CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
2.2. Thực trạng tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP công thương Ba Đình
2.2.1. Những vấn đề chung về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương Ba Đình
2.2.1.1. Những vấn đề chung
Một ngân hàng thương mại tất nhiên phải huy động vốn thì mới có vốn để cho vay và ngược lại, cho vay có hiệu quả, kinh tế phát triển mới có khả năng tạo nguồn vốn lớn để huy động. Chúng ta đều biết rằng ngân hàng là một doanh nghiệp
đặc biệt hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên nguồn vốn của ngân hàng cũng mang đặc thù riêng.
Ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nguồn vốn chính của ngân hàng là nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn,... Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đều hướng theo phương châm huy động để cho vay.
Mặt khác, với chủ chương lớn của nhà nước đề ra nhằm ổn định tiền tệ, từng bước đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền tạo môi trường cho ngân hàng kinh doanh nhằm động viên nguồn lực trong nước cũng như nguồn lực từ nước ngoài để đầu tư phát triển sản xuất với phương hướng: xoá bỏ bao cấp qua vốn tín dụng, kiểm soát lưu thông tiền tệ, phấn đấu giảm lạm phát, đẩy mạnh việc huy động vốn, tổ chức tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt, kiên quyết không phát hành tiền để cho vay nhằm hạn chế khả năng tăng giá lạm phát cho nền kinh tế.
Hoạt động huy động vốn của chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình trong những năm qua đó tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Tính đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy động đạt 982,4 tỷ VNĐ (trong đó đã bao gồm cả ngoại tệ quy đổi ra VNĐ), tăng 77,17 tỷ đồng so với năm 2008 đạt tỷ lệ 8.5%, đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt mở rộng tín dụng tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân có vốn để làm ăn góp phần làm tăng trưởng king tế.
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước coi vốn trong nước là quyết định và vốn ngoài nước là quan trọng.
Có rất nhiều nhân tố tác động đến nguồn vốn huy động nhưng hiện nay chủ yếu dựa vào 2 yếu tố chính sau:
*. Phương thức huy động vốn:
Nguồn vốn huy động được tại Ngân hàng công thương Ba Đình tăng trưởng mạnh qua các năm nhờ ưu thế của mình trên địa bàn cũng như đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như: huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,..., tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, kỳ phiếu. Cùng đó là áp dụng các hình thức trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi bậc thang. Bên cạnh đó Ngân hàng còn sử dụng các hình thức thanh toán như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán qua séc... Ngân hàng sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho khách hàng.
*. Lãi suất huy động vốn:
Lãi suất là công cụ hữu hiệu cho việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi và cũng là điều kiện cần thiết để dân cư hay tổ chức kinh tế quan tâm khi họ có khoản tiền nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng.
Nếu lãi suất cao thì Ngân hàng sẽ thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi lớn và ngược lại nếu lãi suất thấp thì việc gửi tiền vào Ngân hàng bị hạn chế cùng đó là nguồn vốn nhàn rỗi huy động cũng giảm theo.
Căn cứ theo khung lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước quy định để điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với Ngân hàng mình. Mấy năm trở lại đây lãi suất luôn biến động thất thường làm cho nguồn vốn huy động cũng bị biến động theo liên tục vì theo tâm lý của người dân cứ thấy lãi suất huy động cao thì người dân đổ xô đi gửi tiền vào Ngân hàng và khi lãi suất hạ xuống thì người dân lại đổ xô đi rút tiền ra làm cho lượng tiền huy động đã có lúc lên đến 18%/năm, lãi suất cao Ngân hàng đã thu hút được lượng vốn lớn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.
