Chủ trương đầu tư một số cây con trong nông nghiệp;

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu giấy phục vụ chiến lược phát triển ngành công nghiệp nước ta (Trang 29 - 33)

Phần III QUAN ĐIỂM VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

II. Quan điểm, chủ trương đầu tư phát triển một số ngành sản phẩm và cơ

1. Chủ trương đầu tư một số cây con trong nông nghiệp;

1.1 Đối với cây lương thực;

Thực hiện theo nghị quyết của chính phủ số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000:

- Tiếp tục đầu tư cho cây lúa để đảm bảo vững chắc an toàn lương thực quốc gía, đủ số lượng gạo dự trữ và có số lượng cần thiết để xuất khẩu, trên cơ sở không tăng mà có phần giảm bớt diện tích, chỉ giữ ở mức khoảng 4 triệu ha canh tác (xấp xỉ 7 triệu ha gieo trồng) đất có điều kiện tưới tiêu chủ động dể sản

triệu tấn. Tạo điều kiện cơ sở hạ tầng để chuyển đổi 500-600 ngàn ha gieo trồng lúa có năng suất thấp, kém hiệu quả sang sản xuất các sản phẩm khác có hiệu quả cao hơn, đất khô hạn chuyển sang trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, bông, đậu tương…, đất trũng và đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, đất ven đô đô thị chuyển sang trồng rau hoa, cây ăn quả… số diện tích trồng lúa còn lại cần tập trung đầu tư đưa tiến bộ kỹ thuật mới, tập trung thâm canh, đưa giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao, để tăng giá trị và tăng kim nghạch suất khẩu. Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, chủ trương vẫn sẽ tiếp tục đầu tư để phát triển sản xuất lúa ở nơi co điều kiện để đamr bảo đời sống nhân dân, sớm chặn đứng được tệ nạn phá rừng làm rẫy và tình trạng du canh du cư.

- Phát triển mạnh cây ngô, chuyển một số diện tích đất trồng lúa sang trồng ngô, mở rộng diện tích ngô trên các chân ruộng làm một vụ lúa, 1 vụ ngô, nâng diện tích ngô từ 700 ngàn ha nay lến 1 triệu ha vào năm 2005, đưa các giống mới có chất lượng và năng suất cao vào sản xuất, phấn đấu đạt sản lượng 3 triệu tấn/năm. Cùng với phát triển cây ngô, đẩy mạnh trồng cây đậu tương, để làm thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

1.2 Đối với cây cà phê:

- Hiện cả nước có hơn 500 ngàn ha, chủ yếu là cà phê vối (cà phê chè có chưa đầy 20 ngàn ha). Sản lượng niên vụ 2000-2001 đạt khoảng 800 ngàn tấn, tăng hơn 100 ngàn tấn so với năm 2000. Chủ trương 5 ngăm tới là không trồng thêm cà phê vối, rà soát lại diện tích cà phê hiện có, thanh lý khoảng 100 ngàn ha cà phe vối có năng suất thấp, chất lượng kém, trồng thay thế bằng cà phê chè hoặc cây khác như ca cao, bông…

1.3 Tiếp tục thực hiện quyết định 172 QĐ/TTg ngày 24/3/97 của thủ tướng Chính phủ, vay vốn AFD (Pháp) để trồng mới khoảng 40 ngàn ha cà phê chè ở miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ nhằm thay đổi dần cơ cấu sản phẩm cà phê VN. Thực hiện chính sách hỗ trợ ngân sách đầu tư các công trình thuỷ lợi tưới cho cà phê, cho phép các doanh nghiệp quốc doanh cà phê giao chuyển các công trình cơ sở hạ tầng được hình thành từ nguồn vốn ngân sách về các địa phương quản lý để giảm bớt chi phí, cho vay vốn ưu đãi làm sân phơi sấy và chế biến cà phê để nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. ổn dịnh diện tích cà phê ở mức 450 ngàn ha, sản lượng dự

kiến 600-650 ngàn tấn, trong đó có tiêu dùng trong nước 50 – 60 ngàn tấn, xuất khẩu 550 – 600 ngàn tấn.

1.4 Đối với cây chè:

- Hiện cả nước có khoảng 80 ngàn ha chè với sản lượng 80 ngàn tấn. Trong thời gian tới, theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 43/1999/QĐ - TTg ngày 10/3/1999 về định hướng phát triển chè đến năm 2010, chủ trương là phát triển chè ở những nơi có điều kiện, ưu tiên phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tập trung xây dựng các vùng chè chuyên canh, thâm canh có năng suất chất lượng cao và từng bước hiện đại hoá, kết hợp giữa thâm canh vườn chè hiện có với phát triển diện tích chè mới khoảng 15 – 20 ngàn ha chè.

- Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi: (i) Một là đối với trồng chè vùng cao được coi như rừng phòng hộ, được áp dụng các chính sách hỗ trợ như trồng rừng phòng hộ theo quyết định số 661; (ii) Hai là cho hỗ trợ đầu tư bằng vốn ngân sách xây dựng công trình thuỷ lợi, nghiên cứu khoa học và công nghệ, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về cây chè; (iii) Ba là cho bay vốn tín dụng ưu đãi để cải tạo, đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho sơ chế và chế biến chè; (iv) Bốn là Nhà nước quy định giá mua hợp lý đảm bảo lợi Ých cho người trồng chè…

1.5 Đối với cây cao su:

Hiện cả nước có 400 ngàn ha cao su, sản lượng khoảng 300 ngàn tấn, chủ trương những năm tới là tập trung thâm canh 400 ngàn ha cao su hiện có đạt năng suất cao, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trồng mới cao su ở những nơi thích hợp, chủ yếu ở miền Trung, Tây Nguyên, nhất là vùng biên giới khoảng 30 – 50 ngàn ha.

1.6 Đối với cây bông:

Thực hiện quyết định của thủ tướng Chính phủ số 755/2001/QDD – TTg ngày 23/4/2001 về chiến lược phát triển ngành dệt may VN, chủ trương là đẩy mạnh phát triển cây bông để thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu cho ngành dệt, đưa diện tích bông từ 28 ngàn ha hiện nay lên khoảng 60 ngàn ha năm 2005, chủ yếu trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Sử dụng giống bông lai và phát triển công nghệ thâm canh mới để đạt sản

lượng bông vào năm 2005 khoảng 90 ngàn tấn bông hạt ( 30 ngàn tấn bông xơ), đáp ứng 30% nguyên liệu cho ngành dệt.

1.7 Đối với rau quả, hoa và cây cảnh;

Nước ta hiện có khoảng 500 ngàn ha cây ăn quả, 450 ngàn ha rau, sản lượng khoảng 10 triệu tấn, hiện cơ bản đáp ứng nhu cẩu trong nước, xuất khẩu khoảng 300 triệu USD. Trong thời gian tới, thực hiện quyết định của TTCP sè 182/1999/QDD – TTg ngày 3/9/1999 về phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa đến năm 2010, chủ trương là:

- Đẩy mạnh phát triển rau quả và hoa, cây cảnh nhằm khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng của các vùng, phấn đấu đạt 1 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2010, tạo việc làm cho khoảng 5 triệu người.

- Phát triển mọi vùng, trong đó tập trung đồng bằng sông Cửu Long, Lâm đồng, ĐBSH, vùng cao miền níu phía Bắc. Hướng chính là cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn hiện có, trồng mới theo hướng vừa phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây chủ lực vừa phát triển rộng rãi trong dân, để có điều kiện thâm canh, sử dụng công nghệ sạch bảo vệ môi trường.

1.8 Đối với chăn nuôi;

Thực hiện nghị quyết của Chinhs phủ số 09/2000/NQ – CP ngày 15/6/2000, tập trung đầu tư vào 2 con chủ yếu là con lợn và con bò:

- Phát triển đàn bò sữa ở trung du,miền núi, phấn đấu đến năm 2005 có đến 80 đến 100 ngàn con, đạt sản lượng sữa 120 – 150 ngàn tấn sữa, đáp ứng 20 – 25% nhu cầu sữa trong nước, cung cấp một phần nguyên liệu cho ngành công nghiệp sữa, giảm bớt lượng sữa nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giải pháp chủ yếu là chọn lọc lai tạo trong nước kết hợp với nhập khẩu các giống bò sữa năng suất cao (của Hà Lan) để phát triển nhanh đàn bò sữa trong nước. Phát triển đàn bò thịt chủ yếu theo hướng Zeebu có năng suất cao, thịt ngon đáp ứng nhu cầu thịt và da.

- Phát triển đàn lợn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước. Đẩy mạnh nuôi lợn chất lượng cao, theo hướng sản xuất công nghiệp ở một số vùng có điều kiện, trước ở vùng ĐBSH để xuất khẩu, phấn đấu đến năm

2005 đạt sản lượng xuất khẩu từ 80 – 100 ngàn tấn.Nhà nước cấp kinh phí kiểm soát dịch bệnh, cho nông dân vay vốn nuôi quy mô lớn.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu giấy phục vụ chiến lược phát triển ngành công nghiệp nước ta (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w