Dé liên chỉ lần trỏ hoa kia

(Cung oán ngâm)

Giống như cung nữ, người chỉnh phụ luôn gượng gạo mỗi lần soi gương,

mi lần đốt hương :

Hương gượng đốt hồn đà mê mai

Gương gượng soi lệ lại chứa chan

(Chinh phụ ngâm)

Bởi vì mỗi lần soi gương là mỗi lần nàng lại thấy bóng dáng chồng, lại

thay “ddu đã soi chung” cùng chồng Nang then khi dệt oanh đôi, nàng ngại khi thua bướm cặp vì tất cả đều có đôi có lứa mà nàng thì vẫn mãi là kẻ cô phong và nàng sẽ lại khát khao Như vậy, con người trong ngâm khúc đã cố

quẻn, cố tránh né những gì khơi gợi nỗi niềm mong mỏi thầm kin của mình Nhưng liệu có quên, có tránh được không khi nghe tiếng ca quyên, khi đối

(Cung oán ngâm)

Ngoài cảnh cứ trớ trêu, cứ “khua”, cứ *giuc” chuyện “mdy mua” ân ái

thé kia thì làm sao con người không trăn trở, ước ao nhu cầu sống tự nhiên của

SVTH: Trần Thị Thơm 3

Trang 37

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

mình? Và như một điều tất yếu, những ngày tháng hạnh phúc, những kỷ niệm

ảm êm, những kỷ vật gợi nhớ cứ đua nhau trở về trong những tâm hồn rạo rựcyéu thương:

Nào lối dạo vườn hoa năm ngoái

Đóa hồng đào hái budi còn xanhTrên gác phượng dưới lầu oanh

Gối ru tiên hãy rành rành song song

Nào lúc tựa lầu Tan hôm nọ

Cành liễu mâm bẻ thuở đương tơ

Khi trướng ngọc lúc rèm ngà

Manh xuân y hãy sờ sờ đấu in.

(Cung oán ngâm)

Thoa cung Hán thud ngày xuất gta

Gương lầu Tân dấu đã soi chungNhẫn đeo tay gọi khi ngắm nghía

Ngọc cài đầu thuở bé vui chơi

(Chinh phụ ngâm)

Niềm khát khao chờ đợi hạnh phúc luôn luôn hiện hữu như ngọn lửa âm i

trong lòng con người Nó thường trực trong tư thế sẵn sàng, giuc gia trong sự

mong ngóng thiết tha Cho nên chỉ một ngọn gió vô tình cũng đủ làm conngười tưởng tượng đến chuyện ái ân, đến sự trở lại của hạnh phúc Chỉ cần

một âm thanh từ xa vọng lại cũng đủ làm con người gắng gượng để "nghiêng

bình phấn mốc mà déi má deo”:

Khi trận gió lung lay cành bích

Nghe rì rào tiếng mách ngoài xa

Ma hồ nghĩ tiếng xe ra

Đốt phong hương hả mà hơ áo tàn.

(Cung oán ngâm)

Hình ảnh “phong hương hả” và “do tàn” là mình chứng cho sự tàn lui của

con người bị quên lãng Có lẽ người cung nữ đã từng hy vọng rồi bị thất vọng,

đã từng đốt phong hương để hơ áo nhiều lần đến độ phong hương giờ đây đã

mát mùi thơm và chiếc áo giờ đây đã cũ tàn Vậy mà nàng vẫn không thôi hy

vọng dù đó là sự hy vọng trong vô vọng Nàng hy vọng vào ảo tưởng của

mình, vào tiếng xe nhà vua mang hạnh phúc đến cho nàng để rồi ngay lập tức

nàng đốt phong hương ha ma hơ áo — một chiếc áo tàn Đáng thương cho nàng

khi thực tại dau xót lại day vò, lại gieo một nỗi thất vọng ê chế cho nang:

Ai ngờ tiếng dé than ri rỉ

Giọng bi thu gọi kẻ cô phòng

——_—-——

SVTH: Trần Thị Thơm “

Trang 38

luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

——

-~-—-Vang tanh nào thấy van mong

Hoi thê lương lạnh ngắt song phi huỳnh.

