Đánh giá về rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương pháp tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

2.4. Đánh giá về rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu

2.4.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long

Qua nghiên cứu thực trạng trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Thăng Long, chúng ta thấy được rằng rủi ro xảy ra khi sử dụng phương thức này là rất đa dạng, dưới mọi góc độ khác nhau và luôn đồng hành với

hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Song ngân hàng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thanh toán bằng thư tín dụng.

2.4.1.1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Đây là vấn đề nổi bật nhất trong những thành tựu mà ngân hàng đạt được. Hiện nay, ngân hàng đã thay đổi hầu như toàn bộ hệ thống máy tính mới, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hệ thống mạng SWIFT phát triển đã tiết kiệm được thời gian, chi phí và độ an toàn, chính xác cao. Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng mạng Internet để cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn.

Cùng với sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam, một loạt các dự án công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt được triển khai trong tương lại như dự án kết nối thẻ Visa –Thẻ Lan, Thẻ Cúc, hay mới đây là phát hành thẻ ghi nợ nội địa My Card –ngoài việc kết nối thành công hệ thống Smartlink, Banknetvn ở trong nước mà còn thực hiện kết nối với các Ngân hàng thuộc các Tổ chức chuyển mạch thẻ quốc tế:

Union (Trung Quốc), KFTC (Hàn Quốc), ITMX (Thái Lan), MEPS (Malaysia) và UC (Nga)…

Chiến lược công nghệ thông tin của Ngân hàng GP.Bank là tiếp tục đầu tư hiện đại hóa công nghệ phục vụ hoạt động ngân hàng, chuẩn hóa cơ cấu tổ chức công nghệ thông tin phù hợp với mô hình xử lý tập trung của ngân hàng hiện đại, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh hội nhập.

Chính nhờ triển khai những nghiệp vụ trên mà nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã trở nên đơn giản hóa và nhanh chóng hơn. Cán bộ thanh toán quốc tế có thể tự quản lý khách hàng của mình. Các phòng kết nối với nhau nên nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng kịp thời.

2.4.1.2. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới

Thời gian gần đây, ngân hàng đã đưa các loại L/C đặc biệt vào tài trợ xuất nhập khẩu như: L/C chuyển nhượng, nhận tư vấn cho khách hàng về bộ chứng từ hoàn hảo, chiết khấu bộ chứng từ theo L/C,…thủ tục thanh toán L/C được thực hiện ngày càng nhanh chóng, gọn nhẹ, đơn giản tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.4.1.3. Về chất lượng cán bộ thanh toán quốc tế

Lượng thanh toán viên có trình độ cao ngày càng tăng. Hiện tại phòng Kinh doanh ngoại hối có 100% cán bộ là có trình độ đại học. Chi nhánh liên tục tạo điều kiện cho cán bộ thanh toán quốc tế đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ tại các trung tâm đào tạo sau đại học có uy tín chất lượng tốt. Cùng với sự phát triển vượt bậc này

đã mang lại lượng khách hàng ngày càng gia tăng, uy tín của ngân hàng ngày càng được khẳng định.

2.4.2. Những tồn tại dẫn đến rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long

2.4.2.1. Tồn tại từ phía khách hàng

Những rủi ro về đạo đức của khách hàng Việt Nam chủ yếu bắt buồn từ sự thiếu trung thực của họ. Một số khách hàng vị lời ích trước mắt mà đã vi phạm những cam kết với ngân hàng, trì hoãn không chịu thanh toán trái với thông lệ quốc tế làm ảnh hưởng không ít tới uy tín của ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long

a. Đối với khách hàng xuất khẩu

Khi nhận được thông báo L/C, nhà XK kiểm trả L/C không kỹ, không phát hiện ra những dấu hiệu mập mờ hay những điều khoản mà phía mình không thực hiện được hoặc điều khoản bất lợi. Dẫn đến việc thực hiện không đúng L/C, kết quả bị nhà NK nước ngoài ép giá, thậm chí bị từ chối thanh toán. Nguyên nhân trực tiếp là các doanh nghiêp xuất nhập khẩu chủ quan, trình độ ngoại thương còn yếu kém, luôn nghĩ trách nhiệm đó thuộc về phía ngân hàng. Trong khi đó, có những thư tín dụng có nội dung rất dài và sử dụng ngôn ngữ khó hiểu đã dẫn đến hiểu sai và nhầm lẫn.

Trên thực tế, lập được một bộ chứng từ hoàn hảo, không có một lỗi nào là một điều hiếm thấy. Việc trả tiền dựa vào thiện chí người mua là chủ yếu, nếu chưa muốn trả tiền ngay thì họ có thể tìm mọi cách để trì hoãn. Vì vậy, cán bộ thanh toán quốc tế tư vấn giúp khách hàng lập được bộ chứng từ phù hợp là điều rất cần thiết.

b. Đối với khách hàng nhập khẩu

Đặc biệt trong nghiệp vụ mở L/C của các doanh nghiệp nhập khẩu còn thấp, thường mắc lỗi, không chịu bám sát hợp đồng dẫn tới bên bán hàng không nhận, phải sửa đổi gây tốn thời gian và chi phí vô ích. Nhiều khi việc mở L/C nhập còn thiếu sót gây thiệt hại cho chính đơn nhập khẩu và chỉ có doanh nghiệp nhập khẩu tự khắc phục.

Ngân hàng chỉ mở L/C theo đúng đơn yêu cầu mở L/C

Đơn vị nhập khẩu cũng gặp phải rủi ro khi đối tác của mình không thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng. Họ giao hàng không đúng với số lượng, chất lượng nhưng lại lập chứng từ phù hợp với L/C để đòi tiền. Chỉ đến khi nhận hàng, doanh nghiệp mới phát hiện ra hàng không đúng giá trị. Bên Việt Nam cũng có những khiều nại, kiện tụng nhưng có những vụ không giải quyết được hoặc mất nhiều công sức và thời gian làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4.2.2. Tồn tại từ phía ngân hàng a. Trình độ vận dụng UCP

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thê giới, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến và chiếm vị trí chủ đạo trong thanh toán xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian qua,các vụ tranh chấp và rủi ro liên quan đến L/C ở Việt Nam thường xuyên diễn ra với tính chất phức tạp và luôn biến đổi không ngừng.

UCP500, UCP600 ra đời đã giải quyết một phần mâu thuẫn đó, tuy nhiên, trình độ vận dụng của các bên tham gia trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói chung và của Ngân hàng GP.Bank nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này làm phát sinh tranh chấp giữa các bên mà nhiều khi ngời chịu thiệt hại là ngân hàng.

b. Về nghiệp vụ

Trong giai đoạn nghiên cứu, doanh số thanh toán bằng thư tín dụng liên tục tăng và luôn chiếm một tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán quốc tế. Điều đó cho thấy, ngân hàng đã tăng cường kiểm tra, giám sát BCT dưới vai trò là NH phát hành, NH thông báo để giảm thiểu tối đa các rủi ro tác nghiệp từ phía ngân hàng. Tuy nhiên, những rủi ro còn phát sinh trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng trong thời gian qua chủ yếu là do những sai sót của cán bộ ngân hàng gây ra. Bên cạnh đội ngũ cán bộ có trình độ ngoại ngữ, am hiểu chuyên môn thì vẫn còn một tỷ lệ nhỏ cán bộ ngân hàng chưa có đủ kiến thức cần thiết về thanh toán quốc tế để áp ứng được yêu cầu công việc dẫn đến việc soạn thảo các điều khoản của hợp đồng. Nguyên nhân chính là do phương thức tín dụng

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương pháp tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)