Tiến sĩ Đoàn Thị Đặng Huong trong bài viết: Nguyễn Bính - nhà thơ "chân quê" đã đưa ra ý kiến vô cùng sâu sắc: "Nàng thơ của Nguyễn Binh không chỉ “nha qué” ở dáng vẻ bên ngoài ma làm ch
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC SU PHAM TP HO CHÍ MINT
KHOA NGU VAN
>> Ti axe
LUAN VAN TOT NGHIEP
KHONG GIAN NGHE THUAT
TRONG
THO NGUYEN BINH
Giáo viên hướng dẫn TS HOÀNG VAN CAN
Sinh vién thuc hién TRAN THI LAN
Bộ môn LÝ LUẬN VAN HOC
Trang 2Tại vị trí trang trọng này tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Văn Cẩn - Người
đã dành cho tôi ý kiến hướng dẫn quý báu khi thực hiện đề tài Tôi cũng xin chân thành cảm
ơn các thầy, cô đã hết lòng dạy dỗ tôi trong quá trình học tập; cam ơn các bạn bè đã cổ vũ tôi nỗ lực hoàn thành tốt luận văn này.
Trang 3MỤC LỤC
TrangPhần thứ nhất: Dẫn luận 1
I Mục đích - Ý nghĩa của để tài |
Il Lịch sử vấn để 2
II Phạm vi nghiên cứu 6
IV Phương pháp nghiên cứu 6
V Cấu trúc luận văn 7
Phần thứ hai: Nội dung
Chương I: Khái niệm không gian nghệ thuật 8
I Quan niệm về không gian nghệ thuật của các nhà nghiên cứu 8
II Không gian nghệ thuật hay là “Thế giới sáng tao của
người nghệ sĩ” 12
Chương I: Không gian nghệ thuật trong thơ ca Việt Nam 13
I Không gian nghệ thuật trong ca dao xưa 13
II Không gian nghệ thuật trong thơ ca trung đại 15
1 Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi 15
2 Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Du 17
3 Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyên Khuyến 21
IH Không gian nghệ thuật trong thơ lãng mạn _22
1, Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu 23
2 Không gian nghệ thuật trong thơ Huy Can 24
3 Không gian nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên 25
4 Không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ 27
IV Không gian nghệ thuật trong thơ Cách mạng 28
1 Không gian nghệ thuật trong thơ Hồ Chí Minh 29
2 Không gian nghệ thuật trone thơ Tố Hữu 30
3 Không gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật 31
Chương III: Đặc điểm không gian nghệ thuật trong thơ ị
Nguyễn Bính 33
I Vài nét về cuộc đời hoàn cảnh sống và sự nghiệp sáng tác
của nhà thơ Nguyễn Bính 33
II Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Binh 34
1, Không gian làng quê thanh bình, vên d 35
2 Không gian thành thị " gió mita phái ” 51
Trang 43 Không gian hoài niệm và sự khao khát được trở về
quê hưng 56
4 Không gian của mơ ước mộng tưởng 60
$ Không gian chia ly 66
III Đôi nét về sự sáng tao và đổi mới không gian nghệ thuật
trong thơ Nguyễn Bính 73
Phan thứ ba: Kết luận 77
1_Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính quen mà lạ — TT
2 Sự kế thừa và phát triển không gian nghệ thuật trong thơ
Nguyễn Bính so với ca dao Xưa 77
Trang 5Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Phan thứ nhất
DAN LUAN
I MUC DICH - Ý NGHĨA CUA ĐỀ TÀI
Nguyễn Binh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào
thơ Mới Trong suốt gần bốn mươi nam sáng tác, ông để lại cho đời mười
lam tập thơ, bốn truyện thơ Từ khi xuất hiện trên thi đàn với “Cô hái mo”
và đặc biệt là sự xuất hiện của tập thơ Tâm hồn tôi (1937) Nguyễn Bính đã
gây được sự chú ý đáng kể Sau khi tuần báo Tiểu thuyết thứ Năm đăng liên
tiếp ba bài thơ trong tập L2 bước sang ngang thì Nguyễn Bính mới thực sự
bước chân lên đài danh vọng Và cũng từ đó có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau Nhiều bài viết về thơ ông ra đời, khen cũng nhiều mà chê cũng
không ít Nhưng dù tích cực hay tiêu cực các bài viết đều khẳng định một
điều: Hồn dan tộc thấm đẫm trong tho ông Thơ ông ngày càng có sức truyền cảm và quyến rũ lạ kỳ Thơ Nguyễn Bính sống va hấp dẫn mọi người bởi những hình ảnh thân thuộc, gần gũi như trong ca đao Nó đánh thức chất quê
đang ngủ yên ở mỗi con người, để khi đọc thơ ông người ta mới chợt nhân ra
rằng trong cõi sâu tâm thức của mỗi con người đều có bóng dáng của quê
hương, của hồn dân tộc
Nhung đằng sau cái hồn quê ấy là cả một quá trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Bính, dẫu rằng ông được “thượng đế” ban phát cho thiên phú thơ hiếm có Hồn quê ấy được gửi gấm trong hình tượng không gian:
không gian của làng quê thanh bình, hiển hòa và ấm áp, không gian của
thành thị quyến rũ nhưng xa la làm người ta cô đơn, lạc lõng; không gian
của những khát khao cháy bỏng, của cảm xúc nhớ nhung, của hoài niệm về
một hình ảnh qué hương trong kí ức với cảnh vật êm dém, với con người
thiết tha với cuộc sống
Luận văn của chúng tôi cũng không nằm ngoài mục đích khám phá
những cái hay, cái đẹp sáng tạo của thơ Nguyễn Bính Nhưng vì giới hạn
của luận văn, chúng tôi chi xin đừng lại ở môt điểm nhỏ là nghiên cứu phần
Không gian nghệ thuật wong thd ông để hiểu rd hơn về hổn qué của đấtnước.
Trang 6Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Binh
II LICH SỬ VẤN ĐỀ
Như đã nói ở trên, từ khi xuất hiện trên thi đàn, thơ Nguyễn Bính
nhận được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau và đều khẳng định hén xưa của
đất nước trong thơ ông Song đó cũng mới chỉ là nội dung, còn mặt hình thức
mặc dù cũng có nhận xét của các nhà nghiên cứu nhưng vẫn chưa thực sự có
công trình dài hơi nào nghiên cứu đẩy đủ và kỹ lưỡng về thế giới nghệ thuật
thơ của Nguyễn Bính
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam xuất bản năm 1941 Hoài Thanh và
Hoài Chân có những nhận xét tinh tế : *, Và thơ Nguyễn Bính đã đánh
thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng chúng ta Ta bỗng thấy vườn cam,
bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân
quê là những tính tình căn bản của ta”()) Tuy đã để cập đến phan không
gian cảnh vật trong thơ Nguyễn Bính song cũng chỉ để nhằm khẳng định
"hồn xưa đất nước” của thơ ông Nếu như Hoài Thanh nhận xét: “Mi nhà
thơ Việt Nam hình như mang nang trên dau nam bảy nhà thơ Pháp” (*) thì
trong đó không có Nguyễn Bính Nguyễn Bính đi tìm tính chất Việt Nam
bằng cách trở vé với ca dao Thơ Nguyễn Bính có cái vỏ mộc mạc củanhững câu hát déng quê Đây chính là chỗ Hoài Thanh đã để cập đến
"không gian thanh bình” của quê hương trong thơ Nguyễn Bính Chính vì
vậy mà trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, phan I, xuất bản năm
1978 của tác giả Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn
Đăng Mạnh, Nguyễn Trác, đã khẳng định: “Muon giọng ca dao, Nguyễn Bính trở lại hình ảnh những giàn trau, hàng cau, vườn dâu, bến đò, những
nỗi lòng ngậm ngùi của người con gái “Id bước sang ngang”, của "cô lái
đò”, “mơ quan trạng”, của “cô hàng xóm” quay tơ và đã đưa lại trong thơ
Mới ít nhiều không khí của quê hương xưa ".(”)
Sau khi khẳng định hướng đi của một bộ phận trong phong trào thơ
Mới là hướng về đồng quê, chống lai phong trào Âu hóa quay về nguồn cội
của dân tộc với những làn điệu dân ca nhuần nhị, các tác giả Bùi Văn
Nguyên - Hà Minh Đức lại phê bình rằng: “Nguyễn Binh là một nhà tư sản
thích viết vé nông thôn theo cảm xúc và suy nghĩ riêng của mình Thơ lục
bát của Nguyễn Bính còn thiếu cái chất phác bình dị trong nội dung cảm
(1) Hoài Thanh-Hoài Chân = Thi nhắn Việt Nam, Nxb Van học Hà Nội, 1988, tr 343
(2) Hoài Thanh- Hoài Chin Sdd, tr 37
(3) Huynh Lý-Hoàng Dung-Nguyễn Hoành Khung- ~ Lich sử Văn học Việt Nam,
tập V, phan 1 Nxb Giáo dục, Hà Nội !978.ư 106.
!tộ
Trang 7Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
xúc Tác giả hay thi vị hóa nông thôn”(`) và đó cũng chỉ là một xu hướng
thoát ly, trốn tránh hiện thực của các nhà thơ đương thời Đây chính là đôi
chỗ hạn chế trong thơ ông như Hoài Thanh-Hoài Chân đã viết: "Đáng trách
chang là giữa những bài giống hệt ca dao người bỗng chen vào đôi lời quá
mới Ta thấy khó chịu như khi đi vào một ngôi chùa có những ngọn đèn điệntrên bàn thờ Phật.)
Song hau hết các nhận xét đánh giá thơ Nguyễn Bính khi nói đến cái
“hén quê" ấy đều phải công nhận có sự góp mặt của khung cảnh, của tao
vật, của con người và bên canh đó là những cảm xúc buồn, vui, cô đơn, day
dứt, lạc lõng, nghĩ suy của nhà thơ cứ đan xen lẫn nhau, hoà quyện vào
nhau.
Tuy nhiên, ít có nhà nghiên cứu nào để cập thẳng đến không gian
nghệ thuật mà chỉ nói qua đôi nét về khung cảnh để khẳng định chất dân dã,
tính dân tộc của thơ Nguyễn Bính Nói về không gian nghệ thuật trong thơ
Nguyễn Bính như thế quả là chưa đầy đủ.
