Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
2.4. Những thuận lợi khó khăn trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề Điện công nghiệp tại trường Trung cấp nghề Nga Sơn - Thanh Hóa
2.4.1. Những thuận lợi
- Đội ngũ giáo viên nói chung và nhà giáo có vai trò và trách nhiệm rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo. Điều đó đã đƣợc khẳng định trong Luật Giáo dục, các văn bản của Đảng và Nhà nước. Vì vậy Đảng và Nhà nước rất coi trọng việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Những luận điểm này được nêu trong chương I.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, phần phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội cũng đã nêu “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường…”.
- Chủ trương “xã hội hóa giáo dục” đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong các nhà trường.
- Chế độ chính sách, đặc biệt là chế độ quyền lợi vật chất tinh thần của giáo viên đã đƣợc quan tâm hơn. Nhất là sau khi có Nghị định 35/CP của Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên. Các chế độ tiền thưởng, phụ cấp, chế độ học tập, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, xét tặng các danh hiệu thi đua cho đội ngũ nhà giáo. Đặc biệt trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cơ sở vật chất, đồ dùng, phương tiện dạy học, môi trường sư phạm của Nhà
trường ngày càng được bổ sung đổi mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.
- Trường Trung cấp nghề Nga Sơn luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện Nga Sơn, Sở Sở Lao động TB&XH tỉnh Thanh Hoá các ban, ngành đoàn thể từ tỉnh xuống địa phương.
- Tập thể cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên nhà trường là tập thể đoàn kết nhất trí cao có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cùng tiến bộ, luôn giữ vững và phát huy truyền thống của nhà trường xứng đáng với lòng tin của cán bộ công nhân viên chức nói chung.
- Đội ngũ cán bộ quản lý luôn quan tâm coi trọng việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên, xem đây là chiến lƣợc quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường, từ đó tạo nên điều kiện để giáo viên phát huy hết năng lực của bản thân mình phục vụ các hoạt động của nhà trường.
- Thông qua các ngày lễ lớn nhƣ (Ngày Quốc khánh, khai giảng đầu năm học, ngày Nhà giáo Việt Nam ...) tổ chức các đợt thi đua và các hoạt động văn hóa, TDTT để khuyến khích và động viên đội ngũ giáo viên.
- Đi đôi với hoạt động tinh thần, nhà trường bổ sung đưa vào quy chế nội bộ một số quy định về chế độ chính sách cho giáo viên để có cơ sở nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên thông qua các hình thức xét thưởng, bồi dưỡng.
Những giáo viên có nguyện vọng đi học nâng cao trình độ đều đƣợc đáp ứng, tạo điều kiện trong việc xếp thời khóa biểu, bố trí dạy thay, chuyển giờ khi cần thiết, hoặc cho nghỉ hưởng nguyên lương để đi học, khi có điều kiện thì hỗ trợ thêm kinh phí mua tài liệu...
2.4.2. Những khó khăn
- Là một nhà trường do UBND huyện quản lý nên kinh phí cấp cho hoạt động hàng năm quá eo hẹp, khó khăn, đặc biệt trong nguồn kinh phí xây dựng nâng cấp cơ
trường, các trang thiết bị, dụng cụ máy móc phục vụ dạy học chậm được hoàn thiện và đổi mới làm ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên và chất lượng đào tạo.
- Chỉ tiêu biên chế cho giáo viên quá ít, việc tuyển dụng thêm giáo viên nhà trường không được chủ động; số giáo viên cơ hữu ít, phần đông là giáo viên hợp đồng, việc bố trí giáo viên thay nhau đi học nâng cao trình độ nói chung cũng gặp không ít khó khăn.
- Việc mất cân đối về số lƣợng giáo viên giữa các khoa, giữa các bộ môn dẫn đến giáo viên dạy vƣợt giờ, hoặc thiếu giờ chuẩn, có giáo viên phải dạy một số môn chưa thực đúng với chuyên môn được đào tạo, những điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lƣợng đào tạo.
