Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy – học từ xa qua mạng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Các biện pháp đưa nội dung mô phỏng lên mạng trong dạy học ngành tin học (Trang 60 - 63)

6. Cấu trúc nội dung luận văn

2.4 Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy – học từ xa qua mạng ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông một cách đáng kể, cụ thể như:

Mng truyn dn: Hiện chúng ta đã có đủ hệ thống truyền dẫn:

Truyền dẫn quốc tế kết nối với mạng viễn thông quốc tế. Chúng ta có 5 trạm vệ tinh Intelsat và một trạm vệ tinh intersputnik. Ngoài ra chúng ta đang khai thác hai tuyến T- V – H kết nối Thái Lan – Việt Nam – Hồng Kong với dung lượng 560 Mbps và tuyến SEA – ME- WE3 là tuyến cáp quang biển sử

dụng công nghệ SDH với dung lượng 49 GBps kết nối nhiều nước châu Âu với khu vực Đông Nam Á và vùng Trung Á. Ngoài ra còn có hệ thống cáp quang đất liền công nghệ SHD với dung lượng 2.5 Gbps kết nối 6 nước Trung Quốc,Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaixia. Tuyến truyền dẫn Hồ Chí Minh – Campuchia có tốc độ 155MBps.

Truyền dẫn liên tỉnh: Mạng trục Bắc Nam kết nối hầu hết các tỉnh (trừ ba tỉnh biên giới phía bắc) có dung lượng 2.5 Gbps và tiếp tục nâng cấp lên 20Gbps. Ngoài ra tuyến đường trục này có thêm hệ thống viba số 140 MBps cho dự phòng. Bên cạnh trục chính còn có các hệ thống trục Vietel 2.5GBps, ETC 34 MBps.

Truyền dẫn nội tỉnh: Công nghệ chủ yếu sử dụng cho mạng truyền dẫn nội tỉnh là cáp quang STM- 1, STM – 4 và Viba.

Mạng truy cập: Mạng cáp nội hạt (bao gồm mạng cáp đồng và cáp quang) cung cấp dịch vụ viễn thông đến từng hộ thuê bao với các dịch vụ hết sức đa dạng như : thoại, fax, internet với các hình thức truy cập như Dial – Up, Leasing Line, ADSL ....

Mng Internet: Hiện nay toàn bộ 64 tỉnh thành trên toàn quốc đều có thể truy cập Internet.

Việt Nam kết nối với Internet toàn cầu thông qua các hướng với tổng dung lượng là 204 MBps (VDC: 200Mbps, Vietel: 4 MBps).

Mạng Internet là một kho tri thức khổng lồ của nhân loại, là một trong những thành tựu to lớn của CNTT và truyền thông. Hiệu quả và lợi ích mà mạng Internet mang lại cho cuộc sống là điều chúng ta không thể phủ nhận.

Trong nền giáo dục hiện nay thì Internet có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó là công cụ để giáo viên và sinh viên tìm kiếm, trao đổi thông tin, tham gia các khóa đào tạo từ xa trực tuyến, hoặc không trực tuyến, là cầu nối tri thức của mọi người trên thế giới. Các sinh viên ở một số nước tiên tiến có thể không

phải đến trường mà vẫn có thể tham gia học tập, trả bài và kiểm tra thông qua các dịch vụ của Internet.

Internet mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng hơn mười năm trở lại đây. Lúc đó có rất ít người biết đến và có cơ hội tiếp xúc sử dụng Internet, chủ yếu chỉ ở các công ty máy tính. Sự thâm nhập của Internet trong lĩnh vực giáo dục lại càng chậm. Từ năm 2000 trở về trước, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chủ yếu nối Internet qua đường dây điện thoại vốn có tốc độ rất chậm do giá thành thuê kênh riêng còn cao, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ Internet còn ít (chủ yếu là các công ty VDC, FPT, NetNam... nhưng chất lượng đường truyền vẫn còn thấp). Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, do sự phát triển của các dịch vụ Internet công cộng (ví dụ : Cafe Internet, Điểm truy nhập Internet công cộng) nên cơ hội tiếp xúc với Internet của mọi người, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên đã tăng lên đáng kể. Việc ra đời của dự án xây dựng mạng giáo dục EduNet đã tạo ra một cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo trong việc đầu tư xây dựng hệ thống mạng nội bộ cũng như kết nối Internet.

Ngày 4/4/2003 Bộ trưởng bộ GD&ĐT và bộ trưởng bộ BCVT đã ký văn bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển mạng giáo dục EduNet. Đồng thời Tổng công ty Điện Lực Việt Nam (nay là tập đoàn Điện Lực Việt Nam) có ý định sẽ rải cáp quang miễn phí đến các trường đại học. Việc tổng công ty BCVT đưa đường truyền Internet tốc độ cao vào hoạt động đã thực sự tạo sự biến đổi về lượng và chất trong sử dụng Internet. Có rất nhiều dự án, chương trình nhằm phổ cập Internet đến các cơ sở đào tạo cụ thể là:

Tổng công ty Bưu Chính Việt Nam (VNPT) đã kết nối Internet đến 8500 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Với mục đích hỗ trợ giáo viên và học sinh tiếp cận Internet trong nhà trường, Sở GDĐT thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với bưu điện triển

khai chương trình “Internet học đường” tại nhiều trường cao đẳng, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp.. với nhiều hình thức ưu đãi như tặng Modem ADSL, miễn phí cài đặt, hòa mạng, giảm cước sử dụng Internet.

Tại các trường đại học, cao đẳng hầu hết đều đã có trang Web riêng nhằm giới thiệu, quảng bá dịch vụ đào tạo tại cơ sở mình. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đều đã tự xây dựng được hệ thống mạng nội bộ nối kết giữa các khoa, phòng ban, cho phép các bộ môn, khoa, phòng ban có thể truy nhập Internet cũng như mạng nội bộ trong trường.

Việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ cũng như kết nối Internet tại các cơ sở đào tạo là một bước quan trọng trong dự án xây dựng mạng giáo dục EduNet của bộ GD&ĐT chủ trì. Mạng EduNet ra đời là một kết quả to lớn trong việc đổi mới giáo dục của nước ta để có thể theo kịp và hòa nhập với các nền giáo dục trên thế giới.

Lợi ích mạng giáo dục đem lại là:

− Ứng dụng, sử dụng tri thức

− Chia sẻ tri thức

− Sáng tạo tri thức mới

− Tiếp cận với nhiều người, xóa bỏ khoảng cách

− Tăng cơ hội học tập cho mọi người.

− Cung cấp thông tin trên nhiều lĩnh vực, từ nhiều nguồn khác nhau.

Một phần của tài liệu Các biện pháp đưa nội dung mô phỏng lên mạng trong dạy học ngành tin học (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)