Các loại rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương pháp tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (Trang 21 - 27)

1.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

1.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

dụng chứng từ 1.2.2.1. Rủi ro kỹ thuật

Là những rủi ro hình thành do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C như: các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán hay có sự khác biệt giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung L/C hoặc trái với điều khoản của UCP 600.

Rủi ro đối với ngân hàng c. Rủi ro đối với NH phát hành

 Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu NH phát hành kiểm tra không kĩ đơn xin mở L/C sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho NH sau này

 Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu NH phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra tỉ mỉ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà NK không chấp nhận, thì NH không thể đòi tiền nhà NK

 Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì NH phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Nếu không có sự chấp nhận trước của người NK về việc hoàn trả, thì NH phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, khi đó nhà NK không chấp nhận và NH sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà NK.

 NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ.

 Nếu trong L/C NH phát hành không quy định bộ vận đơn đầy đủ thì một người NK có thể lấy được hàng hóa chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đợn, trong khi đó người trả tiền hàng hóa lại là NH phát hành theo cam kết của L/C

 NH phát hành có thể gặp rủi ro do không hành động đúng theo UCP 600, đưa ra quyết định từ chối bộ chứng từ quá 5 người làm việc của NH.

d. Rủi do đối với NH thông báo

 NH thông báo có trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng trước khi gửi thông báo cho nhà XK. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả hoặc phát hành sửa đổi một L/C mà không có ghi chú gì trong khi NH thông báo chưa xác nhận được tình trạng mã khóa hay chữ ký ủy quyền của NH phát hành L/C

e. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận

 Nếu bộ chứng từ được xuất trình là hoàn hảo thì NH xác nhận phải trả tiền cho nhà XK bất luận là có truy hoàn tiền từ NH phát hành hay không. Như vậy, NH xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành.

 Nếu NH xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra bộ chứng từ một cách thích đáng, để bộ chứng từ có lỗi, NH phát hành không chấp nhận thanh toán thì NH xác nhận không thể đòi tiền NH phát hành

f. Rủi ro đối với ngân hàng được chỉ định

 Các NH được chỉ định không có trách nhiệm thanh toán cho nhà XK trước khi nhận được tiền hàng từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ được xuất trình, các NH được chỉ định thường ứng trước cho nhà XK với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà XK, do đó NH này phải chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà XK

g. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank)

Ngân hàng chiết khấu có thể là ngân hàng xác nhận nếu là L/C xác nhận hoặc là ngân hàng thông báo nếu người hưởng không muốn xuất trình chứng từ qua ngân hàng

thứ 3 nhưng thông thường là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C cho phép chiết khấu. Đối với ngân hàng chiết khấu, rủi ro xảy ra phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng mở và nhà nhập khẩu. Ngân hàng chiết khấu sẽ không thu hồi được tiền hoặc thu hồi chậm là do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán, thậm chí từ chối thanh toán thông qua việc kiểm tra chứng từ của ngân hàng mở.

Đối với ngân hàng chiết khấu, thời gian trì hoãn thanh toán càng dài ngân hàng bị chiếm dụng vốn càng lâu.

Rủi ro đối với người nhập khẩu

Rủi ro khi nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa đúng như đơn đặt hàng.

Tình trạng này xảy ra do người xuất khẩu lợi dụng tính độc lập giữa L/C và hợp đồng thương mại. Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. Ngân hàng chỉ kiểm tra sự trùng khớp bề ngoài của bộ chứng từ với L/C, chứ không chịu trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa.

Trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành.

Rủi ro khi ngân hàng thanh toán cho bộ chứng từ có sai sót

Rủi ro có thể xảy ra với người nhập khẩu, nếu ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng được chỉ định khác mắc sai lầm khi thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ ngân hàng phát hành L/C. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định thì ngân hàng mở có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ.

Rủi ro đối với người xuất khẩu

Rủi ro do nhà xuất khẩu không xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo

Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành đứng ra cam kết thanh toán cho người bán khi họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C. Trong khi đó để bảo đảm việc giao hàng theo đúng quy định của hợp đồng thương mại, L/C thường phải bao gồm nhiều điều khoản rất chi tiết và khắt khe. Do vậy, rủi ro sẽ xảy ra với nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hoặc chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải xử lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải chịu các chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng húa….trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà nhập khẩu là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ sai sót.