- Số giáo viên lớn tuổi với số năm công tác còn lại không nhiều có biểu hiện trì trệ trong tham gia các hoạt động ngoại khóa; số giáo viên trẻ chƣa có kinh nghiệm trong việc giảng dạy, nhất là công tác đào tạo nghề.
- Kinh phí đầu tƣ cho công tác đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho giáo viên còn hạn chế, còn nhiều cơ chế ràng buộc nên nhà trường chưa chủ động được kế hoạch.
- Công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên chƣa có hiệu quả, do chƣa có kế hoạch đầy đủ vừa do kinh phí vừa do thời gian hạn chế không đủ điều kiện để thực hiện, chưa khai thác được tiềm năng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
- Hệ thống định mức về chế độ công tác giáo viên, chế độ quản lý và những vấn đề liên quan đến giáo viên không đƣợc điều chỉnh, bổ sung kịp thời, quá lạc hậu, không sát với thực tế. Điều đó tác động tiêu cực đến đội ngũ giáo viên và công tác quản lý đội ngũ giáo viên, khó thu hút người tài giỏi làm giáo viên dạy nghề, cũng làm ảnh hưởng đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chất lƣợng đào tạo.
- Phương tiện dạy học hiện đại còn thiếu lại không đồng bộ, chỉ tập trung được một số phòng học, phòng làm việc ở các khoa còn thiếu, nên phần lớn giáo viên còn
dạy theo phương pháp truyền thống, chưa hấp dẫn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lƣợng đào tạo.
- Đời sống giáo viên nhìn chung còn thấp so với mặt bằng thu nhập của nhiều ngành nghề khác. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường tác động làm cho một bộ phận giáo viên của nhà trường chưa yên tâm gắn bó với nghề nghiệp, một bộ phận giáo viên dạy nghề chờ có cơ hội là chuyển đổi nghề.
* Nguyên nhân của những thuận lợi và khó khăn - Nguyên nhân của những thuận lợi.
Có chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT nói chung và công tác đào tạo nghề nói riêng nên tạo cơ hội cho ngành phát triển, trong đó có các trường dạy nghề.
Có sự cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục đào tạo do cơ chế thị trường tạo nên, vì thế buộc các nhà trường phải quan tâm đến chất lượng đào tạo vì đó là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi nhà trường, muốn vậy phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên làm tiền đề quyết định chất lƣợng giáo dục đào tạo.
Nghị quyết của Chi bộ cũng như Ban giám hiệu nhà trường đã xác định rõ quan điểm và chủ trương cụ thể về công tác phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ, đó là cơ sở để trường triển khai thực hiện.
Là một nhà trường phát triển đi lên từ trong gian khó nên có truyền thống chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Luôn có ý thức trách nhiệm cao, có chí tiến thủ, năng động sáng tạo đổi mới để vươn lên.
- Nguyên nhân của các mặt khó khăn yếu kém
Việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển lâu dài của Nhà trường thiếu cụ thể nên ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên.
Các cơ chế chính sách, chế độ đã có sự quan tâm điều chỉnh, song cũng còn nhiều bất cập do đó chƣa trở thành động lực để thúc đẩy và tạo điều kiện cho giáo viên
Kinh phí đầu tƣ còn hạn chế, cơ sở vật chất chƣa ngang tầm nhiệm vụ, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển nói chung và xây dựng đội ngũ nói riêng trong tình hình hiện nay.
Một bộ phận giáo viên, chủ yếu là số giáo viên lớn tuổi tiếp thu cái mới khó khăn nên ngại học tập nâng cao trình độ, ngại đầu tƣ nghiên cứu để nắm bắt kiến thức mới và công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, nhất là việc sử dụng Công nghệ thông tin vào phát triển lĩnh vực dạy nghề.
Tiểu kết chương 2
Bằng sự phân tích đánh giá thực trạng đào tạo nghề Điện công nghiệp của trường Trung cấp nghề Nga Sơn, trên cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy nghề Điện công nghiệp, tác giả đã chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và hướng giải quyết.