CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần loài và sự biến động thành phần loài động vật đáy trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn
4.1.2 Sự biến động thành phần loài trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn
Động vật đáy luôn là nhóm sinh vật có sự biến động chậm về thành phần loài nhưng lại chịu tác động lớn của sự thay đổi cấu trúc nền đáy của thủy vực (Dương Trí Dũng et al., 2007) cho nên cấu trúc quần xã động vật đáy sẽ đặc trưng cho tính chất môi trường nước riêng biệt thông qua tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường nước lên quần xã động vật đáy. Thành phần loài động vật đáy trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn được thể hiện trong bảng 4.1:
26
Bảng 4.1: Thành phần loài động vật đáy trên rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn Nhóm sinh vật đáy Rạch Đầu Sấu Rạch Cái Sơn
Số loài Tỉ lệ Số loài Tỉ lệ
Oligochaeta 3 13.04% 3 12.00%
Polychaeta 2 8.70% 2 8.00%
Bivalvia 8 34.78% 9 36.00%
Gastropoda 6 26.09% 4 16.00%
Crustacea 1 4.35% 2 8.00%
Insecta 3 13.04% 4 16.00%
Tổng số 23 25
Kết quả từ bảng 4.1 cho thấy, mức độ đa dạng loài của rạch Đầu Sấu và rạch Cái Sơn tương tự nhau. Trên rạch Đầu Sấu có 23 loài và trên rạch Cái Sơn có 25 loài. Thành phần loài động vật đáy trên mỗi rạch có sự biến động giữa các vị trí khảo sát và giữa hai đợt thu mẫu.
a. Sự biến động thành phần loài động vật đáy trên rạch Đầu Sấu.
Hình 4.2: Sự biến động thành phần loài động vật đáy tại các điểm khảo sát trên rạch Đầu Sấu.
Qua hình 4.2 cho thấy, trong đợt 01, thành phần loài động vật đáy tại rạch Đầu Sấu dao động từ 07 đến 12 loài. Điểm 07 và điểm 10 là hai vị trí kém đa dạng về thành phần loài, chỉ có từ 07 đến 09 loài xuất hiện. Điểm 07 là điểm nằm ở vị trí tiếp giáp giữa rạch Đầu Sấu với sông Cần Thơ, mặc dù khả năng trao đổi nước của vị trí này khá tốt, nhưng do nền đáy thủy vực thường bị xáo trộn do hoạt động của ghe tàu nên không thích hợp cho các loài sinh vật đáy sống ổn định phân bố đến.
Tại điểm này chỉ có 07 loài bao gồm Branchyura sowerbyi, Tubifex sp, Limnodrilus hoffmeisteri, Namalycastis longicircis, Thiara scabra, Melanoides tuberculatus và
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
P7 P8 P9 P10
Số loài
Điểm khảo sát
Đợt 01 Đợt 02
27
loài Corbicula baudoni. Điểm 10 nằm sâu bên trong con rạch, nhận một lượng lớn các chất thải sinh hoạt của các hộ dân, chất thải từ lò giết mổ và chất thải từ các hoạt động nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) hơn nữa khả năng trao đổi nước tại đây kém nên các chất hữu cơ lắng đọng phân hủy yếm khí gây ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật đáy nên thành phần loài tại đây cũng kém đa dạng. Điểm 08 là nơi có thành phần loài cao nhất với 12 loài, trong đó, họ Corbiculidae có 4 loài là Corbicula castanea, Corbicula tenuis, Corbicula moretiana, Corbicula cereniformis, họ Tubificidae có 3 loài là Branchyura sowerbyi, Tubifex sp và Limnodrilus hoffmeisteri và họ Chironomidae có 2 loài là Metriocnemus knabi, Tendipes sp. Do nền đáy nơi đây ổn định với tính chất là đất thịt pha cát thích hợp cho các loài ăn lọc thuộc nhóm Bivalvia tồn tại và phát triển.
Vào đợt 02, thành phần loài động vât đáy tại các điểm có xu hướng gia tăng số loài (ngoại trừ điểm 10), dao động từ 11 loài (điểm 09) đến 16 loài (điểm 07, 08).
