Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 54 - 57)

VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH

3.3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động huy động vốn

* Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng:

Hiện nay chúng ta đã có luật các tổ chức tín dụng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thị trường bên cạnh đó vẫn còn có những cơ chế chưa thực sự hoàn thieenjhay quy định không rõ ràng gây tâm lý lo sợ gặp phải những rủi ro cho người đầu tư và người sử dụng vốn như quy định về nghiệp vụ chiết khấu của ngân hàng trong đó chỉ nhắc tới giấy tờ ngắn hạn mà không nhắc tới trái phiếu dài hạn nhưng lại không cấm chiết khấu trái phiếu, trong năm lại có những lần tăng giảm lãi suất liên tục và cúng đó là các văn bản luật chồng chéo nhau gây khó khăn hoạt động của hệ thống ngân hàng … như vậy luật tín dụng và các văn bản dưới luật rất cần quốc hội nghiên cứu bổ sung nhằm rõ ràng đầy đủ và bình đẳng.

Nhằm tạo niềm tin cho dân chúng đặc biệt là các doanh nghiệp và còn tác dụng đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm.

* Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:

Đó là điều kiện quan trọng quyết định hiệu quả huy động vốn. Nếu môi trường bất ổn định thì mọi người không muốn gửi tiền còn các doanh nghiệp cũng không để số dư trên tài khoản do lo sợ mất vốn. Trong công tác huy động vốn của ngân hàng, tăng cường công tác huy động vốn đặc biệt là vốn trung và dìa hạn phục vụ cho hoạt động đầu tư tín dụng thì ổn định môi trường kinh tế là hết sức cần thiết.

Việc người dân sử dụng một lượng tiền lớn nhàn rỗi để mua vàng và ngoại tệ là do thiếu tin tưởng vào khả năng ổn định của nền kinh tế. Chỉ trong điều kiện nền kinh tế kiềm chế được lạm phát thì khách hàng mới yên tâm gửi tiền cũng như vay tiền để sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả của các công cụ vĩ mô, nhà nước nên có sự tuyên truyền, giáo dục hợp lý nhằm thay đổi tâm lý và thói quen.

Điều đó không chỉ có lợi cho ngân hàng mà còn góp phần tăng tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư phát triển kinh tế. Nhà nước cũng có những biện pháp xử lý nghiêm minh các vụ

tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế ngân hàng làm cho hoạt động ngân hàng trong sạch vững mạnh, củng cố lòng tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng.

* Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ trong nước:

Hình thành thị trường vốn ở quy mô toàn quốc đẻ nguồn vốn phân tán được tập trung vào các cơ hội đầu tư sinh lời. Gấp rút kiện toàn về mặt tổ chức, thể chế và đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp là những bước đi cần thiết để thị trường vốn sớm được ra đời và phát huy tác dụng. Ngoài ra ngân hàng cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với hệ thông ngân hàng thương mại để về lâu dài có đủ sức mạnh chủ đạo của hệ thông ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế.

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế và là ngân hàng của các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước có vị trí vầ vai trò vô cùng quan trọng trong việc đề ra định hướng chiến lược huy động vốn phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy ngân hàng nhà nước cần thực hiện:

• Tổ chức thanh tra và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

• Cần sớm đưa vào sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt. Hệ thống thanh toán hiệu quả sẽ làm tăng lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

• Hướng các ngân hàng thương mại chuyển sang cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng và tiện lợi trong phục vụ khách hàng, hạn chế và loại trừ dần tính cạnh tranh trong huy động vốn bằng lãi suất.

• Đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính trong ngân hàng thương mại.

3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam

Hoạt động ngân hàng chủ yếu là đi vay để cho vay do đó luôn gặp rủi ro điều này làm ảnh hưởng tới việc rút và gửi tiền của ngân hàng, dẫn tới mất uy tín đối với ngân hàng.

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm bằng vật chất đối với các khoản tiền gửi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng gặp rủi ro trong thanh toán.

Bảo hiểm tiền gửi bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Hoạt động của bỏa vệ tiền gửi cũng mang tính trợ giúp, hạn chế, ngăn ngừa rủi ro đối với các tổ chức tín dụng cũng chính là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.

Bảo vệ tiền gửi là bảo vệ chính các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm. Điều này thể hiện trực tiếp thông qua hoạt động ngăn ngừa, trợ giúp cá tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi cam kết bồi thường khi tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi, điều này yên lòng người gửi tiền, hạn chế và chấm dứt cảnh khách hàng ồ ạt đến rút tiền từ đó hạn chế sự đổ vỡ của các tổ chức tín dụng.

Bảo hiểm tiền gửi bảo vệ hệ thống các tổ chức tín dụng. Sự phá sản của một tổ chức tín dụng có thể châm ngòi cho các tổ chức tín dụng khác phá sản theo. Khi các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi không những có tác dụng ngăn ngừa sự đổ vỡ mà còn bảo vệ an toàn cho cả hệ thống. Đó là loại hình kinh doanh vừa đem lại lợi ích cho ngân hàng tạo thêm uy tín cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng vừa giúp ngân hàng tăng thu nhập.

Bên cạnh đó trang thiết bị khoa học kỹ thuật là điều kiện rất cần thiết để các chi nhánh ngân hàng làm việc có hiệu quả nhất. Cần hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh. Cùng đó là sự kịp thời của các văn bản hướng dẫn, tránh sự chồng chéo.

Cần có biện pháp chỉ đạo về hệ thống mạng lưới, thị phần tránh sự cạnh tranh trong nội bộ các chi nhánh vừa làm mất lòng tin của khách hàng vừa làm tăng chi phí,…

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w