Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương pháp tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2011 Năm

2012

Năm 2013

Năm 2012/2011

Năm 2013/2012 Tuyệt

đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối Huy động

vốn 4,374,900 5,490,923 6,643,772 1,116,023 25.51 1,152,849 21.00 Tiền gửi

thanh toán 75,150 88,175 91,125 13,025 17.33 2,950 3.35

VND 74,625 87,550 90,413 12,925 17.32 2,863 3.27

Ngoại tệ 525 625 712 100 19.05 87 13.92

Tiền gửi

có kỳ hạn 1,250,562 985,126 1,126,523 (265,436) (21.23) 141,397 14.35 VND 1,250,562 985,126 1,126,523 (265,436) (21.23) 141,397 14.35

Ngoại tệ 0 0 0

Tiền gửi

tiết kiệm 3,049,188 4,417,622 5,426,124 1,368,434 44.88 1,008,502 22.83 VND 2,598,932 3,845,466 4,800,272 1,246,534 47.96 954,806 24.83 Ngoại tệ 450,256 572,156 625,852 121,900 27.07 53,696 9.38 (Nguồn: Phòng Kế toán –Hành chính) Bảng 2.2. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu theo loại tiền

Đơn vị: % Loại tiền Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

VNĐ 90 90 91

Ngoại tệ 10 10 9

(Nguồn: Phòng Kế toán –Hành chính) Nhìn chung, quy mô nguồn vốn huy động tăng bền vững qua các năm.

Năm 2012, tổng số tiền huy động được 5,490,923 triệu đồng tăng 25.51% so với năm 2011, và tiếp tục tăng lên 6,643,772 triệu đồng vào năm 2013. Trong đó, nguồn vốn huy động từ nội tệ cao hơn rất nhiều so với nguồn ngoại tệ cụ thể như sau:

Nguồn ngoại tệ từ năm 2011 đến năm 2013 tăng đều qua các năm và chủ yếu là qua hoạt động tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, tốc độ tăng còn rất khiêm tốn, cụ thể:

Năm 2012 đạt 572,156 triệu đồng tăng 27.07% so với năm 2011 và năm 2013 đạt 625,825 triệu đồng tăng 9.38% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do có một lượng khách hàng lớn khách hàng Việt Nam làm việc tại nước ngoài gửi tiền về cho gia đình của họ. Việc tăng huy động ngoại tệ từ các khách hàng dân cư và tổ chức kinh tế là hành động nhằm đảm bảo nguồn vốn ngoại tệ hiện tại cũng như trong tương lại của ngân hàng, và nó cũng tới các hoạt động trực tiếp tới các hoạt động khác mà sử dụng nguồn ngoại tệ đó, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế. Và để đảm bảo nguồn ngoại tệ, hàng năm ngân hàng vẫn luôn thực hiện một số chương trình khuyến mãi như “Lộc xuân tràn đầy, tết vui sum vầy” áp dụng cho tất cả các khách hàng có thực hiện giao dịch nhận tiền qua dịch vụ Western Union có cơ hội trúng ngay tủ lạnh Sharp và nhiều phần quà khác.

Đối với đồng nội tệ, tỷ trọng nguồn vốn thông qua hoạt động tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 90%) và được giữ vững qua các năm, đồng thời phản ánh rõ thực trạng của nền kinh tế Việt Nam là các kênh đầu tư sinh lời trong giai đoạn 2011 – 2013 không còn hiệu quả như bất động sản bị “đóng băng”, tình hình sản xuất kinh doanh trì trệ, nhiều doanh nghiệp đã rời khỏi thị trường…dẫn đến gửi tiền tiết kiệm là kênh đầu tư tối ưu hiện nay. Nắm bắt được thực trạng đó, ngân hàng đã có những chính sách thay đổi lãi suất huy động, các chương trình khuyến mãi như:

 15/07/2011Gửi tiết kiệm tại GP. Bank, rinh Vespa LX về nhà

 1/11/2011 Gửi tiết kiệm tại GP. Bank, trúng ngay ô tô Mercedes

 02/07/2012 GP. Bank ra mắt dịch vụ “Tiết kiệm điện tử”…

 19/09/2012 Bổ sung kỳ hạn 13 tháng đối với hình thức tiết kiệm thường với mức lãi suất cao nhất 13%