Tổng số loài biến động ít là do xuất hiện thêm các loài Stilobozzia bulla (họ Heleidae), Bellamya filosa (họ Viviparaidae) vào đợt khảo sát thứ 2. Điểm 07 và 08 có thành phần loài cao nhất vào đợt 02 với 16 loài. Trong đó, điểm 07 có 07 loài ở đợt 01 tăng lên 16 loài ở đợt 02 đó là do vào mùa mưa lũ nhiều loài theo nước phân bố khắp nơi. Ở điểm 08, nơi tiếp nhận chất thải sinh hoạt của các hộ dân sống ven rạch và nền đáy ít biến động là điều kiện thuận lợi cho các loài động vật đáy phát triển với sự xuất hiện thêm của các loài như Antimelania siamensis, Stenothyra messageri, Nodularia sp, Corbicula baudoni. Thành phần loài tại điểm 09 ít biến động, tăng từ 10 loài lên 11 loài trong đợt 02. Do nằm khá xa sông Cần Thơ nên khả năng trao đổi nước tại điểm 09 không cao, đồng thời do phải tiếp nhận lượng lớn chất thải sinh hoạt của khu dân cư nên thành phần loài tại điểm này có sự tồn tại của các loài ăn hữu cơ như Branchiura sowerbyi, Limnodrius hoffmeisteri, Tubifex sp, Melanoides tuberculatus, Antimelania siamensis, Sinotaia basicarinata,… Thành phần loài tại điểm 10 rất thấp, chỉ có 03 loài là Branchiura sowerbyi, Limnodrilus hoffmeisteri và loài Metriocnemus knabi.
Qua kết quả từ bảng 4.2 cho thấy, tổng số loài thu thập được trên tất cả các vị trí khảo sát vào hai đợt là 23 loài, thuộc các họ Tubificidae, Nereidae, Nephthydidae (ngành Anilida); họ Thiaridae, Viviparidae, Stenothyridae, Assimineidae, Unionidae, Corbiculidae (ngành Mollusca) và họ Chironomidae, Heleidae (ngành Arthropoda). Vào đợt 01, phát hiện được 19 loài và đợt 02 phát hiện được 20 loài.
Sự biến động số loài trong hai đợt này là do sự tăng số loài của lớp Gastropoda, Bivalvia và Crustacea trong đợt 02. Ngoài ra, số loài của lớp Insecta có xu hướng giảm. Trong đó, các loài Branchiura sowerbyi, Tubifex sp, Limnodrilus hoffmeisteri thuộc họ Tubificidae và các loài Namalycastis longicircis, Nephthys polybranchia thuộc nhóm Polychaeta; loài Thiara scabra, Melanoides tuberculatus thuộc họ
28
Thiaridae; loài Corbicula castanea, Corbicula cereniformis, Corbicula baudoni thuộc họ Corbiculidae hầu như luôn xuất hiện trong cả hai đợt khảo sát. Các loài Stilobozzia bulla thuộc họ Heleidae, loài Sinotaia basicarinata thuộc họ Viviparidae, loài Corbicula moretiana thuộc họ Corbiculidae chỉ xuất hiện trong lần khảo sát đợt 01 mà không xuất hiện trong lần khảo sát đợt 02. Các loài Iphinoe trispinosa thuộc họ Bodotriidae, loài Limnoperna siamensis thuộc họ Mytilidae, loài Nodularia sp thuộc họ Unionidae, loài Stenothyra messageri thuộc họ Stenothyridae chỉ phát hiện được trong lần khảo sát đợt 02.
Bảng 4.2: Thành phần loài động vật đáy trên rạch Đầu Sấu qua hai đợt khảo sát.