2.2.1.2. Hoạt động huy động vốn.
Nằm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều đơn vị kinh tế, nhiều thành phần kinh tế và còn là nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất trong cả nước. Đó là một môi trường tốt để Ngân hàng công thương Ba Đình mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng cả về quy mô lẫn chất lượng tín dụng. Hiểu rõ về tầm quan trọng của vốn đối với sự sống còn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế. Ngân hàng công thương Ba Đình hết sức coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là một trong những công tác chủ yếu nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Kết quả của công tác huy động vốn của Chi nhánh từ năm 2006 đến 2009 được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 3: Tình hình biến động nguồn vốn qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2007 2008 2009
Nguồn vốn huy động 822.99 905.23 982.4
Tỷ trọng Số tiền 77.89 82.24 77.17
Tỷ lệ % 10% 10% 8.5%
(Số liệu lấy từ phòng kế hoạch và nguồn vốn)
Trong những năm gần đây, công tác huy động vốn đã được Chi nhánh Ba Đình rất chú trọng quan tâm, trước đây vốn huy động chủ yếu dùng trong hoạt động tín dụng. Thì nay nguòn vốn huy động có thể dựng để tiến hành kinh doanh trực tiếp, lợi nhuận của chi nhánh không chỉ thu được từ hoạt động đầu tư, cấp tín dụng mà còn thu được từ hoạt động điều chuyển vốn giữa các chi nhánh Ngân hàng theo quyết định của giám đốc Ngân hàng với mức phí quy định là 0,75%. Có thể nói, Ngân hàng công thương Ba Đình đã rất quan tâm đến công tác huy động vốn bằng việc sử dụng rất nhiều hình thức huy động, đa dạng hoá về kỳ hạn và các loại hình lãi suất phù hợp, ... nhằm chủ động thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các nguồn khác nên các năm qua nguồn vốn huy động được qua các năm dần dần tăng lên cho dù mấy năm gần đây tình hình tài chính tiền tệ của nước ta nói riêng và thế giới nói chung luôn luôn bất ổn.
Qua bảng trên cho thấy quy mô và tỷ trọng vốn huy động của Chi nhánh Ba Đình ngày càng có xu hướng tăng lên (thể hiện qua bảng).
Điều này cho thấy công tác huy động vốn có tốc độ tăng trưởng khá cao qua các năm. Nguồn vốn huy động tăng trưởng qua các năm cho thấy chi nhánh đã có nhứng cách thức huy động vốn phù hợp thu hút được lượng vốn lớn cho ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của chi nhánh.
2.2.2. Thực trạng về huy động vốn của ngân hàng
2.2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
Bảng 4 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Huy động từ dân cư 205.75 25 235 25.96 239.9 24.42 2. Huy động từ TCKT 281.7 34.23 331.4 36.61 313 31.86 3. Huy động từ TCTD 78.76 9.57 84.19 9.3 91.36 9.3 4. Nguồn vốn vay 239.5 29.1 239.89 26.5 320.85 32.66
5. Nguồn vốn khác 17.28 2.1 14.75 1.63 17.29 1.76
Tổng cộng 822.99 100 905.23 100 982.4 100
(Nguồn: Số liệu lấy từ file dữ liệu của chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình)
Nhìn bảng huy động vốn từ các thành phần kinh tế ta nhận thấy chi nhánh ngân hàng huy động được lượng vốn tương đối lớn từ các tổ chức kinh tế qua các năm 2007 – 2009 thể hiện như: năm 2007 là 281,7 tỷ đồng tương ứng với 34,23%
đến năm 2008 là 331,4 tỷ đồng tương ứng với 36,67% và sang đến năm 2009 là 313 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 31,68%. Tỷ lệ vốn huy động được từ các doanh nghiệp anawm 2008 tăng 49,7 tỷ VNĐ so với năm 2007, năm 2009 giảm 18,4 tỷ tương ứng với 5,6% so với năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm này là do tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng năm 2009 có quá nhiều biến động làm cho nền kinh tế thăng trầm liên tục dẫn đến lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp không cao. Cùng đó là sự mất giá của đồng tiền trong một vài năm trở lại đây đó làm cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế không dự trữ tiền mặt tại doanh nghiệp và cũng không để quá nhiều tiền tại các tổ chức tín dụng mà đầu tư trực tiếp vào hàng hóa hay để dưới dạng dự trữ hàng tồn kho làm cho lượng tiền các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng giảm dần. Ta thấy cả quy mô và tỷ trọng đều giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối, đây lại là nguồn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng nói chung và chi nhánh ngân hàng nói riêng. Vì ngân hàng công thương là một ngân hàng quốc doanh nhà nước nên vẫn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước hay nói cách khác ngân hàng công thương chủ yếu hoạt động với các doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng có chi phí sử dụng thấp nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất
cho ngân hàng. Điều này cho thấy chi nhánh đã cố gắng tìm kiếm những khách hàng, khai thác và tận dụng tối đa nguồn vốn có chi phí thấp để giảm tổng chi phí của ngân hàng xuống mức thấp nhất đồng thời cũng mở rộng được nguồn vốn, tăng các hoạt động dịch vụ đối với các nguồn vốn và các loại khách hàng này.
