Chuẩn Media của E-Learning quy định đối với định dạng file video

Một phần của tài liệu Các biện pháp đưa nội dung mô phỏng lên mạng trong dạy học ngành tin học (Trang 78 - 88)

6. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2 Đề xuất các giải pháp chuyển đổi các tập tin mô phỏng đã được tạo từ trước đạt yêu cầu dạy – học từ xa qua mạng

3.2.3 Chuẩn Media của E-Learning quy định đối với định dạng file video

MPEG (Motion Pictures Expert Group) cho các chuẩn nén thông dụng hiện nay.

RM (Real Video / Real Media), ASF (Advanced Streaming Format) hoặc WMV (Windows Media Video) dùng cho các file Media cấu trúc dòng.

Quick Time là một kỹ thuật nén Video của hãng Apple với mục tiêu phát triển cho tất cả các loại multimedia trên một nền chuẩn.

Để thực hiện việc chuyển đổi các tập tin mô phỏng từ dạng file video này sang dạng file video khác người ta thường sử dụng một số công cụ như:

Herosoft: Nếu tập tin nguồn có định dạng AVI ta có thể dễ dàng sử dụng công cụ chuyển đổi AVI to MPEG để chuyển thành định dạng file MPEG

Hình 3.6 : Giao diện công cụ chuyển đổi định dạng File AVI thành MPEG Advanced X Video Converter 3.8.3

Soft: http://tiamat.hostmatix.com/~upuykxsr/soft...eoConverter.exe Đăng ký: NAME: mux

Code: C724-BD99-CB54-ED99-D3FE-5C43-086D-DC96-C2C0-48D9-E807- A354- 174B-D1CB

Plato Video Converter 2.06

Soft: http://www.videovert.net/PlatoVideoConvert.exe Super Video Converter 1.6.1

Soft: http://www.witcobber.com/download/superconverter.exe Smart Video Converter 1.5.38

Soft: http://www.doease.com/smartvc.exe Email: softcrew@softcrew.net

Serial: 47SAI02ONC77JBV32FPP97ADI52WR

Các phần mềm kể trên đều cho phép chuyển đổi giữa các định dạng file video thông dụng, việc sử dụng các phần mềm này cũng thật đơn giản, chúng đều tuân theo một số bước chung như sau:

1. Chọn định dạng cần chuyển đổi

2. Chọn thư mục xuất file video sau khi chuyển đổi 3. Chọn file nguồn chuyển đổi

Power Video Converter 1.29 : Là phần mềm được thiết kế để người sử dụng có thể chuyển đổi về hầu hết các dạng files video thông dụng cho nhau như AVI, MPEG1, MPEG2, VCD, SVCD, DVD, WMV, ASF, DAT, VOB. Đặc biệt phần mềm này có khả năng chuyển đổi nhanh chóng với giao diện thân thiện giúp người sử dụng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các dạng file . Ngoài ra phần mềm còn cho phép ghép nhiều files video cùng loại thành một file video có kích thước lớn hơn, hoặc chia một file video thành nhiều files nhỏ, cho phép xác định vị trí đầu, vị trí cuối của file chuyển đổi, dễ dàng trích lọc âm thanh, hình ảnh.

Địa chỉ phần mềm tại

http://www.apussoft.com/powervideoconverter.exe Register: Name : crsky ID : soft-best.net

Code : 0E677D18-EE8504D1-F1AEFD71-75DC6871-9D7202CB- B9AE698E-B97839 50-AAB2DA0B

Witcobber Super Video Converter v1.71 : là phần mềm mạnh sử dụng để chuyển đổi các dạng file AVI, MPEG, WMV, ASF, VCD, DVD bao gồm các dạng chuyển đổi: từ dạng file (WMV, ASF, VCD, DivX...) thành dạng file AVI, chuyển đổi từ một số dạng file thông dụng về dạng file MPEG-1, MPEG-2, chuyển đổi sang dạng file WMV / ASF. Phần mềm có địa chỉ tại http://www.witcobber.com/download/superconverter.exe

