Chương II Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công
2.3. Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp tại nước CHDCND Lào
2.3.1. Kết quả đạt được.
Trong 5 năm qua, ngành công nghiệp đã hoàn thành nhiều công trình, dự án quan trọng như: khai thác mỏ vàng ở Sê Pôn, mỏ kẽm ở Viêng Chăn, nhà máy xi măng ở Văng Viêng, nhà máy cán thép ở Viêng Chăn, một số nhà máy lắp ráp xe máy, nhà máy thuỷ điện Nam Măng 3. Tổng công suất các nhà máy điện đến cuối năm 2005 đạt khoảng 690 MW. Đã bắt đầu khởi công một số công trình lớn chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm 2006-2010, trong đó có nhà máy thuỷ điện Nạm Thơn 2.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có tỷ lệ tăng cao so với năm 2000 là than, muối, bia, nước ngọt, thuốc lá điếu, thức ăn gia súc, xà phòng bánh, giầy da, thuốc chữa bệnh, sản phẩm nhựa, đồ gỗ dân dụng, quần áo may sẵn, gạch, xi măng, nông cụ cầm tay, máy móc nông nghiệp…Đặc biệt, từ năm 2003 đã bắt đầu khai thác mỏ vàng Sepôn ở tỉnh Savanakhét; sản lượng năm 2003 đạt khoảng 6 tấn, năm 2004 khoảng 6 tấn, năm 2005 khoảng 6,5 tấn…
Trong 5 năm 2001-2005 nhiều sản phẩm quan trọng tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay thế được hàng nhập khẩu, trong đó nổi bật là sản xuất điện, khai thác khoảng sản (nhất là vàng), sắt thép, xi măng, hàng điện tử…Một số sản phẩm công nghiệp đã đóng góp đáng kể vào việc tăng kim ngạch xuất
Số cơ sở sản xuất thủ công nghiệp của Lào đã tăng lên nhanh chóng trong 5 năm qua, nhất là tại thủ đô Viêng Chăn và một số thành phố lớn.
Đến này cả nước đã hình thành một số khu công nghiệp ở thủ đô Viêng Chăn, Savanakhét…với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ từ khá đến hiện đại thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. Việc hình thành các khu công nghiệp đã tạo thêm cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tư.
Phát triển công nghiệp trên các địa bàn, tại các vùng kinh tế trọng điểm được giữ vững. Các địa phương có tỉ trọng sản xuất công nghiệp lớn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá như công nghiệp Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Chăm Pa Sắc, Khăm Muộn, Bò Li Khăm Xay, Luông Nạm Thà, Xay Nha Bu Ly, Savanakhét…
Sự tham gia của các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các thị trường tiêu thụ.
2.3.1.1 Đóng góp vào xuất khẩu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu. Nước CHDCND Lào vẫn còn là một quốc gia nghèo trên thế giới, dung lượng thị trường nhỏ, sức mua thấp vì vậy phần lớn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào là nhằm mục tiêu xuất khẩu chứ không phải để tiêu thụ trong nước. Chính điều này sẽ giúp Lào tăng được lượng hàng xuất khẩu của mình ra thị trường nước ngoài, cũng từ đó có thể cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế của Lào.
Giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,86tỷ USD, tốc độ tăng bình quân là 4,9%/ năm, Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP năm 2004 là 16,6%, năm 2005 là 19,5%, năm 2006 là 16,0% và năm 2007 là 15,6%. Chính sách đối ngoại đa phương đã từng bước giúp Lào hội nhập và nền kinh tế khu vực
và thế giới, làm cho thị trường xuất khẩu đa dạng hơn; từ chỗ chỉ có một số thị trường truyền thống như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, đến cuối kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 đã xuất khẩu sang hơn 40 thị trường, trong đó có các thị trường lớn như Australia, Anh, Pháp, Đức…
Đối với cơ cấu mặt hang xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chủ yếu là hàng may mặc, điện, quặng, kim quý (vàng), gỗ và săn phẩm gỗ, sản phẩm thủ công khác. Hiện nay nhũng loại sản phẩm mỏ và điện lực vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các mặt hàng khác.
Chiến lược hợp tác và thu hút nguồn vốn nước ngoài đã góp phần quan trọng giúp nước Lào có thể từng bước hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và quốc tế, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu. Trước kia sản phẩm của chúng tôi chỉ có mặt trên có một số thị trường ỏ một số nước láng giềng như:
Thái, Việt Nam, Trung Quốc. Đến năm 2006 Lào đã phấn đấu xuất khẩu hàng hoá sang được hơn 40 nước, rong đó có những thị trường lớn như: Châu Âu, Mỹ …Riêng năm 2007, thu nhập từ việc xuất khẩu hàng công nghiệp đặt được 535,7 triệu USD . Trong đó, xuất khẩu điện lực và mỏ chiếm 45.8%, hàng dệt may chiếm 26,44%, gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 17,10% và sản phẩm thủ công khác chiếm 2,7%.
