TUẦN 3: CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ DỊCH VỤ Thời gian thực hiện: 1 Tuần (Từ ngày 5/12 – 9/12/2016)
1. QSCMĐ: Đồ dùng nghề thợ may( kéo, thước đo)
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân
”đến địa điểm quan sát cô hỏi:
- Trẻ kiểm tra trang phục
- Trẻ hát
? Bạn nào kể cho cô một số nghề mà chúng mình biết
? Các con có biết đồ dùng nghề thợ may gồm những gì không
? Chúng mình hãy nhắm mắt lại xem cô có gì nhé?
? Đây là cái gì
? Chúng mình cùng quan sát thật kỹ cái kéo và thước đo nào.
? Ai có nhận xét gì về cái kéo
? Ai có ý kiến khác
? Ai bổ xung ý kiến cho bạn
? Cái thước đo như thế nào
? Ai có ý kiến khác
? Ai bổ xung ý kiến cho bạn
? Ngoài cái kéo và thước đo ra nghề may còn có những dụng cụ gì
=> Cô chốt lại: Cái kéo và thước đo là đồ dùng của nghề thợ may, Cái kéo làm bằng sắt, có tay cầm và có lưỡi rât sắc dùng để cắt vải, chỉ. Cái thước làm bằng gỗ, dài, có chia khoảng cách và đánh số, dùng để đo vải. Ngoài ra nghề thợ may còn có nhiều đồ dùng khác như bàn là, thước dây, phấn vẽ,....
2. Trò chơi
a. Trò chơi vận động: Con quạ và con gà con - Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 1 đến 2 cái mũ quạ bằng bìa cứng. Chọn trẻ giả làm quạ, số trẻ còn lại giả làm gà con. Cho quạ ngồi ở một góc ngay tổ của mình, các con ga vừa đi kiếm ăn vừa chạy nhảy tung tăng.(nhảy chụm hai chân, tay vẫy ngang và kêu:chiếp, chiếp) Khi thấy Quạ xuất hiện thì tất cả các Gà con phải nhanh chóng đứng im tại chỗ. Gà con không được đứng im tại chỗ quá 5giây. Nghĩa là khi đếm từ 1-5 thì phải di chuyển
- Luật chơi: Quạ chỉ được bắt những Gà con không chịu đứng im.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần - Nhận xét, tuyên dương trẻ chơi b. Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ
- Trẻ kể - Trẻ nhắc lại
- Trẻ trả lời
- Có cán, có lưỡi, làm bằng sắt, dùng để cắt vải, chỉ.
- Dài, làm bằng gỗ, có số. Dùng để đo vải - Máy khâu, bàn là,....
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe - Trẻ nhắc lại
- Trẻ chơi - Trẻ nghe
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Hỏi trẻ cách chơi, luật chơi (nếu trẻ không nhắc lại được cô nhắc lại)
+ Cách chơi: Cô cho 2 bạn cầm tay nhau kéo đi kéo lại vừa kéo vừa đọc lời ca đến câu cuối ‘lấy gì mà kéo’đẩy về phía bạn nào bạn nào thì bạn ấy thua
+ Luật chơi: Trẻ làm đúng theo lời ca - Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
- Nhận xét, tuyên dương trẻ chơi 3. Chơi theo ý thích.
- Cô giới thiệu và chia trẻ ra làm 5 nhóm cho trẻ chơi + Nhóm chơi với hộp: Nhảy qua các hộp
+ Nhóm chơi với màu nước: Tô xé dán cái thước đo + Nhóm chơi với bóng: Tung và bắt bóng
+ Nhóm chơi in hình cái kéo + Nhóm chơi với sỏi: Ô ăn quan
- Để trẻ tự chọn nhóm chơi theo ý thích. Đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
4. Kết thúc.
- Cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng, rửa tay cho trẻ vào lớp.
- Trẻ nghe - Trẻ nhắc lại
- Trẻ chơi - Trẻ nghe
- Trẻ lựa chọn nhóm chơi
- Trẻ thu dọn, ra chơi ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
- Tổng trẻ đi học:………Trẻ nghỉ:………
- Tình hình sức khỏe:………
- Trạng thái cảm xúc:………
- Kiến thức………....……
………..………
- Kỹ năng:………....………
………
-Biện pháp:………..………
………...………
********************************************
Ngày soạn: 3/12/2016
Ngày dạy: Thứ 4 – 7/12/2016
HOẠT ĐỘNG HỌC: VĂN HỌC Truyện “Thần sắt”
I. Mục tiêu 1. Kiến thức
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Nhờ có sắt anh nông dân chế tạo ra đồ dùng, dụng cụ lao động. Cùng với sự chăm chỉ làm việc mà anh nông dân thu được nhiều lúa vàng.
- Trẻ biết kể lại chuyện có sự gợi ý của cô.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết trả lời câu hỏi theo nội dung truyện và kể chuyện có sự gợi ý của cô 3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia kể chuyện. Biết giữ gìn đồ dùng sản phẩm của người lao động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
- Đồ dùng: Bài giảng điện tử có hình ảnh minh họa câu chuyện 2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Hình ảnh nội dung câu chuyện, giá treo tranh - Trang phục trẻ gọn gàng