CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.4 Chỉ số đa dạng sinh học
4.4.1 Chỉ số đa dạng sinh học H’ trên rạch Đầu Sấu
Bảng 4.4: Chỉ số đa dạng sinh học Shannon H` tại các điểm khảo sát trên rạch Đầu Sấu qua hai đợt thu mẫu
Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy, chỉ số đa dạng có giữa các điểm sự biến động và có khuynh hướng tăng từ phía trong ra phía ngoài rạch. Trong đợt 01, chỉ số đa dang dao động từ 0,35 đến 1,44. Điểm 10 có chỉ số đa dạng thấp nhất với H’ = 0,35, kế đó là điểm 07 với giá trị H’ = 0,92. Điểm 08 có chỉ số đa dạng cao nhất với H’ = 1,44, kế đó là điểm 09 với H’ = 1,33. Điểm 08 và điểm 09 có số loài cao nhất trong số các điểm khảo sát (12 và 10 loài) tương ứng với chỉ số đa dạng là 1,45 và 1,34.
Đây là hai vị trí tiếp giáp với sông Cần Thơ, nền đáy dạng đất thịt trung bình đã tạo điều kiện cho các loài sinh vật đáy tồn tại và phát triển nên thành phần loài ở đây đa dạng các điểm còn lại. Điểm 10 là điểm nằm sâu trong rạch Đầu Sấu, khả năng trao đổi nước kém hơn và có sự phân hủy yếm khí của các chất hữu cơ trên nền đáy nên không thích hợp cho các loài động vật đáy phát triển nên chỉ có một vài loài chiếm ưu thế như loài Limnodrilus hoffmeisteri nên thành phần loài tại đây thấp và chỉ số đa dạng cũng thấp. Thành phần loài tại điểm này chỉ có lần lượt là 09 loài, tương ứng với chỉ số đa dạng là 0,35. Riêng điểm 07 là điểm nằm ngay vị trí tiếp giáp với sông Cần Thơ có khả năng trao đổi nước tốt. Tuy nhiên, tính chất nền đáy tại điểm này tương đối cứng nên không thích hợp cho các loài động vật đáy sinh sống nên chỉ số đa dạng của điểm có giá trị nhỏ hơn 1,00, và H’ = 0,92.
Vào đợt 02, chỉ số đa dạng ở các điểm biến động từ 0.17 đến 2,10. Điểm 08 tiếp tục có chỉ số đa dạng cao nhất với H’ = 2,10, kế đó là điểm 07 với H’ = 1,64.
Chỉ số đa dạng tại điểm này cao là do vào mùa mưa, nồng độ các chất ô nhiễm Điểm thu mẫu Chỉ số đa dạng sinh học H`
Đợt 1 Đợt 2
P7 0.92 1.64
P8 1.45 2.10
P9 1.34 1.11
P10 0.35 0.17
40 trong môi trường như COD, NO3-
, PO43-,… giảm nên các loài động vật đáy phát triển hơn. Do đó, chỉ số đa dạng tại hai điểm này tăng vào đợt 02.
Chỉ số đa dạng tại điểm 10 vẫn rất thấp (H’ = 0,17), chứng tỏ môi trường ở điểm này vẫn bị ô nhiễm rất nặng. Mặc dù khả năng trao đổi nước tốt hơn vào đợt 02, song nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường vẫn rất cao, đồng thời, vẫn còn khả năng phân hủy yếm khí của các chất hữu cơ trên nền đáy. Các loài động vật đáy tại điểm kém phát triển, chủ yếu là các loài thuộc họ Tubificidae và Chironomidae có khả năng chống chịu cao với mức độ ô nhiễm nặng nên chỉ số đa dạng tại điểm rất thấp.
Chỉ số đa dạng sinh học tại điểm 09 biến động nhẹ trong hai đợt khảo sát từ 1,34 giảm xuống còn 1,11. Đây là thủy vực nằm tương đối gần với sông Cần Thơ hơn các điểm 10 và 11 nên khả năng trao đổi nước của điểm này tốt hơn. Tuy nhiên, trong đợt 02, do có các ghe chở vật liệu xây dựng thường xuyên ra vào trong rạch với lại lòng rạch tại điểm này nông hơn các vị trí trước đó nên nền đáy có thể đã bị xáo trộn, gây ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật. Do đó, chỉ số đa dạng sinh học tại điểm này giảm vào đợt 02.
