Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP công thương Ba Đình

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP công thương Ba Đình

2.3.1. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình

Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng không thể đạt cao nhất khi mà nguồn vốn huy động không đáp ứng được yêu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, không thỏa mãn được nh cầucủa hoạt động tín dụng và đầu tư của chi nhánh ngân hàng. Từ những bảng biểu cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng cùng với bảng biến động dư nợ của ngân hàng cho ta thấy được hiệu quả huy động vốn của ngân hàng tương đối tốt và ổn định qua các năm.

Bảng 9: Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn (về quy mô)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn

huy động

Dư nợ tín dụng Dư nợ/ Nguồn vốn

Năm 2007 822.99 303.6 36.89%

Năm 2008 905.23 360 39.77%

Năm 2009 982.4 399.5 40.67%

(Số liệu lấy từ file dữ liệu của chi nhánh ngân hàng)

Từ những số liệu trên ta nhận thấy nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh ngân hàng. Mặc dù nguồn vốn huy động này không chỉ bao gồm nguồn vốn huy động được từ dân cư, tổ chức kinh tế mà còn một tỷ lệ nhỏ chi nhánh ngân hàng huy động từ các tổ chức tín dụng khác, các nguồn vốn vay và nguồn vốn khác mà chi nhánh ngân hàng có thể huy động được. Như theo bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế thì nguồn vốn vay, vốn khác, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng vẫn chiểm tỷ trọng 43,72% trên tổng nguồn vốn năm 2009 của chi nhánh ngân hàng. Tỷ trọng này khá cao làm cho chi nhánh ngân hàng giảm sự chủ động về nguồn vốn huy động được của ngân hàng.

Nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động được từ tổ chức kinh tế lại chiếm tỷ trọng khá cao điều này chứng tỏ hiệu quả huy động vốn từ các tổ chức kinh tế của chi nhánh khá cao. Còn theo bảng cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động thì nguồn vốn vay cũng chiếm tỷ trọng còn cao 13,2% trên tổng nguồn vốn năm 2009 trong khi nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm có 11,9% và vốn phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm có 10,6% còn nguồn vốn khác chỉ chiếm có 7,8% trên tổng nguồn vốn huy động năm 2009. Tỷ trọng nguồn vốn vay này lại có xu hướng tăng trong mấy năm trở lại đây năm 2007 là 10,6% năm 2008 là 12,5% . Điều này làm cho chi phí huy động vốn đẩy lên cao không những vậy mức độ ổn định của nguồn tiền vay lại không cao làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng từ đó kéo theo kết quả kinh doanh của ngân hàng cũng không cao. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn tăng chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng cho hoạt động

`tín dụng tăng nhưng tỷ lệ này không nên quá cao vì nó nếu quá cao sẽ không đủ lượng vốn khi khách hàng cần rút lượng tiền gửi lớn hay khi ngân hàng gặp sự cố không những vậy ngân hàng gặp rất nhiều rủi ro khi dư nợ quá lớn so với tổng nguồn.

Hiệu quả huy động vốn từ tổ chức kinh tế của chi nhánh ngân hàng là tương đối cao, chi nhánh ngân hàng đã huy động được lượng vốn tương đối lớn trên tổng nguồn vốn huy động chứng tỏ chi nhánh ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế vì giưaã doanh nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, ngân hàng cung cấp vốn cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng khi có vốn nhàn rỗi hay để thanh toán chi trả.

Từ những đánh giá và phân tích ở trên thì ngân hàng đã đạt được những thành tựu:

2.3.2. Thành tựu ngân hàng đạt được

Sau năm 2009 – một năm có nhiều biến động đối với thị trường kinh tế nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng, tỷ lệ tăng trưởng GDP vẫn cao nhưng tỷ lệ lạm phát cũng tăng cao và quá cao trong vòng mấy năm trở lại đây nhất là cuối năm 2010 lạm phát ở mức độ 2 con số đáng báo động. Để góp phần tăng trưởng được như vậy ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình đã đạt được một số thành tựu và kinh nghiệm quý báu:

• Chi nhánh đã tăng mạnh nguồn vốn qua các năm, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, góp phần giữ vững và ổn định đồng tiền Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

• Từng bước khẳng định và củng cố vị thế trên thị trường. Chi nhánh đã, đang và sẽ là người bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn thành phố.