Nhóm sinh vật đáy Đợt 01 Đợt 02
Số loài Tỉ lệ Số loài Tỉ lệ
Oligochaeta 3 15.79% 3 15.00%
Polychaeta 2 10.53% 2 10.00%
Gastropoda 5 26.32% 6 30.00%
Bivalvia 6 31.58% 7 35.00%
Insecta 3 15.79% 2 10.00%
Crustacea 0 0.00% 1 5.00%
Tổng số 19 20
Sự biến động số lượng loài này là do loài Iphinoe trispinosa thuộc họ Bodotriidae có tập tính sống di động và kiếm ăn vào ban đêm. Loài Limnoperna siamensis và loài Nodularia sp chỉ được bắt gặp trong đợt 02. Tương tự, các loài Corbicula moretiana, loài Stilobozzia bulla và loài Sinotaia basicarinata cũng có số lượng rất thấp trong đợt 01, nên sự biến động thành phần loài động vật đáy trên rạch Đầu Sấu trong đợt hai có thể là do xác suất bắt gặp một số loài thấp.
b. Sự biến động thành phần loài trên rạch Cái Sơn
Qua hình 4.3 cho thấy, vào đợt 01, thành phần loài giữa các điểm khảo sát trên rạch Cái Sơn có sự chênh lệch khá lớn, dao động từ 07 đến 14 loài. Số loài động vật đáy cũng có xu hướng giảm từ vị trí tiếp giáp với sông Cần Thơ vào sâu bên trong rạch. Trong đó, các loài Branchiura sowerbyi, Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifex sp, Namalycastis longicircis, Antimelania siamensis, Nodularia sp, Corbicula baudoni, Corbicula castanea, Corbicula tenuis hầu như đều xuất hiện tại tất cả các điểm khảo sát trong đợt 01. Điểm 15 là điểm có số lượng loài cao nhất trong đợt 01 với 14 loài. Trong thành phần loài tại điểm này có thêm sự xuất hiện của các loài là Nephthys polybranchia, Bellamya filosa, Sinohyriopsis sp1, Mycetopoda siliquosa, Limnoperna siamensis. Đây là thủy vực nằm ở vị trí tiếp giáp nước giữa rạch Cái Sơn với sông Cần Thơ, tính chất nền đáy tại đây có tỉ lệ sét trong nền đáy cao và tốc độ dòng chảy nhanh nên không thích hợp cho các loài sinh vật đáy phát triển và nâng cao số lượng.
29
Hình 4.3: Sự biến động thành phần loài động vật đáy tại các điểm khảo sát trên rạch Cái Sơn.
Điểm 11 và 12 là hai điểm nằm trên 01 nhánh của rạch Cái Sơn. Thành phần loài tại hai điểm này có sự chênh lệch khá lớn. Điểm 11 là điểm nằm khá xa với rạch Cái Sơn hơn điểm 12 nên khả năng trao đổi nước của điểm này khá thấp. Thủy vực thường xuyên phải tiếp nhận một lượng lớn các chất thải từ các hộ dân và chất thải từ khu công nghiệp Cái Sơn – Hàng Bàng nên môi trường ở điểm này bị ảnh hưởng rất lớn. Đồng thời, nền đáy có tỉ lệ sét khá cao nên thành phần loài tại điểm này kém đa dạng, chỉ có 07 loài là Branchiura sowerbyi, Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifex sp, Namalycastis longicircis, Bellamya filosa, Stenothyra messageri và loài Nodularia sp. Trong khi đó, thành phần loài tại điểm 12 đa dạng hơn điểm 11 với 13 loài thuộc lớp Bivalvia như Nodularia sp, Corbicula castanea, Corbicula baudoni,… các loài thuộc họ Tubificidae như Branchiura sowerbyi, Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifex sp,… do nền đáy ít biến động và khả năng trao đổi nước tốt hơn nên môi trường ít bị ảnh hưởng và các loài động vật đáy phát triển. Cũng có 13 loài trong đợt 01, thành phần loài tại điểm 13 và 14 vẫn xuất hiện các loài thuộc họ Tubificidae như Branchiura sowerbyi, Limnodrilus hoffmesteri, Tubifex sp và các loài thuộc nhóm Bivalvia như Corbicula castanea, Corbicula baudoni, Corbicula tenuis, Nodularia sp,… Đây là thủy vực có các hộ dân sống nhà sàn dọc theo rạch Cái Sơn nên nguồn thức ăn dồi dào, đồng thời tính chất nền đáy là là chủ yếu là thịt, thích hợp cho các loài trên tồn tại và phát triển ở thủy vực này.