Digital Media Converter 2.52 : Phần mềm cho phép dễ dàng chuyển đổi các dạng file video và audio như VCD, DVD, AVI (DivX, MPEG4), MPEG-1, MPEG-2 (Pal, NTSC), MP3, MOV, WMA, WMV, WAV phần mềm có tại địa chỉ: http://www.deskshare.com/download/dmc/dmc.exe

EZ Video Converter v2.1: Phần mềm này cho chúng ta một giải pháp chuyển đổi định dạng file video một cách dễ dàng. EZ hỗ trợ chuyển đổi giữa các định dạng AVI, ASF, WMA, với nhiều dạng Audio và mã hóa video khác nhau cụ thể là

chuyển file AVI thành định dạng ASF, WMV, MPEG4, ASF thành AVI. Phần mềm này có tại địa chỉ http://www.geovid.com/download/ez-video-converter.exe Đăng ký:

Name: http://www.bestserials.net/

S/N: A79E3B7456E38BA6C59B

OSS Video Converter :Chuyển đổi định dạng file AVI, ASF, WMV,MPEG.

Phần mềm cho phép chuyển đổi định dạng MPEG-1, MPEG-2, AVI, WMV, ASF thành định dạng AVI và WMV, AVI thành WMV, MPEG thành WMV.

Địa chỉ phần mềm có tại: http://www.filehog.com/ossvc5504.exe.

Trường hợp tạo tệp trình diễn .ppt cho nội dung mô phỏng, nếu kích thước của tập tin quá lớn, ta có thể sử dụng phần mềm chuyển đổi từ dạng file Powerpoint sang dạng file Flash vốn là dạng file thường có kích thước nhỏ, gọn . Tuy nhiên khi chuyển đổi cần chú ý có thể quá trình chuyển đổi sẽ làm mất đi một số hiệu ứng, kết quả file sau khi chuyển đổi không còn hiệu ứng nguyên bản như trước khi chuyển đổi.

Thực tế trên thị trường hiện nay số lượng phần mềm kiểu chuyển đổi như từ Powerpoint sang Flash như vậy mới xuất hiện rất ít vì thế trong đa số các trường hợp còn lại là thường chúng ta không có công cụ để chuyển đổi.

3.3 một số các giải pháp giúp cho việc tăng tốc độ upload, download nội dung mô phỏng theo yêu cầu của dạy – học từ xa qua mạng

Như đã đề cập, mặc dù đã thực hiện các biện pháp chuẩn hóa trong từng công đoạn thiết kế nội dung mô phỏng nhưng có trường hợp tập tin thu được vẫn có dung lượng rất lớn. Và như vậy sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện upload tài liệu lên mạng hoặc download tài liệu để học tập. Thậm chí ngay cả

khi download tài liệu về rồi thì chưa chắc người học đã mở được tệp tin mô phỏng đó vì nó đòi hỏi máy người sử dụng phải cài đặt đúng loại phần mềm hỗ trợ việc mở tập tin mô phỏng đó. Để có thể upload tài liệu lên mạng cũng như dowload tài liệu chúng ta có thể sử dụng một giải pháp là nén tập tin mô phỏng này lại, đồng thời chỉ dẫn rõ cho người sử dụng dùng phần mềm giải nén và phần mềm hỗ trợ để trình diễn được tập tin mô phỏng. Cách làm này tỏ ra khá hiệu quả với các tập tin có dung lượng lớn và đã được sử dụng rộng rãi.

Với điều kiện như ở Việt Nam chúng ta thì điều này là khá dễ dàng bởi việc mua một đĩa phần mềm có giá rất rẻ và có thể tìm thầy ở hầu hết các cửa hàng bán băng đĩa chương trình CD- ROM. Các chương trình nén sử dụng phổ biến hiện nay là Winrar, Winzip, cả hai sản phẩm này đều có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và được dùng miễn phí, có thể dowload chương trình winrar tại địa chỉ: http://www.download.com/WinRAR/3000-2250_4- 10614813.html?tag=lst-0-2 , Winzip tại địa chỉ:

http://www.download.com/WinZip/3000-2250_4-10605855.html?tag=lst-0-2.

