Khái quát chung về thực trạng đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trường

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề điện công nghiệp (Trang 48 - 51)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

2.3. Thực trạng của đội ngũ giáo viên dạy nghề của trường TCN Nga Sơn

2.4.1. Khái quát chung về thực trạng đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trường

* Những việc đã làm được trong công tác đào tạo nghề Điện công nghiệp.

Nghề Điện công nghiệp hiện tại đang là thế mạnh của trường, xác định rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo, Cấp uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường đã từng bước hình

thành xây dựng chương trình, giáo trình, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường nói chung và đào tạo nghề Điện công nghiệp nói riêng. Đào tạo nghề Điện công nghiệp đã đƣợc tiến hành trên nhiều mặt: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch; đƣa vào nghị quyết của Chi bộ; bổ sung vào nội quy, quy chế nhà trường; tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên, quy chế học tập cho học sinh… Việc xây dựng quy chế và quản lý dựa trên Điều lệ của trường dạy nghề, hệ thống các văn bản của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH... Mục đích đưa các hoạt động giáo dục đào tạo của Nhà trường theo một hệ thống, để học sinh phát huy đƣợc năng lực của mình trong hoạt động học tập. Công tác đào tạo còn đƣợc thể hiện thông qua kiểm tra đánh giá, có khen chê kịp thời đúng mức, đồng thời chỉ ra phương pháp điều chỉnh, uốn nắn những sai sót lệch lạc trong giáo dục đào tạo học sinh, học viên. Đồng thời thường xuyên bổ sung hoàn thiện quy chế trường học, có chính sách đãi ngộ hợp lý, gắn thi đua học tập và đãi ngộ là hai mặt của một chính sách, đây là mối quan hệ nhân quả, chúng vừa là động cơ vừa là mục đích của nhau.

Trong 5 năm gần đây, Trường Trung cấp nghề Nga Sơn luôn đặt nhiệm vụ đào tạo lên hàng đầu, nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ chủ yếu của trường trong cơ chế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo nói chung đào tạo nghề Điện công nghiệp nói riêng thì điều quan trọng không thể thiếu đƣợc đó là củng cố và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề và xây dựng nề nếp của học sinh. Xuất phát từ nhận thức trên, hằng năm đội ngũ giáo viên dạy nghề luôn đƣợc bổ sung, giáo viên trẻ có trình độ theo chuẩn được thay thế giáo viên lớn tuổi về hưu.

Với sự kiện toàn, bổ sung điều chuyển một số giáo viên để đội ngũ giáo viên đang ngày một đồng bộ hơn về cơ cấu, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

Học sinh đƣợc xây dựng nề nếp từ các lớp, các Chi Đoàn luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dƣỡng...

Nhà trường sớm tích cực chủ động bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng số giáo viên hiện có và chất lƣợng đào tạo nghề cho học sinh. Ngay từ năm 2008 khi vừa thành lập trường Trung cấp nghề Nga Sơn, trường đã có kế hoạch chọn cử giáo viên đi học đại học và sau đại học. Có chủ trương phổ cập ngoại ngữ và tin học cho cán bộ, mà trước hết ưu tiên cho giáo viên, với thời lượng một tuần 2 buổi do giáo viên của nhà trường đảm nhận đứng lớp. Kết quả, năm 2008 chỉ có 4 giáo viên có trình độ đại học, đến nay đã có 38 người 79,2% có trình độ đại học và có 04 cán bộ giáo viên có trình độ sau Đại học. Đây là một cố gắng rất lớn của cấp uỷ Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, mặc dù điều kiện khó khăn kinh phí, số lượng biên chế, nhưng nhờ quan điểm tư tưởng nhất quán và quyết tâm cao và biết khai thác phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành nên đã giải quyết đƣợc cơ bản yêu cầu về trình độ theo mặt bằng quy định của một trường Trung cấp nghề.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và người lao động.

- Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Trường Trung cấp nghề Nga Sơn, Thanh Hoá là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND huyện Nga Sơn.

Sau 5 năm thành lập, bằng sự phấn đấu liên tục không mệt mỏi Trường Trung cấp nghề Nga Sơn đã đào tạo đƣợc hơn 300 công nhân kỹ thuật với bậc thợ 3/7 đóng góp một phần trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Số công nhân ra trường nhà trường giới thiệu việc làm được các công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh đánh giá có chất lƣợng tốt, đƣợc xã hội thừa nhận.

Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới từng bước chuyển sang cơ chế thị trường, vị thế của Trường ngày càng được khẳng định nhất là sau khi có Quyết định nâng cấp thành trường Trung cấp. Dưới ánh sáng Nghị quyết TW 2 (khóa VIII); Nghị quyết TW 6

(khóa IX) của Đảng về định hướng phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH. Văn kiện Đại hội X của Đảng về phương hướng nhiệm vụ phát triển KT-XH từ năm 2006 - 2010 đã nêu: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất…”

Căn cứ vào nhiệm vụ của công tác dạy nghề; căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên và công nhân kỹ thuật trên địa bàn huyện Nga Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XXI; những mục tiêu trước mắt của Trường Trung cấp nghề Nga Sơn là:

- Thực hiện chủ trương đa dạng hóa ngành nghề, bậc học và phương thức đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu định hướng của cơ chế thị trường, đào tạo nghề có địa chỉ, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng;

- Phấn đấu, thực hiện mục tiêu đưa Trường Trung cấp nghề Nga Sơn thành địa chỉ đào tạo thợ lành nghề tin cậy trong và ngoài huyện, vươn xa hơn đến các tỉnh bạn.

- Tập trung khắc phục khó khăn để duy trì và nâng cao lưu lượng đào tạo học sinh học nghề của nhà trường từ 300 HS/năm lên 700HS/năm, trong đó có 200 học sinh nghề Điện công nghiệp.

- Giữ vững và nâng cao chất lƣợng đào tạo, trên cơ sở củng cố kiện toàn bộ máy, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng năng lực sư phạm… đặc biệt là năng lực dạy nghề cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, bổ sung nâng cấp cơ sở hạ tầng và đầu tƣ trang thiết bị xứng tầm với thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề điện công nghiệp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)