Vào mùa mưa, thành phần loài động vật đáy tại các điểm có sự biến động trong khoảng từ 06 đến 18 loài. Trong đó, điểm 14 có thành phần loài đa dạng nhất với 18 loài thuộc các nhóm Oligochaeta, Bivalvia, Insecta, Gastropoda và Crustacea
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
P11 P12 P13 P14 P15
Số loài
Điểm thu mẫu
Đợt 01 Đợt 02
30
như loài Mycetopoda siliquosa, Limnoperna siamensis, Corbicula baudoni, Corbicula castanea, Antimelania siamensis, Branchiura sowerbyi, Limnodrilus hoffmeisteri,Tubifex sp,…
Thành phần loài tại điểm 15 biến động mạnh từ 14 loài giảm xuống còn 6 loài trong đợt 02 bao gồm các loài Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifex sp, Mycetopoda siliquosa, Limnoperna siamensis, Corophium sp và loài Tendipes sp.
Sự biến động thành phần loài của điểm này là do mực nước tại thủy vực dâng cao, đồng thời tốc độ dòng chảy nhanh và nền đáy chủ yếu là thịt pha sét nên khá cứng, không thích hợp cho các loài động vật đáy sinh sống. Trong khi đó, số lượng loài tại điểm 11, 12 và 13 biến động nhẹ. Điểm 11 có 08 loài, điểm 12 có 14 loài và điểm 13 có 11 loài. Đây là các điểm nằm sâu trong rạch Cái Sơn, có nguồn thức ăn dồi dào từ các hộ dân sống dọc theo rạch và nền đáy ít biến động trong cả hai đợt khảo sát nên thành phần loài ít có sự thay đổi.
Bảng 4.3: Thành phần loài động vật đáy trên rạch Cái Sơn qua hai đợt khảo sát.
Nhóm sinh vật đáy Đợt 01 Đợt 02
Số loài Tỉ lệ Số loài Tỉ lệ
Oligochaeta 3 14.3% 3 15.0%
Polychaeta 2 9.5% 2 10.0%
Gastropoda 3 14.3% 3 15.0%
Bivalvia 9 42.9% 6 30.0%
Insecta 3 14.3% 4 20.0%
Crustacea 1 4.8% 2 10.0%
Tổng số 21 21
Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy, đã khảo sát được tổng số 24 loài động vật đáy tại các vị trí trên rạch Cái Sơn thuộc các họ Tubificidae, Nereidae, Nephthydidae, Thiaridae, Viviparidae, Assimineidae, Unionidae, Corbiculidae, Corduliidae, Bodotriidae, Chironomidae và họ Corophiidae. Trong đó, họ Corbiculidae có 5 loài, họ Unionidae, họ Tubificidae và họ Chironomidae đều có 3 loài. Trong cả hai lần khảo sát đợt 01 và 02 đều phát hiện được tổng số loài động vật đáy là 21 loài. Tổng số loài không có sự thay đổi, song thành phần loài thì có sự biến động mạnh. Sự biến động thành phần loài này là do một số loài như Sinohyriopsis sp1 thuộc họ Unionidae, loài Bellamya filosa thuộc họ Viviparidae, loài Corbicula moretiana và loài Corbicula cereniformis thuộc họ Corbiculidae chỉ xuất hiện trong lần khảo sát đợt 01 và các loài Corophium sp thuộc họ Corophiidae, loài Somaiodilora sp thuộc họ Corduliidae, loài Assiminea brevicula thuộc họ Assimineidae chỉ xuất hiện trong lần khảo sát đợt 02. Các loài Branchiura sowerbyi, Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifex sp thuộc họ Tubificidae; Corbicula tenuis, Corbicula baudoni thuộc họ Corbiculidae; Mycetopoda siliquosa, Nodularia sp thuộc họ Unionidae;
31
Metriocnemus knabi,Tendipes sp thuộc họ Chironomidae,… hầu như luôn xuất hiện trong cả hai đợt khảo sát.
Loài Corophium sp thuộc họ Corophiidae và loài Somaiodilora sp thuộc họ Bodotriidae là hai loài có tập tính sống di động và kiếm ăn vào ban đêm. Đồng thời, các loài Corbicula moretiana, Corbicula cereniformis và loài Bellamya filosa có số lượng rất thấp trong đợt 01 nên không phát hiện được các loài này trong đợt 02 cũng có thể là do xác suất bắt gặp thấp.