Nhưng càng về sau dưới ánh sáng của thi pháp học hiện đại thì cách
nhìn nhận đánh giá về thơ Mới nói chung và thơ Nguyễn Bính nói riêng
khách quan hơn và có chiều sâu hơn Tiến sĩ Đoàn Thị Đặng Huong trong
bài viết: Nguyễn Bính - nhà thơ "chân quê" đã đưa ra ý kiến vô cùng sâu
sắc: "Nàng thơ của Nguyễn Binh không chỉ “nha qué” ở dáng vẻ bên ngoài
ma làm cho chúng ta say bởi cái tình qué chân thật, bén lẽn và trinh nguyên
ở nàng ”.(”) Và bà là một trong số ít nhà nghiên cứu nói thẳng đến vấn để thi
pháp thơ của ông: "Ông là nhà thơ đầu tiên trên thi dan thơ hiện đại của thế
kỷ này đã dùng hình thức của thơ ca dân gian (đặc biệt là ca dao, dân ca) để
chuyển tải nội dung thẩm mĩ của thơ Mới mà lần đầu tiên với thơ, Nguyễn
Bính chính thức bước vào văn đàn dành lấy một vị trí riêng trong tâm linh
người đọc, Chùm thơ: Qua nhà, Chân quê, Đêm cuối cùng, Thời trước, Mưa
xuân, Lòng mẹ, Chờ nhau, Không dé, Nhà tôi là những nét đẹp trong bức
tranh quê trên thi đàn thơ Mới ".(°)
Hà Minh Đức với tác phẩm“Nguyễn Bính - Thi sĩ của đồng quê"
dường như muốn nhìn nhận lại những đánh giá vé thơ Nguyễn Binh của mình trước đây Ong đã đánh giá phẩn không gian nghệ thuật trong thơ
Nguyễn Bính thật sắc sảo: "Không gian trong thơ Nguyễn Bính là những
(1) Bùi Văn Nguyên-Hà Minh Đức ~ Tho ca Việt Nam-Hình thức và thể loai NXxbKHXH
Hà Nội, 1958 tr302
(2) Hoài Thanh-Hoài Chin ~ Thị nhân Việt Nam, Nxb Van học , Hà Nội 1988, tr 345
(344) Doan Thi Dang Hương - Nguyễn Bính-Nhà thơ chãn quê (Dẫn theo Huy Cản-Hà
Minh Đức — Nhìn lại một cuộc cách mang trong thi ca, Nxb Giáo due 1997, & 18%)
3
Trang 8Luận van tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
mang không gian vừa níu kéo, vừa gấn bó với nhau, lại vừa như tương phản
đối lập Không gian của làng quê như thu hút về bao khung cảnh ( ) Không
gian của làng qué thường là khỏng gian đẹp của mùa xuân Có một không
gian di động theo hành trình của người ra đi đến những xứ sở xa lạ của đô
thành ”.(È)
Vũ Quần Phương một mặt thừa nhận: “ Nguyễn Binh có cái tài dựng
lên cái hồn của làng mạc, cái hồn của Việt Nam nông nghiệp với vài ba nét
chi tiết bình di Giọng anh vừa cất lên, người ta đã nhân ra hình bóng của
quê hương làng mạc "() trong bài “Doc Jai Nguyễn Bính", nhưng mặt kháctrong bài “Đóng góp của thơ Nguyễn Bính", Vũ Quần Phương cũng đã phêbình: “Hồn thơ Nguyễn Binh cứ đi về giữa hai miễn thực ảo Và trên conđường đới từ thực đến ảo, anh đã chạm vào không ít những chất liệu ước lệ,
đôi khi còn sáo mòn nữa, đó là những bến đò, quán lạnh, dâu xanh "()
Mã Giang Lân với bài viết: “Thơ Nguyễn Binh” tuy không trực tiếp
nhắc đến không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính nhưng cũng đã để cập đến không gian tâm tưởng, không gian hoài niệm về quê hương trên
bước đường tha hương của Nguyễn Bính: “Thiên nhiên, cảnh vật làng quê
Việt Nam chỉ là cái nền để nhà thơ bộc lộ cảm xúc Cái thiên nhiên ấy dù
it đù nhiều đã khơi dậy những tình cảm quê hương, níu kéo trở về nguồn,
nhất là với Nguyễn Bính không ít phải lênh đênh ở khắp quê người Thìcũng đã hơn một lần ông muốn giữ lại vẻ đẹp “Chân quê ""(') Lê Đình Ky
trong lời giới thiệu cuốn: “ 150 bài thơ tình Nguyễn Binh” cũng đã có cùng ý
kiến trên: "Nguyễn Bính ngược xuôi trôi nổi trên khắp đất nước, từ Bắc chí
Nam nhưng lại luôn luôn vương vấn, day dứt bởi tình quê, cảnh quê và tâm
thức luôn luôn chia xẻ, giằng co giữa sức hút và sức đẩy từ hai phía”.()
Trong bài viết "Đường về “chân qué” của Nguyễn Binh”, Đỗ Lai Thúy
đã có cái nhìn bao quát về nghệ thuật thơ Nguyễn Bính: "Hình ảnh nông
thôn như một cái gì đó bất biến trong không gian và thời gian gắn liên với những đêm hội chèo, nơi mỗi cá nhân được nghỉ ngơi , được tiếp thêm sức
mạnh trong cộng đồng và bởi cộng đồng ".(”)
(1) Hà Minh Đức ~ Nguyễn Binh-Thi sĩ của đồng qué Nxb Giáo dục.1998 153-54.
(2) Vũ Quần Phương — Đọc lại Nguyễn Binh, Báo Văn nghệ, số 29, 1986, tr 10 & 14,
(3) Vũ Quần Phương — Đóng góp của thơ Nguyễn Bính Phu san báo GVND, tháng
7-1989 (Nhìn lại một số hiện tượng vẫn học).
(4) Mã Giang Lin — Thơ Nguyễn Binh (Dẫn theo Vũ Thanh Việt - Thơ Nguyễn Bính
~ Những lời bình, Nxb Văn hỏa thông tin, Hà Nội, 1999 tr 13).
(5) Lẻ Dinh Ky -Lỡi giới thiệu 150 bai thd tinh Nguyễn Binh Nxb Vin học, 1993, tr 8 (6) DS Lai Thúy ~ Đường về “chin qué" của Nguyễn Bính Tạp chí Van hoc, VI- 1991
4
Trang 9Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Lại Nguyên An cũng đóng góp phần nhỏ của mình trong việc nghiên
cứu nghé thuật cũng như nội dung trong thơ Nguyễn Bính với bài viết: "Sự
có mặt của Nguyễn Bính” Một lần nữa ông khẳng định sư đóng góp của không gian tâm tưởng, cái không gian hau như xuyên suốt các bài thơ của Nguyễn Bính: “Nha thơ kể vé quê hương về làng quê trong tranh lụa: Một
nông thôn gia trưởng cảnh điển viên lý tưởng đáng mơ ước tự xa xưa Những
nét được người ta tiếp nhân không phải vì nó giống thực mà nó giống như
mơ ước "(`)
Đỗ Đình Thọ đánh giá, nhân xét về thơ Nguyễn Bính của ở một
phương điện khác với bài viết: "Nguyễn Binh, nhà tho của tình yêu” nhưng
cũng phải công nhận sự đóng góp không nhỏ của không gian trong việcmiêu tả tâm trang, sắc thái cung bậc khác nhau của tình yêu đôi lứa: “Cáihay của tứ thơ ở chỗ Nguyễn Bính đã phát hiện một diéu có ý nghĩa triết lý:
“Từ cdi chết đang nảy sinh một sự sống, sự sống ấy đang bắt đầu từ một tình
yêu hẹn hò, đôi lứa "(”)
Và ý kiến đánh giá gần đây nhất của Nguyễn Nhã Bản, Hồ Xuân
Bình ở khía cạnh tiếp thu cách diễn đạt của ca dao của Nguyễn Bính trong
bài viết “Md ngữ nghĩa của vốn từ vựng hay văn hóa làng quê trong thơ
Nguyễn Binh” đã chứng minh:* Thế mạnh của Nguyễn Bính khi viết về làngquê thôn dã: biết tiếp thu văn hóa dân gian nhưng biết sử dụng đúng chỗ và
hợp lý( ) Ta có cảm nhân câu thơ nào cũng mượt mà cách nói, âm điệu dân
gian, làng quê” Trong bài viết, các tác giả đã khẳng định vai trò của không
gian làng trong thơ Nguyễn Binh: “Doc thơ Nguyễn Binh chúng ta mới cảm
hết được tình cảm về làng quê của ông - cái làng xã đồng bằng Bắc bộ
Thơ ông đẩy 4p những cảnh vật làng quê Chính nơi cái làng có cổng ngõ,
giếng thoi, hoa cổ may, cây tre, lúa, con sông "()
Còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, khen có chê có nhưng hình như
mọi người đều để cập đến sự có mat của không gian nghệ thuật trong việc
thể hiện nội dung trong thơ ông Mỗi nhà nghiên cứu để cập đến một khía
cạnh khác nhau trong không gian nghệ thuật thơ Nguyễn Bính Và đó là sự
gợi mở cho việc hình thành ý tưởng khảo sát Không gian nghệ thuật trong
thơ Nguyễn Bính của luận van này mong đóng góp phần nhỏ bé của mìnhvào việc nghiên cứu thơ của nhà thơ "chân quê” - Nguyễn Bính
L1) Lai Nguyên An — Sự có mặt của Nguyễn Binh (Dẫn theo Vũ Thanh Viet - Thơ
Nguyễn Bính- Những lời hình, tr 145) (3) Đỗ Đình Thụ — Nhà thơ của tình yêu ( Dẫn theo Vũ Thanh Việt, Sdd, tr 156)
(3) Nguyễn Nhã Bản-Hồ Xuân Bình - Mã ngữ nghia của vến từ vựng hay văn hóa
lang qué trong thơ Nguyễn Binh, Tạp chí Văn học, 4/1999, tr 63
5
Trang 10Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
II PHAM VI NGHIÊN CỨU Luân văn này sử dụng cuốn “Tuyển tập Nguyễn Bính” của nhà xuất
bản văn học năm 1986 để khảo sát phan không gian nghệ thuật cùng vớimột số bài thơ khác nằm ngoài tuyển tập này nhằm góp phẩn cho việc
nghiên cứu được thuận lợi và khách quan Tuyển tập này bao gồm 40 bài thơ
lục bát, 39 bài thơ thất ngôn, 6 bài thơ song thất lục bát, 4 bài thơ ngũ ngôn,
3 bài thơ tự do, 2 bài thơ bảy tám chữ Luận văn sẽ dừng lại phdn nhiều ở
phan thơ trước Cách mạng tháng Tám 1945 vì thơ Nguyễn Bính ở giai đoạn
này đã chuyển tải gần như đẩy đủ các khía cạnh khác nhau của không gian
nghệ thuật trong thơ ông: không gian nông thôn, không gian thành thị,
không gian trong tình yêu, không gian chia ly và không gian của hoài niệm.
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Do yêu cầu của để tài nên luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp
chính sau đây:
Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp giúp ta nắm bắt được
tính xác định của nội dung Nó hạn chế tính chủ quan và những suy diễn có tính chất võ đoán, tùy tiện nhằm nâng cao tính khoa học trong việc nghiên
cứu lĩnh hội tác phẩm văn học Không gian nghệ thuật là một trong những
đối tượng nghiên cứu của thi pháp học Thi pháp học giúp chúng ta xác định
giá trị của không gian nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung tác phẩm Vì
vậy đây là phươrig pháp quan trong và cẩn thiết để khảo sát để tài này.
Không gian nghệ thuật thơ Nguyễn Bính được tổ chức theo những
kiểu không gian và màu sắc không gian nhất định Vì vậy chúng tôi sẽ sử
dụng phương pháp thống kê để lập bảng thống kê về không gian nghệ thuật
trong thơ Nguyễn Bính theo những nội dung ý nghĩa trên
Khi nghiên cứu thơ Nguyễn Bính sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta
không có sự so sánh với các nhà thơ khác viết về để tài nông thôn Luận van
sử dụng phương pháp so sánh để làm nổi bật những nét riêng độc đáo và
mới lạ của thơ Nguyễn Bính trong việc kế thừa và phát huy cách tổ chức không gian nghệ thuật của ca dao cũng như những sáng tạo của nha thơ để
tạo nên những khoảng không gian phản ánh đẩy đủ và tỉnh tế nội dung thơ
của ông.
