9. Công tác hậu cần và tài chính
10.4.2 Giám định thêm cho tuyên đê
Dữ liệu thu thập trong quá trình giám định có thể được sử dụng đề thiết kế tuyến đê mới.
Chẳng hạn những dữ liệu về sóng tràn rất hữu dụng để có những hiểu biết tốt hơn về độ bền của mái đê trong và cũng để kiểm tra xem liệu cao trình đỉnh đê đã đạt được độ cao tiêu chuẩn hay chưa? những dữ liệu về xói mòn rất cần thiết để có một cái nhìn sâu sắc về xói lở dọc đường bờ biển. Các dữ liệu phải được so sánh với những tiêu chuẩn thiết kế và nếu cần thiết dữ liệu nên bổ sung những hướng dẫn thiết kế cho tuyến đê mới.
11 Kết luận
Có hai tuyến đê thử nghiệm được thiết kế trong dự án tại đảo Cát Hải, Hải Phòng.
Chúng tôi đã phân tích các điều kiện của tuyến đê hiện tại và cơ chế hư hỏng của nó. Kết quả phân tích cho thấy sóng tràn là hiện tượng xảy ra thường xuyên nhất, cơ chế hư hỏng có tác
biên đối với từng vị trí cụ thể. Tuyến đê được chúng tôi thiết kế để chống chịu lại sức phá hủy của một cơn bão có cường độ diễn ra 30 năm 1 lần, Chiều cao sóng đáng kể là 1,70m và Tp là 11,16 giây.
Để bắt đầu dự án, chúng tôi sẽ thiết kế kè cấu kiện Basalton. Tuy nhiên, tuyến đê thứ hai vẫn chưa được xác định. Sau khi phân tích nhiều yếu tố, chúng tôi đã đưa ra quyết định rằng kè đá đổ sẽ là sự lựa chọn tối ưu.
Sau đó, yếu tố hình học thân đê cũng được xác định. Ba trường hợp sẽ được tối ưu hóa cho hai loại kè khác nhau bao gồm: một tuyến đê với kè cấu kiện theo hướng dẫn thiết kế, một tuyến đê với mái kè cấu kiện cùng một cao trình đỉnh rộng và một tuyến đê với mái kè bằng đá hộc. Ba tình huống này được tối ưu trong điều kiện không cho phép sóng tràn và ngưỡng tràn cho phép là 11/s/m. Hai thiết kế được chọn để tiếp tục tính toán là đê cấu kiện Basalton dựa vào những hướng dẫn thiết kế và đê với mái kè đá đổ, cả hai loại đều không cho phép sóng tràn. Cao trình đỉnh cần thiết cho mỗi loại là 7,10m và 6,15m. Chúng tôi cũng xác định rằng đối với kè Basalton, một cơ đê ngoài sẽ có tác động tích cực.
Khi kích thước hình học đã được xác định, chúng tôi cũng sẽ xây dựng phần lõi và thử nghiệm để kiểm tra tính ổn định và độ lún, lớp đất sét dày 1m ở giữa và lớp VĐKT cùng với lớp sỏi 0,15m trên bề mặt. Đối với tầng lọc, lớp VĐKT TS-50 sẽ được sử dụng. Trên bề mặt sỏi dày 0,15m, cấu kiện Basalton xây dựng mái kè sẽ được xếp dựng ở đó. Cấu kiện Basalton với chiều cao 0,40m là rất cần thiết cho việc tính toán từ chân đê đến mái đê trong (thấp hơn cơ đê). Cấu kiện Basalton 0,40m sẽ được sử dụng trên cơ đê, còn những cấu kiện cao hơn sẽ được yêu cầu sử dụng trên phần còn lại của mái đê cao hơn cơ đê 0,50m. Đối với kè đá đổ, trên mặt lớp sỏi chúng tôi đổ đá hộc lên trên. Đường kính đá Dn50 cao 0,67m. Kích thước này lớn hơn kích thước đá hiện tại khai thác từ núi tại Việt Nam. Để có được những viên đá có kích thước lớn hơn, chúng ta nên thay đổi quy trình khai thác. Độ lún lớn nhất của đê dự tính vào khoảng 0,20m.
Bộ phận quan trọng của đê là chân đê. Đối với việc thiết kế chân đê, chúng ta cần tính toán chiều sâu hố sói và kích thước đá. Chiều sâu hố sói trước chân đê sẽ là 2,20m và cỡ đá yêu cầu theo tiêu chuẩn của Hà Lan là 60-300kg. Chân đê được chôn dưới thềm biển tự nhiên, sâu 5m.
