Phần III QUAN ĐIỂM VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
II. Quan điểm, chủ trương đầu tư phát triển một số ngành sản phẩm và cơ
8. Chủ trương đầu tư nông nghiệp, nông thôn một số vùng
Trong thời gian qua, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000 và bàn về định hướng phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2001-2005 của 3 vùng: ĐBSCL, Tây nguyên và 6 tỉnh miền núi phía Bắc. Chính phủ đang chuẩn bị ban hành các quyết định cụ thể định hướng phát triển cho từng vùng theo các hướgn cơ bản sau đây:
8.1 Đối với vùng đồng bằng SCL:
Tập trung đàu tư hỗ trợ nhân dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển khoảng 200-250 ngàn ha đát dang trồng lúa có năng suất thấp, sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loạI cây công nghiệp như đay, trồng ngô và đậu tương để làm thức ăn chăn nuôI để chuyển sang nuôI trồng thuỷ sản. Giữ ổn định khoảng 1,8 triệu ha đất có đIều kiện thuỷ lợi tốt để sản xuất lúa 2 vụ ăn chắc, trong đó 1 triệu ha trồng lúa xuất khẩu, sản lượng lúa giữ ở mức 15-16 triệu tấn/năm.
Ưu tiên đầu tư phát triển nuôI trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôI tôm sú xuất khẩu ở các tỉnh ven biển, phấn đấu đưa diện tích nuôI trồng thuỷ sản đạt trên 700 ngàn ha năm 2005. Thực hiện hỗ trợ vốn vay ngân sách NN xây dựng những công trình hạ tầng cơ bản như các kênh tưới tiêu nước chính, hệ thống đIửn, hệ thống giao thông chủ yếu, đồng thời tạo đIều kiện thuận lợi cho dân vay vốn để nuôI trồng thuỷ sản, phát triển nhiwuf hình thức nuôI xen canh, luân canh, chuyên canh, đa dạng hoá đối tượng nuôI với các công nghệ nuôI khác nhau, đảm bảo hiệu quả kinh tế, giữ gìn môI trường sinh tháI và phát triển bền vững, lâu dài.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống thuỷ lợi, kết hợp tưới, tiêu, rửa phèn, ngăn mặn với kiểm soát lũ ở vùng tứ giác long xuyên; nghiên cứu và sớm triển khai xây dựng hệ thống kiển xoát lũ cho vùng Đồng tháp mười; rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống đê biển, đê cửa sông và tập trung đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất và bảo vệ dân cư vùng ven biển.
Hoàn chỉnh quy hoạch các cụm và tuyến dân cư phù hợp với quy hoạch lũ, huy động mọi nguồn lực xã hội để đến năm 2005 cơ bản hoàn thành việc tôn nền xây dựng các khu dân cư tập trung, đảm bảo mọi người dân trong vùng ngập lũ đều có cuộc sống an toàn và ổn định, có đIều kiện để phát triển. Thực hiện đầu tư hỗ trợ bằng vopón ngân sách NN để xây dựng nền nhà cho nhân dân ở vùng ngập sâu, sây dùng cho mỗi xã một khu vượt lũ (từ 5-7 ha) để bố trí công trình công cộng (công sở, trạm xá, trường học, kho tàng …) và làm nơI cứu hộ trong trường hợ khẩn cấp; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình thuộc diện chính sách, gia đình khó khăn, nhất là đối với đồng bào khơ me không có khả năng tự lo về nhà ở.
