Đề xuất các giải pháp giúp giáo viên lựa chọn phần mềm thích hợp để xây dựng nội dung mô phỏng

Một phần của tài liệu Các biện pháp đưa nội dung mô phỏng lên mạng trong dạy học ngành tin học (Trang 67 - 72)

6. Cấu trúc nội dung luận văn

3.1 Đề xuất các giải pháp giúp giáo viên lựa chọn phần mềm thích hợp để xây dựng nội dung mô phỏng

Nội dung mô phỏng sau khi xây dựng hoàn thiện cần phải đạt được những yêu cầu như trong mục 4.2 đã trình bày. Vì vậy lựa chọn phần mềm thích hợp là một bước quan trọng trong việc xây dựng nội dung mô phỏng.

Hiện nay phần lớn giáo viên thường tìm cách xây dựng các nội dung mô phỏng trên các phần mềm mà mình đã được tiếp xúc và làm quen, cách làm này có ưu điểm là người giáo viên không phải mất thời gian để học cách sử dụng phần mềm. Tuy nhiên như chúng ta biết hiện nay các phần mềm được sử dụng để xây dựng nội dung mô phỏng vô cùng phong phú và đa dạng. Lập trình có Pascal, C, C++, Visual Basic, Visual C, Delphil, Java, Flash... Các phần mềm tạo nội dung mô phỏng, hoạt hình mà người sử dụng chỉ cần thao tác trên các biểu tượng đồ họa trên giao diện chương trình như Powerpoint, Unlead Studio, 3Dmax, Solid Work... Mỗi phần mềm có một đặc thù và một thế mạnh riêng vì vậy nếu như chúng ta phát huy được điểm mạnh của phần mềm đó sẽ là phương án tối ưu nhất. Ví dụ như nếu mô phỏng cho thuật toán sắp xếp nổi bọt chẳng hạn, dùng Powerpoint sẽ rất khó khăn để thể hiện đúng theo ý tưởng. Nhưng sử dụng ngôn ngữ lập trình thì việc xây dựng nội dung mô phỏng cho bài toán sắp xếp thì lại không mấy khó khăn và thể hiện được chính xác ý tưởng bài toán.

Mô phỏng thuật toán sắp xếp nổi bọt:

Hình 3.1 : Giao diện mô phỏng thuật toán sắp xếp nổi bọt

Ý tưởng: Người sử dụng có thể nhập vào một dãy số bất kỳ (gồm n phần tử), sau đó chọn kiểu sắp xếp (tăng dần, giảm dần) tiếp đến nhấp vào nút lệnh Sắp xếp. Trên giao diện khi đó thuật toán nổi bọt sẽ được mô tả lại, chương trình sẽ thể hiện một cách trực quan các bước trong quá trình sắp xếp. Tư tưởng thuật toán sẽ thực hiện (n-1) lần lặp, trong mỗi lần lặp sẽ tìm ra phần tử và đưa nó về đúng vị trí. Ví dụ lần lặp thứ nhất, phần tử nhỏ nhất (nếu kiểu sắp xếp tăng dần), lớn nhất (nếu kiểu sắp xếp giảm dần) của dãy số sẽ được đưa về đúng vị trí, tương tự như vậy, lần lặp thứ 2 sẽ tìm được phần tử nhỏ thứ 2 trong dãy số (sắp xếp tăng dần), phần tử lớn thứ 2 trong dãy số (sắp xêp giảm dần).... cho tới lần thứ (n – 1).

Ngoài các yêu cầu đã trình bày trong mục 4.2, tập tin mô phỏng được tạo ra cần phải có dung lượng nhỏ để có thể dễ dàng đưa lên mạng. Thông thường đối với các nội dung mô phỏng đơn giản thì việc lựa chọn phần mềm không khó khăn, người giáo viên có thể sử dụng các phần mềm mình đã tiếp xúc và làm quen. Trong trường hợp nội dung mô phỏng phức tạp hoặc sử dụng các phần mềm tạo nội dung mô phỏng không cần lập trình như Powerpoint, 3dMax ... mà tập tin mô phỏng có dung lượng quá lớn khi đó

giáo viên nên sử dụng các ngôn ngữ lập trình để xây dựng. Sau đó sử dụng chức năng tạo tập tin chạy (.exe), người học download tệp tin này về máy mình có thể chạy ngay mà không cần sử dụng thêm các phần mềm phụ trợ.

Như vậy tập tin tạo ra thường có dung lượng rất nhỏ và vì đã được dịch ra file .exe nên khi chạy không cần phải kèm thêm các phần mềm khác như vậy sẽ rất tiện dụng và đáp ứng được các yêu cầu của dạy học từ xa qua mạng.

Tuy nhiên có những tình huống mà việc lập trình xây dựng nội dung mô phỏng là quá khó khăn, hoặc không cần thiết phải lập trình bởi đã có những phần mềm thiết kế đơn giản hơn. Người giáo viên có thể lựa chọn giải pháp là xây dựng nội dung mô phỏng trên các phần mềm trợ giúp thiết kế và sau đó sẽ sử dụng biện pháp chuyển đổi tập tin (được đề cập trong mục) thành tập tin có dung lượng nhỏ hơn, có thể chạy ngay trên máy người học mà không cần cài đặt thêm các phần mềm phụ trợ.

Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ lập trình và các phần mềm như Powerpoint, Flash, Unlead Studio ... Người sử dụng còn có thể lựa chọn phương án sử dụng các phần mềm thiết kế nội dung mô phỏng chuyên nghiệp.

Tuy nhiên các phần mềm này thường là phần mềm có bản quyền và để có thể sử dụng được phần mềm, giáo viên phải trả tiền bản quyền. Đặc điểm những phần mềm này là cho phép người sử dụng có thể dễ dàng thiết kế các nội dung mô phỏng chỉ bằng những thao tác sử dụng biểu tượng đồ họa đơn giản nhưng hiệu quả rất cao. Giáo viên chỉ phải bỏ ít thời gian là có thể sử dụng được phần mềm một cách thành thạo. Sau đây là một số phần mềm chuyên dùng để thiết kế nội dung mô phỏng.

Phần mềm Turbo Demo

Turbo Demo cho phép ghi lại các sự kiện trên màn hình desktop sau đó có thể tạo các trình diễn và các hướng dẫn bằng FLASH, JAVA, EXE, Windows Media Player... Turbo Demo dễ sử dụng, phiên bản 6.5 cung cấp

khả năng đồng bộ hóa với audio và video. Chỉ trong vài phút giáo viên có thể ghi các sự kiện diễn ra trền màn hình và tạo ra các bản trình diễn và giảng dạy sinh động. Việc bổ sung văn bản, các chú giải, và tương tác không đòi hỏi giáo viên phải có các kiến thức về lập trình. Phần mềm này có tại địa chỉ http://www.turbodemo.com/eng/index.htm.

Phần mềm Vituar ProcessorTM

Vituar Processor TM là phần mềm đã ra đời từ khá lâu và được thử nghiệm kỹ, nó cho phép dễ dàng tạo ra các nội dung mô phỏng. Có thể download phần mềm này tại địa chỉ http://www.qarbon.com/.

Phần mềm RoboDemo

Macromedia Captivate (có tên trước đây là RoboDemo) tự động ghi các sự kiên trên màn hình và tạo các mô phỏng Flash tương tác. Chỉ và nhấn chuột để đưa thêm các văn bản minh họa, các chú thích, và các tương tác e-Learning không cần các kiến thức về lập trình. Địa chỉ phần mềm tại Website:

http://www.macromedia.com Phần mềm ViewletBuilder

Tạo và xuất bản các phần mềm mô phỏng, phần mềm này có thể tìm thấy tại địa chỉ http://www.qarbon.com/ .

Phần mềm SoftSim

Với phiên bản mới nhất là SoftSim5.0 gồm nhiều cải tiến như khả năng xem lại điểm và thời gian học tập, cải thiên giao diện và tính năng soạn nội dung.

Giáo viên có thể sử dụng SoftSim 5.0 để tạo ra các mô phỏng hấp dẫn, giúp học viên nhanh chóng nắm được bài. Phần mềm này có tại địa chỉ Website:

http://www.outstart.com/products/softsim.asp Phần mềm RapidBuilder

Phần mềm RapidBuilder™ là công cụ tạo mô phỏng mạnh, giúp xây dựng các bài trình diễn và mô phỏng giàu multimedia trên nền Windows.

RapidBuilder™ là công cụ không đòi hỏi lập trình. Phần mềm này có tại địa chỉ Website: http://www.xstreamsoftware.com/

Phần mềm Camtasia Studio

Camtasia Studio là một giải pháp hoàn chỉnh để ghi, chỉnh sửa và xuất bản các sự kiện trên màn hình. Dễ dàng tạo các demo và mô phỏng, phần mềm có

tại địa chỉ Website:

http://www.realnetworks.com/products/camtasia/index.html Phần mềm DemoBuilder

Demo Builder là công cụ để tạo các film Flash tương tác giúp thể hiện cách hoạt động các ứng dụng một cách sống động. Nó ghi các sự kiên trên màn hình của một ứng dụng hoặc cửa sổ cụ thể, và tự động kết hợp chúng lại thành đoạn film Flash (có thể có cả con trỏ). Địa chỉ phần mềm tại Website:

http://www.snapfiles.com/features/demobuilder-703-468960.php

Các phần mềm trợ giúp thiết kế nội dung mô phỏng hiện nay rất đa dạng. Sự có mặt của chúng đã phần nào giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn khi xây dựng nội dung mô phỏng. Tuy vậy không phải tất cả các nội dung mô phỏng đều có thể sự dụng phần mềm trợ giúp thiết kế, đối với những nội dung mô phỏng quá phức tạp hoặc đặc thù, khi đó người giáo viên không thể tự mình hoàn thành được. Khi đó giáo viên có thể đặt hàng tại những công ty chuyên thiết kế phần mềm giáo dục. Dưới đây là một số địa chỉ website của các công ty chuyên thiết kế phần mềm dạy học: www.haiha.com.vn, www.scc.com.vn...

Một phần của tài liệu Các biện pháp đưa nội dung mô phỏng lên mạng trong dạy học ngành tin học (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)