Sau khi cài đặt, phần mềm này tự động được tích hợp vào thực đơn ngữ cảnh khi nhấp chuột phải vào một tệp hoặc thư mục thực đơn này sẽ hiển thị. Nếu là tệp chưa bị nén khi đó sẽ có các tùy chọn nén: nén và lưu tệp nén tại một đường dẫn do người sử dụng xác định, nén và lưu tệp nén cùng địa chỉ với tệp nguồn ... Nếu là tệp đang bị nén, khi đó thực đơn ngữ cảnh sẽ xuất hiện các tùy chọn: giải nén và lưu đối tượng sau khi giải nén tại đường dẫn do người sử dụng chọn, giải nén và lưu đối tượng cùng đường dẫn với tệp nguồn...

Ngoài những biện pháp trên nếu nội dung tệp mô phỏng quá lớn chúng ta có thể đem chia tập tin mô phỏng thành nhiều phần nhỏ, đánh số thứ tự cho từng phần và hướng dẫn người sử dụng dùng thêm các phần mềm nâng cao tốc độ download tài liệu ví dụ như (Hidowload, Download Accelerator Plus, Internet Download Manager ...) để tải nội dung mô phỏng về máy của mình,

đồng thời chỉ cho họ cách thức để ghép các phần lại thành một tập tin duy nhất. Việc sử dụng các phần mềm tăng tốc độ download tại máy người sử dụng là một cách làm rất hiệu quả nó giúp tiết kiệm đáng kể thời gian so với việc download thông thường.

Mặc dù chúng ta đã biết Internet Explorer(IE) là trình duyệt được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, đa số người sử dụng Internet đều dùng IE để duyệt web. Tuy nhiên trình duyệt web này chưa hẳn đã đem lại hiệu quả tối ưu đặc biệt là tốc độ tải các nội dung và khả năng bảo mật. Người sử dụng đã gặp khó khăn vì những lỗ hổng trong IE tạo điều kiện cho virus phát tán. Hiện nay có một số trình duyệt tỏ ra nổi trội về tốc độ duyệt web và khả năng bảo mật như Mozilla Firefox, đây có thể là một giải pháp thay thế hữu hiệu đối với người sử dụng khi cần tăng tốc độ duyệt web. Trình quản lý download:

Down Them All với bộ lọc link thông minh có khả năng dowload cùng một lúc nhiều file khác nhau trong trang web, hỗ trợ tính năng rusume cho phép dừng và phục hồi tiến trình download bất cứ khi nào. Down Them All còn hỗ trợ khả năng tiếp tục dowload trong khi hiển thị trang web giúp người đọc khi mở một đường link trong trang web một cách nhanh chóng và gần như tức thời. Tuy nhiên khi sử dụng trình duyệt này phải xác định được trình duyệt hỗ trợ hoàn toàn các chức năng, công cụ trong website người đọc đang truy cập.

3.4 đề xuất giải pháp đ−a nội dung mô phỏng lên mạng Sau khi đã xây dựng được nội dung bài giảng theo chuẩn E-Learning người xây dựng nội dung cần sử dụng chuẩn SCORM để kiểm tra lại xem bài giảng mình tạo đã đạt được các yêu cầu, quy định của E-Learning chưa . Nếu tất cả quá trình kiểm tra đều đạt khi đó giáo viên sẽ chuyển sang bước tiếp theo là Upload tài liệu lên mạng (nghĩa là việc đặt tài liệu giảng dạy lên một trang Web được lưu giữ tại một Server, Server này có thể của một đơn vị, một tổ chức hoặc các Server miễn phí, để mọi người có thể truy nhập và thao

tác với các tài liệu đó). Thông thường để Upload tài liệu lên mạng có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

Thông qua trang Web cá nhân: Hiện nay có rất nhiều giáo viên đã tự xây dựng các trang Web cá nhân. Ở đó ngoài những thông tin riêng về bản thân, giáo viên còn có thể đưa các tài liệu giảng dạy của mình phục vụ cho học sinh, sinh viên cũng như các đồng nghiệp.

