Chỉ qua vụ việc trên, có thể thấy, quản trị rủi ro đã trở thành một trong những yêu cầu vừa cấp thiết, vừa trọng yếu đối với các nhà điều hành vận tải hàng hóa quốc tế.. Từ những nhận th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CASE STUDY TÀU EVER GIVEN MẮC
CẠN TẠI KÊNH ĐÀO SUEZ
Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Lớp tín chỉ: KDO402(GD1-HK1-2223).2 Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Duy Linh
Hà Nội, tháng 9 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế 2
1.1 Khái niệm rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế 2
1.2 Phân loại các loại rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế 2
2 Quản lý rủi ro trong hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế 7
2.1 Khái niệm quản lý rủi ro trong vận tải quốc tế 7
2.2 Vai trò của quản lý rủi ro trong vận tải quốc tế 7
2.3 Các bước quản lý rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế 8
2.3.1 Nhận dạng rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế 8
2.3.2 Phân tích, đo lường rủi ro 9
2.3.3 Lựa chọn phương thức để kiểm soát, đối phó với RR 11
2.3.4 Thi hành chương trình QLRR 12
3 Case study: Tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez 12
3.1 Giới thiệu về kênh đào Suez và con tàu Ever Given 12
3.2 Diễn biến tai nạn và nguyên nhân gây nên tai nạn tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez 13
3.3 Ảnh hưởng từ tai nạn tàu Ever Given mắc cạn tại kênh đào Suez 14
3.4 Các bước quản lý rủi ro của tàu Ever Given 15
3.4.1 Nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro 15
3.4.2 Lựa chọn phương thức để kiểm soát, đối phó với rủi ro 19
3.4.3 Thi hành chương trình QLRR 21
3.5 Bài học rút ra từ case study 21
3.5.1 Bài học cho toàn thế giới 21
3.5.2 Bài học cho Việt Nam 22
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 3Tuy nhiên, có một điều chắc chắn đúng đó là quy mô vận chuyển hàng hóa và chuỗi các quy trình điều hành vận tải càng lớn thì rủi ro tổn thất hoặc thiệt hại càng cao Điều này có thể thấy rõ qua sự kiện tàu container siêu trường siêu trọng Ever Given bị mắc cạn và xoay ngang trên kênh đào Suez, khiến hàng trăm tàu chở hàng không thể đi qua, gây chấn động đến dòng chảy thương mại hàng hải thế giới Chỉ qua vụ việc trên,
có thể thấy, quản trị rủi ro đã trở thành một trong những yêu cầu vừa cấp thiết, vừa trọng yếu đối với các nhà điều hành vận tải hàng hóa quốc tế
Từ những nhận thức trên, sau một thời gian tìm hiểu về Quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Quản lý rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế và case study tàu Ever Given mắc cạn trên kênh đào Suez” làm đề tài tiểu luận của mình Do hiểu biết về môn học cũng như thông tin về vụ việc còn hạn chế nên bài viết của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót Vậy kính mong giáo viên phụ trách xem xét và giúp đỡ để bài tiểu luận của chúng em được hoàn chỉnh hơn
Trang 41 Rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế
1.1 Khái niệm rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế
Vận tải hàng hóa quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều nước, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau Việc vận chuyển hàng hóa này được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau hoặc có thể được kết hợp của nhiều phương thức đó
Theo trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại mất mát, nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người
Theo trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro có
2 mặt: tích cực và tiêu cực Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi
Khái niệm rủi ro bao gồm 2 yếu tố:
Tính bất định trong khả năng xảy ra: mức độ thiệt hại, khả năng xảy ra, đối tượng chịu rủi ro
Rủi ro thường mang lại hậu quả xấu cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,
=> Rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế có thể hiểu là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn khi vận chuyển hàng hóa giữa các nước thông qua các phương tiện vận tải khác nhau