 02/05/2013 Vui hè, Nhận quà 5 tỷ đồng từ GP.Bank

Bên cạnh huy động qua tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng còn huy động qua qua tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kì hạn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nền kinh tế nên số tiền qua hai hoạt động này không nhiều, đặc biệt là tiền gửi thanh toán có tốc độ tăng rất chậm, cụ thể: năm 2012 đạt 88,175 triệu đồng tăng 25.51% so với năm 2011 và tiếp tục tăng 3.35% vào năm 2013. Còn tiền gửi có kì hạn, mức tăng trưởng không bền vững: Năm 2012 đạt 985,126 triệu đồng giảm 21.23% so với năm 2011, nhưng sang năm 04/01/2013, do ngân hàng áp dụng lãi suất huy động mới, trong đó, mức lãi suất huy động cao nhất lên tới 11.5%/năm áp dụng cho các kỳ hạn dài từ 12 tháng đến 36 tháng. Riêng lãi suất các kỳ hạn từ 1 tháng đến 9 tháng đồng loạt được áp dụng mức 8%/năm. Trong khi các ngân hàng khác như TrustBank, áp dụng mức lãi suất 11.4%

đối với kì hạn 12 tháng, 13 tháng, 15 tháng, còn từ 18 tháng đến 36 tháng mức lãi suất là 10%. Do đó, nguồn vốn huy động được trong năm 2013 tăng lên 1,126,523 triệu

đồng tương đương 14.35%. Điều đó cho thấy, ngân hàng đã có những phản ứng và các chính sách đúng đắn phù hợp với thời cuộc.

Nhờ chính sách điều hành lãi suất huy động theo hướng linh hoạt, phù hợp với các diễn biến của thị trường, mặc dù trong những năm gần đây có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhưng nhìn tổng thể nguồn vốn huy động của GP.Bank liên tục có những bước tăng trưởng khả quan. Điều này chứng tỏ mức độ tín nhiệm của các cá nhân tổ chức dành cho GP.Bank ngày càng tăng.

2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

Bảng 2.3. Tình hình cho vay giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh 2012/2011

So sánh 2013/2012 Tuyệt

đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối 1. Thành phần kinh tế

Quốc doanh - - - - -

Ngoài quốc

doanh 2,600,875 1,950,367 2,450,084 (650,508) (25.01) 499,717 25.62 2. Thời hạn cho vay

Ngắn hạn 1,560,525 1,267,739 1,666,057 (292,786) (18.76) 398,319 31.42 Trung, dài

hạn 1,040,350 682,628 784,027 (357,722) (34.38) 101,398 14.85 3. Loại tiền tệ

VNĐ 2,470,831 1,911,360 2,327,580 (559,472) (22.64) 416,220 21.78 Ngoại tệ quy

đổi VNĐ 130,044 39,007 122,504 (91,036) (70.00) 83,497 214.05 Tổng dư nợ 2,600,875 1,950,367 2,450,084 (650,508) (25.01) 499,717 25.62 (Nguồn: Phòng Kế toán –Hành chính) Bảng 2.4. Tỷ trọng cho vay theo các chỉ tiêu

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thời hạn cho vay

Ngắn 60 65 68

Trung, dài hạn 40 35 32

Loại tiền tệ

VNĐ 95 98 95

Ngoại tệ quy đổi VNĐ 5 2 5

(Nguồn: Phòng Kế toán –Hành chính)

Qua bảng 2.3 cho ta thấy, tổng dư nợ qua các năm liên tục biến động, biểu hiện rõ rệt cùng với nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trong đó, thời hạn cho vay là ngắn hạn và bằng VNĐ luôn chiếm tỉ trọng cao qua các năm Cụ thể:

Trong năm 2011 là 2,600,875 triệu đồng, số tiền cho vay cao nhất trong ba năm trở lại đây. Đây là một năm khá thuận lợi cho hoạt động tín dụng phát triển bởi chính sách tiền tệ được duy trì ổn dịnh, cùng với việc triển khai gói kích cầu hỗ trợ “3000 tỷ đồng cho vay với lãi suất ưu đãi 14%” được triển khai từ quý II /2012. Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 1,560,525 triệu đồng chiếm 60% , cho vay dài hạn đạt 1,040,350 triệu đồng chiếm 40% tổng dư nợ.