Ngoài ra luận van sử dụng các phương pháp khác có liên quan để việc
khảo sát để tài này được thuận lợi
Trang 11Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Neuyén Binh
v CẤU TRÚC CUA LUẬN VAN
Do những đặc điểm về đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi, phương phúp
nghiên cứu nên luận văn được chia làm ba phần sau:
Phin thứ nhất: DAN LUẬN
I Mục đích - Ý nghĩa của để tài
IL Lịch sử vấn để
II Phạm vi nghiên cứu
IV, Phương pháp nghiên cứu
V Cấu trúc luận văn
Phan thứ hai: VỘI DUNG
Chương I : Khái niệm Không gian nghệ thuật
Chương IT: Vài nét về không gian nghệ thuật trong thơ ca Việt Nam
Chương LI; Đặc điểm không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
Trang 12Luận văn tốt nghiệp - Không gian nghệ thuật trong thơ Vguyễn Binh
a L2 bd
Phan thứ hai ‹ Ti inLì
-HOF DUNG
Chuong I
KHÁI NIỆM KHONG GIAN NGHỆ THUAT
I QUAN NIEM VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT CUA CÁC NHÀ
NGHIÊN CUU
Không gian là một trong những phương diện và củng là một phương
tiện quan trọng của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng Nghiên cứu
vấn để không gian trong nghệ thuật mà ở đây là trong văn học là khám phá
một yếu tố thi pháp, giúp ta vừa cảm thụ tác phẩm văn học trong cái cụ thể
~ sáng tao của nó, vừa định hình được đặc điểm của các thể loại, quan niệm
nghệ thuật và phong cách nhà văn nhà thơ,
Với tư cách là một trong những phương thức tổn tại của thế giới vật
chất, không gian đi vào văn học như là phương thức tổn tại của các nhân vật.
các biến cố, các quan hệ, Tuy nhiên không phải mọi hiện tượng của hiện
thực khách quan di vào van học một cách nguyên si máy móc mà được nhào
nặn, được tái tạo lại thông qua tư tưởng, tình cảm và tài nang của nhà văn,
nhà thơ để trở thành hình tượng nghệ thuật
Tùy theo vào từng thời kỳ văn học, trào lưu, bộ phận văn học mà cảm
hứng có khác nhau Cũng chính vì thế mà bút pháp tạo hình không gian
nghệ thuật có khác nhau Thậm chí trong cùng một trào lưu, bộ phận văn
học, tùy thuộc vào từng tác giả mà cách tạo hình không gian có khác nhau
về hình khối, đường nét, màu sắc Vì vậy mà nhà nghiên cứu Trần Đình
_Sử đã đưa ra quan niệm của mình vẻ không gian nghệ thuật: "Không gian
nghệ thuật là một quan niệm về thế giới và con người, như là một phương »,
thức chiếm lĩnh thực tại, khái quát tư tưởng - thẩm mỹ để từ đó lí giải khả
năng phản ánh hiện thực của một hệ thống thơ nhất định” (')
(1) Trấn Đình Sử - Th: pháp the Tổ Hữu, Nxb Giáo dục, 1995 tr 165
Trang 13Luận van tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Nói một cách khác: “Không gian nghệ thuật vừa là hình thức tổn tại
của hình tượng, vừa là một lĩnh vực quan trọng thể hiện đặc điểm tư duy
nghé thuật và kha nang chiếm lĩnh thế giới thơ” (`)
Cùng chung quan niệm về không gian nghệ thuật như trên, #fuỳnh
Nhu Phương đã có nhận xét: “Trong tác phẩm văn học, không gian vừa là
hình thức hiện hữu của con người, vừa là kí hiệu nghệ thuật thuộc về thế
giới sáng tạo của người nghệ sĩ, nó bộc lộ cái nhìn của nhà văn trước người
đời và đời người " (>)
Đặt con người trong một không gian cụ thể con người cũng sẽ có
những hành đông, suy nghĩ rất cụ thể Không gian đó, hoàn cảnh, môi trường
đó sẽ góp phần tạo ra mối quan hệ giữa con người với con người, sẽ chí phối
cách nghĩ suy, tình cảm, ước mơ sẽ làm cho con người bộc lộ những đặc
tính của mình Và đó cũng chính là suy nghĩ, tình cảm của nhà văn, nhà thơ
trước cuộc đời Ngoài ra, không gian không chỉ được tạo nên bởi khung cảnh
của âm thanh hay màu sắc mà còn được tạo nên bởi thế giới tinh thần, hiện
thực trong tưởng tượng Nó không chỉ đơn thuần là không gian con ngườisống, sinh hoạt mà còn là không gian trong mơ ước, trong khát khao hay
hoài niệm để con người gửi gắm tâm tư.
Chính vì vậy mà Trần Đình Sử đã có ý kiến: “Không gian nghệ thuật
có nhiều lớp, ngoài ba chiểu của không gian vật lý thông thường còn có
chiéu không gian tâm tưởng — không gian của cảm xúc, của hồi tưởng, của
ước vọng ”.(”)
Khi Hàn Mặc Tử viết:
“Sao anh không về chơi thôn ViNhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc ”
thì đó là không gian thực Không gian ở đây được thể hiện có đường nét, có
hình khối Doc lên ta có thể hình dung ngay ra được khoảng không gian đó như thế nào Nhưng khi Hàn Mặc Tử viết:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay "
(1) Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tổ Hữu - NXB Giáo duc, 1995, tr 166
(2) Nguyễn Văn Hanh, Huỳnh Như Phương - Lí luận văn học-Vấn để và suy nghĩ,
NXB Giáo duc, 1998, tr 177, 178
(3) Trần Đình Sử - Giáo trình thi pháp học Tp HCM, 1993, tr 50
Trang 14Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
thì đó đã là không gian của tâm tưởng của ước vọng Vang trăng kia là vângtrang hanh phúc của nhà thơ, Nó là nổi khát khao được giao cảm với cuộc
đời Nếu thuyền trăng không kịp đến thì niém hi vọng tan biến chỉ còn là nỗi tuyệt vọng đớn đau Con thuyén chở trăng kia có thực hay chi ảo ảnh? Đó
chính là mơ ước và cũng là sự vô vọng của thi nhân bởi nhà thơ hiểu rằngquay về với cuộc đời là điểu không thể thực hiện được (Hàn Mặc Tử lúc
này đã bị bệnh phong)
Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, nhà văn Thạch Lam khi miêu tả
không gian phố huyện về đêm buồn tẻ, yên tĩnh và tràn ngập bóng tối để
nói lên sự nghèo nàn, tim tối với những con người lam lũ, mòn mỏi không
có tương lai thì đó là không gian thực Nhưng khi ông miêu tả hình ảnh đoàn
tàu với những toa đèn sáng trưng, sang trọng chạy vụt qua phố huyện thì
không gian ở đây đã là không gian của tâm tưởng Đoàn tàu như sự gợi nhớ
về một thế giới xa xăm trong kí ức của bé Liên, một thế giới sôi động và
tràn ngập ánh sáng Hình ảnh đoàn tau còn là niém chờ đợi và ước mơ về
một ngày mai tươi sáng hơn của con người nơi phố huyện nghèo nàn này.
Lê Ngọc Trà cũng đồng quan điểm với các ý kiến trên: " Nghệ thuật
bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự bộc lộ gidi bày và
gửi gấm tâm tư, là nói ra những điều chất chứa trong lòng( )Và nghệ thuật
bao giờ cũng là hành động gắn lién với cảm xúc mạnh mẽ của con người với
sự rung động của con tim ”(!) Và văn học là nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật có nhiều kiểu: không gian sinh hoạt, không
gian xã hội, không gian vũ trụ, không gian địa lý Thơ là sự giãi bay, là “giải
thoát” (chữ của Tố Hữu), cởi bỏ gánh nặng của những ấn tượng những trăn
trở day dp Bởi vì: “Tho gắn liền với chiéu sâu tâm hồn, với thế giới nội tâm
sâu kín của con người "(!) Phản ánh được không gian, lựa chọn, sắp xếp, tổ
chức, kết cấu không gian là thể hiện tư duy nghệ thuật của nhà thơ, vốn
ngôn ngữ cùng những trải nghiệm cuộc đời Ở đó nhà thơ bộc lộ sư sáng tạo
và phong cách thơ của mình:
“Vitng trang từ độ lên ngôi
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ
Để tóc vướng vẫn thơ sầu rung
Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo”
(Thơ sầu rụng - Lưu Trọng Lư)
(1) Lẻ Ngọc Trà ~ Li luận và van học Nxb Trẻ, Tp.HCM 1990, tr 6&8
(2) Hà Minh Đức (chủ biến) — Lí luận Van học, Nxb Giáo dục, 1998 tr 166
10
Trang 15Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
“Hon một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”
(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)
Hình tượng không gian là một trong những yếu tố quan trọng không
thể thiếu trong một tác phẩm văn học Vai trò của nó trong tác phẩm không
chỉ đơn giản dừng lại ở việc xác định nơi chốn diễn ra các sự kiện, nơi gặp
gỡ chủ quan của các nhân vật, *Khó mà hiểu được con người nếu không
hiểu được không gian tổn tai của nó"”.(!) mà không gian nghệ thuật còn là
phương tiện để nhà thơ, nhà văn bộc lộ quan điểm thẩm mĩ của mình, Việc
xác định được không gian nghệ thuật sẽ giúp chúng ta hiểu đúng hơn các
yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm cũng như trình độ chiếm lĩnh thế giới thơ
của tác giả.
Nếu trong văn xuôi, không gian được xác định bởi khuôn khổ của nội
dung cốt truyện và môi trường sinh sống của nhân vật thì ở thơ, không gian
nghệ thuật trở nên khó xác định bởi sự vận động của mạch cảm xúc và sự
biến hóa của hình tượng thơ đã làm nhòe đi ranh giới giữa không gian rộng
và hẹp, không gian cao và thấp, không gian tĩnh và động, không gian vật thể
và không gian tâm tưởng.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói “thế giới", “va tru”.
“Va", “giới” là không gian, “tru”, “thế” là thời gian Trong bước đi của
không gian ta nhận biết được bước chân của thời gian Vì vậy khi bàn đến
vấn để không #ian trong tác phẩm bao giờ ta cũng phải gắn nó trong mối
quan hệ với thời gian, có như thế mới tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh của
thế giới nghệ thuật M Bakhtin cũng đã đưa ra quan niệm “thời - không”
khi nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết của Dostoievski Song như vậy không có
nghĩa là đồng nhất chúng làm một mà mỗi mặt có một vai trò khác nhau.
Tùy mỗi thời kỳ văn học, thể loại van học, đồng văn học và tùy mỗi
nghệ sĩ mà họ nghiêng về thời gian nghệ thuật hay không gian nghệ thuật.
Vì lẽ đó mà người ta xem Xuân Diệu là nhà thơ của thời gian, Huy Cận và
Hàn Mặc Tử là nhà thơ của không gian Chẳng hạn như không gian trong
thơ Hàn Mặc Tử là "không gian bao la, vĩnh hằng, bất tử Không gian ấy là
điểm tựa nâng đỡ hồn thơ trước thời gian hữu hạn đẩy khổ đau của cuộc
đời " (2)
(1) Trần Dinh Sử - Thi pháp thơ Tế Hữu, Nxb Giáo dục, 1995, tr 164
(2) Phùng Quý Nhâm - Thẩm định van học, Nxb Văn nghệ, Tp.HCM 1991, tr 141
Trang 16Luận van tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Mat khác: * Ý thức của nhà văn vừa phản ánh những quan hệ thời
gian — không gian hiện thực, vừa nhân thức đánh giá, phán xét những quan
hệ ấy Do vậy mà thời gian và không gian trong vân học không chỉ là vấn dé
thuần túy nghệ thuật mà còn là vấn dé thế giới quan, vấn dé tư tưởng (`)
Dựa vào quan điểm trên muốn nhận thức đúng về không gian và
không gian nghệ thuật (cũng như thời gian và thời gian nghệ thuật) cẩn phảiquan tâm đến đến mối quan hệ giữa không gian và không gian nghệ thuật
với những đặc điểm của ý thức nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ trên cơ sở
xác định quan niệm thế giới và tư tưởng xã hội của tác giả Nhưng để xác
định quan niệm nghệ thuật và phong cách nhà văn không chỉ dựa vào mặt
không gian nghệ thuật mà còn phải xem xét trên nhiều khía canh khác nhau
của thi pháp.
