CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ dạy học
1.2. Công nghệ dạy học hiện đại
1.2.1. Công nghệ
“Công nghệ là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào một đối tƣợng nào đó, đạt một hiệu quả xác định cho con người“ ( tài liệu của GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc.)
1.2.2. Công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học nói riêng, công nghệ giáo dục và đào tạo nói chung có nhiều định nghĩa khác nhau:
“Công nghệ đào tạo là quá trình sử dụng vào giáo dục và dạy học các phương tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh“
“Công nghệ giáo dục là khoa học về giáo dục, nó xác lập các nguyên tắc hợp lý của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình đào tạo, cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt được mục đích đào tạo...“
Ngày nay, quá trình dạy học không chỉ đƣợc hiểu là một quá trình công nghệ mà nó đã phát triển lên một tầm cao mới, đó là công nghệ dạy học hiện đại. Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng mới tác động vào con người, hình thành một nhân cách xác định.
Như vậy: Theo nghĩa hẹp, CNDH là quá trình sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ vào việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS.
Theo nghĩa rộng, CNDH là hệ thống các phương pháp, phương tiện và kỹ năng dạy học hỗ trợ quá trình dạy học.
CNDH là một quá trình khoa học trong đó các nguồn nhân lực và vật lực đƣợc sử dụng để nâng cao hiệu quả dạy học. Khi đó quá trình dạy học có thể đƣợc xem nhƣ một quá trình công nghệ đặc biệt, một quá trình sản xuất những sản phẩm cao
Luận văn thạc sĩ
cấp, tinh vi nhất (con người). HS vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình dạy học: HS tiếp thu kiến thức từ GV, tự trau dồi, tìm hiểu, trao đổi với GV để nhận thức mở rộng kiến thức bản thân.
1.2.3. Bản chất của công nghệ dạy học
Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại có thể đƣợc mô tả là sự kết hợp thành tựu của nhiều khoa học công nghệ khác nhau trong việc tổ chức quá trình dạy học bao gồm: đầu ra, đầu vào, điều kiện phương tiện, nội dung đào tạo, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nhằm đạt mục đích đào tạo với chi phí tối ƣu.
Hình 1.1: Sơ đồ bản chất của công nghệ dạy học hiện đại 1.2.4. So sánh bản chất của khái niệm công nghệ và quá trình dạy học
Bảng 1.2:So sánh bản chất của khái niệm công nghệ và quá trình dạy học
TT Khái niệm công nghệ Quá trình dạy học
1 Tính ứng dụng và tính thực tiễn:
áp dụng các quy luật khoa học vào
Nghiên cứu và tiến hành dựa trên cơ sở ứng dụng nhiều môn khoa học, HS Thành tựu của
KHGD: tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học
…
Thành tựu của các khoa học liên
quan: sinh học, tin học, điều khiển học …
Đầu ra (mục tiêu)
Tổ chức khoa học quá trình dạy học
Đầu vào (HS)
Điều kiện PT dạy học Nội dung đào
tạo Hệ thống phương pháp
Đạt mục đích đào tạo với chi phí tối ƣu
Tiêu chuẩn đánh giá
Luận văn thạc sĩ
sản xuất và đời sống thu nhận kiến thức để cải biến thực tế và áp dụng các kiến thức khoa học vào thực tiễn.
2 Tính tổng thể và tích hợp: Sự lồng ghép mang tính hệ thống của hiểu biết khoa học làm cơ sở, kỹ thuật làm phương tiện, các kỹ năng và phương pháp. Công nghệ được thiết kế điển hình, khái quát có thể áp dụng cho hàng loạt các đối tƣợng công nghệ và có thể chuyển giao đƣợc
Quá trình dạy học là sự tổng hòa của GV – HS và nội dung học.
-Nội dung môn học đƣợc tích hợp của nhiều môn khoa học
3 Tính quy trình: Quy trình công nghệ gồm thiết kế, thi công, mỗi giai đoạn gồm các công đoạn (mở đầu, thiết kế và kết thúc)
Quá trình dạy học gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình và tổ chức điều khiển dạy học.
4 Tính lịch sử: Sự ra đời của công nghệ mới dựa trên kết quả của khoa học cơ bản, các sáng chế, cải tiến, chế độ chính trị xã hội
-Quá trình dạy học là quá trình truyền đạt những kinh nghiệm tích lũy trong lịch sử loài người.
-Việc cải cách giáo dục ở mỗi chế độ kinh tế chính trị.
Luận văn thạc sĩ
1.2.5. Các thành phần của công nghệ dạy học:
Hình 1.2: Các thành phần của CNDH
-Phần thiết bị: Bao gồm các phương tiện vật chất như thiết bị trường học, đồ dùng dạy học, xưởng trường… Đây là phần vật chất, phần cứng của CNDH, giúp tăng cường năng lực hoạt động giáo dục.
-Phần con người: Bao gồm năng lực CNDH của người quản lý, người thực hành, thầy giáo và HS. Cụ thể là các kỹ năng, kinh nghiệm, sáng tạo, khả năng lãnh đạo, sự khéo léo…Phần này phụ thuộc vào trình độ học vấn, vốn kinh nghiệm nghề nghiệp và lòng say mê với nghề.
-Phần thông tin: Bao gồm tri thức giáo khoa đã đƣợc thể thức hóa thành tri thức tiền dạy học nghĩa là đã đƣợc sắp xếp theo một quy trình có thể diễn tả các lý thuyết, toát lên phương pháp nhận thức và thang thao tác. Thông tin giúp cho con người rút ngắn thời gian tiếp nhận, xử lý và tái tạo hiệu quả. Thông tin phải luôn đƣợc bổ xung và cập nhật trong quá trình nhận thức.
-Phần quản lý tổ chức: Bao gồm các hoạt động thể chế, quyền hạn và mối liên hệ trong quá trình điều khiển. Chức năng của tổ chức là phối hợp tốt ba khâu ở trên của CNDH.
1.2.6. Tác dụng của công nghệ dạy học
Ƣu điểm:
+ Nâng cao năng suất và hiệu quả của dạy học.
+ Cho phép cá thể hóa giáo dục: Người học có thể học mọi lúc, mọi nơi.
+Tăng cường sự bình đẳng trong giáo dục : Bình đẳng trong quan hệ thầy trò + Góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn cơ sở khoa học của dạy học, tạo cho nó những nền tảng khoa học vững chắc.
Thiết bị
Con người
Thông tin
Quản lý CNDH
Luận văn thạc sĩ
Nhƣợc điểm:
+ Phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và con người.
+ Chỉ áp dụng đƣợc tốt cho một số môn học cụ thể.