Bảng 2.8 Các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Công nghiệp ở Lào từ năm 2001- 2002
(Đơn vị: Triệu USD) Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Hàng dệt may 100,1
4
99,94 90,0 107,5 8
121,5 7
135,2 0
141,66
Diện 91,31 92,69 102,9
1
95,0 104,5 0
140,7 5
154,98 Quặng, kim quý - - 48,0 128,3 158,6 122,3 119,54
Sản phẩm gỗ 80,19 67,98 71,0 74,10 81,51 88,91 91,61 Sản phẩm thủ
công khác
16,87 16,70 9,0 11,39 13,10 12,78 14,53 Nguồn: Ủy ban Xuất khấu- Bộ Thương Mại Lào Nhìn chung, giá trị xuất khẩu còn thấp, vì vậy trong thời gian tới đây Lào cần phải có nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng hóa khu vực đầu tư nước ngoài, từ đó kích thích sản xuất kinh doanh tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Cạnh tranh thu hút vốn FDI rất quan trọng đối với một quốc gia kém phát triển như Lào. Lào cần có them nguồn vốn từ bên ngoài để thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong công nghiệp để
làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tiếp tục tăng lên.
2.3.1.2 Đóng góp vào ngân sách
Trong 409 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong công nghiệp đã đi vào hoạt động đã góp phần tích cực vào tăng trưởng và ngân sách của Lào hàng năm. Cụ thể, từ năm 1994-1996 đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 19,7 triệu USD, năm 1999-2001 đạt 35,10 triệu USD. Con số này so với các nước khác vẫn coil à ở mức thấp, sở dĩ như vậy là vì trong những năm qua Chính phủ Lào có chủ trương miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như không đánh thuế nhập khẩu đối với các máy móc, thiết bị, phụ tùng, các phương tiện để sản xuất kinh doanh và các vật tư để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu nguyên- vật liệu… phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp, cho phép miễn thuế lợi nhuận 7 năm nếu đầu tư trong khu vực cơ sở hạ tầng chưa phát triển…
Riêng năm 2006 và 2007 doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm của ngành công nghiệp may mạc thu được 276,86 triệu USD, ngành điện thu được 295,73 triệu USD, ngành thăm dò và khai thác mỏ thu được 241,9 triệu
USD…khoản thu từ việc xuất khẩu đã làm khoản thu của ngân sách tăng lên đáng kể.
Tóm lại, sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua có đóng góp to lớn trong sự phát triển chung về kinh tế xã hội. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho việc thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực công nghệ và quản lý công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác mọi tiền năng thế mạnh của Lào, tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường và đảy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, đónh góp vào tốc độ tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cuả nhân dân Lào
2.3.1.3 Tạo thêm việc làm cho người lao động.
Chính phủ nước CHDCND Lào đã khuyến khích các dụ án FDI sử dụng nhiều lao động tại chỗ như các dự án trong ngành may mặc, dệt, chế biến nông, lâm sản, sản xuất hàng tiêu dung. Trong tất cả các nganh kinh tế quốc dân thì ngành công nghiệp là ngành đã đóng góp rẩt lớn vào giải quyết công ăn việc làm.
Theo điều tra doanh nghiệp của Lào năm 2002, năm 2003 và năm 2004 của Trung tâm thống kê Lào, ta có thể thấy được số doanh nghiệp có vốn FDI trong năm 2002 có 1.589 doanh nghiệp; năm 2003 có 1.326 doanh nghiệp, năm 2004 có 1.629 doanh nghiệp, năm 2005 có 1.437 doanh nghiệp, năm 2006 có 1.509 doanh nghiệp và năm 2007 có 1.398 doanh nghiệp.
Tổng số lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI năm 2002 có 79.705 người; năm 2003 có 72.175 người, năm 2004 có 98.483 người, năm 2005 có 92.621 người, năm 2006 có 115.413 người và năm 2007 có 90.887 ngưới.
Vốn FDI tăng thêm việc làm và tăng cả thu nhập cho người lao động. Cụ thể, tiền lương, tiền công trung bình năm 2002 là 7,6 triệu kíp/năm/người; năm
2005 là 9,8 triệu kíp/năm/người, năm 2006 là 15,7 triệu kíp,năm/người và năm 2007 là 14,4 triệu kíp/năm/người. Mặt khác, FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động tạo ra đội ngũ lao động có khả năng tiếp nhận những kiến thức chuyên môn khoa học kỹ thuật kỹ năng nghề nghiệp hiện đại, làm việc với một tác phong công nghiệp mới và kỷ luật nghiêm túc.