1.2 Phân loại các loại rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế
Dựa trên các phương thức vận tải thường được sử dụng để vận tải hàng hóa quốc
tế, ta có thể chia rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế thành các loại rủi ro như: Rủi ro khi vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, đường hàng không, hay vận tải hàng hóa đa phương thức,
1.2.1 Rủi ro khi vận tải hàng hóa bằng đường biển
Rủi ro khi vận tải hàng hóa bằng đường biển là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển hoặc của biển
1.2.1.1 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh
Thiên tai:
Thiên tai là những hiện tượng tự nhiên mà con người không chi phối được như biển động, bão, gió lốc, sét đánh, thời tiết xấu, sóng thần, động đất, đá lở,…Tuy nhiên
Trang 5việc xác định những hiện tượng tự nhiên này có phải là thiên tai hay không cần dựa vào các tiêu chuẩn của các ngành chuyên môn khí tượng, địa chất
Tai họa của biển:
Là những tai nạn xảy ra đối với con tàu ở ngoài biển như: tàu mắc cạn, đắm, cháy
nổ, đâm và vào nhau, đâm va phải đá ngầm, đâm va phải vật thể khác, tàu bị lật úp, bị mất tích, những rủi ro này được gọi là những rủi ro chính
Các tai nạn này đều gây tổn thương đến con tàu và hàng hóa bị rò rỉ, mất mát, hư hỏng
Cháy: là hiện tượng mà xảy ra cháy nổ do kỹ thuật hay hàng hóa chứa trên tàu Thường rủi ro này chia ra 2 loại: cháy bình thường và cháy nội tỳ Cháy bình thường là do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, buộc phải tiêu hủy hoặc do sơ suất của người không được bảo hiểm Cháy nội tỳ là do tính chất của hàng hóa chuyên chở có thể tự động bốc cháy như than, gas,
Rủi ro đâm va: tàu bị đâm, va phải chướng ngại vật trên biển (đá ngầm, công
trình xây dựng, tàu thuyền khác) dẫn đến hư hỏng, hành trình bị gián đoạn
Rủi ro mất tích: là trường hợp mà tàu không thể đến được cảng quy định trong
hợp đồng hoặc sau một khoảng thời gian quy định kể từ ngày tàu bị mất tín hiệu Các nước khác nhau thì có quy định khác nhau với thời gian quy định này
Mắc cạn: Khi đáy tàu chạm đất, chướng ngại vật làm tàu không thể chuyển động
được gọi là mắc cạn
Chìm đắm khiến toàn bộ phần nổi của con tàu cùng hàng hóa nằm dưới nước
Trường hợp tàu hay phương tiện khác va vào nhau hoặc đâm vật thể (cố định, tải
động, nổi) làm hàng hóa trên tàu bị xô lệch, xếp chồng lên nhau
Các tai nạn bất ngờ khác
Là những thiệt hại do tác động ngẫu nhiên bên ngoài không thuộc những tai hoạ của biển nói trên Tai nạn bất ngờ khác có thể xảy ra trên biển (Những nguyên nhân không phải là một tai hoạ của biển), trên hồ, trên sông, trong quá trình vận chuyển xếp
dỡ, giao nhận, lưu kho, bảo quản hàng hoá, như hàng bị vỡ, cong, bẹp, thối, hấp hơi, thiếu hụt, mất trộm, mất cắp,…Những rủi ro này được gọi là rủi ro phụ
Ngoài ra còn có các rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội như chiến tranh, đình công, khủng bố
Trang 6 do lỗi của người được bảo hiểm gây nên (ví dụ gói hàng không chắc chắn, cẩu móc làm rách bao hàng, quay tàu làm tàu quay vào cầu cảng)
Các rủi ro do bản chất hoặc tính chất đặc biệt của đối tượng bảo hiểm như nội tỳ hay ẩn tỳ
Ẩn tỳ: là tỳ vết dấu kín, khó phát hiện mà những kiểm tra thông thường trong
giao, nhận hàng hoá không phát hiện được Đa số các ẩn tỳ phải qua thời gian hoặc qua sử dụng mới được phát hiện
Ví dụ: Những lỗi chế tạo máy móc thiết bị mà ban đầu khi kiểm tra khó có thể phát hiện được và đã gặp sự cố hỏng hóc khi đưa vào sử dụng
Nội tỳ: Là tỳ vết xảy ra do bản chất hàng hoá Nội tỳ thường được sử dụng để mô
tả nguyên nhân tổn thất do chính bản chất hàng hoá đó Nguyên nhân này có thể
là do sinh vật sống, côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc… Hoạt động dẫn đến sinh nhiệt, thối rữa, mốc mọt
Ví dụ: Hàng nông sản thực phẩm bị mốc thối, nguyên nhân ban đầu được xác định là thông gió không tốt hoặc tiếc xúc với hàng hoá ẩm ướt khác
1.2.1.2 Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm
Rủi ro thông thường được bảo hiểm: là các rủi ro được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm gốc A, B, C Là những rủi ro có tính chất bất ngờ, ngẫu nhiên, xảy
ra ngoài ý muốn của người được bảo hiểm
Nhóm rủi ro chính: bao gồm các rủi ro thường xảy ra nhất trong chuyến hành trình: mắc cạn, đắm, chìm tàu, cháy nổ, đâm va…
Nhóm rủi ro thông thường:
Rủi ro do hành vi vi phạm pháp luật/hành vi phạm pháp của thuyền trưởng, thủy thủ
Tàu mất tích
Vứt hàng xuống biển: hi sinh có tính chất tự nguyện
Trang 7 Mất cắp, không giao hàng hoặc giao thiếu hàng
Rủi ro chiến tranh: bao gồm những cuộc chiến tranh thông thường giữa các nước
và cả cuộc bạo động, khởi nghĩa có tính cách mạng của 1 nước Theo điều khoản chiến tranh, bảo hiểm sẽ bồi thường cho những tổn thất hàng hóa do:
Những hành động thù địch
Hoạt động có tính chất chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa
Xung đột dân sự
Mìn, thủy lôi, bom hoặc những phương tiện chiến tranh khác
Những rủi ro như bắt giữ, chiếm đoạt, tịch thu, câu thúc, câu lưu
Hậu quả của những hành động thù địch có tính chất chiến tranh xảy ra trước hoặc sau khi tuyên chiến
Đình công: đình công, bạo động và nổi loạn dân sự
Theo điều khoản này, bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất với hàng hóa không những trực tiếp gây ra do những người đình công, công nhân bế xưởng hoặc do bất cứ người nào tham gia vào việc làm xáo trộn lao động, bạo động hoặc nổi loạn mà còn do bất cứ người nào có hành động ác
ý
Trang 8 Tuy nhiên, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí
vì chậm trễ do đình công, bạo động hoặc nổi loạn
Rủi ro loại trừ/ Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro mà bên bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm, không chấp nhận bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra rủi ro
Do lỗi của người được bảo hiểm gây nên
Do bản chất của đối tượng bảo hiểm: Bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất là nội tỳ, ẩn tỳ hay tổn thất do bản thân tính chất hàng hóa gây ra
do hao hụt tự nhiên thông thường: Bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường
do rò cháy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường của đối tượng bảo hiểm
VD: Loại trừ này áp dụng cho sự bốc hơi là nguyên nhân tự nhiên của tổn thất hàng hóa lỏng Ví dụ như thất thoát lượng dầu, hao hụt hàng hạt…
Do chậm trễ của hành trình
VD: trong 1 chuyến hành trình, tàu bị mắc cạn Rủi ro này không làm hàng hóa
bị tổn thất nhưng làm cho tàu về đến cảng chậm trễ 1 thời gian, do đó hàng hóa
bị biến chất Trong TH này, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường Nhưng nếu tàu bị mắc cạn và rủi ro này làm tổn thất hàng hóa 30%, tổn thất do tàu về trễ là 10% thì người bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường 30% rủi ro do mắc cạn còn 10% chậm trễ do người mua bảo hiểm phải tự chịu
Thị trường xuống giá hoặc mất thị trường
VD: Thị trường xuống giá hoặc mất thị trường Điều này hay xảy ra với hàng hóa
là sản phẩm thời trang, theo mùa vụ, hay những sản phẩm mới, sản phẩm cạnh tranh cần chiếm lĩnh thị trường VD như vào mùa nóng thị trường quạt máy đang hút hàng do đó người kinh doanh lên kế hoạch nhập hàng về vào đầu mùa nóng nhưng vì lý do nào đó tàu chở hàng về chậm trễ vào cuối mùa nóng, làm cho sp không bán chạy và bị xuống giá, tổn thất này người bảo hiểm ko chịu trách nhiệm
Trang 9 Do bao bì không đúng quy cách hoặc việc vận chuyển hàng hóa được bảo hiểm không đầy đủ, không thích hợp, nếu chứng minh được tổn thất, tổn hại hay chi phí thật sự do bao bì không thích hợp thì tổn thất này người bảo hiểm không bồi thường
Do vi phạm nguyên tắc xuất nhập khẩu hoặc chuyển khẩu hoặc hàng hóa không
đủ giấy tờ xuất nhập khẩu
Chủ tàu mất khả năng tài chính: Do chủ tàu, người quản lý, người thuê hay người điều hành tàu không trả được nợ hoặc thiết vốn về tài chính gây ra
Do tàu đi chệch hướng bất hợp lý
Tàu không có khả năng đi biển
2 Quản lý rủi ro trong hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế
2.1 Khái niệm quản lý rủi ro trong vận tải quốc tế
Trường phái cũ: QLRR Đơn thuần là mua bảo hiểm (Tức chuyển một phần gánh nặng rủi ro có thể gặp phải sang cho doanh nghiệp bảo hiểm) -> chỉ quản lý được rủi ro thuần tuý, rủi ro đc bảo hiểm
Quản lý rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý nhằm hạn chế các thiệt hại với tổ chức
Trường phái mới: quản lý là quá trình hoạch định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch
mà đối tượng quản lý cần đạt được trong một giai đoạn nhất định Rr là những bất trắc có thể đo lường được Quản lý rủi ro là tổng hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và kế hoạch quản lý rủi ro, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức liên quan đến quản lý rủi ro sao cho đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất
Trường phái mới: quản lý rủi ro là một quy trình cho phép xác định, đánh giá, hoạch định và quản lý các loại rủi ro hướng đến ba mục tiêu:
Xác định được rủi ro
Phân tích những rủi ro đặc thù đối với tổ chức
Ứng phó với những rủi ro đặc thù phù hợp và hiệu quả
2.2 Vai trò của quản lý rủi ro trong vận tải quốc tế
Giúp doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản: quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp …
Trang 10 Đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp nhiều hoạt động kiểm soát chi phí liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp: hoạt động quản trị rủi ro làm giảm chi phí cho doanh nghiệp
Giúp doanh nghiệp chỉ được những giảm sút về thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản bằng cách ngăn chặn kịp thời tổn thất
Giúp doanh nghiệp tham gia vào những dự án có khả năng sinh lời cao: do hoạt động quản trị rủi ro giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp
2.3 Các bước quản lý rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế
2.3.1 Nhận dạng rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế
2.3.1.1 Khái niệm và cơ sở nhận dạng rủi ro trong vận tải hàng hóa quốc tế
Khái niệm nhận dạng rủi ro: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục
và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động vận tải quốc tế
Các vấn đề cơ bản của nhận dạng rủi ro:
Mối hiểm họa: gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng mức độ tổn thất của rủi
ro
Mối nguy hiểm: là nguyên nhân của tổn thất
Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán được
Cơ sở nhận dạng rủi ro:
Nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm) thường được tiếp cận
từ các yếu tố môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Nhóm đối tượng chịu rủi ro: tài sản, nguồn nhân lực
2.3.1.2 Phương pháp nhận dạng rủi ro
Phương pháp chung:
Xây dựng bảng liệt kê:
Xây dựng bảng liệt kê là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong các tình huống nhất định, để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng và xử
lý các đối tượng rủi ro
Thực chất của phương pháp sử dụng bảng liệt kê là phương pháp phân tích SWOT
Các phương pháp nhận dạng cụ thể:
Trang 11 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính;
Phương pháp lưu đồ;
Phương pháp thanh tra hiện trường;
Phương pháp làm việc với các bộ phận khác của doanh nghiệp;
Phương pháp làm việc với các bộ phận khác bên ngoài doanh nghiệp;
Phương pháp phân tích hợp đồng;
Phương pháp nghiên cứu số lượng các tổn thất trong quá khứ
Một số hệ thống phát hiện rủi ro hàng hải: Hệ thống nhận dạng tự động trên mặt đất và vệ tinh AIS, Nhận dạng và theo dõi tầm xa LRIT, Hệ thống giám sát tàu VMS, và các vệ tinh quan sát Trái đất Các hệ thống này cung cấp các cảnh báo sớm và kích hoạt cảnh báo để tránh các vấn đề về an toàn hàng hải như tai nạn,
va chạm, đồng thời giúp xác định các hoạt động đáng ngờ
Ngày nay, hơn nửa triệu tàu thuyền sử dụng AIS để truyền vị trí của họ, được thu thập bởi một mạng lưới máy thu được triển khai tại hơn 140 quốc gia và được chuyển để hiển thị và theo dõi tàu thông qua các nền tảng như MarineTraffic, có