8.2 Đối với vùng Tây nguyên, hướng chính là:
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu sản xuất nông nghiệp, không mở rộng thêm diện tích cà phê, tập trung vào thâm canh, chế biến, giảm khoảng 70 ngàn ha cà phê không đảm bảo nước tưới, chất đất xấu không pjù hợp, năng suất thấp sang trồng cây khác có hiệu quả hơn; thay đổi giống và tăng cường thâm canh để nâng cao chất lượng và gắn với chế biến cao su, chỉ trồng mới thêm khoảng 25 ngàn ha cao su theo các dự án vay vốn AFD và WB; phát triển mạnh cây bông, chuyển một số diện tích cây lương thực, thực phẩm có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng bông, xây dựng một số công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển cây bông, đưa diện tích bông từ 12 ngàn ha hiện nay lên 24 ngàn ha vào năm 2005…
Phát triển kết cấu hạ tầng, hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông cả nộ vùng và liên vùng, phấn đấu đến năm 2005 tất cả các xã có đIửn, có đường ô tô tới trung tẫm xã, 80 % dân số được dùng nước sạch, tất cả các xã đều có trạm y tê; coi trọng đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, truyền thanh, truyền hình, công trình phục vụ văn hoá, nhà rông phục vụ các lễ hội, phát huy truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc; ưu tiên xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới cây công nghiệp, tiếp tục đầu tư đồng bộ, kiên cố hoá hệ thống kênh muương để nâng cao năng lực huy động các công trình đã có; phấn đấu hoàn thành công trình thuỷ lợi Ea Sóup thượng, Ialau, Ia Mơ để tạo thêm đất sản xuất và chjuẩn bị địa bàn tiép nhận dân táI định cư ở Sơn la.
Tập trung đầu tư cho giáo dục, miễn đóng góp xây duựng trường, đóng học phí, tiền sách giáo khoa, giấy vở học tập cho con em đồng bào dân tộc, các hộ ngheò, hộ gia đình chính sách; NN chi phí toàn bộ tiền ăn ở, học tập ở các trường nội trú dân tộc; thực hiện tuyển cử và sử dụng con em đồng bào dân tộc đI đào tạo nghề, học đạI học và trung học chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc phổ thông, từng bước tiếp cận trình độ chuẩn của cả nước, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở cho toàn vùng vào năm 2010, đến 2005 các phòng học được kiên cố, trong đó có khoảng 50% trường học được trang bị các đồ dùng dạy học, thí nghiệm, thư viện, sân chơI và khu thể thao theo tiêu chuẩn tối thiểu; tất cả các huyện đều có trường phổ thông dân tộc nội trú, có trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề tổng hợp…
Huy động mọi nguồn lực xã hội, đầu tư xóa đói giảm nghèo và giảI quyết việc làm,đảm bảo đồng bào dân tộc tạI chỗ có đất để sản xuất lương thực và đất ở với mức tối thiểu 0,5-1 ha/hộ; NN thực hiện chính sách hỗ trợ tấm lợp cho mỗi hộ đồng bào dân tộc thực sự khó khăn về nhà ở: 1,5 triệu đồng và hộ gia đình chính sách 3 triệu đồng để cảI thiện nhà ở, phấn đấu đến 2003 cơ bản giảI quyết xong nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc khó khăn và gia đình chính sách, đến 2005 không còn hộ đói, không còn các xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo dưới 13% theo chỉ tiêu mới
8.3 Đối với 6 tỉnh vùng núi phía Bắc ( bao gồm Sơn la, Lai châu, Lào cai, Hà giang,Cao bằng, Bắc cạn), hướng đầu tư chủ yếu là:
Đảm bảo mọi người dân đều có đất sản xuất, giữ vững an ninh lương thực tạI chỗ. Hướng đầu tư cho 5 năm tới vẫn là khuyến khích nhân dân sản xuất lương thực tự cấp, tự túc, đI đôI với phát triển sản xuất hàng hóa ở những nơI có đIều kiện. NN thực hiện chính sách hỗ trợ vốn giúp nhândân khai hoang, xây dựng thêm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình tuỷ lợi nhỏ lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Tập trung đầu tư theo phương pháp khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới cho bà con nông dân. Trong đó chú trọng đặc biệt đầu tư giống cây trồng, vật nuôI nhằm chuyển đổi bộ giống lúa, ngô, cây công nghiệp, cây ăn quả… có năng suất cao, chất lượng tốt đảm bảo hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích sản xuất.
Thực hiện ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội, phấn đấu đến năm 2005 đảm bảo 100% số xã khu vực 3 có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã có đIện thoạI, 70% dân số nông thôn dược dùng nước sạch, 100% diên tích được phủ sóng phát thanh và xem truyền hình, 100% sỗ xã có trạm y tế, 100%
thôn bản có lớp học.
Thực hiên chính sách tạo việc làm để xoá đói, giảm nghèo đảm bảo lồng ghép tất cả các chương trình quốc gia trên địa bàn, phấn đấu đến 2005không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 17% theo tiêu chí mới, tăng hộ giàu và khá lên gấp 2 lần so với năm 2000