II KHÔNG GIAN NGHỆ THUAT HAY LA “THẾ GIỚI SÁNG TAO
CUA NGƯỜI NGHỆ Si”.
Dựa vào các quan niệm của các nhà nghiên cứu, tác giả của luận văn, với kinh nghiệm ít ỏi, cũng mạn phép đưa ra ý kiến của mình: Không gianvừa là hình thức hiện hữu của con người, vừa là kí hiệu nghệ thuật thuộc véthế giới sáng tạo của người nghệ sĩ.
Không gian hiện thực và không gian nghệ thuật là không hoàn toàn
giống nhau Để đi từ không gian hiện thực đến không gian nghệ thuật, nhà
thơ phải tái tạo, sắp xếp lại hiên thực thông qua quá trình sáng tạo nghệthuật đầy cảm hứng của mình Vì vậy, không gian nghệ thuật phản ánh mộtphan nào đó phong cách của tác giả
Không gian nghệ thuật gồm nhiều chiểu nhưng trong đó không gian
tinh thần (không gian của tâm tưởng, của hoài niệm, của ước vọng) là mặt
chủ đạo của không gian nghệ thuật Nó giúp các nhà thơ bộc lộ quan điểm
thẩm mĩ và tư duy nghệ thuật của mình một cách toàn điện nhất , cũng như
giúp người đọc nắm bat chính xác nhất những vấn dé đó nơi tác giả.
Khi xem xét không gian nghệ thuật cần phải đặt nó trong mối quan hệvới thời gian nghệ thuật để có thể hiểu một cách đẩy đủ về thế giới nghệthuật thơ của người nghệ sĩ.
(1) Lé Ngọc Trà = Lí luận và van học, Nxb Trẻ Tp, HCM 1990, tr 146
(2
Trang 17Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Chương II
KHONG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
THO CA VIET NAM
I KHONG GIAN NGHE THUAT T Cc
Ca dao là tiếng hát tâm tình của người bình dân Đó là tiếng hát của tình yêu quê hương , làng xóm, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, xã hội
với tất cả những sắc thái cung bậc khác nhau Nó phản ánh trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng của người bình dân trước thực tại cuộc sống Vì thế
không gian nghệ thuật trong ca dao là không gian vật lý mà người bình dân
sinh sống, làm lung, tình tự, thé than Nó là những khoảng không gian bình
dj của làng quê gắn lién với những cây đa, bến nước, con đò, cái cầu, bờ ao,
cánh đồng, con đường, ngõ nhỏ
“Ra đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
hay: Gió vàng hiu hắt đêm thanh
Đường xa, dim vắng, xin anh đừng về!
Mảnh trăng đã trót lời thể.
Làm chỉ để gánh nặng nể riêng ai! "
Và để diễn tả những tình cảm của mình, người bình dân thường dùng cách nói so sánh, ẩn dụ nhân hóa Họ thường mượn cỏ cây, hoa lá cánh cò, cánh vạc, những sự vật bình thường của cuộc sống để nói hộ những cung bậc
khác nhau trong tâm lý, tình cảm của mình Vì vậy, không gian nghệ thuật
trong ca dao bao giờ cũng có hình ảnh của thiên nhiên, sự vật và đan cài
vào đó là tiếng lòng của con người.
“Một đàn cò trắng bay quanh,
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
Minh nhớ tà như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như Cuội nhớ Trăng ”
Sự mơ ước được gần gii nhau của những người lao động không những
hỗn nhiên như sự đoàn tụ của đàn cò, mà nó còn chất phác, liên hệ ngay vớiđời sống của họ Câu hát cho ta thấy những tưởng tượng khá dồi dào, có tínhchất huyền ảo tạo nền một không gian ý - tinh thật đẹp:
13
Trang 18Luận văn tốt nghiép Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
“Gai thương chồng, đương đông buổi chợ.
Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm.”
Trong ca dao ta cũng thường bắt gặp kiểu bố trí không gian từ xa đến
gần:
“Sen xa hồ, sen khô, hổ can
Liễu xa đào, liễu ngả, đào nghiêng.
Anh xa em, như bến xa thuyềnNhư Thúy Kiểu xa Kim trọng, biết mấy niên cho tái hồi ”
Bên cạnh không gian vật lý, trong ca dao còn có không gian xã hội,
mà ở thể hiện là những mối quan hệ phức tạp, đa dạng giữa con người với
con người Không gian xã hội đó đã làm nổi bật quan niệm nhân bản của
người bình dân: là coi trong tình nghĩa, đạo lý, và đặt chúng lên trên sự giàu
sang phú quý:
*Củi than lem luốc với tình
Ghi lời vàng đá xin đừng quên nhau”
hay: “Chẳng ham nhà ngói bức bàn,
Trái duyên, coi bằng một gian chuồng gà
Ba gian nhà rạ lòa xòa,
Phải duyên, coi tựa chín tòa nhà lim”
Trong quá trình đấu tranh chống chọi với thiên nhiên, bạt núi, ngăn
sông, khai phá đất hoang đất nước và con người có mối quan hệ mật thiết
với nhau Vì vậy, ca đao còn là những lời ca ngợi quê hương đất nước tươiđẹp Từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau đâu đâu cũng là núi rừng trùng điệp,
đồng ruộng bát ngát, sông biển chan hòa Không gian gắn liển với những
địa danh cụ thể của đất nước cũng xuất hiện khá nhiều trong ca dao:
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa 46”
Nhưng những không gian này không có tính cá thể hóa mà có thể thay
thế địa đanh này bằng địa danh khác mà vẫn phù hợp Nhưng nhiều nhấtvẫn là không gian phiếm chỉ
"Ruộng đồng mặc sức chim bay
Biển hồ lai lắng, cá bẩy dua bơi "
l4
Trang 19Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Nhìn chung, không gian nghệ thuật trong ca dao theo nhân xét của
Nguyễn Xuân Kính: * chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị,
phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hóạ mang tâm trạng, tình
cảm chung của nhiều người ”.( !)
IỊ KHÔNG GIAN NGHỆ THUAT TRONG THƠ CA TRUNG ĐẠI
Nếu như không gian nghệ thuật trong ca dao gắn lién với những gìthân thuộc nhất trong cuộc sống hàng ngày, gắn lién với những tình cảmmộc mạc chân chất thì không gian nghệ thuật trong thơ trung đại lại khác
hẳn Không gian ấy không là cây đa, bến nước, mái đình nữa mà là không
gian vũ trụ vô cùng vô tận Theo Trần Đình Sử: “Không gian nghệ thuật
trong thơ cổ điển là không gian vũ tru bởi vì người xưa rất khao khát được lên cao để chan hòa với vũ tru, để chiếm lĩnh không gian Trong thơ cổkhông có không gian cá nhân Thơ trữ tình rất riêng tư mang cá nhân hòa
đồng với thế giới, cá nhân hòa tan trong vũ trụ đó lại là vũ trụ của cá nhân,
do ảnh hưởng của quan niệm triết học, con người là “Tam tai” “Thiên - Địa
~ Nhân”, con người có thể cảm thông với trời đất (Thiên nhân tương cảm)
và con người cũng là vũ trụ (Thiên địa dữ ngã tịnh sinh) — trời đất cũng sinh
với tắ”) Chính vì thế ta thường bất gặp trong thơ trung đại những khoảng
không gian rộng lớn mà con người như một nốt nhạc trong bản tình ca của
vũ trụ.
ạ Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi nhà chính trị, nhà yêu nước đồng thời cũng là nhà thơ
lớn của đân tộc Việt Nam Suốt một đời vì nước vì dân ông đã có nhiều cống
hiến cho đất nước Tấm lòng của ông sáng như sao, rộng như biển cả Nim
trong khuôn khổ của nền văn học trung đại nên không gian nghệ thuật của
ông cũng mang những đặc điểm chung của giai đoạn văn học đó Không
gian nghệ thuật trong thơ ông trước hết là không gian vũ trụ Tâm hồn của
Nguyễn Trãi gắn liền với những chiến công lay lừng và vì thế thơ Nguyễn
Trãi là bản anh hùng ca về những tháng năm gian khổ nhưng oanh liệt của
nghĩa quân Lam Sơn nên không gian trong thơ ông là không gian của núi,
của sông: "Chí Linh sơn phú”, "Côn Sơn ca”
(1) Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao, NXB Khoa học Xã hội, 1993, tr 184
(2) Trần Đình Sử - Giáo trình Thi pháp học, NXB Trẻ Tp.HCM, 1993, tr 55
15
Trang 20Luận văn tất nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyén Bính
“Côn Sơn ca” như một bài thơ tự đo của con người trở về với vũ trụ
xanh biếc ( ) Côn Sơn là thế giới muôn vàn của ước mơ là căn nhà tìm vềcủa đời người '”
*Côn Sơn có suốiTiếng nước chảy ri rim
Ta lấy làm cung đàn
Côn Sơn có đá
Mưa xối rêu xanh đậm
Ta lấy làm chiếc thảm”
(Côn Sơn ca)
Cái kích thước vũ trụ ấy luôn được mở rộng trong tư duy, tình cảm của
Nguyễn Trãi, trong cách cảm thụ thiên nhiên bao quanh ông Ta thấy ngạc
nhiên lạ lùng trước cái bát ngát của thiên nhiên trong thơ ông:
“Ndi cửa biển có ngọn núi tiên
Món tóc biếc chiếc trong làn sóng”
(Uc trai thi tap ~ bài 37)
hay: “ Nghĩ về trời và đất, xưa và nay, ý không cùng được
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời "
(Uc trai thi tập — bài 13)
Suối Côn Sơn, sông Bạch Dang, cửa Đại An, núi Yên Tử, biển Vân
Đồn, núi Dục Thúy trăm núi nghìn sông mỹ lệ và kì vĩ của giang san hiệnlên trong thơ của ông:
“Non Dục Thúy, mưa tan, đỉnh tựa ngọc
Biển Đại An, triểu dậy nước ngang trời”
Những cảnh, những tình và ý trong mỗi câu thơ như vậy đến với chúng ta vừa làm hiện bóng một thế giới hữu hạn của giác quan thì liền mở
ra một thể giới khác với không gian và thời gian và còn thêm một cái gì
khác nữa sâu thẳm và khôn cùng Ở Nguyễn Trãi thiên nhiên là nơi tiếp
giáp giữa con người và vũ trụ và ở chỗ tiếp giáp ấy dường như không hể có
một đường chân trời nào cả Đó chính là mối quan hệ “thién nhân tương
cảm”.
(1) Hoàng Phú Ngoc Tưỡng - Tình cảm vũ ứu với tâm hồn Nguyễn Trai - Ki niệm
600 năm xinh Nguyễn Trãi - NXB Khoa học Xã hãi Hà Nội 1993, 1241
I6
Trang 21Luận van tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi tràn đầy bóng dáng và
tình tự con người Ở đó không gian không bao trùm lên con người mà nó đưa
con người đến một tầm nhìn mới Và không gian ấy cũng chất chứa sự vận
động như quy luật của sự vật trong nó:
“Vii trụ thiên nhiên biến cố da”
(Ức trai thi tập - bài 10) (Trong vũ trụ nghìn năm, biết bao biến cố)
Không gian vũ trụ trong thơ ông còn là sự thể hiện tầm cao của khát
vọng để con người vươn tới:
“Đêm thanh đứng dựa hư không mà xem vũ trụ
Gió thu muốn thừa hứng mà cưỡi kình ngao”
(Uc trai thi tập - bài 11)
Va hơn nữa không gian thiên nhiên, không gian vũ trụ ấy còn là nơi
nuôi dưỡng tâm hồn con người Vì thế thơ Nguyễn Trãi còn thể hiện mộtkhông gian tâm hồn mênh mông vô tận của thi nhân Đó là tấm lòng yêu thiên nhiên rộng mở Trong thơ ông ta không chỉ thấy bóng dáng của tùng,
trúc, cúc, mai mà ta còn bất gặp những ao rau muống, hoa sen, hoa xoan
tím những khoảng không gian rất dân da, thân thuộc Một tiếng chim kêu, một làn gió thoảng, một cánh hoa bay, mấy giọt mưa thu rơi, một ngọn gió
xuân thổi tất cà đều tao nên một không gian rộng mở, nhẹ nhàng Nhà thơ
đã đến với thiên nhiên bằng cả tấm lòng yêu mến, một tấm lòng thơ bao la.