Nguồn vốn huy động từ dân cư( bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác). Xét về quy mô thì lượng tiền gửi này hàng năm vẫn tăng lên năm 2007 là 205,75 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 25%, đến năm 2008 là 235 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 25,96% tăng 29,25 tỷ so với năm 2007, đến năm 2009 thì số tiền này là 239,9 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 24,42% tăng 4,9 tỷ so với năm 2009. Nhìn chung số dư tiền gửi của dân cư luôn tăng và khá ổn định cho dù vẫn phải chịu những biến động từ nền kinh tế làm cho tâm lý hoang mang lo sợ của dân cư. Nhưng trước sự chỉ đạo của NHNN và NHCT Việt Nam nói riêng cũng đã làm dịu nhiều tâm lý cho nhân dân cùng đó là chính sách tiền tệ thắt chặt cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hút vốn. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định cả về thời hạn cũng như kỳ hạn nên rất thuận lợi cho chi nhánh đầu tư trung và dài hạn.
Ngoài hai nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và từ dân cư thì ta cũng phải nhắc đến nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng và nguồn vốn huy động khác đặc biệt là nguồn vốn huy động từ vốn vay, đến cuối năm 2009 nguồn vốn vay tăng mạnh đạt tỷ lệ 32,66% trên tổng nguồn vốn huy động, do ngân hàng phải đi vay các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác có vốn dư thừa nhằm đảm bảo được nguồn vốn tại ngân hàng. Nhìn vào nguồn vốn vay tại ngân hàng cho ta thấy ngân hàng đang thiếu vốn đầu tư hay vốn để cấp tín dụng, nguyên nhân dẫn đến việc này là do nền kinh tế luôn biến động giá cả các lọa hàng hóa dịch vụ đều tăng cao.
Từ những số liệu trên cho thấy vốn huy động của chi nhánh tăng chứng tỏ khả năng tạo nguồn của chi nhánh rất phong phú đa dạng vốn huy động không những phục vụ cho hoạt động đầu tư tín dụng mà còn đảm bảo đúng khả năng thanh toán theo định hướng và chỉ đạo của NHNN và NHCT Việt Nam.
2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn huy động
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn huy động
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Tiền gửi không kỳ hạn 388.95 47.26 392.69 43.38 398.26 40.54 2. Tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng 293.07 35.61 345.62 38.18 425.57 43.32 3. Tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng 140.97 17.13 166.92 18.44 158.57 16.14
Tổng cộng 822.99 100 905.23 100 982.4 100
(Nguồn: của Số liệu lấy từ file dữ liệu chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình) Qua biểu trên ta nhận thấy: nguồn vốn huy động được chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng, tuy nhiên tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng có xu hướng tăng về số lượng nhưng tỷ trọng thì lại không tăng do kỳ hạn
>12 tháng là kỳ hạn khá dài( khoản tiền gửi trung và dài hạn) mà lãi suất tiền gửi thì thay đổi từng ngày. Theo bảng cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế thì nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất là từ các tổ chức kinh tế mà thường là các doanh nghiệp nên chủ yếu lượng tiền này là tiền gửi không kỳ hạn( những khoản tiền gửi thanh toán) để thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau hay giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng hay để thanh toán trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn nếu gửi theo kỳ hạn thì phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất hay vòng đời của sản phẩm nên các doanh nghiệp thường gửi với kỳ hạn ngắn hoặc không kỳ hạn. Còn đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức cá nhân thì lại phụ thuộc vào sự biến động của các thị trường tài chính, sự mất giá của đồng tiền và biến động của lãi suất nên làm cho tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn dài ( > 12 tháng) có tỷ trọng rất thấp.
