Phú Thọ có 10 doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy có quy mô công suất nhỏ và vừa như bảng sau:
Bảng 2.1: Danh sách các doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy tỉnh Phú Thọ
STT Tên doanh nghiệp Ký hiệu Công suất (tấn/năm)
Sản phẩm
1
Công ty giấy Bãi Bằng (thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam)
DN1 100.000
Giấy in và giấy viết
2
Công ty cổ phần giấy Việt
Trì DN2 58.000
Giấy in, giấy viết và giấy bao bì
3 Công ty cổ phần đầu tư phát
triển NASACO DN3 10.000 Giấy kraft
4 Công ty cổ phần SXTM
giấy Phong Châu DN4 10.000 Giấy kraft
5 Công ty cổ phần giấy Lửa
Việt DN5 5.000 Giấy kraft
6 Công ty CP khai thác chế
biến khoáng sản Tân Sơn DN6 < 1000 Bột giấy 7 Công ty CP Việt Hoà DN7 < 1000 Bột giấy 8 Chi nhánh Công ty Việt Hà DN8 < 1000 Bột giấy
9 Cty CP Việt quang DN9 < 1000 Giấy vàng mã
10 Cơ sở giấy mỏng kim thành DN10 < 1000
Giấy khăn ăn, giấy vệ sinh
Các doanh nghiệp có công suất dưới 1000 tấn sản phẩm giấy và bột giấy mỗi năm là những DN có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm của các DN này không chỉ là giấy và bột giấy mà các DN này còn sản xuất nhiều loại sản
phẩm khác như là chế biến gỗ, đũa gỗ…do đó quá trình sản xuất giấy và bột giấy thường không liên tục, không có sự kiểm soát chặt chẽ nguyên, nhiên liệu sử dụng vì vậy trong phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài việc thu thập số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu khó chính xác. Với những khó khăn đó, tác giả chọn đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp sản xuất giấy tại tỉnh Phú Thọ có công suất trên 1.000 tấn sản phẩm/năm, gồm các DN được ký hiệu từ DN1 đến DN5.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài dựa trên cách tiếp cận hệ thống Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng để xác định, phân tích các yếu tố, thành phần tham gia vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp để xác định được mối liên kết giữa các yếu tố và tương tác của các thành phần trong cộng đoạn. Trên cơ sở đó, sẽ xác định được các giải pháp sản xuất sạch hơn.
Cách tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc mô tả mối liên kết giữa các yếu tố và tương tác cũng như bản thân yếu tố và tương tác. Một hệ thống là một tập hợp các thành tố tương tác với nhau. Sự thay đổi một thành tố sẽ làm thay đổi một thành tố khác, từ đó làm thay đổi thành tố thứ 3. Bất cứ một tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân, vừa có tính điều khiển. Bởi vậy, khi nghiên cứu SXSH trong hệ thống, cần phân tích các công đoạn sản xuất, từ đó xác định và thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn.
Môi trường sản xuất là một hệ thống mở, phát triển hay suy thoái là xu thế biến động của hệ thống môi trường . Vì vậy, tiếp cận hệ thống là phương pháp tiếp cận toàn diện giúp cho các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển cộng đồng có thể xem xét các vấn đề môi trường theo quan điểm rộng, tiến hoá, trong mối quan hệ tổng hòa với các thành tố khác cùng thời hay khác thời với thành tố đang xét theo logic nguyên nhân - kết quả.
Sự kết hợp hài hoà giữa môi trường tự nhiên, con người và kinh tế là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, tác giả lựa chọn cách tiếp cận hệ thống xuyên suốt các vấn đề nghiên cứu của đề tài nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp kế thừa tài liệu:
Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở trong và ngoài nước được thu thập, chọn lọc và sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng sản xuất sạch hơn ở nước ta. Các nghiên cứu về sản xuất sạch hơn trên thế giới cũng được nghiên cứu sử dụng để so sánh, đánh giá cùng với kết quả nghiên cứu của đề tài.
2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp đánh giá giá nhanh với một số công cụ sau:
Phỏng vấn/điều tra:
Điều tra thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra nhanh thông qua phiếu điều tra được lập sẵn. Tác giả đã tiến hành điều tra 05 doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn Phú Thọ có công suất trên 1.000 tấn sản phẩm/năm.
Đây cũng là phương pháp cung cấp những thông tin cập nhật, sát thực với địa bàn nghiên cứu và phản ánh được nhiều vấn đề liên quan như nhận thức về sản xuất sạch hơn ở doanh nghiệp, hiện trạng ô nhiễm môi trường và tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn ở doanh nghiệp.
Phiếu phỏng vấn gồm các câu hỏi được chia làm 5 phần:
o Phần 1: Thông tin chung về DN;
o Phần 2: Các loại chất thải;
o Phần 3: Nhận thức của doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn o Phần 4: Mức độ sẵn sàng áp dụng sản xuất sạch hơn;
o Phần 5: Điều tra khả năng về hiệu quả áp dụng sản xuất sạch (nếu có).
- Tiến hành phát phiếu điều tra cho các doanh nghiệp sản xuất giấy tại tỉnh Phú Thọ.
Quan sát thực địa:
Tác giả cũng tiến hành khảo sát thực tế khu vực sản xuất và quan sát hoạt động của người tham gia lao động sản xuất (công nhân vận hành, công nhân sản xuất) nhằm mục đích tìm hiểu, trao đổi để hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất giấy.
2.2.4. Phương pháp chuyên gia:
Tác giả đã xin ý kiến một số chuyên gia về sản xuất sạch hơn để có hướng tiếp cận phù hợp với điều kiện khu vực trong quá trình nghiên cứu.
Các chuyên gia được xin ý kiến gồm:
- TS. Đặng Tùng - Giám đốc Hợp phần SXSH trong Công nghiệp (CPI) - Ths. Tăng Thị Hồng Loan – Chuyên gia về Sản xuất sạch hơn thuộc Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
- Ths. Cao Duy Bảo – Chuyên gia về Sản xuất sạch, Trung tâm môi trường và Sản xuất sạch, Bộ Công Thương.
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu:
Tác giả đã tiến hành thống kê, tổng hợp số liệu điều tra nghiên cứu bằng phần mềm Excel.
2.2.6. Phương pháp đánh giá
Đánh giá dựa trên một các tiêu chí
- Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng
- Giảm phát thải, đạt Quy chuẩn Môi trường Việt Nam - Việc áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất
- Nhận thức về lợi ích của việc áp dụng Sản xuất sạch hơn của cán bộ quản lý và người lao động
- Sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp thông qua việc áp dụng mô hình SWOT