Với hoạt động huy động vốn nói trên sẽ đảm bảo đầu vào cho các hoạt động của ngân hàng. Vì vậy hiệu quả công tác huy động vốn quyết định trực tiếp sự thành bại của ngân hàng trên thương trường. Cùng với sự giám sát của hội sở chính, sự lỗ lực của ban giám đốc chi nhánh luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn vốn cho các nhu cầu và cán bộ công nhân viên chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định:

• Nguồn vốn tăng liên tục, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện, thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư tạo ra một lượng vốn lớn trong kinh doanh.

• Chi nhánh luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn vốn cho các nhu cầu, đảm bảo khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.

• Thị trường tiếp tục được ổn định, thị trường từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động.

• Lãi suất huy động vốn được điều hành linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm.

2.3.3. Hạn chế trong công tác huy động vốn 2.3.3.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công mà chi nhánh đạt được trong công tác huy động vốn thì chi nhánh còn có những hạn chế là:

- Nguồn vốn huy động có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chưa được ổn định và bền vững. Thị phần nguồn vốn và dư nợ đều vẫn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn.

- Cơ cấu huy động chưa hợp lý.

- Nguồn vốn huy động trung và dài hạn tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp, vẫn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, chưa ổn định. Điều này chứng tỏ chi nhánh chưa chú trọng về nguồn vốn trung và dài hạn, nói cách khác chính sách huy động vốn trung và dài hạn chưa hấp dẫn.

- Phương thức huy động chưa đa dạng.

- Chưa mở rộng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, hình thức huy động vốn vẫn cũ mang tính truyền thông.

- Huy động vốn ngoại tệ mới chỉ dừng lại ở việc huy độn tiền gửi ngoại tệ của các đơn vị kinh tế và khu vực dân cư nội thành, chưa tổ chức huy động nội tệ và ngoại tệ ở khu vực ngoại thành. Do đó nguồn vốn ngoại tệ vẫn còn rất thấp.

- Chi phí huy động vốn còn cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế đó

* Nguyên nhân chủ quan:

- Chi nhánh chưa áp dụng các hình thức huy động vốn phong phú, giải pháp thu hút vốn chưa phù hợp, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng gửi tiền.

- Chưa tích cực mở rộng mạng lưới huy động vốn, chính sách lãi suất chưa thực sự mềm dẻo và hấp dẫn, việc rút vốn gốc chưa linh hoạt chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu huy động vốn trên địa bàn có cạnh tranh.

- Sử dụng vốn: ngân hàng chủ yếu là cho các tổ chức kinh tế và cá nhân vay.

- Lĩnh vực hoạt động: chủ yếu là các tổ chức kinh tế.

- Khâu truyền thông, tuyên truyền quảng cáo tiếp thị chưa được chú ý đứng mức. Chính vì thế người dân thiếu sự hiểu biết về ngân hàng làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng huy động vốn của ngân hàng.

- Chính sách khách hàng vẫn chưa tạo nên sức hấp dẫn đối với khách hàng.

- Địa bàn hoạt động là thành thị nhưng mạng lưới huy động vốn của chi nhánh còn mỏng.

* Nguyên nhân khách quan:

Thời gian qua nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng luôn có những biến động mạnh, mặt bằng lãi suất trong nước cũng luôn có những biến động mạnh đặ biệt trong năm 2008 vừa qua nên đó tác động mạnh đến nguồn vốn huy động của ngân hàng:

- Tác động của luật doanh nghiệp mới đó hẫp dẫn lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh vì kỳ vọng thu nhập cao thay vì gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

- Một số kênh huy động vốn ngoài ngân hàng như tiết kiệm bưu điện, công ty bảo hiểm,... cũng thu hút một lượng vốn đáng kể của dân cư.

- Hệ thống pháp luật trong ngân hàng chưa thật chặt chẽ, chưa bảo vệ được người dân trước rủi ro mất vốn của họ.

- Thị trường bất động sản đó thu hút một lượng vốn lớn của dân cư.

- Do tập quán thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân nên người dân thường giữ tiền mặt trong nhà để chi tiêu thay vì sử dụng các tiện ích của ngân hàng.

- Do tâm lý trượt giá của đồng tiền người dân thích cất trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh hay bất động sản.

- Ngồi ra chi nhánh còn phải đối mặt với một số ngân hàng có tính cạnh tranh cao khác trên địa bàn.

Tóm lại: Qua các nhân tố ảnh hưởng trên, ta thấy các nhân tố khách quan đóng vai trò quan trọng còn nhân tố chủ quan đúng vai trò quyết định.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w