CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Thúc đẩy chiến lược SXSH trong doanh nghiệp ngành giấy tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Đánh giá tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn đạt mục tiêu chiến lược
Kết quả khảo sát hiện trạng áp dụng SXSH tại một số doanh nghiệp ở các ngành khác nhau của tỉnh Phú Thọ:
Bảng 3.21: Kết quả áp dụng SXSH tại các doanh nghiệp của tỉnh Phú Thọ
Kết quả tiết kiệm nguyên nhiên liệu Ngành
Số doanh
nghiệp Điện Dầu FO
Dầu
DO Than Gas Nước Nguyên liệu Giấy và bột giấy 4 >15% >15% <3% >10% 1-
20% 1-20%
Rau quả, nông sản 3 8-
10% 1-6% >15% 8-
10% 1-20%
Xi măng, gạch, gốm 2 7- 10%
Thực phẩm khác 2 1-4% <3% 1-4% 1-
4% 3-4% <3%
Rượu-bia-NGK 2 1-
20% <3% >15% <3%
Sản phẩm kim loại 2
Hóa chất cơ bản 2 1-
20% 3-4% <3% >15% <3%
Pin, ắc quy 2 5-
10% 6-
20% 1-10%
Gỗ, tre, nứa 1 <3% <3% <3% <3%
Bột đá 1 5-
10%
(Nguồn: Bộ Công Thương,Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Báo cáo Nghiên cứu số liệu nền cho các mục tiêu trong Chiến lược Sản xuất sạch hơn)
Thông qua kết quả đạt được tại một số DN sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong Bảng 3.18 cho thấy tiềm năng có thể tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu để đạt mục tiêu chiến lược là rất lớn.
3.3.2. Đề xuất phương hướng thúc đẩy áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp ngành giấy tỉnh Phú Thọ
Để thúc đẩy DN sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ áp dụng SXSH đạt mục tiêu chiến lược đề ra, một số giải pháp được đề ra như sau:
- Tuyên truyền các kết quả áp dụng SXSH của tỉnh Phú Thọ để nâng cao nhận thức và hiểu biết của các DN ngành giấy. Tăng cường năng lực áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp ngành giấy đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.
- Phổ biến kết quả triển khai dự án điển hình áp dụng SXSH trong các doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Phú thọ nói riêng và cả nước nói chung.
- Nghiên cứu, tổ chức các hình thức tôn vinh những nỗ lực và kết quả doanh nghiệp đạt được trong việc áp dụng SXSH.
- Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, qui định thúc đẩy hoạt động SXSH.
- Xây dựng một số cơ chế ưu đãi, hỗ trợ tài chính đặc thù cho hoạt động SXSH.
- Cùng với truyền thông các kết quả đạt được của những doanh nghiệp đã thực hiện, cần kết hợp phổ biến thêm các nguồn hỗ trợ tài chính thực hiện SXSH như các nguồn:
+ Ngân hàng/quỹ bảo vệ môi trường: Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB), thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với các hoạt động bảo vệ môi trường, được qui định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP;
+ Các chương trình và dự án hỗ trợ tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường;
+ Các quỹ đầu tư phát triển địa phương: vốn sự nghiệp môi trường, vốn sự nghiệp kinh tế…;
+ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam(VEPF): cho vay lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn…;
+ Quỹ tín dụng xanh;
+ Chương trình Sử dụng năng lượng hiệu quả & Sản xuất sạch hơn (EE-CP) của Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC).
- Lồng ghép các hoạt động SXSH vào Chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh;
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện đánh giá nhanh, đánh giá đầy đủ SXSH cho các doanh nghiệp ngành giấy.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Sản xuất sạch hơn cách tiếp cận mới trong hệ thống quản lý môi trường, nó là chiến lược BVMT lâu dài mang tính chủ động phòng ngừa ô nhiễm. Việc áp dụng hiệu quả SXSH trong sản xuất công nghiệp mang lại lợi ích cả về môi trường và kinh tế.
