Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06/2013 đến tháng 12/2013.
3.1.1 Chu kỳ thu mẫu
Mẫu động vật đáy được thu hai lần vào đầu mùa mưa (tháng 06) và cuối mùa mưa (tháng 10). Cụ thể như sau:
Đợt thu mẫu thứ nhất vào đầu mùa mưa: ngày 11/06/2013.
Đợt thu mẫu thứ hai vào cuối mùa mưa: ngày 01/10/2013.
Mẫu được thu vào lúc triều kiệt.
3.1.2 Địa điểm thu mẫu
Địa điểm thu mẫu là rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Mẫu được thu ở 09 điểm khác nhau dọc theo rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn bắt đầu từ đoạn trao đổi nước với sông Cần Thơ vào sâu bên trong rạch.
Rạch Đầu Sấu gồm có các điểm: P7, P8, P9, P10. Rạch Cái Sơn gồm các điểm: P11, P12, P13, P14, P15. Các điểm thu mẫu được thể hiện cụ thể theo hình 3.1.
Bảng 3.1: Các vị trí thu mẫu trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn
Ký hiệu Vị trí khảo sát Tọa độ Đặc điểm
P7
Ngã ba nơi tiếp giáp giữa rạch Đầu Sấu với sông Cần Thơ.
48P 0582831 UTM 1106584
Ngay giữa dòng chảy của rạch
P8
Cách cầu Đầu Sấu khoảng 100m về phía cuối rạch
48P 0582565 UTM 1107041
Nhận chất thải rắn và nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống trên nhà sàn
P9
Ngã ba, đoạn cách cầu Đầu Sấu khoảng 500m về phía cuối rạch
48P 0582461 UTM 1107357
Nơi nhận chất thải rắn, nước thải từ các trại cưa và hộ dân sống dọc theo rạch
P10
Ngã ba, đoạn cách cầu Đầu Sấu khoảng 1000m về phía cuối rạch
48P 0582399 UTM 1108249
Nhận chất thải rắn từ hộ dân và các kênh dẫn phục vụ canh tác nông nghiệp, có ghe tàu neo đậu.
20 P11
Ngã ba, nơi giao giữa rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn
48P 0581490 UTM 1109080
Nhận chất thải rắn từ hộ dân và các kênh dẫn phục vụ canh tác nông nghiệp
P12 Đoạn cách cầu Nguyễn Văn Cừ khoảng 100m về phía cuối rạch
48P 0581243 UTM 1107997
Ít dân cư sinh sống, nhận nước thải chủ yếu từ các hoạt động nông nghiệp
P13
Đoạn cách cầu Nguyễn Văn Cừ khoảng 100m về phía đầu rạch
48P 0581358 UTM 1107304
Ít dân cư sinh sống, nhận nước thải chủ yếu từ các hoạt động nông nghiệp
P14
Đoạn cách cầu Cái Sơn khoảng 500m về phía cuối rạch
48P 0581707 UTM 1106550
Nhận chất thải rắn và nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống dọc theo con rạch
P15
Ngã ba nơi tiếp giáp giữa rạch Cái Sơn với sông Cần Thơ
48P 0581919 UTM 1106310
Ngay giữa dòng chảy của rạch
3.2 Phương tiện và hóa chất 3.3.1 Phương tiện
Gàu đáy Ekman, diện tích 0,0225 m2 để thu động vật đáy.
Sàng (rây) có đường kính miệng 30 cm, kích thước lỗ 0,5 mm dùng để sàng mẫu bùn sau khi thu và giữ lại động vật đáy.
Bọc nilon dùng đựng mẫu động vật đáy sau khi sàng tại vị trí khảo sát, keo nhựa 500 ml dùng đựng sinh vật đáy sau khi lựa tại phòng thí nghiệm, dây thun, nhãn, viết lông dầu....
Kính lúp, kính nhìn nổi, lame kính, khay inox, nhíp, cân điện tử 4 số lẻ để phân tích định tính và định lượng động vật đáy.
3.3.2 Hóa chất
Formol 8% để cố định mẫu động vật đáy sau thu (có cả bùn và rác).
Cồn 700 để bảo quản mẫu sau khi đã loại bỏ hết rác.
21
Hình 3.1: Sơ đồ các điểm thu mẫu ở rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn Rạch Cái Sơn
Sông Cần Thơ
22 3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu mẫu
Mẫu động vật đáy được thu bằng gàu Ekman, tại mỗi vị trí thu 5 gàu. Mẫu được sàng sơ bộ tại hiện trường để loại bỏ bùn và rác. Sau đó mẫu được cho vào bọc nilon, cố định bằng formol ở nồng độ 8%. Ghi nhãn và trữ mẫu.
Mẫu động vật đáy được phân tích định tính và định lượng tại phòng thí nghiệm Tài nguyên sinh vật - Bộ môn Khoa học môi trường - Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - Trường Đại học Cần Thơ.
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu a. Phân tích định tính
Mẫu được đem rửa sạch, nhặt toàn bộ sinh vật đáy ra, sau đó ngâm bằng cồn 700. Mẫu được quan sát dưới kính nhìn nổi và kính lúp để xác định các đặc điểm hình thái trên cơ sở đó sẽ định danh dựa vào tài liệu phân loại. Tiến hành định loại bằng phương pháp so sánh hình thái. Mẫu thu thập được quan sát và phân loại định danh đến mức loài. Tài liệu chính được dùng để định loại là tài liệu “Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam” của Đặng Ngọc Thanh et al.,1980 và một số tài liệu khác.
b. Phân tích định lượng
Mẫu sau khi phân tích định tính sẽ được đếm số lượng và cân trọng lượng.
Khi đó số lượng và khối lượng động vật đáy được tính theo công thức:
S D X
Trong đó:
D: là số lượng (cá thể/ m2) hay khối lượng (g/m2) X: là số lượng hay khối lượng động vật đáy
S: là diện tích mẫu đã thu (trong đề tài này, S = 0.0225 x 5 = 0.1125 m2) 3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Lập bảng liệt kê các thành phần loài của động vật đáy đã được xác định ở các vị trí thu mẫu. Dựa trên cơ sở đó, tiến hành so sánh đối chiếu để đánh giá sự thay đổi thành phần, số lượng, khối lượng động vật đáy giữa các vị trí với nhau và tại mỗi vị trí theo thời gian thu mẫu.
Đếm số lượng từng loài động vật đáy đã xác định được và tính chỉ số đa dạng Shannon theo công thức:
23 H Pi Pi
n
i
ln '
1
Trong đó: Pi là tỉ số giữa số lượng cá thể của loài thứ i với tổng số lượng động vật đáy phân tích được.
Đánh giá chất lượng nước mặt bằng chỉ số đa dạng sinh học Shannon.
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để tính toán các công thức trên và vẽ các biểu đồ.
24
CHƯƠNG IV