Bảng 2.8 Số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI công nghiệp
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số lao động 79.705 72.175 98.483 92.621 115.413 90.887 Nguồn: Trung tâm Thống kê Lào 2.3.2 Đánh giá những tồn tại và nguyên nhân của thực trạng thu hút FDI vào công nghiệp thanh hóa
2.3.2.1. Một số hạn chế
Hiện nay tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp Lào vẫn còn khá nhiều tồn tại, khuyếm khuyết, cần được nghiên cứu nghiệm túc và sớm khắc phục nhằm thực hiện được mục tiêu và đáp ứng nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Những tồn tại này được thể hiện một cách cụ thể như sau:
- Lào chưa thu hút được các nhà đầu tư có năng lực tài chính dầu tư vào công nghiệp Lào, đối tác nước ngoài chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ của các nước trong khu vực. Có một số tập đoàn kinh tế lớn dàu tư vào công nghiệp Lào nhưng không nhiều
- Đầu tư phát triển không đồng đều giữa các vùng, tỷ trọng dầu tư tập trng lớn vào khu vực miền Trung, các khu vực vùng sâu, vùng xa còn quá thấp, hạ tầng kinh teed xã hội còn rất khó khăn; khoa học công nghệ chưa được hú ý đúng mức làm ảng hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Tồn tại trên tạo ra chênh
- Do nhiều nguyên nhân, nhiều dự án chưa thu xếp được vốn; một số dự án chưa có kế hoạch vẫn bố trí đầu tư, một số dự án thực hiện đầu tư hoạc bước vào năm kế hoạch chưa có dự án với các nội dung và thủ tục phê duyệt theo đúng quy định; đặc biệt tình trạng thực hiện đầu tư không theo chỉ tiêu kế hoạch năm khá phổ biến, làm cho mục tiêu đầu tư bị ảnh hưởng, đặc biệt gây ra chậm trễ, dàn trải, lãng phí
- Chính sách còn chậm chạp và chưa có phương thức để cung cấp thông tin rộng rãi cho các nhà đầu tư. Trong nhiều trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài phải tự tìm hiểu thông tin vất vả, gặp nhiều khó khăn, họ phỉa tự thu thập qua bạn bè và các nguồn thong tin chính thống khác.
- Mặc dù đã có nhiều chấn chỉnh trong việc cải cách các thủ tục hành chính liên quan nhưng vẫn còn dài dòng và khó hiểu. Mặt khác, một số cán bộ hành chính chưa nhiệt tình hướng dẫn nhà đầu tư về thủ tục đầu tư. Vấn đề này gây không ít cản trở cho nhà đầu tư.
- Trình độ lao động còn thấp kém, lao động đã được đào tạo về chuyên môn vẫn còn rất hạn chế, nhà đầu tư thiếu lao dộng có trình độ tay nghề cao…gây ra khó khăn trong quá trình sản xuất sản phẩm, làm giảm đi chất lượng sản pẩm sản xuất, gây cản trở trong việc sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Có một số dự án, nhà đầu tư phải dành nhiều thời gian và chi phí đê đào tạo cho công nhân lao động làm giảm lợi nhuận của họ. Lý do này làm cho nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi đàu tư vào ngành công nghiệp Lào.
2.3.2.2. Nguyên nhân các yếu tố kém trong thu hút FDI vào ngành công nghiệp Lào.
- Mội trường đầu tư chưa đủ hấp dẫn, thông thoáng. Vì hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ lại hay sửa đổi nhiều lần làm cho các nhà đầu tư nước ngoài hoài nghi và do đó ngần ngại trong việc đầu tư vào Lào. Đối
doanh thì nản lòng vì độ rủi ro quá lớn. Ngoài ra, thủ tục hành chính rờm rà, gây trở ngại rất lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư kêu lên vì không chịu nổi sự phức tạp của các thủ tục hành chính ở Lào
- Cơ sở hạ tầng còn thấp kém: sự hạn chế của cơ sở hạ tầng cũng là nguy cơ đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát riển ngành công nghiệp.
90% nhà đầu tư cho rằng Lào còn thiếu cơ sở hạn tầng kinh tế để phát triển ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành điện tử, hệ thống điện nước, đường xá và hệ thống giao thong vận tải.
- Giá một số yếu tố đầu vào của nền kinh tế như: xăng dầu, điện, cước viễn thông, cước vận tải…nhìn chung còn cao hơn nhiều nước trong khu vực, làm tăng giá thành và hạn chế sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ…làm cho Làm giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Trình độ quản lý, những kiến thức và kinh nghiệm hoạt động FDI tại Lào còn yếu kém. Hầu hết số cán bộ tham gia điều hành trong các doanh nghiệp có vốn hỗn hợp chưa đáp ứng được nhu cầu công việc trong tình hình môi trường mới, nhiều cán bộ không biết ngoại ngữ nên không xử lý được kịp thời những tình huống xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn hỗn hợp