Dạy học tương tác

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ dạy (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ dạy học

1.4. Dạy học tương tác

Tương tác giữa người dạy và người học tồn tại tất yếu trong quá trình dạy học.

Không có tương tác sẽ không tạo nên quá trình dạy học. Tương tác tạo nên tình huống và tình huống lại nảy sinh tương tác. Dạy học sẽ mất định hướng và không đạt kết quả nếu để các tương tác trong quá trình dạy học diễn ra một cách tự nhiên.

Dạy học tương tác là quá trình dạy học dựa trên sự tác động qua lại giữa ba tác nhân cơ bản: Người dạy, người học, môi trường và sự tương tác giữa các phần tử nội bộ trong các tác nhân đó.

1.4.1 Công nghệ dạy học tương tác

Công nghệ dạy học tương tác bao gồm tất cả những nội dung và hình thức vốn có về phương tiện, phương pháp và kỹ năng tương tác trong công nghệ dạy học truyền thống và công nghệ dạy học hiện đại.

Sự phát triển nhanh đến chóng mặt của công nghệ thông tin và truyên thông nói chung và giao diện người – máy (hay tương tác người – máy) nói riêng, đã nâng bộ ba tương tác trong lý luận dạy học tương tác lên một tầm cao mới. Nhờ các ngôn ngữ lập trình thích hợp, những phần mềm dạy học tương tác với giao diện kéo – thả và tương tác tham số, tương tác theo kiểu trò chơi, đã cho phép người học và người dạy có thể vấn đáp và thao tác tức thì những nội dung dạy học mà xƣa nay chƣa bao giờ có thể thực hiện trong giờ lên lớp lý thuyết.

Trong công nghệ dạy học tương tác và công nghệ dạy học theo lý luận dạy học tương tác thì tương tác người – máy là liên kết phổ biến giữa bộ ba: người học – người dạy – môi trường.

Luận văn thạc sĩ

1.4.2 Các tác nhân

a. Người học – người làm việc chủ động

Khái niệm người học (étudiant) có nguồn gốc từ tiếng la tinh (studium) với nghĩa là “cố gắng và học tập”. Theo nghĩa rộng hơn, thuật ngữ này có bao hàm nghĩa là cam kết và trách nhiệm.

Người học là người mà với năng lực cá nhân và sử dụng bộ máy học của mình để thực hiện quá trình tiếp thụ sự gia tăng bền vững về nhận thức và ứng xử của một cá thể qua tương tác với môi trường để thu lượm một trí thức và năng lực mới. Người học trước hết là người tìm cách học và tìm cách hiểu, như vậy người đó tìm tới đối tƣợng tri thức và sở hữu nó.

“Người học” có nghĩa rộng hơn từ “học sinh”. Hai từ này nhấn mạnh hơn tới mối quan hệ với người thầy và một cơ sở dạy học, còn từ “người học” được dùng trong phương pháp sư phạm tương tác bao hàm tất cả các đối tượng học tập, không nhất thiết phải gắn liền với trường lớp.

b. Người dạy – người hướng dẫn

Dạy học: là truyền thụ và tiếp thụ (có tổ chức) kiến thức và kỹ năng (cả kỹ năng sống) về một hoạt động xác định . Do đó Người dạy (enseignant) là người bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn người học. Người dạy chỉ cho người học cái đích phải đạt, giúp đỡ, làm cho người học hứng thú học và đưa họ tới đích. Chức năng chính của người dạy là giúp đỡ người học học, hiểu và thực hành. Người dạy phục vụ cho người học.

Công việc giảng dạy đối với người dạy là con đường bình thường để thực hiện sứ mệnh của mình, tuy nhiên đó không phải là sự truyền đạt kiến thức đơn thuần theo cách một thầy (cô) giáo đọc thuộc lòng một bài giảng trước học trò hay theo cách một thầy (cô) giáo phổ biến khoa học.

Luận văn thạc sĩ

1.4.3 Các thao tác

Hoạt động sư phạm bao gồm toàn bộ các hành động của người học khi học, của người dạy khi giúp đỡ người học trong quá trình học.

Thực tế hoạt động sư phạm bao gồm phương pháp học, phương pháp sư phạm, cả 2 phương pháp này chịu ảnh hưởng của môi trường và phương tiện dạy học.

Học là hoạt động của chủ thể nhằm biến đổi bản thân. Học đƣợc hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo tâm lý học nhận thức: “Học là quá trình biến đổi và cân bằng cấu trúc nhận thức để thích nghi với môi trường”. Theo lí thuyết thông tin: “Học là quá trình thu nhận và xử lí thông tin từ môi trường sống của chủ thể, làm cho chủ thể tự biến đổi”. Từ đó, học đƣợc hiểu là “quá trình chuyển hóa tri thức của nhân loại thành tri thức của cá nhân”.

Người học sử dụng nội lực, để kiểm định kiến thức và kỹ năng nảy sinh trong mình theo một phương pháp nào đó. “Phương pháp học là khái niệm miêu tả con đường mà người học phải theo bằng cách đưa ra hành động học

b. Giúp đỡ

Đó là toàn bộ các can thiệp của người dạy trong mục đích hướng người học thực hiện phương pháp học. Người dạy mong muốn tạo nên một không khí thuận lợi cho người học, do đó cần đến tri thức, kinh nghiệm, phẩm chất sư phạm của mình và chú ý đến các khả năng của môi trường cũng như nhu cầu của người học. Người dạy muốn giúp đỡ người học.

Người dạy bằng kiến thức, kỹ năng và ứng xử của mình làm nảy sinh kiến thức và kỹ năng của người học theo cách của một người hướng dẫn. Phương pháp dạy được sử dụng trong dạy học tương tác là toàn bộ các can thiệp của người dạy trong mục đích hướng người học thực hiện phương pháp học.

Luận văn thạc sĩ

c. Tác động của môi trường

Các yếu tố bên ngoài như môi trường vật chất, nhà trường, địa hình, xã hội và người học hoặc người dạy gây ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động sư phạm. Chẳng hạn, điều kiện về không khí cũng tác động không ít đến hiệu quả học tập. Không khí mát mẻ trong lành trong lớp học sẽ tạo cho HS thoải mái, ngƣợc lại nếu không khí nặng nề ẩm thấp nhanh chóng dẫn đến mệt mỏi, chán nản. Trong một ngày nóng bức, dễ thấy sự thiếu hào hứng của người học. Điều kiện bất ổn về gia đình như tài chính, bố mẹ ly dị, bệnh tật …v.v sẽ đặt người học về trạng thái không an toàn về thần kinh, gây bất lợi cho kết quả học tập.

Các yếu tố bên trong nhƣ tiềm năng trí tuệ, xúc cảm, giá trị, vốn sống, phong cách dạy, phong cách học cũng nhƣ tính cách đều có khả năng làm dễ dàng hoặc cản trở tới hoạt động dạy học.

Người dạy Người học Môi trường

Gia đình Nhà trường Xã hội

Phương pháp học/ Phương pháp dạy

Tiềm năng Giá trị Phong cách

Xúc cảm Vốn sống Nhân cách

Môi trường bên trong Môi trường ngoại vi

Hình 1.3: Tác động của môi trường và hoạt động dạy học

Luận văn thạc sĩ

Một phần của tài liệu Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ dạy (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)