Không gian như rộng thêm, cao thêm lên cũng bởi tâm hồn người nghệ sĩ
nhay cảm, tỉnh tế.
b Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Du
bị Không gian nghệ thuật trong thơ chi? Hán
Nguyễn Du sinh ra và sống vào thời trung đại nên thơ ông nằm trongkhuôn khổ nền văn học trung đại Do đó, không gian nghệ thuật của thơ
Nguyễn Du chắc chắn cũng là không gian vũ trụ Nhưng vũ trụ này có gì
khác với vũ trụ của Nguyễn Trãi trong mắt nhìn của nhà thơ?
Không gian nghệ thuật bao gid cũng gắn liên với cảm xúc và nhẫn
sinh Thời đại với những biến động của nó da tác động đến những sáng tác
của Nguyễn Du, Nếu Nguyễn Trải mở rông lòng mình giao hòa với thiên
nhiên thì Nguyễn Du lại tự ngãn cách mình với thế giới bên ngoài, ngồi một minh trong không gian chật hep, tăm tối, ẩm thấp để gam nhấm nỗi cô đơnday dứt, vò xé tâm hồn mình:
|7
Trang 22Luận van tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
“Hắc da thiểu quan hà xứ tầm?
Tiểu song khai xứ liễu âm âm"
(Xuân dạ - Thanh hiền thi tap)
(Đêm tối đen tìm đâu ánh sáng mùa xuân
Trước song cửa sổ mở chỉ thấy bóng liễu âm u)
Nhà thơ luôn khát khao được chiếm lĩnh vũ trụ, muốn tìm ở đó sự
đồng cảm nhưng không gian ấy là khoảng không gian xa xăm, mù mit:
“Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp
Tất cánh phiêu linh hà xứ quy ”
(Tự thán - Thanh hiên thi tập)
(Một đoạn cỏ bổng đứt gốc trước gió tây thổi thổi gấp
Cuối cùng sẽ trôi giạt về đâu)
Không gian không còn là nẻo tương thông giữa tâm hồn và vũ trụ nữa
rồi Bởi chính nhà thơ đã khẳng định những đau khổ của cuộc đời con người
chính do cái vũ trụ bí ẩn kia gây ra Có lẽ vì thế mà nhà thơ cảm thấy xa lạ
với vũ trụ, đối nghịch với nó:
*Ngẫm thay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao"
(Truyện Kiểu)
Những khoảng không gian trong tâm hồn nhà thơ sao mà xa cách mà lạnh lẽo đến vậy: mùa xuân lạnh, hơi thu lạnh, ánh trăng lạnh, đóa hoa,
ngọn cỏ, nhành cây tất cả đều run rẩy trong cái lạnh của đất trời:
“Han trúc hàn sinh tiểu điểm thu”
(Đồng Lung giang - Thanh hiện thi tập)
(Mùa thu, những khóm tre nước lạnh lẽo tỏa hơi lạnh quanh chiếc
điểm nhỏ).
Ngoài không gian vũ trụ xa lạ và lạnh lẽo kia trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du còn có một không gian gió bụi Nó cuốn hút con người vào vòng
xody của cuộc đời, khoảng không gian của những người nghèo khổ, của
người ki nữ, của kẻ hát rong, của những người ăn mày
Is
Trang 23Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính $$ —— se
Ô Ô See CC VIỚ/ SINH DŨNg
“Mạc mạc trần ai mãn thái không "
(Ký hữu - Thanh hiên thi tập)
(Bui trần mù mit đẩy bầu trời)
Không gian trong thơ ông còn có chiểu của không gian tâm tưởng.
Không gian ấy trải dài trong quá khứ với quá khứ xa xăm và một niém luyến tiếc Không gian ấy đẹp dé và sôi động biết bao, sáng sia và thi vị
biết bao:
"Phiêu phiêu bổ tứ tử giang mi
Tiên chu kích thủy thần long đấu Bảo cái phù không thụy hạc phi”
(Giang Đình hữu cảm - THTT)
(Ở bến sông này xe bổ ngựa tứ
Thuyền tiên cuộn nước như rồng thần đấu nhau
Chiếc lộng quý phấp phới trên không như chim hac lành bay)
Quá khứ thì xa xăm còn hiện tại thì u ám, mờ tối Nếu không gian quá
khứ làm thi nhân luyến tiếc, đau buồn thì hiện tại làm nhà thơ tuyệt vọng,
chán chường Trong không gian hiện tại đâu đâu cũng có bóng dáng của bọn
"đầu trâu mat ngựa" “mat sắt” tranh giành quyển lợi, chém giết lần nhau,
mà con người tài sắc bị vùi dập, bị chà đạp Một khoảng không gian mênh
mông nhưng xô bổ, cuộc đời thật là vô nghĩa:
“Tran thế bách niên khai nhãn mộng”
(La phù giang thủy các độc tọa - THTT) (Cuộc đời trăm năm trên trần thế chỉ là giấc mộng vừa mở mắt)
Nhà thơ bèn tìm đến với ngày mai tươi sáng, tương lai rực rỡ trong không gian của ước mơ hoài vọng:
“An đắc huyền quan ninh nguyệt hiện Dương quan hạ chiểu quá quần âm "
(Ngoại bệnh II - THTT)
(Ước gì trước cửa huyền vâng trăng sáng hiện ra
Ánh sáng rọi xuống phá tan mọi u ám)
Nhìn chung, không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du chỉ
toàn là bóng đêm bao trim chiều tà im đam, hoa cỏ xác xơ, mùa thu tần
l9 ig THU-VIEN
““ưởnaa Cal- Su Pham
ied xổDee es an:
Trang 24Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính.
tạ, nếu không là những khoảng không gian lạnh giá, không có ánh sáng,
không nói đến tương lai thì cũng là không gian cất bụi mịt mù u ám.
b2 Không gian nghệ thuật trong Truyện Kiều
Theo nghiên cứu của Gs Trấn Đình Sử thì: *?ruyện Kiểu là tiểu
thuyết lưu lạc nên trong Truyện Kiểu xuất hiện nhiều khoảng không gian
khác nhau Sau mỗi biến cố, con người lại bị ném vào một không gian mới
xa la",!' Trước không gian lưu lạc bao giờ cũng là không gian yên bình,phẳng lặng Không gian lưu lạc là những khoảng không gian mênh mông,
mịt mờ Và trong không gian ấy mối quan hệ của con người bị đứt tung
không còn nơi bấu víu, trở nên lênh đênh, vô định Không gian nổi trôi, vô
định ấy cứ theo sát cuộc đời nhân vật trên mỗi bước đường lưu lạc:
*Mênh mông nào biết biển trời nơi nao”
hay: “Hoa trôi nước chảy xuôi dòng
Xót thân chìm nổi đau lòng hợp tan”
Và trong gia đình trung đại, nguồn cội, quê hương là cái đảm bảo cho
sự yên ổn, cho giá trị luân lý Vì thế trong Thúy Kiểu con người như bị tách
ra làm hai: nửa chốn qué mình, nửa nơi đất khách, một đằng là không gian
yên bình và một dang là không gian đau khổ, bơ vơ Chính vì thế nó càng
tạo ra một không gian của tâm hồn hoài niệm, nhớ nhung quá khứ, của đau
khổ, chán chường với hiện tại.
Truyện Kiểu đồng thời là tiểu thuyết về khát vọng giải thoát;
- Em dém trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
- Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Can dòng lá thấm, tuyệt đường chim xanh
Phản ánh những cách ngăn của lễ giáo phong kiến chính là phản ánhước vọng được vượt thoát khỏi vòng cương tỏa giam hãm, tù túng của lễ giáo
phong kiến để được yêu được sống như một con người thực sự “Không gian
giam ham và không gian lưu lạc là hai không gian chủ yếu của cuộc sống
mà con người phải đối phó để tổn tại Với hai khoảng không gian đó.
Nguyễn Du đã biểu hiện hết các cung bậc tình cảm chân thật của con người
đương thời và của con người nói chung" '°!
t Mi Trần Đình Sử — Thể giới nghệ thuật thơ - NXB Giáo đục, Hà Nội, 1995, tr 372
& tr 386
Trang 25Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
c Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyên Khuyến
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Xuân Diéu gọi Nguyễn Khuyến là
“nhà thơ nông thôn” Xuất thân từ nông thôn sau vài năm làm quan lại trở
về trí sĩ ở nông thôn nên Nguyễn Khuyến gắn bó thiết tha với ngôi nhà
tranh, với mảnh vườn con bằng một tấm lòng chứa chan tình cảm Nguyễn
Khuyén đã đem vào thơ cảnh nông thôn với tất cả vẻ đơn sơ, thanh đạm
nhưng vô cùng thi vị của nó Vì thế không gian trong thơ của ông là không
gian với những cảnh vật quê mùa nơi bùn lầy nước đọng, là mặt ao, bờ giậu,
là bụi tre, con đường, là cảnh làm ăn sinh sống, chợ búa, đình đám hội hè
quen thuộc:
“Ao thu lạnh léo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo teo Sóng biếc theo làn hơi gon tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” (Thu điếu)
Những cảnh ấy vô cùng quen thuộc có gì đặc sắc đâu mà sao đi vào
thơ Nguyễn Khuyến đáng yêu và thân thương đến thế Hàng dậu thay hoa,
con đường làng quanh co, từng mây lơ lửng trên nền trời xanh biếc, một
chiếc lá vàng chao nhẹ trong gi tất cả đều gợi lên nét giản di, tạo ra một
không gian phẳng lặng yên tĩnh Chưa bao giờ trong văn học cổ có một
không gian thiên nhiền mang đậm phong vị của quê hương đất nước đến thế
Phải chăng vì nhà thơ đã đến với nông thôn bằng một tình yêu sâu sắc và
một hồn thơ đầm thắm, nhuần nhị?
Thuộc vé con người của trung đại nên thơ Nguyễn Khuyén cũng
hướng về không gian vũ trụ mở rộng bát ngát đến khôn cùng:
“Trời thu xanh ngắt mấy tang cao
Cần trúc lơ pho gió hắt hiu
Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào "
(Thu vịnh)
Một khoảng không gian gợi lên vẻ mênh mang, man mác trước cảnh
thiên nhiên trong tầm nhìn bao quát
“Dam thế ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách doi, bến đâu day.”