Qua kết quả nghiên cứu, luận văn xin đưa ra một số kết sau:
- Tỉnh Phú Thọ có 10 DN sản xuất giấy và bột giấy trong đó 5 DN có công suất >1000 tấn sp/năm còn lại là các DN nhỏ có công suất thấp.
- Các DN trong nghiên cứu này sử công nghệ truyền thống tiêu thụ nhiều nguyên nhiên liệu, ô nhiễm môi trường lớn. Công ty giấy Bãi Bằng và Công ty CP giấy Lửa Việt có sử dụng Clo trong quá trình tẩy trắng nên có tiềm năng phát thải dioxin/furan;
- 5 DN đã có hiểu biết về SXSH thông qua các dự án hỗ trợ của CPI, VNCPC trong đó 3 DN đã áp dụng SXSH, tuy nhiên chỉ có 01 DN duy trì thực hiện các giải pháp SXSH.
- Áp dụng SXSH chính là quá trình giảm thiểu chất thải hiệu quả nhất, đồng thời giảm được chi phí xử lý cuối đường ống và phí BVMT.
- Các giải pháp quản lý nội vi thường chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số giải pháp được đề xuất, việc áp dụng các giải pháp quản lý nội vi thường tốn ít hoặc không tốn chi phí nhưng có thể mang lại những lợi ích về môi trường và kinh tế cao, dễ áp dụng với các doanh nghiệp giấy có công suất nhỏ, không có nhiều khả năng về tài chính.
- Trong khi còn hạn hẹp về tài chính chưa thể xây dựng các công trình xử lý đảm bảo các QCVN về môi trường, thì việc áp dụng SXSH là giải pháp có hiệu quả nhất nhằm giúp cho các doanh nghiệp giảm được tải lượng chất gây ô nhiễm, góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
- Qua kết quả áp dụng SXSH tại Công ty CP SXTM giấy Phong Châu và Công ty CP giấy Lửa Việt cho thấy khả năng áp dụng SXSH tại các DN ngành giấy tỉnh Phú Thọ là khả thi, phù hợp với tình hình sản xuất, công nghệ, thiết bị hiện có của các DN và đáp ứng được mục tiêu của chiến lược Sản xuất sạch hơn của Chính phủ.
- Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn chỉ lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các DN có công suất trên 1000 tấn sp/năm vì vậy việc đề xuất các giải pháp SXSH đôi khi không phù hợp với các DN có công suất nhỏ hơn 1000 tấn sp/năm.
KIẾN NGHỊ
Để ngành giấy Phú Thọ đạt được các mục tiêu đề ra trong chiến lược Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp của Chính phủ, luận văn có một số kiến nghị sau:
- Tăng cường phổ biến thông tin và năng lực áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp ngành giấy đặc biệt là các DN vừa và nhỏ:
+ Các kết quả đạt được qua việc nghiên cứu, kết quả áp dụng SXSH của một số DN cần được phổ biến và truyền thông rộng rãi đến các DN khác trong ngành để các DN học tập áp dụng.
+ Tổ chức các khóa tập huấn kết hợp với học tập kinh nghiệm từ các điển hình áp dụng SXSH cho cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp cùng ngành.
+ Tổ chức diễn đàn, câu lạc bộ về SXSH nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc áp dụng SXSH giữa các doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu, tổ chức các hình thức tôn vinh những nỗ lực và kết quả doanh nghiệp đạt được trong việc áp dụng SXSH
- Phổ biến các nguồn hỗ trợ tài chính thực hiện SXSH cho các doanh nghiệp được biết và tiếp cận dễ dàng hơn.
- Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, qui định thúc đẩy hoạt động SXSH, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ tài chính đặc thù cho hoạt động SXSH.
- Bố trí ngân sách hỗ trợ kinh phí thực hiện đánh giá nhanh, đánh giá đầy đủ SXSH cho các DN ngành giấy, đặc biệt là các DN có công suất nhỏ hơn 1000 tấn sp/năm để đề xuất các giải pháp SXSH được chính xác hơn và có thể áp dụng rộng rãi tại tất cả các DN giấy của tỉnh.