Thông qua trang Web ca các trường, cơ s đào to: Với xu thế xã hội hóa giáo dục, Nhà nước đã có những động thái nhằm từng bước xóa bỏ dần cơ chế bao cấp trong ngành giáo dục vì vậy việc quảng bá thương hiệu và các dịch vụ đào tạo ở các trường và các cơ sở đào tạo khác đã có những biến chuyển rõ rệt. Cụ thể là hầu hết các trường, các cơ sở đào tạo đều đã xây dựng trang web riêng quảng bá về cơ sở và các dịch vụ của mình. Giáo viên có thể đưa tài liệu lên mạng thông qua các trang web của đơn vị mình, hình thức này đem lại hiệu quả rất cao vì nó trực tiếp phục vụ cho quá trình đào tạo tại cơ sở nơi họ đang công tác.

Thông qua cng đin t phc v đào to (EduPortal): Là hình thức phát tán tài liệu rộng nhất tới các đối tượng cần nghiên cứu tài liệu, ở đó không chỉ lưu trữ các phương tiện, tài liệu, bài giảng mà còn nhiều thông tin về các trường, cơ sở đào tạo, các dịch vụ của một vùng, một quốc gia.

Thông qua máy ch lưu tr: Là các Server dùng để lưu trữ các tài liệu trên mạng bao gồm nhiều loại khác nhau được tập hợp lại và nhóm thành các chủ đề nhất định, người sử dụng có thể đưa tài liệu của mình lên các máy chủ này.

Trong các hình thức nêu trên thì đơn giản nhất là giáo viên đưa tài liệu lên mạng thông qua trang Web cá nhân của họ, vì họ đã quen thuộc với trang Web của mình. Tuy nhiên điểm hạn chế ở đây là không phải giáo viên nào cũng tự tạo cho mình được một trang web cá nhân và đưa lên Internet. Các

phương pháp còn lại đều có chung một khó khăn là giáo viên có được quyền đưa tài liệu lên các trang Web hay Webserver đó không ? Bởi tất cả các trang Web của các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo khác, các EduPortal, Server... đều được quản lý bới đội ngũ các chuyên gia công nghệ thông tin và không phải người nào cũng có quyền cập nhật nội dung.

Để đưa tài liệu giảng dạy nói chung, nội dung mô phỏng nói riêng lên mạng, người ta có thể sử dụng chức năng “Upload – Function” của các trang web hoặc sử dụng chương trình truyền file FTP(File Transfer Protocol). FTP là công cụ thường được sử dụng để Upload tài liệu lên mạng, nó cho phép truyền các file từ trạm này sang trạm khác bất kể trạm đó ở đâu, dùng hệ điều hành gì, chỉ cần chúng được kết nối Internet và cài đặt giao thức FTP. Ngoài ra giao thức này còn được kết hợp vào các phần mềm như Norton Commander, Windows Commander hoặc các chương trình riêng biệt như WS-FTP các phần mềm này đều nhỏ, gọn, dễ sử dụng với giao diện đồ họa và có đầy đủ chức năng (upload, download) có thể tìm thấy Norton

Commander tại địa chỉ

http://www.freedownloadscenter.com/Search/norton_commander.html: , Windows Commander tại địa chỉ: http://www.winnc.com/?page=6906 hoặc có thể mua tại các cửa hàng bán băng đĩa CD-ROOM.

Kết luận: Chương này đề xuất các giải pháp chuyển đổi nội dung mô phỏng về dạng theo chuẩn E-Learning:

− Các giải pháp giúp giáo viên lựa chọn phần mềm thích hợp để xây dựng nội dung mô phỏng.

