Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Xuân Phú

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ XUÂN PHÚ, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 29 - 42)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Xuân Phú

a) Nguồn phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn tại xã Xuân Phú phát sinh từ hai nguồn chính đó là CTR sinh hoạt và CTR nông nghiệp.

 Chất thải rắn sinh hoạt

Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy, xã Xuân Phú là xã có phong tục tập quán nhân dân sống thành từng xóm và phân bố khá đồng đều. Với số dân là 10.928

năm 2016, tốc độ gia tăng dân số giai đoạn năm 2015 – 2016 là 1,02% [1]. Tốc độ gia tăng dân số của xã trong những năm gần đây đã giảm đáng kể nhờ sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền xã, phong trào thực hiện kế hoạch hóa gia đình được tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình, được kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp hành chính và làm cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình thu được kết quả đáng phát huy. Mặc dù tỷ lệ gia tăng dấn số tự nhiên qua các năm giảm mạnh nhưng mật độ dân số tại xã lại khá cao với 1.558 người/km2 cao hơn gần 40 lần so với mật độ dân số chuẩn do Liên Hợp Quốc đề ra là chỉ nên có 35 – 40 người trên 1km2. Sự gia tăng dân số đã và đang tạo ra những áp lực lên môi trường của xã, biểu hiện của nó là sự gia tăng lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường.

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra cộng đồng ngày 15/04/2017) Hình 3.1: Lượng rác thải của mỗi hộ dân trong ngày ở xã Xuân Phú Qua kết quả của phiếu điều tra về lượng rác thải của mỗi hộ dân trong ngày ở xã Xuân Phú được thể hiện ở hình 3.1, cho thấy lượng rác trung bình của mỗi hộ dân trong một ngày là từ 1kg chiếm 16%, 1 – 2kg chiếm 26%, lượng rác thải sinh hoạt trung bình thải ra từ 2 – 4kg/ngày của các hộ gia đình cũng khá nhiều chiếm 51%, còn lại là các hộ gia đình có khối lượng rác thải 5kg chiếm 7% chủ yếu là các hộ gia đình có đông con hoặc có hoạt động sản xuất, kinh doanh thải ra nhiều rác thải hơn so với các hộ khác. Lượng rác thải trung bình trong một ngày của cả xã là hơn 10,3T/ngày.

Đặc điểm thành phần rác thải ở đây chủ yếu là rác thải hữu cơ (rau, củ, quả, thực phẩm...) chiếm 94%, rác thải khó phân hủy (giấy, nilon, nhựa...) chiếm 6% chủ yếu từ các hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Như vậy dân số gia tăng dẫn đến việc gia tăng lượng rác thải trong xã với lượng rác thải trung bình 2,92 kg/hộ gia đình và thành phần rác thải ở đây chủ yếu là chất thải hữu cơ dễ phận hủy.

 Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

Chất thải rắn nông nghiệp chủ yếu là các thành phần phát sinh từ hoạt động trồng trọt (thực vật chế, tỉa cành, làm cỏ...), thu hoạch nông sản (rơm rạ, trấu, lõi

ngô, thân ngô...), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các chất thải từ chăn nuôi, giết mổ động vật.

Chất thải rắn nông nghiệp chủ yếu là các thành phần có thể phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, trấu, thân cây... Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp (chai lọ đựng hóa chất thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, thuốc côn trùng), hoạt động nông nghiệp tăng dẫn đến lượng hóa chất BVTV được sử dụng cũng tăng theo làm cho nguồn thải nguy hại tăng lên.

Qua quá trình điều tra khảo sát từ ý kiến các cán bộ quản lý cho thấy dưới áp lực về sự gia tăng dân số và hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế, làm cho diện tích đất nông nghiệp tên địa bàn xã đang dần bị thu hẹp lại. Số lượng vụ mùa tăng lên và nhu cầu sử dụng các loại giống cây trồng mới có năng suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại dễ mẫn cảm với sâu bệnh. Chính vì thế lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng sẽ tăng lên, cùng với việc người dân chưa am hiểu về vấn đề sử dụng thuốc BVTV và phân bón đúng cách, chủng loại, đúng bệnh, đúng thời điểm nên đã gây tác động đến môi trường đất và nước.