4.2 Sự biến động số lƣợng động vật đáy
4.2.1 Sự biến động số lƣợng động vật đáy trên rạch Đầu Sấu
Qua hai đợt khảo sát, số lượng động vật đáy tại các điểm trên rạch Đầu Sấu và giữa hai đợt khảo sát có sự biến động lớn và không thấy khuynh hướng của sự biến đổi này mà tùy thuộc vào từng vị trí khảo sát (Hình 4.4).
Hình 4.4: Sự biến động số lượng động vật đáy giữa các vị trí khảo sát trên rạch Đầu Sấu qua hai đợt thu mẫu
Trong đợt 01, số lượng động vật đáy tại các điểm biến động từ 3.502 cá thể/m2 đến 13.485 cá thể/m2 và có khuynh hướng tăng từ phía tiếp giáp với sông Cần Thơ đến các điểm nằm sâu bên trong con rạch. Cụ thể, số lượng động vật đáy tại điểm 07 là 3.502 cá thể/m2, tại điểm 08 là 5.813 cá thể/m2, điểm 09 là 5.929 cá thể/m2 và tại điểm 10 là 13.845 cá thể/m2. Nguyên nhân của khuynh hướng này là do vào đợt 01, các loài thuộc họ Tubificidae chiếm ưu thế về số lượng tại các điểm 08, 09 và 10. Số lượng của họ Tubificidae tại các điểm này dao động trong khoảng từ 5.128 cá thể/m2 (điểm 08) đến 12.604 cá thể/m2 (điểm 10). Đây là các điểm nằm phía trong rạch Đầu Sấu, càng vào sâu bên trong rạch, nền đáy càng có tính chất mềm và giàu hữu cơ do tiếp nhận một lượng lớn các chất thải sinh hoạt từ các hộ dân sống dọc theo rạch và từ khu dân cư 91B. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi và
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000
P7 P8 P9 P10
Cá thể/m2
Điểm thu mẫu
Đợt 01 Đợt 02
32
nguồn thức ăn dồi dào cho các loài thuộc họ Tubificidae phát triển và nâng mật số đến đỉnh. Nguồn thức ăn dồi dào này cũng là điều kiện cho các loài thuộc nhóm Gastropoda sinh sống. Tuy nhiên, do điểm 10 nằm khá sâu trong rạch Đầu Sấu nên khả năng trao đổi nước ở đây không cao, đồng thời, quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ diễn ra chậm tạo ra các khí CH4, H2S gây độc nên số lượng loài thuộc nhóm Gastropoda bắt gặp với số lượng rất thấp, dao động từ 9 – 27 cá thể/m2.
Trong đợt 02, số lượng động vật đáy tại các điểm có sự biến động mạnh.
Điểm P7 có số lượng cao nhất với 11.013 cá thể/m2, kế đó là điểm 09 với 9.424 cá thể/m2 và thấp nhất là điểm 10 với 1.956 cá thể/m2. Các loài thuộc họ Tubificidae vẫn chiếm ưu thế về số lượng tại tất cả các điểm, nhất là điểm 09 và 10 với sự chiếm ưu thế của loài Limnodrilus hoffmeisteri. Số lượng cá thể của loài này cao nhất tại điểm 09 với 6.347 cá thể/m2, kế đó là điểm 10 với 1.893 cá thể/m2, thấp nhất là điểm 08, chỉ có 933 cá thể/m2. Số lượng loài Limnodrilus hoffmeisteri tại điểm 10 có sự biến động lớn, từ 12.427 cá thể/m2 ở đợt 01 giảm xuống còn 1.893 cá thể/m2 ở đợt 02. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể thì điểm này có tỉ lệ số lượng loài Limnodrilus hoffmeisteri là cao nhất trong tổng số các điểm khảo sát (chiếm 98,56%). Nguyên nhân có thể là do vào mùa mưa, mực nước trên các thủy vực dâng cao, đồng thời tốc độ dòng chảy tại các thủy vực cũng nhanh hơn nên các chất ô nhiễm hữu cơ bị pha loãng và cuốn trôi theo dòng nước. Vì vậy, môi trường tại các điểm này bớt ô nhiễm nên số lượng động vật đáy có xu hướng tăng ở các điểm 07 và 09.