40 triệu người dùng hàng năm Khi mạng lưới máy thu AIS phát triển và công nghệ của nó phát triển từ một công cụ định hướng và nhận thức tình huống đơn giản về an toàn trên biển trở thành xương sống của mạng theo dõi tàu toàn cầu,
dữ liệu AIS có thể cung cấp thông tin ngày càng chính xác và có giá trị để theo dõi vị trí của tàu ở bất kỳ đâu trong vùng nước mở hoặc đường biển trong thời gian gần thực Một lượng lớn các luồng thông báo AIS gần đây đã được xử lý để xác định các kiểu hành vi trung chuyển toàn cầu, phân tích tác động của COVID-
19 đối với tính di chuyển hàng hải toàn cầu và đào tạo mạng lưới học sâu để dự đoán lâu dài về quỹ đạo tàu Thông tin này cũng là cơ bản để cho phép các hệ thống phát hiện bất thường tiên tiến trong lĩnh vực hàng hải đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu gần thời gian thực có thể giúp tránh các sự cố như mắc cạn của tàu Ever Given
2.3.2 Phân tích, đo lường rủi ro
2.3.2.1 Phân tích rủi ro trong vận tải quốc tế
a Khái niệm
Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm hoạ, xác định các mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro khi vận chuyển hàng hóa quốc tế
Trang 12cơ sở cho những biện pháp né tránh, phòng ngừa hoặc tài trợ, khắc phục rủi ro
c Nội dung phân tích rủi ro
(1) Phân tích hiểm họa
Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra
Nhà quản trị có thể thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để phát hiện ra mối hiểm họa
Phân tích hiểm họa không chỉ giới hạn ở các yếu tố đã gây ra tai nạn, mà phải xác định cả các yếu tố có thể gây ra tai nạn theo kinh nghiệm của các tổ chức khác như các công ty bảo hiểm, các đơn vị của Nhà nước…
(2) Phân tích nguyên nhân rủi ro
Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Phần lớn các rủi ro xảy ra đều liên quan đến con người
Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Phần lớn các rủi ro xảy ra là
do các yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa hay cơ học của đối tượng rủi ro
Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm kết hợp cả hai quan điểm trên: Nguyên nhân rủi ro một phần phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, một phần phụ thuộc vào yếu tố con người
(3) Phân tích tổn thất
Có thể phân tích tổn thất qua hai cách thức:
Phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy
ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra
Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất có thể
có Để có thông tin về những tổn thất có thể có, nhà quản trị rủi ro cần triển khai một mạng các nguồn thông tin và mẫu báo cáo rủi ro và suýt xảy rủi ro
Trang 132.3.2.2 Đo lường rủi ro trong vận tải quốc tế
Khái niệm: Thực chất của đo lường rủi ro là tính toán, xác định tần suất rủi ro và biên độ rủi ro, từ đó phân nhóm rủi ro
Đo lường tần số của tổn thất:
Một phương pháp ước lượng tần số tổn thất là quan sát xác suất để một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thất trong một năm
Nếu nhà quản trị giả định không thể có hơn một tổn thất xảy ra trong một năm, xác suất tổn thất sẽ là tần số tổn thất hàng năm
Đo lường mức độ nghiêm trọng của tần suất rủi ro:
Tổn thất lớn nhất có thể có là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thức được
Tổn thất lớn nhất phụ thuộc vào tính chất của mối nguy hiểm gây ra tổn thất cũng như phụ thuộc vào đối tượng của tổn thất
Dựa vào mức độ cao thấp của sự nghiêm trọng và tần số xuất hiện rủi ro nhà quản trị xác định các chỉ thị chiến lược trong quản trị rủi ro
Chỉ thị đó là tập trung quản trị trước hết đối với rủi ro ở nhóm I rồi lần lượt thực hiện rủi ro ở nhóm II, III, IV
2.3.3 Lựa chọn phương thức để kiểm soát, đối phó với RR
2.3.3.1 Mua bảo hiểm
Sự cần thiết phải mua Bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường biển:
Hàng hoá vận chuyển bằng đường biển trải qua một hành trình dài, thường xuyên phải đối mặt với rủi ro hiểm họa trên biển, trên bộ hoặc nội thuỷ
Các công ước quốc tế về cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở đường biển quy định ít trách nhiệm,