Xây dựng tuyến kè

Một phần của tài liệu Design of a pilot dike on Cat Hai Island (Trang 111 - 116)

9. Công tác hậu cần và tài chính

9.8 Xây dựng tuyến kè

Công tác xây dựng tuyến kè đá đổ gồm một vài giai đoạn tương tự như xây dựng kè cấu kiện Basalton. Các giai đoạn được liệt kê như sau:

Phá dỡ tuyến kè cũ;

Đổ đất đồi, đất mới;

Đổ đất sét;

Trải vải địa kỹ thuật;

Đổ đá.

Dưới đây là tổng quan về khối lượng khác nhau sẽ được sử dụng trong tính toán cho những giai đoạn tiếp theo.

Chiều dài tuyến đê 400 m Diện tích tuyến đê hiện tại 6.550 m2 Khối lượng đất- tuyến

đê hiện tại 38.125

m3

Khối lượng đất- tuyến đê

mới 64.225 m3

Tái sử dụng đất 80% Khối lượng đất cần thiết 33.725 m3 Độ dày tầng đất sét 1 m Khối lượng đất sét 13.160 m2 Diện tích tuyến đê mới 13.160

m2

Diện tích vải địa kỹ thuật

cần thiết 13.160 m2

Chiều cao tầng đá đổ 1,5 m Khối lượng đá đổ 19.740 m3

Bảng 9-16 Khối lượng các thành phần cấu thành kè đá đổ 9.8.1 Phá dỡ mái kè cũ

Công tác phá dỡ mái kè cũ cho tuyến kè đá đổ tương tự với công tác phá dỡ mái kè cũ cho tuyến kè cấu kiện, xem đoạn 9.5.1.

9.8.2 Công tác đổ đất đồi, đất mới

Thân đê được làm bằng đất núi, việc đổ đất được tiến hành tương tự như với đê cấu kiện Basalton, xem đoạn 9.5.2. Tuy nhiên, khối lượng tuyến đê đá đổ mới thì khác so với đê cấu kiện Basalton.

Tuyến đê đá đổ mới sẽ có khối lượng 64.225 m3.

Giả sử 80% đất của thân đê hiện tại có thể được tái sử dụng thì cũng phải có khoảng 33.725 m3 đất mới phải được đổ lên vị trí tuyến đê.

Trong bảng 9-17 chúng tôi trình bày tổng quan về thời gian cần thiết để đổ đất so với số lượng nhân công, máy đầm và máy ủi mỗi ngày.

Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nhân công 118 59 40 30 24 20 17 15 14 12

Máy đầm 29 15 10 8 6 5 5 4 4 3

Máy ủi 15 8 5 4 3 3 3 2 2 2

Bảng 9-17 Số tuần so với số lượng nhân công và máy móc mỗi tuần Chi phí cho việc đổ thêm đất là 290 triệu VND. Tính toán tương tự được thực hiện trong phụ lục 17.4, nhưng với giá trị khác.

9.8.3 Đổ đất sét

Những giả sử được đưa ra trong phần 9.5.3 cũng sẽ được áp dụng trong phần này. Lớp đất sét có độ dày 1m, do đó cần thêm 13.160 m3 đất sét nữa, con số này nhiều gấp 2,2 lần lượng đá đá nhỏ cần thiết. Bằng cách nhân chi phí đổ đá với 4,5 (thời gian đổ lâu hơn gấp 2 lần và vật liệu nhiều hơn 2,2 lần), chi phí cho việc đổ đất tính ra là 210 triệu VND.

Chi phí riêng của đất sét là 100.000 VND/m3. Nhân với tổng lượng đất sét cần dùng sẽ cho ra tổng chi phí là: 1,32 tỷ VND.

Tốc độ đổ đá của kè đá đổ lâu hơn gấp 4,5 lần so với tốc độ đổ đá cho kè Basalton. Bởi vì giả sử nó sẽ lâu hơn gấp 2 lần khi đổ cùng một khối lượng đá trong một m3, và sét cũng được đổ nhiều gấp 2,2 lần so với khối lượng cát được đổ ở kè cấu kiện Basalton.

#Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1o

9.8.4 Trải vải địa kỹ thuật

Công tác rải vải địa kỹ thuật (VĐKT) sẽ được thực hiện bằng nhân công sử dụng cọc tre.

Tổng số có khoảng 13.160m2 cần được rải lên tuyến kè đá đổ. Bảng thời gian có thể so sánh với số lượng công nhân có thể thấy trong bảng 9-19.

# Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1o

# Công nhân 38 19 13 10 8 7 6 5 5 4

Bảng 9-19 Số tuần so với số nhân công làm việc tại cùng một thời điểm

Chi phí mua vải địa kỹ thuật là 275 triệu VND, chi phí trải VĐKT là 15,7 triệu VND. Do đó, tổng chi phí rải vải địa kỹ thuật bao gồm nhân công, cọc tre và vải địa kỹ thuật là 290 triệu VND.

Tính toán tương tự được sử dụng trong phụ lục 17.5,với giá trị khác.

9.8.5 Công tác đổ đá

Để bảo vệ VĐKT khỏi bị hư hỏng khi di chuyển cấu kiện, một lớp đá nhỏ dày 15cm sẽ được rải lên giữa lớp VĐKT và lớp cấu kiện.

Trong tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam, không có tính toán rõ ràng về khoảng thời gian quá trình này nên kéo dài bao lâu. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải tính dự toán cho chúng.

Khối lượng đá cần thiết được tìm ra bằng cách nhân diện tích tuyến đê với chiều cao của lớp đá. Kết quả cho ra khối lượng là 2,000 m3.

