Phần III QUAN ĐIỂM VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
II. Quan điểm, chủ trương đầu tư phát triển một số ngành sản phẩm và cơ
5. Chủ trương đầu tư đối với các chương trình mục tiêu quốc gia
Thực hiện theo quyết định số 71/2001/QĐ_TTg ngày 04/5/2001 của TTCP.
Chủ trương trong những năm tới là tập ttrung nỗ lực đầu tư cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phấn đáu đến năm 2005 là giảm tỷ lệ đói nghèo (theo tiêu chuẩn mới) xuống còn 10%, bình quân mỗi năm giảm 1,5-2,0% (khoảng 18-20 vạn hộ/năm); khôngt để tái đói kinh niên, các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản. Mỗi năm phấn đáu giải quyết việc làm cho 1,4-1,5 triệu lao động;
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông tôn xuống còn 5-6%; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2005. Bảo đảm cung cấp đủ nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất,kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội và chjủ động vận dụng vào sản xuát và đời sống; kiểm soát được một số dịch bệnh hiểm nghèo; có đường dgiao thông cho xe cơ giới và đường dân kinh tế đến các trung tâm cụm xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn.
Việc huy động vốn đầu tư là huy động nội lực của từng gia đình và sự giúp đỡ của cộng đồng, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước để khai thác
nguồn lực tại chỗ vè đâtd đai,lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác tạo chuyển biến mới về sản xuất vật chất, tinh thần của đồng bào. Nhà nước tạo môi trường pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế xã hội, ưu tiên đầu tư vốn ngân sách, nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án trên địa bàn và nguồn vốn viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế đầu tư cho vùng các xã đặc biệt khó khăn.
Đầu tư toàn diện, nhưng trước hết tập trung phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; đồng thời đẩy mạnh giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội trong vùng.
Nhà nước thực hiên một số chính sách sau:
Chính sách đất đai: (i) Thực hiện giao đất rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân; (ii) ở những nơi nông dân không có đất sản xuất thì Nhà nước hõ trợ đầu tư khai hoang, phục hóa đảm bảo dân có đất sản xuất; (iii) Nhà nước dành một khoản vốn đầu tư để mở một số vùng kinh tế mới ở tư giác Long xuyên, Tây nguyên, Bình thuận và một số nơi khác để đón tiếp những hộ dân nghèo đến sản xuất..
Chính sách đaauf tư tín dụng: (i) ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Nơi có thể làm thutỷ lưọi để phát triển lúa nước thì Nhà nước hỗ trợ ngân sách đầu dtư công trình thủy lợi hoặc hỗ trợ để đồng bgào làm ruộng bậc thang, tự túc lương thực tại chỗ; (ii) Nhà nước trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ đòng bào.
Chính sách phát ttriển nguồn nhân lực: (i) Nhà nước cấp kinh phí để đào tạo cán bộ cơ sở xã, bản, làng, phum, soóc để nâng cao trình độ; (ii) Các cháu đi học được miễn học phí, được cấp sách giáo khoa, văn phòng phẩm; (iii) Cho mopõi xã một tiêu chuẩn đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ khuyến nông, khuyến lâm...
5.2 Đối với chương trình đầu tư các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu vùng xa;
Tíêp tục thực hiện QĐ só 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của TTCP.
Chủ trương là tập trung đầu tư, phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành đầu tư 2325 xã đặc biệt khó khăn đã được công nhận; giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt
nguồn vốn, ngoài nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, các địa phương ccần tổ chức huy động các nguồn lực tại địa phương gồm vốn, vật tư, lao động do các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư đóng góp xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án khác với chương trình 135 trên địa bàn xã. Việc thi công xây dựng copư sở hạ tầng ở các xã chủ yếu phải huy động từ lực lượng lao động tại chỗ, nhằm hai mục tiêu: xã có công trình để phục vụ nhân dân, người dân cío việc làm, tăng thu nhập từ lao động xây dựng công trình của xã.
Đối tượng đầu tư của chương triònh gồm các công trình dường giao thông, thủy lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt, cấp điện – kể cả tủy điện nhỏ, trường học, ttrạm xá, y tế, chợ và khai hoang lấy đất làm ruộng, nương bậc thang ở những nơi cần thiết.
5.3 Đối với chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Trong hai năm qua, Nhà nước đã đầu tư khá nhiều chương trình nước sạch , vệ sinh môi trường nông thjôn. Tổng nguồn vốn đầu tư huy động 1999- 2000 là 1260 tỷ, trong đó vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước là 318 tỷ đồng, ngoài ra chương trình còn huy động vốn của xcác tổ chức quốc tế 142 tỷ và dân góp khoảng 800 tỷ đồng. Kết quả: nâng số người được dùng nước sạch đến năm 2000 lên mức 42% tăng 17% so với năm 1995 (25%).
Tiếp tục thực hiện QĐ số 237/QĐ-TTg ngày 3/12/1998 của TTCP, đẩy mạnh đầu tư phấn đấu đén năm 2005 có khoảng 60% dân nông thôn có nước sạch, 50% hé gia đình có hố xí hợp vệ sinh, xử lý chất thải ở 30 % chuồng trại chăn nuôi và 10 % số làng nghề.
Phương trâm là phát huy nội lực dân cư ở nông thôn, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xây cựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý NN trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh ở nông thôn.
Người sử dụng góp phần quyết định mô hình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và trợ cấp cho gia đình thuộc diện chính sách, cho người nghèo, vùng dân tộc Ýt người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác. Hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn