Chương II Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công
2.2. Thực trạng thái hút FDI vào ngành công nghiệp nước CHDCND Lào
2.2.1 G iới thiệu chung về ngành công nghiệp nước CHDCND Lào.
Năm 1975 sau khi chiến tranh kết thúc, quá trình khôi phục lại ngành công nghiệp Lào gặp nhiều khó khăn trần trọng như: máy móc thiết bị đã cũ và bị tàn phá do chiến tranh gây ra, cán bộ công nhân viên có trình độ còn thiếu, cơ sở hạ tầng bị phá huỷ rất nặng nề…Trong suốt thời gian 30 năm qua, với sự cố gắng không ngừng ngành công nghiệp nước CHDCND Lào từng bước được khôi phục, các nhà máy đã tăng lên từ 100 nhà máy trong năm 1975 thành hơn 26.200 nhà máy trong năm 2006. Trong đó, có 119 nhà máy lớn, 623 nhà máy vừa và 25.458 nhà máy nhỏ; nhà máy công nghiệp chế biến chiếm 95%, trong đó nhà máy chế biến sản phẩm công nghiệp nông nghiệp 66%, nhà máy chế biến lượng thực 4%, nhà máy chế biến gỗ 4%, nhà máy lắp ráp xe 5%, nhà máy xản xuất đồ xây dựng 4%, nhà máy dệt may 3% và nhà máy khác 9%, có thể tạo công ăn việc làm cho hơn 100.000 lao động .Trong đó 80% là lao động nữ trong ngành công nghiệp dệt may.
2.2.2 Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp nước CHDCND Lào.
2.2.2.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Công nghiệp phân theo đối tác đầu tư
Trong thời kỳ 2001 đến tháng 5 năm 2007 nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp Lào chủ yếu là từ các nước Châu Á và đứng đầu là Thái Lan và Trung Quốc.
Bảng2.6 10 nước đầu tư nhiều nhất vào ngành công nghiệp nước CHDCND Lào giai đoạn năm 2001-2007
(Đơn vị: Triệu USD)
STT Tên nước Số dự án Vốn đăng ký
1 Trung Quốc 107 761,53
3 Pháp 14 399,24
4 Úc 8 301,90
5 Việt Nam 51 297,46
6 Nhật Bản 11 288,71
7 Hàn Quốc 19 53,42
8 Malaysia 8 53,42
9 Singapore 5 28,06
10 Nga 5 14,66
Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch- Bộ kế hoạch và đầu tư Lào Trong giai đoạn năm 2001-2007, Trung Quốc trở thành nước có số dự án và số vốn đầu tư nhiều nhất vào ngành công nghiệp của nước CHDCND Lào, với số vốn đầu tư là 761,53 triệu USD và 107 dự án, tiếp đó là Thái Lan với 65 dự án và 712,54 triệu USD, Pháp với 14 dự án và 399,24 triệu USD, Úc với 8 dự án đầu tư và vốn đầu tư là 301,90 triệu USD, Việt Nam với 51 dự án và 297,46 số vốn đầu tư, Nhật Bản với 11 số dự án và 288,71 triệu USD và các nước có vốn đầu tư dưới 100 triệu như: Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Nga.