4.4.2 Chỉ số đa dạng sinh học H’ trên rạch Cái Sơn
Bảng 4.5: Chỉ số đa dạng sinh học Shannon H’ tại các điểm khảo sát trên rạch Cái Sơn qua hai đợt thu mẫu
Điểm thu mẫu Chỉ số đa dạng sinh học H’
Đợt 1 Đợt 2
P11 0.32 0.63
P12 1.63 1.33
P13 1.58 1.85
P14 1.62 1.85
P15 1.86 1.37
Qua bảng 4.5 cho thấy, chỉ số đa dạng tại các điểm trên rạch Cái Sơn hẩu như đều lớn hơn 1,00 (trừ điểm 11) và có sự biến động tùy theo đợt. Vào đợt 01, chỉ số đa dạng biến động từ 0,32 đến 1,86 và có xu hướng giảm từ vị trí tiếp giáp nước với sông Cần Thơ vào các vị trí bên trong rạch Cái Sơn. Trong đó, điểm 15 có chỉ số H’ cao nhất với giá trị H’ = 1,86, kế đó là điểm 12 với H’ = 1,63, điểm 14 có giá trị H’= 1,62 gần bằng với điểm 12 và thấp nhất là điểm 11 với H’ = 0,32. Điểm 15, 14, 13 là thủy vực nằm từ vị trí tiếp giáp với sông Cần Thơ đến vị trí cách cầu Cái Sơn khoảng 1km. Đây là những thủy vực có khả năng trao đổi nước khá tốt, nguồn thức ăn dồi dào từ các hộ dân và từ các hoạt động chăn nuôi nằm xung quanh rạch, tính chất nền đáy tương đối mềm (điểm 14, 13), thuận lợi cho các loài động vật đáy sinh sống nên chỉ số đa dạng tại các vị trí này khá cao. Tuy nhiên do sự phân bố của các loài thuộc nhóm Bivalvia có xu hướng giảm khi vào sâu trong rạch nên chỉ số
41
đa dạng tại các vị trị này cũng có xu hướng giảm dần từ phía ngoài vào bên trong rạch. Điểm 12 là thủy vực nằm trên 01 nhánh của rạch Cái Sơn, khả năng trao đổi nước của điểm này khá tốt, nguồn thức ăn dồi dào từ các hộ dân sống ven rạch và từ các hoạt động nông nghiệp; đồng thời, nền đáy thủy vực là bùn mềm nên thích hợp cho các loài động vật đáy tồn tại và phát triển nên chỉ số đa dạng tại điểm này cao.
Chỉ số đa dạng tại điểm 11 thấp nhất trong số các điểm khảo sát vào mùa khô, chỉ số H’ của điểm này là 0,32. do nơi đây chịu ảnh hưởng lớn của các chất thải sinh hoạt, chất thải từ nông nghiệp và chất thải từ khu công nghiệp Cái Sơn – Hàng Bàng.
Vào đợt 02, chỉ số đa dạng tại các điểm tiếp tục có sự biến động, dao động trong khoảng từ 0,63 đến 1,85. Điểm 13 và 14 là hai điểm có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất trong trong các điểm khảo sát với giá trị H’ = 1,85. Vào mùa mưa, mực nước sông dâng cao, dòng nước cuốn theo các chất hữu cơ từ các vị trí bên trong rạch, từ khu công nghiệp Cái Sơn – Hàng Bàng,… ra phía ngoài làm nguồn thức ăn cho các loài động vật đáy, đồng thời tính chất nền đáy tại các điểm này cũng mềm hơn, thích hợp cho chúng tồn tại và phát triển nên chỉ số đa dạng tăng vào mùa mưa. Chỉ số đa dạng tại điểm 15 giảm nhẹ từ 1.86 xuống còn 1,37. Nguyên nhân có thể là do lòng rạch sâu hơn và tốc độ dòng chảy nhanh hơn vào mùa mưa, đồng thời tính chất nền đáy vẫn chủ yếu là sét và khá cứng nên không thích hợp cho các loài động vật đáy phát triển về số loài và số lượng. Chỉ số đa dạng tại điểm 11 biến động mạnh, song vẫn nhỏ hơn 1,00, giá trị H’ tại điểm này vào mùa mưa là 0,62, chứng tỏ môi trường có dấu hiệu bớt ô nhiễm hơn song vẫn bị ô nhiễm nặng.
4.4.3 Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số đa dạng sinh học
Bảng 4.6: Đánh giá chất lượng môi trường nước tại thủy vực nghiên cứu bằng chỉ số đa dạng sinh học Shannon
Theo chỉ số đa dạng sinh học Shannon thì các điểm 10 và điểm 11 là hai điểm bị ô nhiễm nặng trong cả hai đợt khảo sát với sự chiếm ưu thế của loài
Điểm thu mẫu Chỉ số đa dạng sinh học H`
Đợt 1 Đợt 2
P10 Rất ô nhiễm Rất ô nhiễm
P11 Rất ô nhiễm Rất ô nhiễm
P7 Rất ô nhiễm Ô nhiễm
P9 Ô nhiễm Ô nhiễm
P12 Ô nhiễm Ô nhiễm
P13 Ô nhiễm Ô nhiễm
P14 Ô nhiễm Ô nhiễm
P15 Ô nhiễm Ô nhiễm
P8 Ô nhiễm Hơi ô nhiễm
42
Limnodrilus hoffmeisteri trong thủy vực. Các điểm 09, 12, 13, 14 và 15 bị ô nhiễm vừa nhưng mức độ ô nhiễm ở các thủy vực không giống nhau. Tại các thủy vực này, có sự đa dạng về thành phần loài thuộc các họ Corbiculidae như loài Corbicula castanea, Corbicula baudoni, Corbicula tenuis,… các loài thuộc họ Unionidae như Nodularia sp, Mycetopoda siliquosa,... Các loài này chiếm ưu thế về khối lượng động vật đáy của điểm.
Điểm 08 có sự biến động qua lại giữa hai mức độ ô nhiễm, trong đó, thủy vực tại điểm 08 bị ô nhiễm thấp nhất trong số các điểm khảo sát theo chỉ số Shannon. Thủy vực này có mức độ ô nhiễm vừa trong đợt 01 và hơi ô nhiễm trong đợt 02, loài Corbicula castanea, Corbicula tenuis, Corbicula baudoni,… chiếm ưu thế về khối lượng tại điểm này. Điểm 07 bị ô nhiễm vừa, tuy nhiên, điểm này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường nhiều hơn là các yếu tố ô nhiễm và chất thải từ các hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp,…
43
CHƯƠNG V