(Nhớ cảnh chùa Doi)
>|
Trang 26Luận van tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Nhà thơ đã mở ra một thế giới bao la, mơ hé nhưng bài thơ khép lại
đã mở ra một không gian tâm hồn thanh trong, ngân vang mãi trong lòng
người:
“Dựa gối bên mành toan hóa bướm
Gió thu lạnh léo lá vàng rơi ”
(Ngẫu hứng)
Ill KHÔNG GIAN NGHỆ THUAT TRONG THƠ LANG MAN
Như chúng ta đã tìm hiểu vé Khái niệm không gian nghệ thuật, tùy
thuộc vào mỗi thời kỳ van học, mỗi dòng văn học, mỗi thể loại van học và
mỗi tác giả mà không gian cũng như thời gian nghệ thuật được sắp xếp và
tổ chức cho phù hợp Đến với van học lãng mạn “thi không gian nghệ thuật
được nhào nặn để thể hiện một ý nghĩa tượng trưng, khái quát mới Họ biến
cái không gian sơn thủy, cỏ hoa “hữu tinh” trong thơ cổ thành một không
gian rời rac, hờ hững, lạnh lẽo, biến cái không gian chắc nich vốn là nơi quy
về của các hén thơ cổ thành không gian mong manh hay trống trải, rỗngkhông, không nơi nương nau, biến cái không gian chung, tương giao thành
không gian cô lập, biến mỗi cá nhân thành một vũ trụ chứa đẩy bí mật, biến
cái không gian mang ẩn ý thanh cao, ưu nhã thành không gian trần thế gần
gũi.()
Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là xã hội thực dan nửa phong
kiến Sống trong thời đại đó con người bị đè nén trong sự tù túng, ngột ngạt của chế độ Những nhà thơ, đặc biệt là những nhà thơ mang khuynh hướng
lãng mạn luôn đòi hỏi sự toàn mi, cái toàn bích nhưng lại mang thân phận
của người dân mất nước, sống không có tự do, quyền sống của con người bị
hạn chế trong diéu kiện mỏi mòn nên mỗi nhà thơ là một "ốc đảo", là một
tiểu vũ trụ quay trên trục quay của nỗi cô đơn và sự trốn tránh hiện thực,
mặc dù mỗi nhà thơ trốn tránh hiện thực theo cách của riêng mình Tuy vậy,
nỗi trải nghiệm trữ tình, khát vọng vận động, chuyển dịch, vượt thoát đếnmột không gian mới - cả không gian nội tâm và không gian ngoại cảnh —
thoáng rộng hơn, tư do hơn, đa dang về mau sắc, hương vi, một trải nghiệm
luôn tiểm ẩn trong tâm thức con người đến giai đoạn này được dip bùng nổ
Bởi thế không gian trong thơ họ luôn chất chứa vẻ yêu đời nhưng ẩn sâu bên
trong là sự buồn ba, đìu hiu, cô đơn, ảo mông, điên cuồng, giải thoát Tất
cả đều mang mang dấu ấn của cảm thụ cá nhân rất rÖ rệt.
(' ) Trần Dinh Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu Nxb Giáo dục, 1995, tr 168.169
33
Trang 27Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Binh
! Không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Điệu
Xuân Diệu mang đến phong trào thơ Mới một niềm yêu sống dim say
và niềm say mê ân ái cho nên ý thức được sống, được yêu, được nếm trải
những hương vị của cuộc đời gắn liền với những khoảng không gian trần thế
Không gian trong thơ Xuân Diéu là không gian tự nhiên gần gũi với cuộc
sống con người Không gian trần thế được Xuân Diệu xây dựng thật tươi vuichan hòa Đó là nơi gặp gỡ của của những tình cảm yêu đời, yêu người tha
thiết Dường như không gian trong thơ Xuân Diệu là nơi tình tự cho những
kẻ đang yêu Đó là khu vườn của thiên nhiên với lá hoa, với ong bướm, chim
muông, với sương Nếu là ban ngày thì tất cả đều long lanh, rực rỡ, tràn
ngập ánh nắng :
“Tóc liễu buông xanh quá mỹ miéu
Bên màu hoa mới thấm như kêu”
(Nụ cười xuân - Thơ thơ )
Nếu là ban đêm thì vườn ấy thường thấm đẫm ánh trăng:
*Trong vườn đêm ấy trăng nhiều quá
Ánh sáng tuôn day khắp lối đi"
(Trang - Thơ thơ)
Xuân Diệu không chỉ miêu tả không gian có thể nhìn thấy, cảm thấy
với đường nét, màu sắc khác nhau mà còn cảm nhận không gian có thể nghe
thấy, cảm thấy với âm thanh và hương vị Và cách tạo dựng không gian cao
~ thấp, bầu trời - mặt đất cũng rất tình tứ và hài hòa:
*Một tối bầu trời đắm sắc mây Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gay
Hoa nghiêng xuống cỏ trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu Một tối đầy
Những lời huyền bí tỏa lên trăngNhững ý bao la rủ xuống tran
Những tiếng ân tình hoa bảo gió
Gió đào thỏ thể bảo hoa xuân”
(Với bàn tay ấy — Thơ thơ)
Trang 28Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyén Bính
Tâm hồn sống và yêu ấy khát khao giao cảm với đời luôn tự tìm đến
những không gian giao lưu hòa hợp Vì vậy ngoài không gian vườn, không
gian con đường là sự hóa thân của không gian trần thế Thi nhân đã tạc vào
thơ hình ảnh con đường mang những nét tâm trạng khác nhau \
2 Không gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận
Trốn tránh hiện thực theo cách của riêng mình, Huy Cận tìm cách hòa
nhập vào vũ trụ tring sao Không gian nghệ thuật trong thơ Huy Can là
những khoảng không gian ngút ngàn mây nước với ý thức chiếm lĩnh vũ trụ.
Cảm hứng về không gian vũ trụ đàn trải trong thơ Huy Cận cả trước và sau
Cách mạng tháng Tám Trước cách mạng, không gian trong thơ Huy Cận là
một vũ trụ rộng lớn, bao la mà con người thi nhân trong không gian đó mới
bé nhỏ, cô đơn làm sao, thi nhân chỉ như một “bến cô liêu” và mang một
"nỗi sầu vạn ky” của thế hệ:
"Nắng xuống ười lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu ”
(Tràng giang - Lửa thiêng)
Đọc thơ Huy Cân đặc biệt là tập Lửa thiêng luôn cho ta cảm giác
không gian: ta thấy một cõi bát ngát một nỗi buồn vời vợi dàn trải đến hư
VÔ:
"Lên bể cao hay xuống bể sâu?
Không biết nữa có chút gì làm ngợp”
(Đi giữa đường thơm)
“Van lý sầu lên núi tiếp may”
(Vạn lý tình)
*Chiều đông tàn lạnh xuống tự trời cao”
(Nhạc sầu)
Ta có cảm giác nhà thơ dường như không ở trong thời gian mà chỉ ở
trong không gian, ta muốn tưởng linh hỗn Huy Cận là đám mây kia, là nỗi
hất hiu trong cõi trời, là hơi gió lang thang vô định Có rất nhiều câu thơ của
Huy Cận nhắc trực tiếp đến từ " không gian”:
- Bong dưng buồn ba không gian
May bay lũng thấp giãng màn am u
34
Trang 29Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
- Không gian như có dây tơ Bước đi sé đứt, đông hờ sẽ tiêu
- Chanh nỗi tương tư khôn giải tỏa
Muôn sao bàng bạc sấu không gian
Phải là tâm trạng của những cá nhân đơn lẻ, chơi vơi, kết hợp với
nhân thức mới nhà thơ mới tạo nên được một không gian mênh mang, vô tận
như vậy, Đôi khi các khung cảnh mênh mang ấy lại phóng vào quá khứ làm
cho ba chiều của không gian lại thêm chiéu thứ tư của vũ trụ là thời gian
càng gợi lên nỗi xa xăm hiu quạnh Không gian vũ trụ trong thơ Huy Cậnđường như là một ám ảnh, là sự bộc lộ nỗi đau đời còn chất lại Chỉ cần nghe
tên những tập thơ của Huy Cận ta cũng đã có thể thấy nỗi ám ảnh của không
gian vũ trụ ấy trong thơ của ông như thế nào: Vũ trụ ca, Đất nở hoa, Trời
mỗi ngày lại sáng
Nếu có ai đó nói rằng “Huy Cận là nhà thơ của Đất" thì quả là chẳng
sai chút nào, Không gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận sau cách mạng
tháng Tám là vũ trụ mang hơi thở của tình yêu quê hương rộng mở, mang
nhịp đập của thời đại đang dẫn đi đến một chân trời tươi sáng Cảm hứng về
quê hương đất nước rộng mở trong thơ ông Đất chính là đất đai rộng mở, là
đất nước và trong đó là thiên nhiên, là tiếp cận với vũ trụ.
“Bat ngất tình yêu trong vũ trụ
Đúc nên xanh biển mượt mà tho”
Nhà thơ luôn đòi hỏi tâm trí con người phải có kích thước vũ trụ Vũ
trụ là không gian cần thiết, là thức ăn, là cuộc phiêu du của ông.
3 Không gian nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên
Cùng chung tâm trạng của thế hệ thanh niên mất nước, Chế Lan Viên
lại tạo ra một không gian khác cho riêng mình nhằm trốn tránh hiện thực đó là: * một thế giới u linh của những quỷ dữ ma Hdi, của những đầu lâu sọngười, máu xương cân não và những tiếng khóc than không dứt"(`).
Thơ Chế Lan Viên là tiếng khóc của một người thanh niên vong quốc.Trong thơ ông hiện rd khung cảnh một đất nước rang rỡ thanh bình trong quá
khứ pha lẫn một niém luyến tiếc khôn nguôi:
“Day điện đài huy hoàng trong ánh nắng
(1‡ Hà Minh Đức - Khảo luận văn chương Nxb Khoa học Xã hội 1997 tr 383
25
Trang 30Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Những điển đài tuyết mỹ đưới trời xanh
Đây chiến thuyền nằm mơ trên sóng lặng
Bay voi thiêng dạo tram mặc trên thành”
Và hiện tại chỉ còn là sự đổ nát hoang tàn:
"Đây những tháp gẩy mòn vì mong doi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tốiNhững tượng Chàm lở lói rỉ rên than”
(Trên đường về - Điêu tàn)
Đó là hình ảnh một đất nước đang tồn tại nhưng thực sự đang điêu tàn
trong chế độ cũ và trong cảnh đời cũ Ở đó quá khứ, hiện tại và tương lai đã
đang và sẽ là những nấm mồ chôn vùi tuổi xanh:
"Cả di vãng là một chuỗi mổ vô tận
Cả tương lai là một chuỗi huyệt chưa thành
Và hiện tai biết cùng chăng hỡi bạn
Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh "
(Những nấm mồ - Điêu tàn)
Nhà thơ không chỉ thể hiện những cảnh đời gần gũi mà còn muốn tìm
hiểu về cảnh ngộ xung quanh nhưng lại không có đủ khả năng nhận thức, lý
giải bao điểu trong cuộc sống Vì thế nhà thơ muốn xa lánh cõi trần gian,
hướng về một thế giới xa xôi Nhiều lúc Chế Lan Viên muốn hòa nhập vào
thinh không như không khí, ánh sáng, làn mây, ngọn gió và không muốn tổn
tại với tư cách một con người trong cuộc đời gió bụi:
*Tôi là kết tinh của ánh trăng trong
Sao không cho tôi đến chỗ hư không ”
(Tắm trăng - Điêu tàn)
Thơ Chế Lan Viên đi vào thế giới thần bí, thoát khỏi cuộc đời
“ngoanh lưng với thế sự” nguyên cầu Thượng đế, chiêm ngưỡng bầu trời,vui trong bình yên trong vũ trụ Thời gian này thơ ông là tiếng lòng nói với
một dân tộc đã mất với một mối sầu vong quốc Đó cũng là nỗi xót xa thẩm
kín của một người dan yêu nước Tâm sự đó càng rơi vào không gian của thế
giới hư linh ma quái và trầm ngâm trong suy tưởng siêu hình
26
Trang 31Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyên Bính
4 Không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ
Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ góp mat vào phong trào thơ Mới không phải
bằng tình yêu đấm say, cuồng nhiệt như Xuân Diệu không phải là giấc
mông lên tiền như Thế Lữ, không phải là những cơn điên hoảng loạn như Hàn Mặc Tử mà bằng những Đức tranh quê, Thôn ca mộc mạc, bình di Không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ gắn lién với những
phong cảnh, phong tục quen thuộc của dân tộc ở nông thôn Các bài thơ thể
hiện khá trung thành với cảnh chợ Tết, buổi chiểu xuân, một bến đò, một
đám cưới, những sáng mùa hè, những rằm tháng bảy Hình ảnh quê hương
đất nước với nhiều màu sắc, đáng yêu và gợi cảm đã được tái hiện trong thơ.