Để vận chuyển 100 m3 đất bằng một xe tự đổ 7 tấn, cần 0,77 ca xe. Có 20 xe tải cần để đổ 2.000 m3 đá. Bằng cách nhân nó với 0,77 sẽ cho ra kết quả là 16 ca xe tải. Giá tính ra cho công tác đổ đá là 16 triệu VND. Sau khi đổ đá xong, chúng phải được rải đều ra khắp tuyến kè bằng tay.

Chi phí mua đá là 270,000 VND/m3. Với khối lượng 2.000 m3 giá đưa ra là 540 triệu VND.

# Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1o

# Xe tải 3 2 1 1 1 1 1 1 1 1

Bảng 9-20 Tốc độ đổ đá lên kè đá đổ 9.8.6 Công tác đổ đá

Trong kè đá đổ, yêu cầu loại đá có kích thước 60cm. Giả sử đá có hính lập phương, r3 = 0,603 = 0,216 m3. Với tỷ trọng 2600 kg/m3, trọng lượng đá sẽ vào 5 50 kg. Giả sử sử dụng xe tải 7 tấn thì một chiếc xe tải có thể vận chuyển khoảng 12 viên đá.

Giả sử khoảng cách giữa các cấu kiện là 0,63 = 0,216 m3. sẽ cần tổng 19,740 m3 lượng đá đổ cần thiết, Khoảng 91,400 viên đá và cần 7600 ca đổ.

Bây giờ công tác đổ đá còn phụ thuộc vào những viên đá này được lấy từ đâu, để xác định chi phí đổ đá, giả sử một chiếc xe tải cần tổng 8 giờ để đổ đá (gồm cả quá trình đi từ núi đến công trường) thì mỗi chiếc xe tải có thể đổ 12 viên đá hộc. Do đó, sẽ cần tổng 7.600 ca xe tải.

trong hình 9-3), cái chúng ta có thể so sánh số giờ cần thiết cho mỗi lần đổ với tổng chi phí đổ. Để sử dụng thêm, giả sử là xe tải cần 8 tiếng để vận chuyển và đổ 12 viên đá.

Thời gian mỗi lần đổ (giờ)

Tổng số ca Giá tiền (tỷ VND)

2 1.903,94 VND 1,95

4 3.807,87 VND 3,89

6 5.711,81 VND 5,84

8 7.615,74 VND 7,79

10 9.519,68 VND 9,73

12 11.423,61 VND 11,68

14 13.327,55 VND 13,63

16 15.231,48 VND 15,57

Hình 9-3 Thời gian tính bằng giờ cho mỗi lần đổ đá so với số ca và chi phí xe tải.

Bởi vì các cấu kiện có kích thước khá lớn nên chúng phải được xếp dựng bằng cần cẩu.

Theo các giả thuyết được đưa ra trong phần 9.5.6.7.4, trong 2,5 phút một cần cẩu có thể đổ được một viên đá hộc.

Một cần cẩu có thể đổ 200 viên đá hộc mỗi ngày , tức là khoảng 43,2 m3 /cần cẩu/ngày. Một công nhân có thể xếp 2,05 m3 mỗi ngày. Do đó, sẽ cần 460 cần cẩu và 9600 công nhân.

Bằng cách nhân số ca và ngày công với chi phí cho mỗi ca một ngày, chi phí đổ đá sẽ là 9,4 tỷ VND.

Chi phí mua đá đổ là 7 tỷ VND. Tính toán cụ thể sẽ được tìm thấy trong phụ lục 17.12.

Nhưng do số lượng đá hộc lớn nên sẽ dễ hơn nếu vận chuyển đá hộc bằng xà lan. Từ xà lan, đá hộc có thể được xếp bằng một cần cẩu đặt trên xà lan. Lúc này, chúng tôi vẫn chưa có thông tin gì về chi phí xà lan hay vận chuyển qua đường thủy, nhưng khả năng nó sẽ rẻ hơn và dễ vận chuyển hơn so với trên đất liền

Hình 9-4 Vận chuyển và xếp dựng đá hộc bằng thuyền 9.8.7 Tóm tắt/kết luận tốc độ và chi phí xếp dựng

Trong phần này, chúng tôi sẽ đưa ra tóm tắt về tốc độ xếp dựng đá hộc và chi phí vật liệu cho tuyến kè đá đổ thiết kế.

9.8.7.1 Tốc độ xếp dựng

Trong quá trình xây dựng, sẽ có nhiều giai đoạn khác nhau. Để xây dựng một cách có hiệu quả, các giai đoạn khác nhau có thể được tiến hành đồng thời.

9.8.7.2 Chi phí xếp dựng

Chi phí xếp dựng cho tuyến kè đá đổ mới có thể được tìm thấy trong bảng sau:

Tính bằng triệu VND

Phá dỡ mái kè cũ 256,0

Đổ thêm đất núi, đất mới 290,0

Đổ đất sét 210,0

Trải vải địa kỹ thuật 15,7

Đổ đá 16,0

Xếp đá lên mái kè 9.400,0

Tổng ( cho 400m) 10.187,7

Tổng (mỗi mét) 25,5

Bảng 9-21 Chi phí xếp dựng kè đá đổ

Giá vật liệu cho tuyến kè đá đổ như sau Tính bằng triệu VND

Đá hộc 7,00

Đất núi đổ thêm, đất mới 4,40

Đất sét 1,32

Vải địa kỹ thuật 0,28

Đá 0,54

Tổng ( cho 400m) 13,53

Tổng (mỗi mét) 0,03

Bảng 9-22 Chi phí vật liệu cho kè đá đổ

Một phần của tài liệu Design of a pilot dike on Cat Hai Island (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w