Nhìn chung, các dự án đầu tư vào thủy điện và khai thác mỏ, công nghiệp chế biến là dự án có quy mô vốn tương đối lớn, còn lại các dự án khác đều loại nhỏ. Điều này chứng tỏ rằng công tác xúc tiến đầu tư của Lào chưa được tốt lắm, mới chỉ thu hút được nhà đầu tư từ các nước có quan hệ truyền thống với Lào chứ chưa thu hút được các nước có tiềm lực mạnh: như Mỹ, Châu Âu…
2.2.2.2Vốn FDI vào Công nghiệp theo hình thức đầu tư
Bảng2.7: Hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Công nghiệp nước CHDCND Lào từ năm 2001- 2007
(Đơn vị: Triệu USD) Hình thức đầu tư Dự án Tỷ trọng % Vốn đầu tư Tỷ trọng %
DN có vốn hỗn hợp 96 32,43 5.097,14 89,43
100% Vốn NN 193 65,20 599,32 10,51
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở
HĐHTKD
7 2,37 3,35 0,06
Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch- Bộ kế hoạch và đầu tư Lào Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rằng: Doanh nghiêp có vốn hỗn hợp là một hình thức thu hút được vốn đầu tư nhiều nhất, hình thức đầu tư chủ yếu là thành lập các doanh nghiệp liên doanh và trong các doanh nghiệp liên doanh, tỷ lệ góp vốn của Lào thường không quá 51%. Các bên đối tác nước ngoài thường quan tâm tới hình thức đầu tư này vì tận dụng được hệ thống phân phối sẵn có, lương nhân công thấp, giá thuê đất rẻ hơn, đầu tư vào được các lĩnh vực cấm 100% vốn đàu tư nước ngoài, đông thời tranh thủ được mối quan hệ các đối tác trong nước để giải quyết được nhũng khó khăn về thủ tục hành chính, thong tin...Ngoài ra sớm thích nghi với phong tục tập quán của môi trường đầu tư mới thông qua các đối tác chủ nhà và chia sẻ rủi ro trong kinh doanh với họ nếu có liên doanh với một đối tác chủ nhà thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm hơn và mạnh dạn hơn trong kinh doanh vì họ đã có người bạn đòng hành. Tiếp theo là hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 65,20% số dự án và 10,51% số vốn đầu tư. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong ba hình thức, trong 7 năm (2001-2007) chỉ có 7 dự án đầu tư vào hình thức này.
Bảng 2.7.1 Nhịp độ tăng giảm vốn FDI theo hình thức Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp vào Công nghiệp Lào từ năm 2001-2007
( Đơn vị: Triệu USD) H ình thức Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp
ĐT Năm
vốn(%)
2001 9 3,13 -
2002 17 21,52 587,5
2003 11 3.337,90 15.410,7
2004 13 29,21 -99,1
2005 11 14,60 -50,0
2006 23 1.259,54 8.526,9
2007 12 431,21 -65,8
Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch- Bộ kế hoạch và đầu tư Lào
Bảng 2.7.2 Nhịp độ tăng giảm vốn FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài vào Công nghiệp Lào từ năm 2001-2007
(Đơn vị: Triệu USD) Hình thức
ĐT Năm
100% vốn nước ngoài
Dự án Vốn đầu tư Tốc độ tăng vốn (%)
2001 10 6,32 -
2002 16 34,12 439,9
2003 21 25,42 -25,5
2004 36 312,92 91,9
2005 36 51,81 -83,4
2006 45 109,18 110,7
2007 29 59,53 -45,5
Nguồn: Uỷ ban Kế hoạch- Bộ kế hoạch và đầu tư Lào Nhìn chung, theo tốc độ tăng vốn thì cà hai hình thức Doanh nghiệp cố vốn hỗn hợp và hình thức 100% vốn nước ngoài đều có nhịp độ tăng giảm không đều, có năm thì tăng rất nhiều và có năm giảm rất nhiều nhưng nếu xét theo số dự án thu hút được thì tốc độ tăng giảm không chênh nhau nhiều.
Năm 2002 , 2003 và năm 2006 tốc độ tăng vốn hình thức Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp rất cao 587,5 % năm 2002 so với năm 2001, năm 2003 tăng 15.410,7% so với năm 2002, năm 2006 tăng 8.526,9% so với năm 2005, sở dĩ
như vậy là vì những năm này thu hút được dự án lớn như: năm 2002 thu hút được dự án lớn như thuỷ điện Nam Theun II , dự án sản xuất bia (Beer Brewery), năm 2006 thu hút được 3 dự án thuỷ điện lớn như thuỷ điện Nam Leek I ở tỉnh Viêng chăn, thuỷ điện Xekanan 3 ở tỉnh Xeekong, thuỷ điện Nam Nghiếp I ở tỉnh Bolikhamxay…