− Các giải pháp chuyển đổi các tập tin mô phỏng đã được tạo từ trước đạt yêu cầu dạy – học từ xa qua mạng.

− Một số giải pháp giúp cho việc tăng tốc độ upload, download nội dung mô phỏng theo yêu cầu của dạy – học từ xa qua mạng.

− Giải pháp đưa nội dung mô phỏng lên mạng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hiện nay việc dạy học qua mạng đã tạo điều kiện cho người học có thể học bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, tùy theo khả năng người học. Tuy nhiên để hệ thống phục vụ tốt cho quá trình tự học của học viên đòi hỏi phải có một ngân hàng dữ liệu phong phú, đa dạng và thường xuyên được cập nhật đặc biệt là các nội dung mô phỏng, đây là một trong những vấn đề giáo viên dạy tin học đang gặp nhiều vướng mắc. Luận văn đã tập trung nghiên cứu:

− Nghiên cứu tổng quan về phương pháp mô phỏng, mô phỏng trên máy tính.

− Nghiên cứu về dạy – học từ xa qua mạng, các chuẩn của E-Learning.

− Đánh giá thực trạng việc áp dụng công nghệ dạy học mới trong giáo dục-đào tạo ở Việt Nam, quá trình phát triển hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học từ xa qua mạng. Phát hiện và phân tích những khó khăn gặp phải trong quá trình đưa tài liệu ngành tin lên mạng phục vụ dạy – học từ xa.

− Đề xuất một số giải pháp giúp giáo viên lựa chọn phần mềm xây dựng nội dung mô phỏng, lựa chọn phần mềm chuyển đổi tập tin mô phỏng đạt các yêu cầu của dạy – học từ xa qua mạng.

− Đề xuất biện pháp đưa nội dung mô phỏng lên mạng

Qua những kết quả đạt được, tác giả mong rằng đây sẽ là cơ sở lý luận ban đầu cho việc lựa chọn công cụ biên soạn nội dung mô phỏng, phương pháp chuyển đổi tập tin theo chuẩn E-Learning và đưa lên mạng, tạo cơ sở cho việc biên soạn bài giảng, giáo trình của giáo viên góp phần làm phong phú thêm các ngân hàng dữ liệu phục vụ cho quá trình dạy – học từ xa.

Kiến nghị:

Đối với các cơ sở đào tạo đã được xây dựng hệ thống mạng nội bộ hoàn chỉnh và có trang Web riêng, đề nghị cho phép mỗi giáo viên có một địa chỉ trong máy chủ (với tên đăng ký và mật khẩu truy cập riêng) để giáo viên có thể tự đưa tài liệu lên mạng

Các cơ sở đào tạo nên có những quy định nhằm khuyến khích giáo viên soạn bài giảng và đưa tài liệu lên mạng, đặc biệt là xây dựng nhiều nội dung mô phỏng góp phần nâng cao tính trực quan trong dạy học giúp học sinh, sinh viên có thể tiếp thu, lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Tổ chức các cuộc hội thảo, semina, các buổi nói chuyện chuyên đề về dạy – học từ xa qua mạng giới thiệu cho giáo viên hiểu rõ về những chuẩn trong E-Learning, quy trình soạn một bài giảng nói chung cũng như nội dung mô phỏng nói riêng.

Tập huấn cho giáo viên các sử dụng các phần mềm thông dụng để xây dựng được một bài giảng hoàn chỉnh đạt yêu cầu của dạy – học từ xa qua mạng.

Nghiên cứu tiếp theo đề tài: Dựa trên kết quả của luận văn, tác giả luận văn cùng với giáo viên khoa Công Nghệ Thông Tin tại trường cao đẳng Công Nghiệp Nam Định sẽ tiến hành xây dựng nội dung mô phỏng cho những môn học ngành tin đã được đưa lên mạng tại trang Web của Nhà trường.

Một phần của tài liệu Các biện pháp đưa nội dung mô phỏng lên mạng trong dạy học ngành tin học (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)