Vào mùa mưa, điểm 08 là một trong hai điểm có thành phần loài đa dạng nhất với 16 loài, nhưng mật độ các loài động vật đáy tại các điểm khá thấp, chỉ đạt 3.433 cá thể/m2. Cũng trong đợt này, số lượng các loài thuộc họ Tubificidae giảm rõ rệt, chỉ còn 1.671 cá thể/m2, đồng thời là sự tăng số lượng của các loài thuộc nhóm Bivalvia từ 543 cá thể/m2 tăng lên 1.228 cá thể/m2.
Điểm 07 có tổng số cá thể là 3.502 cá thể/m2 (đợt 01) và tăng lên 11.031 cá thể/m2 trong đợt 02, chủ yếu là sự gia tăng của các loài thuộc nhóm Bivalvia, Gastropoda và Tubificidae. Loài Melanoides tuberculatus (họ Thiaridae) chiếm ưu thế về số lượng trong cả hai đợt khảo sát (đợt 01: 2.569 cá thể/m2 và đợt 02: 5.138 cá thể/m2), đồng thời, các loài Corbicula baudoni, Corbicula tenuis thuộc họ Corbiculidae cũng xuất hiện tại điểm này vào đợt 02. Nguyên nhân có thể là do các chất hữu cơ được dòng nước mang từ các điểm phía trong rạch Đầu Sấu ra vị trí này làm nguồn thức ăn cho các loài động vật đáy, đặc biệt là các loài ăn hữu cơ như loài Melanoides tuberculatus, tạo điều kiện thích hợp cho chúng sinh sống và gia tăng số lượng.
33
Từ sự biến động số lượng động vật đáy ở các vị trí trên rạch Đầu Sấu vào đợt 02, có thể thấy môi trường tại các điểm 07 và 09 đang có dấu hiệu phục hồi.
4.2.2 Sự biến động số lƣợng động vật đáy trên rạch Cái Sơn
Kết quả như hình 4.5 cho thấy, số lượng động vật đáy tại các vị trí khảo sát trên rạch Cái Sơn có sự biến động khá lớn qua hai đợt thu mẫu.
Hình 4.5: Sự biến động số lượng động vật đáy giữa các vị trí khảo sát trên rạch Cái Sơn qua hai đợt thu mẫu.
Trong đợt 01, số lượng động vật đáy dao động từ 1.032 cá thể/m2 đến 11.990 cá thể/m2 và có khuynh hướng giảm từ phía trong rạch Cái Sơn ra vị trí tiếp giáp nước với sông Cần Thơ. Điểm 13 có số lượng cá thể lớn nhất với 11.990 cá thể/m2, kế đó là điểm 11 với 11.512 cá thể/m2, điểm 14 có số lượng là 8.631 cá thể/m2 và điểm 15 có số lượng thấp nhất với 1.032 cá thể/m2. Trong đó, các loài thuộc họ Tubificidae luôn chiếm ưu thế với số lượng dao động từ 693 cá thể/m2 đến 11.351 cá thể/m2. Sự biến động này có thể là do rạch Cái Sơn là 01 rạch khá lớn, càng ra gần với vị trí tiếp giáp với sông Cần Thơ thì lòng rạch càng sâu. Đồng thời, tính chất nền đáy ở các điểm này cũng có sự khác biệt nên ảnh hưởng đến sự phát triển số lượng các loài tại các điểm. Tại điểm 15, do nền đáy có tỉ lệ sét cao không thích hợp cho các loài động vật đáy sinh sống. Trong khi đó, điểm 11 là vị trí nằm khá xa rạch Cái Sơn, thường xuyên tiếp nhận lượng lớn chất thải từ các hộ dân, các hoạt động nông nghiệp và từ khu công nghiệp Cái Sơn – Hàng Bàng nên nguồn thức ăn tại điểm này khá dồi dào. Tuy nhiên, do khả năng trao đổi nước kém nên môi trường ở điểm này chỉ thích hợp cho các loài có sức chịu đựng cao với mức ô nhiễm tồn tại và phát triển. Vì vậy, mặc dù số lượng động vật đáy tại điểm này rất cao
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000
P11 P12 P13 P14 P15
Cá thể/m2
Điểm thu mẫu
Đợt 01 Đợt 02