Thực tại phũ phàng hất tung niềm hy vọng mong manh của người cung nữ

khi hy vọng đó vừa chợt lóc một chút ánh sáng yếu ớt Người cung nữ còn đâu

nghi lực, còn đâu sức sống để mà nhen nhóm hy vọng, nhen nhóm khát khao?

Không phải thế Nàng vẫn kiên nhẫn chat lọc, vắt kiệt hết trái tim đây dp khát

vọng của mình để gửi gắm trong ảo tưởng:

Khi bóng nguyệt chênh vênh trước ốc

Nghe vang lừng tiếng giục bên tai

Đè chừng nghĩ tiếng tiểu đòiNghiêng bình phấn mốc mà đồi má deo

Đến đây ta có thể khẳng định rằng: con người khát khao là con người

luên kiếm tìm hạnh phúc dù trong vô vọng là con người luôn đòi hỏi, luôn

khao khát nhu cầu sống tự nhiên của mình Con người khát khao ấy càng đángthương, đắng trọng hơn khi thực tế luôn phũ phàng, luôn làm họ đớn đau, thất

Vong:

Ai ngờ tiếng quyên kêu ra rd

Điệu thương xuân khóc a sương khuê.

(Cung oán ngâm)

Không hẹn mà gặp, Nguyễn Gia Thiéu và Đặng Trần Côn cùng thể hiện

hình tượng con người khát khao Chinh phụ - cung nữ đều muốn khẳng định

nhu cau song tự nhiên của con người Cung nữ tưởng tượng sự trở lại của dang

qu.in vướng qua một cơn gió vô tình, chính phụ thì rao rực trong bức tranh hoa

nguyệt gợi cảm cũng từ một luéng gió nhẹ:

Lá màn lay ngọn gió xuyên Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trưóc rem

Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm

Nguyệt lông hoa hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyét tràng trùng

(Chinh phụ ngâm)

Rồi cũng lại đau đớn khi ảo giác hạnh phúc kia bị thực tại phủ nhận, chôn

-Trén hoa dưới nguyệt trong lòng viết dau -Xum vay mấy lúc tình cờ

Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân

-Khi mo những tiếc khi mong

Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không.

(Chinh phụ ngâm)

[du thế nào đi nữa thì con người khát khao vẫn không thôi khao khát Đó

SVTH: Trần Thị Thơm au

Trang 39

luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

li khao khít chính đáng, là luật lệ tự nhiên của con người, là khao khát xuất

phat tif những trái tim yêu chân thành, tha thiết Họ trân trọng tình yêu, nâng niu hành phúc và luôn chăm sóc nó Cung nữ trong “Cung oán ngâm” dẫu cómột chút kiêu căng thì ta vẫn nhận ra tấm tình chân thật của nàng Đằng

sau sự thách thức huênh hoang kia là một tâm hồn rất ý thức về giá trị của tình

vêu:

Ddu mà tay có nghìn vàng

Đố ai mua được một tràng mộng xuân

Cung nữ ví mình như “hat mua đã lọt miền đài các”, “ca nước duyên

may” có nghĩa là nàng rất qty trọng hạnh phúc va để cao tấm lòng thủy

chung Và khi nàng thể nguyền với tình yêu mình đang có thì chứng tổ nàng

đã đến với tình yêu bằng tất cả sự trong sáng, trinh nguyên và thành thật của

tìm hen:

Chữ dong lấy đó mà ghiMuon lời thất tịch mà thé bách niên

Để chứng tổ một tình yêu đích thực, khát vọng chân chính hợp quy luật tự

nhén của mình, con người trong ngâm khúc thời kỳ này không hề ngại ngần khi muốn sánh với côn trùng, cây cổ trong cuộc sống vật chất:

Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh

No loài chim chắp cánh cùng bay

Liễu sen là thức cỏ câyĐôi hoa cùng sánh, đôi dây cùng liên

(Chinh phụ ngâm)