Chúng tôi đã điều tra về công tác hậu cần và công tác tài chính của tuyến đê. Hiện nay, cấu kiện của Việt Nam được sản xuất ngay tại tuyến hiện trường. Tuy nhiên, sản xuất cấu kiện trong nhà máy sẽ đóng góp rất lớn vào chất lượng của các cấu kiện. Hiện tại, đây không phải là lý do chính giải thích tại sao các tuyến đê bị hư hỏng vì đấy là việc của tương lai. Khi thiết kế tuyến đê phù hợp rồi, việc quan trọng là kéo dài tuổi thọ của đê. Sản xuất cấu kiện trong nhà máy của Hà Lan sẽ đắt hơn gấp 5 lần sản xuất tại hiện trường của Việt Nam. Tuy nhiên, đấy chỉ là mức giá dựa trên đơn giá của Hà Lan. Chúng ta cũng phải chú ý rằng, chất lượng cấu kiện và tốc độ sản xuất trong nhà máy cao hơn nhiều so với việc sản xuất tại hiện trường.
Đối với việc lắp dựng mái kè, chúng tôi sẽ xem xét nhiều phương án: Lắp dựng bằng thủ công, bằng thủ công kết hợp với máy và bằng máy theo phương pháp của Việt Nam hay theo
lắp dựng cấu kiện bằng máy theo phương pháp của Hà Lan là rẻ nhất và nhanh nhất. Từ những tính toán về tài chính, chúng tôi nhận thấy rõ ràng là mức đầu tư hiện tại để nâng cấp đê ở Việt Nam là không đủ đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn.
Sau khi tuyến đê được xây dựng, chúng cần phải được giám định lại. Điều này sẽ thực hiện với những đề xuất được đưa ra trong kế hoạch giám định. Nếu có những đầu tư cần thiết cho việc bảo trì và sửa chữa đê trong kế hoạch “bảo trì và sửa chữa”, chúng tôi khuyên nên tiến hành thường xuyên vì nó sẽ đem lại hiệu quả cao với quá trình vận hành lâu dài và chi phí thấp.
Cần có những nghiên cứu sâu hơn để cải thiện chất lượng của tuyên đê thiết kế ở Việt Nam nói chung. Nghĩa là những thông tin từ Hà Lan không thể được sao chép sang cho Việt Nam vì điều kiện tự nhiên và nhiều điều kiện khác của hai nước khác nhau rất nhiều. Điều này cũng có nghĩa là trình độ thiết kế đê kè ở Việt Nam cũng nên được cải thiện. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có những nghiên cứu sâu hơn về những điều kiện sản xuất trên tuyến hiện trường ở Việt Nam.
12 Đề xuất
Trong các điều kiện biên, thời kỳ đỉnh được tính toán dựa vào chiều cao sóng. Công thức này được biết đến với kết quả cao, cho nên để có được một giá trị đáng tin cậy hơn chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn về các số liệu của thời kỳ đỉnh. Một khi chúng ta đã có số liệu đáng tin cậy hơn về thời kỳ đỉnh, toàn bộ bản thiết kế cũng trở nên thực tế hơn. Độ lún tối đa là 20 cm tại những điểm khác nhau trên 2 tuyến kè. Khi tuyến kè được xây dựng, điều quan trọng là các lớp mới cấu thành nên nó phải được gia cố bằng máy hoặc phải được đổ thêm đất . Điều này rất quan trọng với tính ổn định vì độ lún thực chất sẽ giảm đi. Nó cũng rất hữu ích cho giai đoạn xây dựng lớp kè và lớp vải lọc sau này. Trong bản báo cáo này, chúng tôi đã đưa ra những tính toán hợp lý về kích cỡ Basalton cũng như đá hộc . Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn đưa ra vài đề xuất vì trên thực tế hệ thống cấp phối đá ở Việt Nam rất hạn chế. Một mảnh đất như Việt Nam rất có thể dễ dàng xây dựng được một tuyến kè đá đổ vừa bền vừa rẻ, Đặc biệt đối với một đất nước như Việt Nam, tiềm năng về đá tự nhiên lại rất sẵn. Thiết kế một tuyến kè là một việc, có được những máy móc thiết bị xây dựng trên tuyến kè lại là chuyện khác. Nó phụ thuộc chủ yếu vào công tác hậu cần. Trên thực tế, tốc độ lắp dựng cấu kiện khi xây dựng sẽ cao hơn những tiêu chí đưa ra trong bản thiết kế. Ngoài ra, những thông tin quá chi tiết từ tiêu chuẩn lại không giúp gì cho quá trình tiến hành xây dựng. Điều quan trọng là phải xem xem liệu là những tiêu chuẩn quá chi tiết này có thể dễ dàng thay đổi với so với thực tế hay không. Trong dự án này, những thông tin về chân đê rất hạn chế, đặc biệt về xói lở công trình. Trong tương lai, sẽ rất hiệu quả nếu tiến hành điều tra chế độ vận chuyển trầm tích dọc tuyến đê. Nếu có xói lở dài dọc tuyến đê, phải tìm các phương án giải quyết khác như xây dựng mỏ hàn hay phú dưỡng cát . Chúng ta nên tiến hành điểu tra điều kiện chân đê tại các vị trí khác nhau để có kế hoạch giám
dọc theo đường bờ biển Việt Nam.