Không gian nơi thôn đã trong thơ Đoàn Văn Cừ được ngọn bút của
nhà thơ miêu tả đến từng chỉ tiết nhưng vẫn không rơi vào vụn vặt Thơ anh
là một cuốn phim màu, một bài văn tả chân về cảnh, về phong tục tập quán
của nhân dân:
“Nha tre, má! ra, vách bùn rơm
Cửa chấn con song mở gió vườn
Chum nước mưa vẫn bên cạnh cháiDưới giàn thiên lý tỏa hương thom”
(Nhà tranh - Thôn ca I)
Lang lẽ khiêm nhường ở góc vườn qué nhưng những đóa hoa của
déng nội ấy vẫn có hương sắc riêng và không rơi vào quên lãng Anh đã
sáng tạo nên bức tranh mang nặng hồn quê và tình người:
*Bà tôi ở một túp nhà tre
Có một hàng cau chạy trước hè
Một mảnh vườn bên rào dau nứaXuân về hoa cải nở vàng hoe”
( Tết qué bà - Thôn ca 1)
Không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ lại là bức tranh qué hiển
hòa, trầm tĩnh Thơ chị là sự kết hợp hài hòa giữa động và tĩnh, thực và hư,
ran và mềm, hồn nhiên và trau chuốt:
“Budi chiều thu gió yên mưa tanh
Em van vo ngắm cảnh bên hồ
Trong xanh làn nước lặng lờ
27
Trang 32Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyén Bính.
Tre vàng rủ bóng quanh bờ buồn im”
Cũng giống như Đoàn Văn cit, không gian trong những van thơ của
Anh Thơ là những bức tranh tả chân trong sáng rõ rệt và linh động, nó không phải là những bức “anh chụp” mà là một thước phim sinh động Đặc biệt,
trong thơ chị không gian bến đò xuất hiện với tần số cao so với các kiểu
không gian khác :
“Mua đổ bụi êm đểm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lãng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời ”
(Chiểu xuân - Bức tranh quê)
Mang thơ viết về để tài nông thôn của các nhà thơ đã tao nên một
khoảng trời riêng cho phong trào thơ Mới Tuy nhiên với cách tổ chức không
gian theo cách cảm, cách nghĩ của riêng mình thơ họ vẫn không lẫn vào
nhau mà mang dấu ấn riêng của từng người
IV KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CÁCH MANG
Sau một thời gian dài sống trong sự tối tăm và đè nén, dân tộc ViệtNam đã tìm thấy ánh sáng cho con đường đi của Tổ quốc Đó là con đường
Cách mạng Con đường cách mang này bắt đầu từ lúc người thanh niên trẻ
Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường giải phóng dân tộc Và tiếp đó là quá
trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, rổi trải qua 30 năm với hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trường kì của dân tộc.
Văn học, theo yêu cầu của thời dai, đã từ dòng văn học hiện thực và
văn học lãng man chuyển thành dòng van học cách mạng Nó đã phan ánh
chân thực quá trình đấu tranh khó khan, gian khổ của dân tộc trên con đường
cách mạng để đến với độc lập, tự do.
Ánh sáng của cuộc cách mạng đã soi rọi vào tâm hồn từng người dân
Việt làm rung lên những cung bậc tươi vui, tran đẩy niềm lạc quan vào ngày
mai của đất nước Chính từ đây, những tài năng mới xuất hiện (Lê Anh
Xuân, Nguyễn Đình Thi, Pham Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điểm ) nhữngtài năng cũ hồi xuân (Xuân Diệu Huy Cận, Chế Lan Vién ) Vì thế không
gian nghẻ thuật trong thơ cũng đổi khác phù hợp với tâm trang và lòng người, Nhiều nhất vẫn là không gian trong thế chuyển động từ bóng đêm ra
Trang 33Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyén Binh
ánh sáng là con đường cách mang hừng hực khí thế đấu tranh là không gian
của chiến đấu và lao động sản xuất xây dựng đất nước
1 Không gian nghệ thuật trong thơ Hồ Chí Minh
Hồ Chi Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam, nhưng người cũng là
nhà văn, nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới Người không theo
đuổi văn chương như một sự nghiệp mà đến với nó trong một hoàn cảnh đặc
biệt:
"Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhung mà trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngời cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”
Thơ Hồ Chi Minh phong phú về nội dung, đa dang vé phương thức
biểu hiện Trong sự nghiệp sáng tác của Người, Nhật ký trong tù được xem
là một trong số các tác phẩm hay nhất Không gian nghệ thuật trong Nhat ký trong tù được cảm nhận từ hai kiểu không gian: Không gian tù đày chậtchội, tăm tối và không gian thiên nhiên rộng mở khi trên đường Bác bị áp
giải qua các nhà tù khác nhau.
Tuy nhiên, không gian tù đày lại ít được nhắc đến hoặc có nhắc đến thì cũng được nhìn bằng thái độ lạc quan:
“Nhi xích khoát hé tam xích trường
Tứ nhân trụ thử nhật bàng hoàng”
(Chính trị bộ cấm bế thất) ( Ba thước chiều đài hai thước rộng
Bốn người chen chúc ở bên trong)
Không gian vũ trụ trong thơ Bác chiếm ưu thế Không gian đó luôn
luôn có sự xuất hiện của cành hoa, của ánh bình minh, vắng trang, của tiếngchim , trong đó ánh trăng và ánh mặt trời là những hình ảnh quen thuộc Dù
cách biểu hiện có khác nhau nhưng nhìn chung không gian trong thơ Bác
luôn ở thế chuyển đông từ đêm tối ra ánh sáng, luôn hướng về ánh sáng thể
hiện một sức sống, khát vọng tự do với niềm lạc quan và niềm tin chiến
thắng mãnh liệt:
“Đông phương bach sắc dĩ thành hồng
U ám tàn dv tảo nhất không ”
20
Trang 34Luận van tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
(Tảo giải - NKTT)
(Phương đông mau trắng chuyển sang hongBóng tối đêm tàn quét sach không
hay: *Trong ngục giờ đây còn tối mit
Ánh hồng trước mat da bừng soi”
( Buổi sớm - NKTT)
Nếu không là cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà là hình tượng thiên nhiên
khắc nghiệt, hiểm trở: núi cao, mưa gió, đêm tối thì cũng tượng trưng cho
những thử thách, gian khổ,
Không gian nghệ thuật trong thơ Bác sau cách mạng và nhất là trong thời kì kháng chiến chống Pháp thường là hình ảnh thiên nhiên mang hình
tượng đất nước, tượng trưng cho đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hat xa
Trang lổng cổ thụ bóng lồng hoa”
Không gian trong thơ Bác luôn là cảnh thiên nhiên nên thơ và hùng
vĩ, trong đó luôn chứa đựng nội dung xã hội sâu sắc.
2 Không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
Hơn ai hết, Tố Hữu khơi nguồn cảm hứng thơ từ các nhiệm vụ chính
trị Vì vậy Tố Hữu là nhà thơ chính trị, nhà thơ của cách mạng Ông sớm có
ý thức khái quát về đường đời, về thời đại nên thơ Tố Hữu không thể hiện
cảm xúc theo lối “thiên - nhân tương cảm” như trong thơ ca trung đại cũng
không thiên về tâm trạng cá nhân như thơ ca lãng mạn Tố Hữu là nhà thơ
của thời đại vì thế mà “không gian nghệ thuật trong thơ ông là không gian
xã hôi sôi động với những biến cố lịch sử”.()
"Đường cách mạng dài theo kháng chiến
Đến hôm nay đường xuôi về biển
Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi "
Trong không gian xã hội đó thì "hình tượng không gian quan trong
nhất đóng vai trò hình tượng xuyên suốt trong thể giới thơ Tố Hữu là conđường cách mạng Đó là không gian vận đông không gian của con người di
(1)42) Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu NXB Giáo dục, 1995, tr 169 &
trl?
1M)
Trang 35Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyén Binh
tdi” (`) Con đường là nơi cho phép bộc lộ trọn ven nhất, chân thực nhất cái
chung của xã hôi, của con người Con đường cách mạng là không gian của
con người tập thể biểu hiện tư tưởng tình cảm của con người tập thể lớn chứ
không phải là nơi để tình tự riêng tư của một hay một vài cá nhân.
"Trường Sơn đã mở đường đi tồi
Đường của ta di, đến mọi người ”
Trong thơ Tố Hữu, không gian nghệ thuật là một không gian tràn đầy
ánh sáng trong trẻo, tinh khôi và ấm áp, trong đó hình tượng mặt trời cũng
chiếm một vị trí quan trọng Mặt trời ấm áp, rực rỡ sẽ xua đi màn đêm u tối,
lạnh lẽo, mờ mịt và mở ra một ra một chân trời tươi đẹp, tràn ngập ánh sáng.
“Mat trời đỏ đậy, có vui không?
Nhìn Nam, Bắc, Tây, Đông Hỏi cả hai mươi thế kỉ"
Nhìn một cách tổng quát, không gian con đường là trục tọa độ cơ bản
trong thế giới thơ Tố Hữu
3 Không gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật
Cuộc kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là cuộc kháng chiến chống
Mỹ đã khơi dậy biết bao trái tim Việt Nam yêu nước Tất cả đều hướng về
cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà Họ đã vượt Trường Sơn với những trận mưa bom rải thẳm với tinh than “xẻ doc Trường Sơn di cứu nước mà lòng
phơi phới dậy tương lai” Con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
là những con người đứng trên tầm cao của tâm hồn, của thời đại Những hìnhảnh, nhịp điệu vang đội trực tiếp từ chiến trường ác liệt đã đi vào thơ giai
đoạn này.
Như mọi thanh niên Việt Nam sinh ra trong thời kì chiến tranh, Phạm
Tiến Duật cũng đi theo tiếng gọi của Tổ quốc đóng góp sức mình cho cuộckháng chiến cứu quốc vĩ đại của đất nước Với vai trò là người lái xe chạy
xuyên qua những cánh rừng bát ngát va day Trường Sơn hùng vĩ và kiêu
hãnh, Phạm Tiến Duật đã đem đến cho thơ mảng không gian của rừng, củanúi với một không khí sôi động nhưng ác liệt của cuộc chiến:
“Những mảng tàn đen của lá nứa đang rơi
Dữ dội rừng lên bốc cháy "
(Một mảnh tàn lá — Vắng tring và những quầắng lửa)
3I
Trang 36Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyén Binh
hay: “Bom bi nổ chậm trên đỉnh đổi
Lốm đốm nền trời những quing lửa đỏ
Một lát sau cũng từ đó Trang lên
Trên đỉnh đổi vẫn vắng trang đỏ ối
Tưởng cháy trong quang lửa bom bi”
(Vang trang và những quẳng lửa)
Day Trường Sơn chia đôi bờ thương nhớ:
“Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền”
(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây)
Không gian trong thơ Phạm Tiến Duật còn là những nông trường.
công trường và con người với lòng hãng say lao động sản xuất phục vụ cho
tiền tuyến và xây dựng đất nước:
“Tôi bổn chon đi giữa công trường
Tiếng máy xúc ầm 4m chuyển động
Sông Đà chảy như tượng hình sự sống
Nước thay thay bờ cũng thay thay ”
(Tình yêu nói ở sông Đà)
+ m
*
Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn, mỗi thời kì van học, tùy thuộc vào mỗi
nhà thơ mà cách tổ chức không gian nghệ thuật trong thơ và mối quan hệ
giữa không gian và con người có khác nhau Nhưng không gian nghệ thuật
bao giờ cũng là một trong những phương tiện nhằm thể hiện thái đô, tưtưởng, tình cảm của tác giả đối với hiện thực đồng thời thể hiện tư duy nghệ
thuật và khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật thơ của tác giả đó.
