Khi đá bazan trở nên khan hiếm và chi phí vận chuyển cũng tăng cao, việc xây dựng một tuyến đê trở nên quá đắt đỏ. Vì đá bazan khan hiếm nên chất lượng cũng giảm đi. Nó trở thành một sản phẩm tự nhiên đắt đỏ.
Như một giải pháp thay thế, Basalton được giới thiệu vào những thập kỷ 80, một cấu kiện 8 góc nhọn làm từ bê tông đặc. Basalton là cấu kiện bê tông đúc sẵn, một biến thể của Bazan.
2.8.2 Sản xuất cấu kiện
Những vật liệu cần thiết cho việc sản xuất Basalton là cát, các loại sỏi khác nhau và xi măng.
Ở Hà Lan, những vật liệu này được phân phối bằng tàu và được đổ vào một máy trộn bê tông tự động.
Những cấu kiện này được sản xuất trong những nhà máy có môi trường kiểm soát cao, sản xuất bằng máy móc, dưới một áp suất nhất định. Theo cách này, chúng ta không phải thêm nước vào, tất cả độ ẩm sẽ lấy từ cát. Chính vì điều này mà những khối cấu kiện bê tông có thể đạt chất lượng cao.
Chiều cao của mỗi cấu kiện từ 15 đến 50 cm, khoảng cách 5 cm.
Sau khi các cấu kiện được sản xuất xong, chúng sẽ được đặt trong một kho chờ đóng rắn trong vòng 28 ngày. Sau khi được bảo dưỡng xong, những khối cấu kiện này sẽ được xe tải hoặc tàu chở đến công trường xây dựng đê kè.
Độ bền của các cấu kiện sau 28 ngày chờ đóng rắn là 60 N/mm2. Định mức yêu cầu khoảng 50 N/mm2 cho mỗi viên và 45 N/mm2 trung bình cho cả bó cấu kiện. Điều này tương ứng với độ cứng khoảng C60-C75.
Trong quá trình sản xuất, tối đa 110 tấn nguyên liệu có thể được sản xuất mỗi giờ. Đối với những cấu kiện có chiều cao 25cm, 180 m2 có thể được sản xuất mỗi giờ. Đối với những cấu kiện có chiều cao 45 cm, con số này vào khoảng 100 m2.
2.8.3 Công tác xếp dựng cấu kiện
Thường thì các cấu kiện không thể mang ra được khu vực công trường, nhưng vì những cấu kiện này có thể được đặt lên khay hàng và có thể dễ dàng mang ra công trường bằng xe nâng.
Mặc dù chúng ta có thể xếp dựng cấu kiện bằng tay, tuy nhiên, việc xếp dựng cấu kiện bằng
Hàng cấu kiện đầu tiên có thể gọi chung là lớp nền, được đặt dọc theo chân đê (có thể thấy trong hình 2-39). Bởi vì hàng cấu kiện đầu tiên này cần khớp với chân đê nên lớp nền sẽ có một cạnh thẳng mà những lớp khác không có.
Ngàm của cần cẩu có thể dễ dàng điều chỉnh để di chuyển cấu kiện và thay đổi khuôn dạng giữa hàng đầu tiên và các hàng tiếp theo. Ngàm của cần cẩu được chỉ ra trong hình 2-40. Một trạm quan sát sẽ quan sát xem những cấu kiện này có được đặt đúng vị trí hay không.
Hình 2-38: Tầng lọc Hình 2-30: Cần cấu xếp dựng cấu kiện Hình 2-31: ngàm cần cẩu. Khi tất cả các cấu kiện đã được đặt vào, những vật liệu nhỏ sẽ được bỏ vào để lấp những vết nứt, những vật liệu này có kích thước khoảng 8-32mm. Vật liệu hay được sử dụng ở đây là đá bazan vì chúng có mật độ dày (2900 – 3000 kg/m3).
Một đội công nhân có chuyên môn có thể sếp khoảng 500m2 cấu kiện mỗi ngày. Trên thưc tế chỉ cần tất cả 1 cần cẩu và 3 người: 1 người điều khiển cần cẩu, 1 người tại khay hàng và một người tại vị trí các cấu kiện.
