NỘI DUNG CHUONG 1. TONG QUAN TAI LIEU
1.2. BỆNH BÉO PHÌ VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.2.1.5. Một số chỉ số hóa sinh liên quan đến rối loạn trao đổi chat lipid va
glucid[25].
- Cholesterol: Cholesterol là một chất béo steroid, có ở màng tế bào trong cơ thể động vật và được vận chuyên trong huyết tương. Hầu hết cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà nó được tông hợp bên trong cơ thể. Cholesterol hiện điện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc, như gan, tuỷ sống, não và mảng xơ vữa động mach.
Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hoá, nhưng lại
được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ
cholesterol trong máu tăng.
Cholesterol được tổng hợp chủ yếu từ acetyl-CoA theo đường HMG- CoA reducfase ở nhiều tế bào/mô. Khoảng 20-25% lượng cholesterol tổng hợp mỗi ngày (khoảng 1 g/ngày) xảy ra ở gan, các vị trí khác có tỉ lệ tống hợp cao gồm ruột, tuyến thượng thận và cơ quan sinh sản. Với một người khoảng 70 kg, tổng lượng cholesterol trung bình trong cơ thể khoảng 3.500 mg, trong một ngày lượng nội sinh trung bình khoảng 1000 mg và từ thức ăn trung bình khoảng 200 đến 300 mg. Trong số 1.200 đến 1.300 mg lượng cholesterol đến ruột (từ mật hoặc dịch tụy), khoảng 50% được tái hấp thu vào máu [25].
Cholesterol kém tan trong nước. Nó không thể tan và di chuyên ở dạng tự do trong máu. Thay vào đó, nó được vận chuyên trong máu bởi các lipoprotein, đó là các “va-li phân tử” tan trong nước và bên trong mang theo cholesterol và mỡ. Các protein tham gia cấu tạo bề mặt của mỗi loại hạt lipoprotein quyết định cholesterol sẽ được lấy khỏi tế bào nào và sẽ được cung cấp cho nơi đâu.
Cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bảo, nó giúp tính lỏng của màng én định trong khoảng dao động nhiệt độ rộng hơn. Nhóm hydroxyl trén phan ti tuong tac voi dau phosphate cua mang con géc steroid và chuỗi hydrocarbon gắn sâu vào màng. Nó là tiền chất chính dé tổng hợp vitamin D, nhiều loại hormone steroid, bao gồm cortisol, cortisone, va aldosterone ở tuyến thượng thận, và các hormone sinh duc progesterone, estrogen, và testosterone. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cholesterol có vai trò quan trọng đối với các synapse ở não cũng như hệ miễn dịch, bao gồm việc chống ung thư.
Cholesterol duoc bai tiét tir gan vao mat va dugc tai hap thu ở ruột.
Trong một số trường hợp, khi bị cô đặc, như ở túi mật, nó kết tỉnh và là thành
phan cấu tạo chính của hầu hết sỏi mật, bên cạnh sỏi lecitin và bilirubin ít gặp hơn.
Cholesterol không thể hoà tan trong máu được. Nó phải được vận chuyến bằng một chất vận chuyên goi 1a lipoprotein. LDL¢ cholesterol (Low- density lipoprotein) hay còn gọi là một loại cholesterol “xấu” (cholesterol
“bad”). HDLc cholesterol (High-density lipoprotein) hay còn gọi là một cholesterol “tốt” (cholesterol “good”). Cả hai loại cholesterol này cùng với triglycerid và Lp(a) cholesterol tạo nên cholesterol toàn phần. Tắt cả được xác định bằng cách xét nghiệm máu.
- LDL cholesterol (LDLc) : LDLc là một cholesterol “xấu”. Khi có quá nhiều loại này lưu thông trong máu, nó có thể gây tắc động mạch, làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột qụy. LDLc được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể. Sự sản xuất quá nhiều cholesterol này có thể do di truyền từ cha mẹ.
Ăn chế độ ăn nhiều mỡ, cholesterol cũng làm cho nồng độ LDL¿ tăng cao.
Nếu gia trong đình có người có LDLc máu cao thì những thành viên còn lại sẽ có nhiều nguy cơ tăng nồng độ LDLc
- HDL cholesterol (HDL¿): Khoảng 1⁄4 đến 1/3 cholesterol máu được vận chuyên bởi một lipoprotein ty trong cao (high-density lipoprotein - HDL).
HDL cholesterol là một cholesterol “tốt” boi vi néng 46 cao cla HDL¢ được xem như tác nhân bảo vệ chống lại cơn đau tim cấp. Nồng độ thấp của HDLc (thấp hơn 40 mg/dl) sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim. Các chuyên gia y khoa nghĩ rằng HDLc sẽ vận chuyển cholesterol ra khỏi mạch máu và trở về gan.
Một vài chuyên gia tin rằng HDLc sẽ di chuyển cholesterol dư thừa khỏi thành động mạch một cách từ từ [25].
- Triglycerid: Triglycerid là một dạng chất béo góp phần tạo hình cơ thể. Tăng triglycerid có thể do thừa cân, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia quá mức, hoặc có một chế độ ăn giàu tính bột (bằng hoặc hơn
60% calo của khẩu phần ăn). Người có nồng độ triglycerid trong máu cao thì thường có nồng độ cholesterol toàn phần cao, trong đó có nồng độ LDL cholesterol cao và HDL cholesterol thấp. Nhiều bệnh nhân tim mạch và tiểu đường cũng có nồng độ triglycerid trong máu cao.
Triglycerid có nguồn gốc ngoại sinh và nội sinh. Triglycerid trong chế độ ăn được thủy phân ở ruột nhờ enzyme lipase tạo thành acid béo và monoacylglycerol. Khoảng 90% triglycerid trong huyết tương có nguồn gốc từ các bữa ăn giàu lipid. Triglycerid trong cơ thê được tông hợp từ gan và mô mỡ, đây là nguồn năng lượng dự trữ quan trọng trong cơ thé.
1.2.2. Bệnh đái tháo đường 1.2.2.1. Giới thiệu chung
Bệnh ĐTĐ (Diabetes mellitus) là một trong số những bệnh mãn tính phố biến nhất và đang ngày càng phát triển trên toàn thế giới. Hàng năm số lượng người mắc bệnh liên tục gia tăng. Biểu hiện bệnh lý là sự tăng đường
huyết, không dung nạp glucose dẫn tới ĐTĐ.
Danh từ bệnh ĐTĐ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (diabetes: nước chảy trong ống syphon) và tiếng la tinh (mellitus: ngọt). Tăng đường huyết cũng là nguyên nhân gây nên các biến chứng như: mù mất, suy gan, thần kinh, tim mạch, hoại thư một số bộ phận trên cơ thể như ngón chân, tay, bàn chân...