Trang 37Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
Chương HI
ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THO NGUYÊN BÍXH
I VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI, HOÀN CẢ NH SỐNG VÀ SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYÊN BÍNH
Nguyễn Bính (thuở nhỏ tên là Nguyễn Trong Bính) sinh năm 1918 tạixóm Trại làng Thiện Vịnh, huyện Vụ Bản, tình Nam Định trong một gia
đình nhà nho nghèo Ông mổ côi mẹ từ khi mới được ba tháng tuổi Thuở
nhỏ ở nhà với cha là ông đồ Nguyễn Đạo Bình, sau được cậu là Bùi Trinh
Khiêm (một nhà nho yêu nước từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa
thục, từng bị chính quyền bảo hộ đưa về quản thúc ở quê) nuôi dạy Hơnmười tuổi ông đã phải theo anh là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường) ra Hà
Đông an học và kiếm sống
Nguyễn Binh làm thơ khá sớm, bài thơ đầu tiên được đăng báo là bài
"Cô hái mơ” Nam 1937, Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi dự thi và
được giải thưởng của Tự lực văn đoàn Từ đó, có nhiều bài thơ của ông được
đăng báo Trong ba nam, từ 1940 đến 1942, Nguyễn Binh đã cho ra đời liên
tiếp bảy tập thơ: La bước sang ngang (1940), Tâm hồn tôi (1940), Huong
cố nhân (1941), Một nghìn cửa sổ (1941), Người con gái ở lầu hoa (1942),
Mui hai bến nước (1942), Mây Tần (1942) Đặc biệt, những tập La bước
sang ngang, Tâm hồn tôi, Mười hai bến nước được bạn đọc chú ý và yêu
mến Có những bài thơ trở thành những câu hát ru của người mẹ người chị.
Năm 1942, kịch thơ Bóng giai nhân soạn theo phác thảo ban đầu của
Yến Lan đã được dựng ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế Vở kịch ca ngợi tinh than
xa thân vì nước, đứt tình riêng, mưu sự nghiệp.
Năm 1943, lần thứ ba Nguyễn Bính rời đất Bắc đi về phương Num,rồi từ Sài Gòn đi vào các tỉnh Nam bộ Tai đây ông tham gia Cách mạngtháng Tám và tham gia kháng chiến chống Pháp Sau một thời gian phụ
trách Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh Rach Giá, Phó chủ nhiệm tỉnh bộ Việt
Minh tỉnh Rạch Giá ông về nhận công tác ở cơ quan Văn nghệ khu Tám
Thời gian này Nguyễn Binh sáng tác khá nhiều và đểu dan nhằm cổ động
tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng giết giặc lập công như: Ong lão
mài guom, Sóng biển cò, Trăng kia đã đứng ngang đầu, Vhững dòng tâm
huyết, Mừng Đăng ra đời Các tác phẩm của ông nhanh chóng thâm nhập
vào quần chúng kháng chiến ở Nam Bộ.
33
Trang 38Luận văn 1 tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyên Bính
Năm 1954 Nguyễn Binh tập kết ra Bắc rồi vé nhận công tác ở Hội
Nhà van Việt Nam Năm 1956 chủ trương làm báo Trăm hoa Từ năm 1955
đến năm 1962 Nguyễn Bính cho in hàng chục tác phẩm thơ Chủ để nổi bậttrong xáng tác của ông wong thời gian này là vạch trần tội ác của bọn MYDiém, phản ánh tinh thần đấu tranh thống nhất đất nước và tâm tình "ngày
Bắc đêm Nam” Ông đã chủ ý viết những tác phẩm ca ngơi truyén thống
đấu tranh bất khuất truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ca ngợi sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Năm 1958, Nguyễn Binh về lại quê hương tiếp tục sáng tác sau đó
nhận công tác ở Ty Văn hóa - Thông tin Nam Định Ông đã góp phan vào
sự trưởng thành của phong trào sáng tác văn nghệ ở quê hương Thơ ông vẫn
bám sát các yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như của cả
nước.
Mùa thu nim 1965, Nguyễn Bính theo Ty Văn hóa sơ tán vé LýNhân Ngay từ những ngày đầu giặc Mỹ leo thang ném bom miền Bắc,
Nguyễn Bính đã có ngay những bài thơ chống Mỹ Ông đã đột ngột ra đi vào
ngày 20 tháng 1 năm 1965 (ngày cuối cùng của năm) khi vừa hoàn thành và
cho in “Bai thơ quê hương", Một bài thơ báo hiệu một giai đoạn mới của thơ
ông.
Nguyễn Binh làm thơ với chủ trương: " Thơ là tiếng lòng, tiếng lòng
phát đi từ trái tim mình nhất thiết phải tới tái tim người khác Thơ phải
mang tính chân thật, càng chân thật càng tốt” Chính vì vay mà Nguyễn
Binh khẳng định: "Với những chủ trương trên, toàn bộ thơ tôi từ trước đến nay, và chắc sau này cũng vậy sẽ mãi mãi trung thực với lòng minh"(’).
Trong suốt cuộc đời mình, Nguyễn Bính đi rất nhiều Các thành phố
lớn từ Bắc vào Nam hầu như nơi nào Nguyễn Bính cũng đặt chân đến Chính
điểu này là nhân tố quyết định sự phong phú, đa dang trong kiểu không gian
nghệ thuật của thơ Nguyễn Bính
II KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYÊN BINH
1 Không gian làng quê thanh: bình, yên a
Như chúng ta đã tìm hiểu, các nhà thơ của phong trào thơ Mới do
hoàn cảnh xã hội nên luôn im cách trốn tránh hiên thực Nguyễn Bính cũng
không nằm ngoài quy luật ấy Ông cùng một số nhà thơ khác như Đoàn Văn
Cừ, Anh Thơ đã tìm về chốn King quê để tìm quên di thực tại.
(' ) Hoang Tấn ~ Nguyễn Binh-một vì sao sáng, Nxb Đồng Nai, 1999, tr 10 &11
34
Trang 39Luận văn tốt nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyén Bính
Viết về làng quê, cũng như các nhà thơ viết về để tài này Nguyễn
Bính cũng dùng những chất liêu quen thuộc: mùa xuân, bến đò, đám hội
và những chất liêu thi ca của riêng mình: cánh bướm, giậu mồng tơi, giếng
thoi Ông đã tạo nên một làng quê của riêng mình nhưng cũng là làng quê
với những nét chung của nhiều làng quê Việt Nam trêkhắp mọi miễn đất nước - một không gian thanh bình, đẹp đẽ.
Không gian làng quê là thể hiện thế giới nghệ thuật của cái đẹp:
những cuộc đời đẹp, những giấc mông đẹp, cái đẹp bình dị, chất phác
nhưng cing không kém phẩn duyên đáng Chính vì vậy trong các bài thơ
của Nguyễn Bính về dé tài làng quê, ta ít bắt gặp những cảnh u tối vớinhững con người lam lũ Hầu như không có cái cảnh tiêu điểu, xơ xác như
chính vùng quê của ông: “Lang Thiện Vịnh thật có giữa vùng chiêm khê
mùa thối đất Nam Định, Thái Bình, đâu đâu cũng có xơ xác nước trắng
đồng, gió lùa sông đồng cồn lên, quan lại, lật thuyén mảng, cả đến người ra
cứu lúa cũng chết đuối ( ) làng nước xám ngắt, quang cảnh tiêu điều, lam
lũ dm đạm, nheo nhóc” (')Nhung nhà thơ đã "tưởng tượng trên khổ cực ấy,
phấp phới những lứa tuổi đương tơ, hoa cải vàng tháng chạp, mưa dây mưa
dg, trăng rim sáng như ban ngày và những đêm hát chèo ".(2) Và thế là
trong thơ của ông chỉ có những khong gian sáng tươi với những nét đẹp nhẹ
nhàng, đầm thắm để tâm hồn con người được gội rửa và lan tỏa vào trong
đó:
*Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
‘Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy "
(Mưa xuân ~ Lỡ bước sang ngang)
Một làng quê yên ả với những cảnh đẹp thơ mộng của "Thôn Vân”
quê mẹ:
“Thôn Vân có biếc có hồng
Biếc trong nắng sớm, hồng trong vườn chiều
Dé cao có đất thả diều
Giời cao lim lắm có nhiều chim bay
Quả lành năng triu từng cây
Sen đầy ao cá cá đẩy ao sen"
(1)(3) Tô Hoài - Nhà thơ của tinh qué, chin qué, hon qué (Dan theo Huai Việt —
Nguyễn Bính -Thơ và đời NXB Văn học, 1996), tr 25
35
Trang 40Luận văn tết nghiệp Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyén Binh
(Anh về quê cũ - Thơ lẻ trước 1945)
Ta ít thấy wong thơ Nguyễn Bính những cảnh giống như thơ của Anh
Thơ.
~,,.Ngoài ruộng lá vàng khó cháy xác
Nắng chang chang không một bóng râm thừa Chó điên dai chạy rong tìm chỗ mát
Trâu buồn rầu nằm đợi vũng tràn mua”
(Đại hạn)
hay: ".„,Nhưng dưới nước lửng lờ theo tiếng qua
Bao thây người vơ vẩn giữa dòng sông”
Không gian chốn làng quê của thơ Nguyễn Bính thương trần ngập
ánh sáng và có sự hòa quyện của nhiều màu sắc khác nhau của hoa, của lá,
sắc hồng của rượu, của màu má cô gái đang thì, sắc biếc của mắt:
"Người yêu tôi má đỏ môi hồng”
hay: “Thang ba trời nắng mới chang chang
Tu hú vừa kêu vải đã vàng
Hoa gao tan di, cho sắc đỏ Nhập vào sắc 46 của hoa xoan”
(Cuối tháng ba)
Không gian làng quê nghiêng về những nét đẹp truyền thống mang
phong vi dân dã “hương đồng gió nội”: bầu trời xanh trong, hàng cau, giàn
trdu, bến sông, con đò, nắng vàng Những nét đẹp truyền thống ấy được thé
hiện rõ nhất trong không gian của ngày xuân, của lễ hội, của đám cưới, của
con người nơi thôn dã mộc mạc, thiết tha giao cảm.
Khóng phải vô cớ mà các nhà thơ, đặc biệt là các nhà thơ của phongtrào thơ Mới viết nhiều về mùa xuân Thế Lữ với Hồ xuân và thiểu nữ, HuyCân với Xuân, Hân xuân, Xuân ý; Hàn Mặc Tử với Mùa xuân chín, Xuân
đâu; Xuân Diệu với Nu cười xuân, Xuân không mùa Nguyên đán; Đoàn Văn
Cừ với Chợ Tết Có lẽ bởi họ tìm thấy trong cảnh sắc đất trời mùa xuân
niềm rạo rực, đặc biệt trong không khí Tết đến xuân sang phù hợp với sư trẻ
trung của tâm hồn Song thơ xuân Nguyễn Bính vẫn có những nét riêng rất Nguyễn Bính Phải chăng vì như người ta nói: “Mùa xuân với Nguyễn Bính
M