Tuy nhiên, sang năm 2012, diễn biến phức tạp của mặt bằng lãi suất, sự tăng trưởng nóng của một số kênh đầu tư hấp dẫn nhưng có độ rủi ro cao như vàng, ngoại tệ cũng như cuộc khủng kinh tế Việt Nam đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp. Nắm bắt được tình hình chung đó, theo chỉ định của Hội sợ chính, chi nhánh Thăng Long tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ trong khâu thẩm định dự án. Vì vậy, tổng dư nợ năm 2012 chỉ còn 1,950,367 triệu đồng tương ứng giảm 25.01%, trong đó, cho vay bằng VNĐ chiếm gần như tuyệt đối 98% trong thời gian ngắn hạn. Mặc dù ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 14/2012/TT-NHNN - theo đó mức lãi suất cho vay tối đa là 15%/năm nhưng nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp thường có “lý lịch” không tốt, không đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng (Tỷ lệ nợ xấu cao, chưa có phương án kinh doanh hiệu quả, xác minh tính minh bạch và lành mạnh của doanh nghiệp…). Có thể nói, để đạt được tổng dư nợ trên, ngân hàng GP.Bank đã thận trọng trong việc lựa chọn đối tượng khách hàng, chỉ tiến hành cho vay những khách hàng cũng như dự án có độ an toàn cao, phương án trả nợ và tình hình tài chính rõ rang, hạn chế cho vay đối với các dự án đầu tư vàng, bất động sản…

Và đến năm 2013, thực hiện đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước, quản lý tốt, coi trọng chất lượng tín dụng kết hợp với chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, ngân hàng đã triển khai các gói tín dụng với lãi suất tối thiểu từ 8-8,5%/năm, tối đa chỉ 9%/năm cho doanh nghiệp và có ra mắt sản phẩm mới – “Cho vay tiêu dùng”, do đó, tổng dư nợ của chi nhánh Thăng Long đã đạt 2,450,084 triệu đồng tương ứng tăn g 25.62% so với năm 2012 trong đó cho vay trong ngắn hạn vẫn luôn được ngân hàng ưu tiên lên hàng đầu và chiếm tới 68%. Tăng tưởng dự nơ tín dụng năm 2013 tuy vẫn còn kém hơn năm 2011 nhưng quan trọng hơn là ngân hàng đã tập trung vào việc quản lý rủi ro, làm sạch các hồ sơ tín dụng, song song quản lý chất lượng tín dụng chặt chẽ.

2.2.3. Các hoạt động khác tại Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long

Trong những năm qua, GP.Bank chi nhánh Thăng Long đã không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Phát triển dịch vụ là xu hướng tất yếu của ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng như:

 Thẻ ghi nợ nội địa My Card, My Style, Student Card…cùng với các dịch vụ kèm theo như Dịch vụ Mobile Banking, Dịch vụ GP.Mplus, Dịch vụ Ủy thác trả lương…

 Dịch vụ hỗ trợ du học: chuyển tiền du học, chuyển tiền đi định cư, cho vay du học với lãi suất ưu đãi…

 Hoạt động kinh doanh tiền tệ: mua bán ngoại tệ kỳ hạn/giao ngay, quyền chọn ngoại tệ…

Các hoạt đông này dù mới ra đời nhưng hứa hẹn sẽ ngày càng góp phần cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Long

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Lợi nhuận (%) lãi

2011 39,548 -

2012 30,441 (23.03) 2013 40,446 32.87

(Nguồn: Phòng Kế toán –Hành chính) Năm 2012, tăng trưởng của nền kinh tế chững lại, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đã giảm xuống còn 30,441 (Triệu đồng) tương ứng giảm 23.03%, nguyên nhân chính là do ngân hàng đã huy động được những nguồn vốn lớn nhưng hoạt động tín dụng lại giảm, doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn. Nguồn lợi nhuận chủ yếu trong năm 2012 là từ các dịch vụ và phí dịch vụ.

Năm 2013, mặc dù điều kiện kinh tế vĩ mô vẫn còn bị ảnh hưởng, nhưng lợi nhuận thu được của GP Bank vào cuối năm đã tăng hơn so với cùng kì năm 2012. Cụ thể, lợi nhuận sau thế đã tăng lên 40,446 (Triệu đồng), tăng 32.87%, chủ yếu thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong việc triển khai các chiến lược mới trong năm 2014.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương pháp tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)