Một người xếp đá có kinh nghiệm có thể xếp khoảng 30 đến 40 m2 cấu kiện mỗi ngày phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của cấu kiện.
Tại Hà Lan, một ngàm Basalton gắn trên một máy cẩu thủy lực có giá 35.000 euro.
2.8.4 Đặc điểm các cấu kiện
Do đặc điểm thiết kế, Basalton rất khó để di chuyển trên mái đê.
Bảng 2-1: Trọng lượng các cấu kiện
Các cấu kiện cùng nhau tạo thành một liên kết đa giác khiến cho chúng dễ để sắp xếp và có thể tạo ra những sản phẩm nhanh và rẻ.
Dung trọng của cấu kiện là 2,3 kg/m2. Trọng lượng của mỗi lớp phụ thuộc vào chiều cao cấu kiện, có thể xem trong bảng 2-1. Sở dĩ cấu kiện có dung trọng riêng là do chúng được thêm những phụ gia nặng vào để trộn.
Cấu kiện Basalton có đặc trưng bởi liên kết đa giác, 8 cạnh không đều nhau, phương pháp xếp cấu kiện bằng máy, kỹ thuật sản xuất hiện đại và kiểm soát chất lượng đã khiến các cấu kiện Basalton có độ bền tối ưu.
2.8.5 Các loại cấu kiện
Có 4 bó cấu kiện Basalton: bó cấu kiện nền, bó cấu kiện ghép, bó cấu kiện góc và bó cấu kiện cuối.
2.8.5.1 Bó cấu kiện nền
Bao gồm 18 cấu kiện với diện tích khoảng 1,2 m2. Bó này dùng cho những phần thẳng của đê và thường dùng cho chân đê.
Hình 2-41 Từ trái qua phải: Bó nền – Bó ghép – Bó góc
2.8.5.2 Bó ghép
Gồm 17 cấu kiện với diện tích khoảng 1,2 m2 dùng cho những đoạn đê thẳng.
2.8.5.3 Bó góc
Gồm 18 cấu kiện với diện tích khoảng 1,3 m2, sử dụng tại những đoạn cong tiếp nối của đê.
2.8.5.4 Bó cuối
Gồm 4 cấu kiện khác nhau, có thể đặt lên phần đỉnh góc cuối cùng của đê để tạo ra một phân đoạn kết đẹp mắt.
Điều kiện ngoại biên
Trong chương này, các điều tra đã được tiến hành để thu thập những số liệu cần thiết và xác định được các yêu cầu chức năng. Phạm vi tiến hành là thực hiện trong vùng dự án của đảo Cát Hải. Với mỗi điều kiện ngoại biên, số liệu cũng như những minh chứng cũng sẽ được đưa ra. Đoạn cuối cùng của bản báo cáo sẽ tóm gọn điều này.
Để thiết kế một tuyến đê tối ưu ở Việt Nam, điều cần thiết là tìm hiểu điều kiện khí hậu thời tiết trong mùa mưa bão. Điều kiện thời tiết ở Việt Nam khắc nghiệt hơn ở Hà Lan, điều quan trọng là biết được mức độ khắc nghiệt và tần suất chúng diễn ra như thế nào. Sự diễn giải cũng cần phải được giải thích rất kỹ càng vì những số liệu được cung cấp rất có thể bị hiểu lầm nếu ta chỉ giả sử dữ liệu đó là chính xác. Lý do là vì những dữ liệu đưa ra thường được thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau chứ không phải một cách chung như Hà Lan và cũng thường không chính xác .
Hệ số tham chiếu mà Việt Nam đang sử dụng là “Hệ cao độ quốc gia” ‘VN-2000’, thiết lập năm 2000. Đây là hệ số tham chiếu cố định. Mực nước biển trung bình (đánh dấu tại trạm thủy triều Hòn Dấu) là 0.0m theo VN-2000, hệ cao độ hải đồ tại Hòn Dấu thấp hơn khoảng 186cm so với hệ cao độ lục địa (VN-2000). Đối với những công trình dân dụng như đê biển thì hệ cao độ lục địa (VN-2000) cũng được sử dụng.