Đối với phân bón hóa học, cách bón phân hiện nay của người nông dân chủ yếu là bón phân vãi trên mặt đất, phân bón ít được vùi vào trong đất. Chính vì thế lượng phân bón vãi trên mặt đất dễ bị rửa trôi, cây hấp thụ ít dẫn đến việc dư thừa các chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng tới môi trường.

Trong phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của xã Xuân Phú có nêu rõ việc đấy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đổi mới cây trồng, tăng mùa vụ cho hoa màu và lúa nước, phấn đấu 100% diện tích đất được gieo cấy, tăng số lượng vật nuôi và khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại [1]. Điều này càng làm gia tăng lượng rác thải ra môi trường.

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra cộng đồng ngày 15/04/2017) Hình 3.2 Số hộ gia đình sử dụng phân bón và thuốc BVTV cho nông nghiệp

Dựa vào hình 3.2 ta thấy được số hộ dân sử dụng phân bón và thuốc BVTV cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất cao chiếm tới 90% và 10% hộ gia đình không sử dụng thuốc BVTV do gia đình không có hoạt động trồng trọt. Theo kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra cộng đồng cho thấy lượng thuốc BVTV được sử dụng hàng năm của mỗi hộ gia đình trung bình là 2,3 kg/năm và lượng phân bón sử dụng 3,5 tạ/năm.

Tuy chất thải rắn nông nghiệp không nhiều như chất thải rắn sinh hoạt nhưng lượng chất thải rắn nông nghiệp cũng đang ngày càng tăng lên do chuyển dịch cơ cấu phát triển ngành nông nghiệp gia tăng về diện tích cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là rác thải từ bao bì thuốc BVTV.

b) Nguồn phát sinh nước thải

Nước thải từ các khu chợ lớn nhỏ trong xã, nước thải sinh hoạt và nông nghiệp chứa nhiều thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần hữu cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm, nếu nguồn nước này không được xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và một số các sinh vật.

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra cộng đồng ngày 15/04/2017) Hình 3.3: Lượng nước sinh hoạt được sử dụng trong một tháng của

mỗi hộ gia đình tại xã Xuân Phú

Căn cứ vào hình 3.3 ta xác định được lượng nước sinh hoạt trung bình của mỗi hộ gia đình là 12,42 m3/tháng, cả xã có 3.552 hộ dân nên lượng nước sinh hoạt của cả xã trong một tháng là gần 44.115 m3/tháng. Ta có nước thải bằng 80% nước cấp, tương đương với lượng nước thải trung bình trong một tháng của toàn xã là 35,293 m3/tháng.

Theo kết quả phiếu điều tra và quan sát thực tế cho thấy 80% các hộ dân trong xã không có hệ thống xử lý nước thải, còn 20% hộ dân có hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ là xử lý sơ bộ qua bể lắng tự hoại đối với nước thải từ khu vực nhà vệ sinh, còn chủ yếu nước thải đều chưa qua xử lý đều đổ thẳng vào các nguồn nước mặt.

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra cộng đồng ngày 15/04/2017) Hình 3.4: Nguồn tiếp nhận nước thải từ các hộ dân xã Xuân Phú Dựa vào hình 3.4 ta thấy 94% nước thải của các hộ dân được thải trực tiếp ra các con sông, ao, hồ, kênh rạch và 72% nước thải được thải ra vườn, 6% nước thải được thải ra ruộng. Trong số đó thì rất nhiều hộ gia đinh có nhiều hình thức xả thải khác nhau đó là vừa thải ra sông, ao,hồ và vừa thải ra vườn hoặc thải ra ruộng. Điều đáng lưu ý là ở xã không có thế thông thu gom nước thải tập trung và cũng không có hệ thống xử lý nước thải và gần như 100% nước thải đều được thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên.

Bên cạnh đó tác động từ hoạt động chăn nuôi tới môi trường cũng rất lớn đặc biệt đối với các hộ chăn nuôi lớn. Tính đến năm 2016 trên địa bàn xã, đàn lợn có 1.920 con [1]. Hầu hết nước thải từ hoạt động chăn nuôi không được xử lý mà thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh, mương gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước và sức khỏe của người dân, có rất ít gia đình xây dựng hầm biogas để xử lý nước thải và phân chuồng. Trong nước thải chăn nuôi chứa đến 70 – 80% các loại hợp chất hữu cơ bao gồm xellulose, protein, acid amin, chất béo,... Hầu hết dễ phân hủy thành

CO2, H2O, NH3, H2S... tạo mùi hôi ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí và nước.