Họ khẳng định sự chia rẽ hạnh phúc tình yêu đôi lứa là một điều trái quy

luật và vỏ nhân đạo:

Ấy loài vật tình duyên còn thế

Sao kiếp người nỡ để đấy đây

(Chinh phụ ngâm)

Người chính phụ đưa ra quy luật tự nhiên ấy để khẳng định quyền được

hưởng “luc thú tình duyên, một nhu cầu tự nhiên, bình thường và vô cùng thú vị

đôi vài bắt kỳ ai sống ở cối trần này” [7:56] Còn cung nữ thì làm đủ mọi cách

để gìn giữ nó vì hơn ai hết nàng hiểu rằng hạnh phúc không phải là dễ kiếm

Nàng không một chút xấu hổ khi cứ phải:

Thôi cười nọ lại nhăn mày liễu

Gheo hoa kia lại diéu gÓt sen

Nàng dám làm tất cả:

Thân này uốn éo vì duyên

Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời.

RO tàng con người khát khao luôn cố gắng để khẳng định như cầu song

SVTH: Trần Thị Thom 35

Trang 40

luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Lê Thu Yến

tự nhiên của con người giữa cuộc đời trần tục Dau bị nhà vua rudng ray, dau muon “đt tơ hồng”, muốn “dap tiêu phòng” để thoát khói sự giam cảm nơi thai củng của tên vua phụ bac kia, cũng nữ cũng phải thú nhận rằng:

Giấc chiêm bao những đêm xua Giọt mua cứu hạn còn mo đến ray.

lầu được sum vay cùng cha mẹ, vui đùa cùng con thơ, chính phụ cũng

thành that mà lên tiếng:

Nương song luống ngấn ngơ lòng Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai.

Đó là sự thú nhận hết sức chân thật của hai người phụ nữ có hoàn cảnh

van giống nhau.

Hên cạnh đó hình ảnh con người kiếm tìm hạnh phúc, mơ ước hạnh phúc

trong cuốc đời thường cũng chính là hiện thân của con người khát khao Trai

qua biết báo khổ dau từ cuộc đời cô đơn lẻ bạn con người luôn xây đắp cho

mình một mơ ước về cuộc đời bình thường mà chứa chan hạnh phúc Họ da

từng tin vào công danh, tin vào mộng phong hầu nhưng rồi thực tế phi phang

via doi đã làm họ hối hận tiếc nuối vì sự ảo tưởng của mình (Chỉnh phụngàm) Họ đã từng hãnh diện, tự hào khi sống trong cung vua phủ chúa quyền qÚy, cao sung, song càng ngày họ càng nhận ra bản chất ghê tởm của cảnh song đó Giờ đây con người sau đủ mùi đắng cay đã nếm trải họ tìm thấy hạnh phúc đích thực từ trong chính cuộc sống đời thường, chính cuộc sống hiện tại:

Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau.

(Chinh phụ ngâm)

“Qua ấn vàng” không còn ý nghĩa đối với chỉnh phụ nữa “Miếng cao Ieng” đã khiến cung nữ chán ngán kinh tom lắm rồi:

Miếng cao lương phong luu nhưng lợm.

(Cung oán ngâm)

L.úc này họ thèm khát một cuộc sống đôi lứa sum vay bên nhau đời đời hạnh phic Chinh phụ tìm về với tình cẩm mặn mà, âu yếm không vướng bận

mong công danh:

Xin vì chàng xếp bào cởi giáp

Xin vì chàng rũ lớp phong sương

Vì chàng tay chuốc chén vàng

Vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng

(Chinh phụ ngâm)

Ở nơi đó họ cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, cùng nhấp môi uống cạn

chen rượu để cùng hưởng ngọt bùi đắng cay cho tới già:

-Câu vui đối lấy câu sâu

Rượu khà cùng kể trước sau mọi lời

SVTH: Trần Thị Thơm a

Ngày đăng: 12/01/2025, 10:57

w