Các nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương pháp tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (Trang 29 - 33)

1.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

1.2.6. Các nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

1.2.6.1. Nguyên nhân khách quan

Có nhiều nguyên nhân xuất phát từ môi trường kinh doanh bên ngoài có thể đem đến nhiều rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng phải có chọn lựa và nghiên cứu kĩ thuật tốt ngay từ đầu để giảm thiểu đến mức tối đa những rủi ro này.

Khách hàng trong nước gặp khó khăn kinh doanh và tài chính nên không có khả năng thực hiện những cam kết thanh toán với ngân hàng, hoặc lợi dụng sự sơ hở,

Giá trị nợ quá hạn Tổng giá trị thanh toán

buông lỏng trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng để ràng buộc ngân hàng vào những hoạt động sai mục đích, phi pháp.

Đối tác nước ngoài không có khả năng thực hiện hợp đồng, không có thiện chí hoặc cố tình lợi dụng lừa đảo khách hàng dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng.

Trình độ nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng khi tham gia thương mại quốc tế còn thấp, nhiều khách hàng chưa có kinh nghiệm, chấp nhận ký kết những hợp đồng có những điều kiện thanh toán bất lợi kéo theo rủi ro cho ngân hàng

Các ngân hàng đại lý cố tình không thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của mình hoặc vì các lý do chính trị, kinh tế… mà không thực hiện được, gây tổn thất cho khách hàng.

Rủi ro do đặc điểm của bản thân phương thức thanh toán được sử dụng đem lại.

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng còn thiếu và có nhiều bất cập. Hiện nay chưa có một văn bản nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế. Ví dụ: Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, hiện tại, các bên tham gia vẫn vận dụng UCP 600 làm căn cứ quy định trách nhiệm và quyền hạn, nhưng đây chỉ là thông lệ quốc tế, trong đó không quy định rõ mức xử lý như thế nào khi có vi phạm. Trong khi đó các nước trên thế giới đều có những luật hoặc văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở thông lệ quốc tế, có tính đến đặc thù quốc gia.

Các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan của Việt Nam còn chưa ổn định, thay đổi gián tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế.

Thị trường ngoại tệ chưa phát triển, tỷ giá các ngoại tệ mạnh không ổn định, các cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng và khách hàng, đồng thời làm tăng rủi ro về ngoại hối của ngân hàng. Hơn nữa, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chưa phát triển, chủ yếu dừng lại ở giao dịch mua bán giao ngay (sport), các giao dịch mua bán kỳ hạn còn rất hạn chế. Điều này tạo khó khăn cho việc tính toán hiệu quả kinh doanh và tránh rủi ro do biến động tỷ giá cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thanh toán quốc tế.

1.2.6.2. Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân khách quan, còn có nhiều nguyên nhân chủ quan từ chính môi trường bên trong của sở. Mặc dù đây là những nguyên nhân có thể kiểm soát được, nhưng nếu không chú ý sẽ gây ra những rủi ro rất lớn

Trình độ cán bộ thanh toán quốc tế còn nhiều bất cập, nhiều khi còn thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn, không nắm chắc và tuân thủ quy trình thanh toán quốc tế.

Chưa có các cơ chế thống nhất, đồng bộ để đảm bảo khả năng thanh toán như cơ chế thành lập quỹ dự phòng rủi ro thanh toán quốc tế, cơ chế phối hợp giữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế và quản lý tín dụng xuất nhập khẩu.

Các hình thức dịch vụ còn đơn điệu, một chiều, chưa đa dạng hoá để giảm thiểu, phân tán rủi ro và thu hút nguồn ngoại tệ mạnh.

Công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, chưa đồng bộ và phát triển kịp thời so với xu thế phát triển và nhu cầu thanh toán quốc tế, làm ảnh hưởng đến tốc độ thanh toán, gây rủi ro cho ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn thiếu tính chủ động, mới chỉ dừng lại ở việc mua bán phục vụ từng giao dịch cụ thể, chưa thực sự kinh doanh để thu lợi nhuận và tăng cường tính chủ động về nguồn ngoại tệ cung cấp cho các khách hàng khi phát sinh nhu cầu về ngoại tệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1



Trong chương một, luận văn đã đề cập tới cơ sở lý luận chung về thanh toán quốc tế, trong đó tập trung tìm hiểu các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ

Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ, các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh và khái niệm về rủi ro… từ đó làm nền tảng cho việc đi sâu vào phân tích những rủi ro xảy ra trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long.

Một mặt, rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong chương hai tiếp theo.Mặt khác, góp phần hoàn thiện hạn chế phương thức tín dụng chứng từ, từ đó đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế là góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng, đồng thời góp phần đưa đất nước hội nhập nhanh với kinh tế Thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Tuy nhiên, song song với việc phát triển mạnh thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, các ngân hàng còn phải đề phòng những rủi ro mà phương thức này mang lại.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương pháp tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)