Nước thải tại xã Xuân Phú được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau và chứa nhiều thành phần hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh nhưng phần lớn các nguồn nước thải đều không được xử lý mà được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là ao, hồ, sông...

nếu vấn đề này không được giải quyết thì môi trường tiếp sẽ bị ô nhiễm. Chính vì thế cần phải có giải pháp để giải quyết tình trạng này.

3.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường

a) Hiện trạng môi trường nước

Hệ thống nước mặt xã Xuân Phú bao gồm sông nhánh sông Sò và các sông nhánh nhỏ từ sông Sò và hệ thống kênh mương. Nguồn nước mặt được sử dụng nhiều vào mục đích tưới tiêu và phát triển kinh tế không dùng cho mục đích sinh hoạt. Ngoài ra nguồn nước mặt tại xã còn là nươi tiếp nhận nước thải sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Theo số liệu thu thập được từ kết quả phân tích mẫu nước mặt huyện Xuân Trường đoạn Sông Sò chảy qua khu vực xã Xuân Phú, so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 08-MT:2015/BTNMT cho thấy chất lượng nước mặt sông Sò đoạn cháy qua xã Xuân Phú đang bị ô nhiễm với các thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1.7 – 5.6 lần.

(nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra cộng đồng ngày 15/04/2017) Hình 3.5: Kết quả điều tra nguồn nước sử dụng của các hộ gia đình trong địa

bàn xã Xuân Phú

Theo hình 3.5 cho thấy nguồn nước máy được sử dụng chủ yếu, được các hộ gia đình sử dụng như một nguồn nước chính cho sinh hoạt hàng ngày chiếm 96% hộ gia đình sử dụng. Một phần đã giải quyết được vấn đề nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp cho người dân. Tuy nhiên theo một số ý kiến phản ánh của người dân nguồn nước máy cung cấp không liên tục, có những thời điểm nước có màu vàng và có mùi khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Để thấy rõ được điều này dưới đây là bảng đánh giá chất lượng nguồn nước sử dụng tại gia đình của người dân.

(nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra cộng đồng ngày 15/04/2017) Hình 3.6 Đánh giá chất lượng nguồn nước sử dụng tại các hộ gia đình Từ hình 3.6 cho thấy phần lớn chất lượng nước sinh hoạt tại đây được đánh giá tốt có 30% số phiếu điều tra cho rằng nước bình thường không có mùi và 14%

đánh giá nước đạt tiêu chuẩn, chỉ có 10% số phiếu người dân nhận xét nguồn nước sử dụng tại gia đình có màu và có mùi và 2% là ý kiến cho rằng nước có mùi khó chịu.

Theo khảo sát thực tế tại các xóm Trưng Trắc, Đoàn Kết, La Văn Cầu, Giải phóng và qua quá trình tham vấn cộng đồng cho thấy nhiều con kênh, mương nước có màu đen và hôi, số lượng tôm, cua, cá, ốc, hến... giảm đi rõ rệt. Đặc biệt tại xóm Đoàn Kết, nước tại con kênh của xóm có màu đen và hoàn toàn không thấy sự sống của các loài cá, tôm. Nguyên nhân là trong những năm gần đây tại khu vực xóm Đoàn Kết đang thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách gia tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm đều tăng từ 0,5 – 1,5 lần so với năm trước [1], dẫn đến sự gia tăng lượng nước thải và mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nước thải và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt.

b) Hiện trạng môi trường không khí

Qua quá trình điều tra khảo sát tại địa phương cho thấy thành phần gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi phát sinh từ nhiều hoạt động như giao thông vận tải, nông nghiệp, sinh hoạt..., được thể hiện ở hình dưới dây.

(nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra cộng đồng ngày 15/04/2017) Hình 3.7: Kết quả điều tra chất lượng không khí tại xã Xuân Phú Dựa trên kết quả của hình 3.7 ta thấy được khu vực có không khí trong lành chiếm 50%, một số khu vực có ít bụi chiếm 62% và khu vực có nhiều bụi

Trong những năm gần đây mật độ các phương tiện cơ giới ngày càng tăng, toàn xã có khoảng 3.654 chiếc xe mô tô và hơn 710 chiếc xe cơ giới cỡ lớn [4]. Từ đó ta thấy với mật độ phương tiện xe cơ giới nhiều như hiện nay thì việc tác động đến môi trường không khí là không tránh khỏi.

Khu vực thường có mật độ xe cơ giới nhiều là trên các trục đường lớn chưa rải nhựa chạy dài qua các xóm Giải Phóng, Hoàng Hanh, Quyết Tiến, Đông Thượng, Tây Nam và trục đường chạy qua UBND xã Xuân Phú, nơi có lượng phương tiện xe cơ giới chạy qua rất nhiều gây ra một lượng lớn bụi và tiếng ồn, làm ô nhiễm môi trường không khí xã. Đặc điểm của các loại khí thải này là nguồn thải thấp, di động và không đều. Những chất ô nhiễm đặc trưng của khí thải là bụi, SOx, chì, CO2, NOx... Các hoạt động giao thông cũng gây ô nhiễm tiếng ồn từ còi xe, ống xả, tương tác giữa lốp xe với mặt đường... Ngoài ra, các phương tiện tham gia giao thông đã cũ, không đảm bảo tiêu chuẩn cũng góp phần ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên khí thải từ các phương tiện giao thông không nhiều chủ yếu là bụi và tiếng ồn. Theo

phản ánh của người dân trên trục đường lớn từ xóm Giải Phóng đến xóm Tây Nam thì số lượng xe cơ giới đi qua con đường khá nhiều và mỗi lần xe chạy qua ta có thể nhìn thấy rất nhiều bụi bay khắp nơi, nguyên nhân là do con đường chưa được rải nhựa và các xe cơ giới chở đất, cát chạy qua làm rơi vãi trên đường nên mỗi lần xe chạy qua làm cát bụi bay lên gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân.

Trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân: Quá trình sử dụng thuốc BVTV thường gây ô nhiễm không khí do các chất hóa học lan theo chiều gió gây ra mùi khó chịu, nếu ngửi nhiều sẽ rất dễ bị đau đầu, chóng mặt. Trong thời điểm mùa vụ người dân thường hay đốt rạ với lượng lớn, gây ra khói bụi làm không khí ngột ngạt và cản trở giao thông. Ngoài ra phân chuồng từ các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng gây ra mùi khó chịu nhưng chỉ trong phạm vi nhỏ có thể kiểm soát được bằng giải pháp xây dựng hầm biogas.

c) Hiện trạng môi trường đất

Trong những năm gần đây chất lượng môi trường đất tại xã Xuân Phú đang có xu hướng giảm do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương.

(nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra cộng đồng ngày 15/04/2017) Hình 3.8: Đánh giá chất lượng môi trường đất xã Xuân Phú

Dựa vào hình 3.8 ta thấy phầm trăn đất màu mỡ chỉ chiếm 30%, còn lại là đất đã bị thay đổi bạc màu, chứa rác, sỏi đá hay bị nhiễm thuốc BVTV.

Trong quá trình quan sát thực địa và phỏng vấn cho thấy môi trường đất hiện nay chứa rất nhiều rác thải đặc biệt là các loại túi nilon, vải và gạch đá xây dựng.

Do rác thải không được thu gom lâu ngày sẽ ăn sâu vào trong đất, lượng rác thải càng tăng thì chất lượng đất càng suy giảm.

d) Hiện trạng chất thải rắn

Chất thải rắn tại xã Xuân Phú gồm nhiều thành phần chất thải khác nhau: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nông nghiệp, chăn nuôi và chất thải rắn xây dựng...

lượng chất thải rắn đang ngày càng gia tăng, tuy nhiên số lượng chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy đinh rất ít chỉ có 5 trong 15 xóm được tiến hành thu gom rác thải, còn lại các xóm đều chưa có hệ thống thu gom xử lý rác thải tập trung.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ XUÂN PHÚ, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w