Năm 2007, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn là 388,95 tỷ VNĐ tương ứng với 47,26% tổng nguồn vốn năm 2007, trong khi đó tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chỉ là 17,13%. Đến năm 2008 tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tăng 3,74 tỷ VNĐ nhưng tỷ trọng lại giảm 3,88% so với năm 2007trong khi đó tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn dài (trên 12 tháng) thì lại tăng 2,595 tỷ đồng, tỷ trọng cũng tăng 1,31%. Đến năm 2009 tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn là 40,54% trong tổng nguồn vốn năm 2009 nhưng trong năm 2009 ta thấy tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng là 43,32% và tỷ lệ này tăng dần trong 3 năm gần đây cho thấy nguồn vốn mà chi nhánh huy động đươc trong thời gian gần đây chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Hai nguồn vốn này tuy có kỳ hạn ngắn nhưng lại là nguồn vốn ổn định về số lượng, tuy nhiên do có sự chênh
lệch về lãi suất, kỳ hạn và thời hạn gửi nên nguồn vốn này luôn có số dư ổn định như vậy.Mặt khác đây lại là nguồn vốn huy động lãi suất thấp, vì tiền gửi có kỳ hạn càng ngắn thì lãi suất càng thấp và kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao do còn phải tính đến rủi ro của kỳ hạn, sự thay đổi của lãi suất và sự mất giá, lạm phát của đồng tiền. Tuy nhiên ở các ngân hàng nói chung và chi nhánh ngân hàng Ba Đình nói riêng thì đã có thời kỳ lãi suất kỳ hạn ngắn hạn xấp xỉ và cao hơn kỳ hạn dài hạn nhằm đảm bảo mục tiêu hút vốn đảm bảo nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng. Và sự chênh lệch về lói suất này tương đối thấp và thời gian gần đây nhưng nguồn vốn ngân hàng huy động được vẫn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và thiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng vì nguồn vốn mà ngân hàng thu hút chủ yếu là từ các doanh nghiệp. Nguồn vốn này càng nhiều thì chi phí trả lãi chung của vốn huy động càng ít làm lợi nhuận của ngân hàng càng tăng.
Với vị trí địa lý nằm trên địa bàn khu trung tâm của thành phố Hà Nội nơi tập trung đông dân cư và các tổ chức kinh tế. Và trong đó nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài được hình thành tử tiền gửi tiết kiệm huy động từ dân cư là chủ yếu, còn nguồn tiền gửi không kỳ hạn thì chủ yếu huy động từ các tổ chức kinh tế. Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn < 12 tháng tăng dần qua các năm điều này chứng tỏ chi nhánh đã chú trọng vào việc huy động vốn không những từ dân cư mà còn hút vốn từ các tổ chức kinh tế. Như vậy cho ta thấy chất lượng của công tác huy động vốn và chất lượng quản lý nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng tương đối tốt và ổn định, nguồn vốn huy động được nhiều.
2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Huy động từ TCKT 413.12 50.2 490.63 54.2 555.06 56.5 2. Huy động từ TGTK 125.92 15.3 101.38 11.2 116.91 11.9 3. Vốn phát hành GTCG 129.21 15.7 124.02 13.7 104.13 10.6
4. Vốn đi vay 87.24 10.6 113.15 12.5 129.68 13.2
5. Nguồn vốn khác 67.48 8.2 76.05 8.4 76.72 7.8
Tổng cộng 822.99 100 905.23 100 982.4 100
(Nguồn: Số liệu lấy từ file dữ liệu của chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình) Qua bảng trên ta thấy: nguồn tiền gửi của cá tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng. Tính đến cuối năm 2009 thì