Rủi ro do ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán

Trong trường hợp nếu ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng xác nhận) mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán , trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng hạng nhất trong nước còn lại nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro.

1.2.2.2. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên liên quan nhưng không có khả năng đòi hoàn trả. Rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các bên. Phương thức tín dụng chứng từ liên quan trực tiếp đến các rủi ro tín dụng nói trên. Cụ thể là:

Đối với ngân hàng phát hành

Khi phát hành L/C, ngân hàng phát hành đã thực hiện việc cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu vì thông thường L/C được phát hành với mức ký quỹ dưới 100%. Nhà nhập khẩu chưa phải trả tiền nhưng đã được nhà xuất khẩu giao hàng vì tin tưởng vào cam kết của ngân hàng phát hành. Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành xảy ra khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản: Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho ngưòi thụ hưởng theo quy định của L/C nhưng không có khả năng đòi hoàn trả từ nhà nhập khẩu.

Đối với ngân hàng chiết khấu

Khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu, ngân hàng chiết khấu đã thực hiện việc mua lại quyền đòi tiền của nhà xuất khẩu từ ngân hàng phát hành L/C. Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản thì rủi ro tín dụng thuộc về ngân hàng chiết khấu.

Đối với ngân hàng xác nhận

Khi thực hiện việc xác nhận L/C nhưng không yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ 100% trị giá L/C, ngân hàng xác nhận có thể phải đối mặt với rủi ro tín dụng khi ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản.

1.2.2.3. Rủi ro hối đoái

Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ.

Đối với ngân hàng

Khi đồng nội tệ giảm giá, ngân hàng sẽ phải mất thêm một khoản tiền bù vào mức giảm đó. Bên cạnh đó, nếu trạng thái ngoại hối của ngân hàng không tốt, một mặt ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ của khác hàng, mặt khác bản thận ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình thanh toán cho ngân hàng. Thiệt

hại xảy ra có thể về mặt tài chính vì ngân hàng phải đi vay ngoại tệ của ngân hàng khác, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng trong hoạt động thanh toán nói riêng, hoạt động ngân hàng nói chung.

Đối với nhà nhập khẩu

Khi hàng hóa về, cho dù những mặt hàng có giá bán cạnh tranh hay không thì việc tỷ giá trượt mạnh sẽ khiến nhà nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng vì lợi nhuận giảm hoặc bị lỗ

Đối với nhà xuất khẩu

Rủi ro tỷ giá xảy ra ngược lại với hai trường hợp trên. Giả sử đơn vị tiền tệ của nước nhà XK là một ngoại tệ khác (bản tệ) và phải thông qua một đơn vị tiền tệ mạnh khác được kí kết trong HĐTM. Trong tương lại, vì một yếu tố nhảy cảm nào đó khiến đồng bản tệ bị trượt giá, ảnh hưởng tới doanh thu dự kiến của nhà XK

1.2.2.4. Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức là rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên còn lại.

 Về phía nhà XK, họ có thể lợi dụng vào tính độc lập giữa bộ chứng từ thanh toán và tình hình giao hàng thực tế để lập ra bộ chứng từ giả mạo phù hợp với L/C nhằm đòi tiền hàng.

 Về phía nhà NK, khi có cơ hội kinh doanh đã mất hay do có mối hàng khác hoặc do tình hình trên thị trường hàng hóa có những biến động bất lợi thì họ có thể dựa vào những sai sót dù rất nhỏ của bộ chứng từ để không hoặc kéo dài thời gian trả tiền khi không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thậm chí nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng.

 NH là người gánh chịu rủi ro đạo dức: NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp người NK chủ tâm không hoàn trả.

 NH là người gây ra rủi ro đạo đức: NH mở L/C có thể vi phạm cam kết của mình như từ chối thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán hoặc đứng về phía khách hàng gây khó khăn trong quá trình thanh toán.

Nguyên nhân chủ yếu của rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đầy đủ, các bên tham gia không nắm được những thông tin cần thiết về khả năng tài chính, về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như về uy tín và tính trung thực của đối tác. Chính vì vậy mà đưa ra những phán quyết sai lầm gây nên rủi ro thanh toán.

1.2.2.5. Rủi ro thanh khoản

Đối với ngân hàng

Rủi ro thanh khoản là những thiệt hại do ngân hàng phải gánh chịu khi không có đủ tiền để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên rủi ro này rất ít khi xảy ra, đối với những quốc gia mà đồng tiền của họ không có thể mạng trong thanh toán quốc tế thì họ phải dự trữ một lượng lớn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhà nhập khẩu trong thanh toán. Vì vậy, thanh toán chậm cho nhà xuất khẩu làm giảm uy tín của ngân hàng, thậm chí còn bị phạt vì trả chậm.

Đối với nhà nhập khẩu

Không có khả năng chi trả, dẫn đến giảm uy tín trong mắt các bên tham gia. Ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn trong tương lai.

Rủi ro ngân hàng đại lý

Khi triển khai hoạt động thanh toán quốc tế, các ngân hàng đều coi nhiệm vụ phát triển quan hệ đại lý ra nước ngoài là một nhiệm vụ mang tính quyết định cho việc mở cửa hoạt động của ngân hàng. Việc thiết lập và phát triển rộng rãi hệ thống ngân hàng đại lý tạo long tin lẫn nhau, giúp các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế thuận tiên, nhánh chóng, giảm chi phí trung gian.

Đứng trên góc độ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu (GP.Bank), những tài khoản mà ngân hàng đó mở tại một ngân hàng khác được gọi là tài khoản Nostro. Ngược lại, những tài khoản mà ngân hàng khác mở tại Ngân hàng GP.Bank được gọi là tài khoản Vostro. Mỗi ngân hàng khi tham gia hoạt động thanh toán quốc tế đều chọn cho mình một số ngân hàng trung gian uy tín để đảm bảo an toàn trong thanh tán. Nếu ngân hàng giữ tài khoản Nostro bị phá sản, đóng cửa sẽ là một rủi ro vô cùng nghiêm trọng đối với hoạt động của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản theo. Do vậy, để phân tán rủi ro, các ngân hàng không nên duy trì một tài khoản Nostro duy nhất đối với mỗi loại ngoại tệ giao dịch chính. Hơn nữa, quan hệ đại lý thông qua việc các ngân hàng thiết lập quan hệ SWIFT, Testkey, trao đổi chữ ký ủy quyền… là một kênh cung cấp thông tin về khách hàng, góp phần hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

1.2.2.6. Rủi ro bất khả kháng

Nguyên nhân là các sự kiện về thiên tai, nổi loạn, bạo động, chiến tranh,… trong những nguyên nhân trên chúng đều gây ra hậu quả là các điều kiện về địa điểm, thời gian giao hàng hoặc hàng đến nơi nhưng giảm chất lượng và nghiêm trọng hơn nó có thể làm cho nhà nhập khẩu bị phá sản. Điều này dẫn tới khách hàng không có khả năng

thanh toán cho ngân hàng. Đây là một rủi ro mà cả ngân hàng và khách hàng khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, các cuộc khủng khoảng kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới rủi ro bất khả kháng đối với ngân hàng, nó làm giảm cán cân thanh toán của quốc gia dẫn đến đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ. Từ đó dẫn tới khả năng chi trả của ngân hàng với khách hàng là giảm. Hơn thế nữa trong thời kỳ này, uy tín của ngân hàng mở L/C bị giảm sút, đòi hỏi phải thông qua một ngân hàng khác xác nhận và ký quỹ 100% giá trị L/C.

1.2.2.7. Rủi ro chính trị, pháp lý

Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là những rủi ro bắt buồn từ sự không ổn định về chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán. Thông thường đó là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý như:

thay đổi đột ngột về thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luật xuất nhập khẩu.. Những thay đổi này làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước làm cho các bên tham gia xuất nhập khẩu và ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C có thể bị hủy bỏ, gây thiệt hại cho các bên tham gia. Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tinh, bạo động hay chiến tranh, đảo chính, đình công… hoặc những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn ở các nước tham gia chứng từ bị mất thất lạc cũng có thể gây rủi ro trong quá trình thanh toán.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương pháp tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)