Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng minh khai, thái bình (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MINH

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK & ĐTXD MINH KHAI THÁI BÌNH

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại.

Thứ nhất, gần đây, hiệu quả kinh doanh của Công ty bị giám sút so với những năm trước. Nguyên nhân khách quan là do thị trường đang bị trì trệ, khả năng tiếp cận nguồn vốn bị hạn chế, … Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng Công ty còn nặng nề về việc tăng doanh thu, tạo việc làm nhưng chưa quan tâm đúng mức đến tỷ suất lợi nhuận. Để tăng doanh thu, Công ty mở rộng kinh doanh, vay Ngân hàng nhiều hơn, tăng rủi ro về thị trường , rủi ro về ngoại tệ.

Thứ hai, việc điều tra nhu cầu thị trường, nhận định thị trường của Công ty thời gian qua còn thiếu chính xác. Thị trường giá cả các mặt hàng kinh doanh trong cơ chế thị trường biến động rất phức tạp, nhất là thị trường phân bón. Một số thị trường đang có xu hướng bị thu hẹp lại.

Thứ ba, trong công tác chuẩn bị hàng của Công ty, một vấn đề đặt ra chưa được Công ty có biện pháp giải quyết đó là nguồn cung cấp bị phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất. Trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta về cơ bản là một nền sản xuất manh mún, phân tán. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp muốn làm

thành lô hàng xuất khẩu, chủ hàng phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng. Điều này gây tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận.

Thứ tư, mẫu mã hàng TCMN của công ty chưa đa dạng phụ thuộc quá nhiều vào mẫu do khách cung cấp. Điều này do phòng thị trường và mặt hàng mới vừa được thành lập nên chưa phát huy được vai trò của mình trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Cuối cùng, năng lực ký kết hợp đồng còn nhiều hạn chế, một số điều khoản ký kết còn bị động, thiếu linh hoạt gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

Điều này phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn của cán bộ nghiệp vụ. Bên cạnh đó, CBCNV của công ty chưa phát huy được hết thế mạnh của mạng Internet. Do vậy, một số thông tin về khách hàng chưa được cập nhập nhanh chóng nên dẫn đến một số thương vụ công ty đã bị tổn thất do người mua hủy ngang hợp đồng hay không thanh toán.

2.3.3.2. Nguyên nhân.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến kinh doanh sản xuất của công ty gồm có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Việc nghiên cứu thị trường hiện tại chưa được quan tâm đúng mức, công ty chưa thấy được rõ vai trò của hoạt động marketing.

- Mặc dù đội ngũ cán bộ có trình độ, thành thạo nghiệp vụ, nhưng còn thiếu kinh nghiệm, thiếu ngoại ngữ, không nắm rõ luật pháp của bên đối tác đây không chỉ là tình trạng riêng của Công ty Minh Khai nói riêng mà nó còn là đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

- Về hình thức nhập khẩu: doanh nghiệp chủ yếu áp dụng phương thức nhập khẩu trực tiếp, chưa đa dạng hoá phương thức nhập khẩu. Hình thức nhập khẩu này tuy doanh thu tăng nhưng chi phí lớn, mức độ rủi ro cao làm tăng chi phí nhập khẩu như chi phí: vận tải, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.

* Nguyên nhân khách quan

- Giá cả hàng hoá nhập khẩu không ổn định gây khó khăn cho doanh nghiệp tiến hành lập dự án kinh doanh, nhất là mặt hàng phân bón và vật liệu xây dựng làm tăng chi phí hàng hoá, dịch vụ, nhiều công trình thi công bị đình trệ, kế hoạch bị gián đoạn.

- Lãi suất trong nước cao, không ổn định gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hạch toán giá hàng bán. Doanh nghiệp nên tăng giá bán hay giữ nguyên giá để có thể cạnh tranh là vấn đề lớn đối với công ty.

- Cơ chế quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu còn lỏng lẻo còn nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho hàng hoá nhập lậu tràn lan với giá rẻ chất lượng kém, gây tổn hại đến hàng hoá nhập khẩu chính ngạch do công ty nói riêng và các công ty trong nước.

- Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhất là thủ tục hải quan phức tạp qua nhiều khâu gây lãng phí thời gian, ứ đọng vốn mất thời cơ kinh doanh.

- Công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước do chính phủ ban hành chính sách cho phép các doanh nghiệp đủ tư cách pháp nhân tham gia xuất nhập khẩu. Về mặt hàng xe máy, ô tô, những năm gần đây doanh số bán hàng có chiều hướng giảm vì các chính sách của Chính phủ để giảm số lượng phương tiện giao thông.

- Một số mặt hàng như thu công mỹ nghệ, móc câu, thêu xuất khẩu của Công ty thường bị thiếu lao động, nhất là trong mùa vụ do lao động chủ yêu là nông dân. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều công ty làm việc trong lĩnh vực này nên có sự tranh giành, thiếu hụt lao động.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng minh khai, thái bình (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w